Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tuần 1, Tiết 1, Bài 1: Chuyển động cơ học - Năm học 2020-2021

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tuần 1, Tiết 1, Bài 1: Chuyển động cơ học - Năm học 2020-2021

Chương I: CƠ HỌC

Bài 1. CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:

- Kiến thức: Học sinh biết được thế nào là chuyển động cơ học. Nêu được ví dụ về chuyển động cơ học trong cuộc sống hằng ngày. Xác định được vật làm mốc.

Học sinh nêu được tính tương đối của chuyển động

Học sinh nêu được ví dụ về các dạng chuyển động.

 - Kĩ năng: Học sinh quan sát và biết được vật đó chuyển động hay đứng yên.

- Thái độ: Ổn định, tập trung, biết cách quan sát, nhìn nhận sự vật trong quá trình nhìn nhận sự vật.

2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh: Giải quyết vấn đề và sáng tạo

 

docx 3 trang Phương Dung 01/06/2022 2860
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tuần 1, Tiết 1, Bài 1: Chuyển động cơ học - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 	Ngày soạn: 01/9/2020
Tiết 1	Ngày dạy: 10/9/2020 
Chương I: CƠ HỌC
Bài 1. CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
- Kiến thức: Học sinh biết được thế nào là chuyển động cơ học. Nêu được ví dụ về chuyển động cơ học trong cuộc sống hằng ngày. Xác định được vật làm mốc.
Học sinh nêu được tính tương đối của chuyển động
Học sinh nêu được ví dụ về các dạng chuyển động.
 - Kĩ năng: Học sinh quan sát và biết được vật đó chuyển động hay đứng yên.
- Thái độ: Ổn định, tập trung, biết cách quan sát, nhìn nhận sự vật trong quá trình nhìn nhận sự vật.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh: Giải quyết vấn đề và sáng tạo 
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: 
Tranh vẽ hình 1.2, 1.4, 1.5. Phóng to thêm để học sinh rõ. Bảng phụ ghi rõ nội dung điền từ C6.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước ở nhà
III. Tổ chức hoạt động của học sinh:
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài: (2 phút)
GV: Giới thiệu qua cho học sinh rõ chương trình vật lý 8.
 Cuộc sống hằng ngày của chúng ta có rất nhiều vật đang chuyển động dưới nhiều hình thức khác nhau. Những chuyển động đó sẽ như thế nào? Hôm nay ta vào bài mới “Chuyển động cơ học”.
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách xác định vật chuyển động hay đứng yên: (12 phút)
µMục tiêu: HS xác định được khi nào vật chuyển động , khi nào vật đứng yên
-GV: Em hãy nêu 2 VD về vật chuyển động và 2 VD về vật đứng yên?
-HS: Người đang đi, xe chạy, hòn đá, mái trường đứng yên.
-GV: Tại sao nói vật đó chuyển động?
-HS: Khi có sự thay đổi so với vật khác.
-GV: Làm thế nào biết được ô tô, đám mây chuyển động hay đứng yên?
-HS: Chọn một vật làm mốc như cây trên đường, mặt trời nếu thấy mây, ô tô chuyển động so với vật mốc thì nó chuyển động. Nếu không chuyển động thì đứng yên.
-GV: Giảng cho HS vật làm mốc là vật như thế nào.
-GV:Cây trồng bên đường là vật đứng yên hay chuyển động? Nếu đứng yên có đúng hoàn toàn không?
-HS: Trả lời dưới sự hướng dẫn của GV.
-GV: Em hãy tìm một VD về chuyển động cơ học. Hãy chỉ ra vật làm mốc?
-HS: Xe chạy trên đường, vật làm mốc là mặt đường. 
-GV: Khi nào vật được gọi là đứng yên? lấy VD?
-HS: Là vật không chuyển động so với vật mốc.
VD: Người ngồi trên xe không chuyển động so với xe.
-GV: Lấy VD thêm cho học sinh rõ hơn
-HS: lắng nghe
I/ Làm thế nào để biết được vật chuyển động hay đứng yên.
C1: Khi vị trí của vật thay đổi so với vật mốc theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc gọi là chuyển động.
C2: Em chạy xe trên đường thì em chuyển động còn cây bên đường đứng yên.
C3: Vật không chuyển động so với vật mốc gọi là vật đứng yên. VD: Vật đặt trên xe không chuyển động so với xe.
Hoạt động 2: Tính tương đối của chuyển động và đứng yên.(10 phút))
µMục tiêu: HS hiểu được chuyển động và đứng yên đềun có tính tương đối.
-GV: Treo hình vẽ 1.2 lên bảng và giảng cho học sinh hiểu hình này.
-GV: Hãy cho biết: So với nàh gia thì hành khách chuyển động hay đứng yên? Tại sao?
-HS: Hành khách chuyển động vì nhà ga là vật làm mốc.
-GV: So với tàu thì hành khách chuyển động hay đứng yên? Tại sao?
-HS: Hành khách đứng yên vì tàu là vật làm mốc.
-GV: Hướng dẫn HS trả lời C6
-HS: (1) So với vật này ; (2) Đứng yên
-GV: Yêu cần HS trả lời phần câu hỏi đầu bài.
-HS: Trái đất chuyển động, mặt trời đứng yên.
II/ Tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
 C4: Hành khách chuyển động với nhà ga vì nhà ga là vật làm mốc. 
C5: So với tàu thì hành khách đứng yên vì lấy tàu làm vật làm mốc tàu chuyển động cùng với hành khách.
C6: (1) So với vật này
 (2) Đứng yên.
C8: Trái đất chuyển động còn mặt trời đứng yên.
Hoạt động 3: Nghiên cứu một số chuyển động thường gặp: (8 phút)
µMục tiêu: HS biết được một số dạng chuyển động thường gặp
-GV: Hãy nêu một số chuyển động mà em biết và hãy lấy một số VD chuyển động cong, chuyển động tròn?
-HS: Xe chạy, ném hòn đá, kim đồng hồ.
-GV: Treo hình vẽ và vĩ đạo chuyển động và giảng cho học sinh rõ
-HS: lắng nghe
III/ Một số chuyển động thường gặp:
C9: Chuyển động đứng: xe chạy thẳng
Chuyển động cong: ném đá
Chuyển động tròn: kim đồng hồ
Hoạt động 4:luyện tập( củng cố kiến thức) ( 3 phút)
µMục tiêu: HS hệ thống lại nọi dung kiến thức của bài học
-GV: cho hs đọc phần ghi nhớ sgk
-HS: thực hiện theo yêu cầu gv
* Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học.
* Chuyển động và đứng yên có tính tương đốit tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc. Người ta thường chọn những vật gắn với Trái Đất làm vật mốc.
* Các dạng chuyển động thường gặp là chuyển động thẳng, chuyển động cong.
Hoạt động 5: Vận dụng ( 8 phút)
µMục tiêu: HS vận dụng nội dung kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng
-GV: Treo tranh vẽ hình 1.4 lên bảng. Cho -HS thảo luận C10
-GV: Mỗi vật ở hình này chuyển động so với vật nào, đứng yên so với vật nào?
-HS: Trả lời
-GV: Cho HS thảo luận C11.
-GV: Theo em thì câu nói ở câu C11 đúng hay không?
-HS: Có thể sai ví dụ như một vật chuyển động tròn quanh vật mốc.
IV/ Vận dụng: 
 C10: Ô tô đứng yên so với người lái, ôtô chuyển động so với trụ điện. 
 C11: Nói như vậy chưa hẳn là đúng ví dụ vật chuyển động tròn quanh vật mốc
Hoạt động 6: Tìm tòi, mở rộng (2 phút)
µMục tiêu: HS tìm hiểu thêm về chuyển động cơ học
-GV cho hs đọc phần có thể em chưa biết
-GV: cho hs làm bài tập về nhà trong sbt
Bài tập 1.1 đến 1.6 SBT
IV. Rút kinh nghiệm:
 .
 .
 .
Hòa Thành, ngày tháng năm 2020
KÝ DUYỆT TUẦN 1 
Vũ Minh Hải

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_li_lop_8_tiet_1_bai_1_chuyen_dong_co_hoc_nam_hoc.docx