Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tuần 16, Tiết 16, Bài: Ôn tập - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tuần 16, Tiết 16, Bài: Ôn tập - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải

ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:

- .Kiến thức: Ôn lại các kiến thức về: tính tương đối của CĐ cơ học; K/n vận tốc; tính chất của CĐ đều và CĐ không đều; cách biểu diễn Lực; đặc điểm của hai lực cân bằng và K/n quán tính; các loại lực ma sát và điều kiện xuất hiện; k/n áp lực và áp suất; đặc điểm của áp suất chất lỏng và áp suất khí quyển, lực đẩy ác- si – mét, sự nổi.

- Kĩ năng: Biết vận dụng công thức tính vận tốc, áp suất chất rắn, lỏng, lực đẩy ác- si – mét vào bài tập và giải thích được một số hiện tượng xảy ra trong thực tế.

- Thái độ: Tích cực, có ý ‎ thức trong hoạt động nhóm.

2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:

Năng lực tính toán, năng lực hợp tác.

 

docx 4 trang Phương Dung 2700
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tuần 16, Tiết 16, Bài: Ôn tập - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16 	 Ngày soạn: 14/12/2020
 Tiết 16	Ngày dạy: 24/12/2020
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
- .Kiến thức: Ôn lại các kiến thức về: tính tương đối của CĐ cơ học; K/n vận tốc; tính chất của CĐ đều và CĐ không đều; cách biểu diễn Lực; đặc điểm của hai lực cân bằng và K/n quán tính; các loại lực ma sát và điều kiện xuất hiện; k/n áp lực và áp suất; đặc điểm của áp suất chất lỏng và áp suất khí quyển, lực đẩy ác- si – mét, sự nổi.
- Kĩ năng: Biết vận dụng công thức tính vận tốc, áp suất chất rắn, lỏng, lực đẩy ác- si – mét vào bài tập và giải thích được một số hiện tượng xảy ra trong thực tế..
- Thái độ: Tích cực, có ý ‎ thức trong hoạt động nhóm.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
Năng lực tính toán, năng lực hợp tác.
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên:Tóm tắt kiến thức trọng tâm qua từng bài học cho học sinh; lựa chọn bài tập phù hợp, bảng phụ
 2. Học sinh:ôn tập ở nhà.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH:
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài: (2 phút)
GV: Chúng ta đã tìm hiểu về: tính tương đối của CĐ cơ học; K/n vận tốc; tính chất của CĐ đều và CĐ không đều; cách biểu diễn Lực; đặc điểm của hai lực cân bằng và K/n quán tính; các loại lực ma sát và điều kiện xuất hiện; k/n áp lực và áp suất; đặc điểm của áp suất chất lỏng và áp suất khí quyển, lực đẩy ác- si – mét, sự nổi . Hôm nay chúng ta ôn tập lại các kiến thức ta tìm hiểu 
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động luyện tập (củng cố kiến thức) (41phút)
Mục tiêu: HS hệ thống được nội dung kiến thức đã học về chuyển động ,vận tốc ,lực ma sát, áp suất, lực đẩy Ác- si – mét, sự nổi và vận dụng các nội dung đó để giải bài tập
GV: y/c hs trả lời các câu hỏi
HS lần lược trả lời các câu hỏi
Câu1:-Khi nào thì ta nói một vật đang đứng yên hay đang chuyển động?
-Vì sao nói một vật đứng yên hay chuyển động chỉ mang tính tương đối?
Câu 2: Vận tốc là gì? Công thức, đơn vị?
Câu 3: Thế nào là chuyển động đều, không đều?
 Câu 4:Lực cơ học là gì? Nêu cách biểu diễn lực bằng véc tơ lực?
Câu 5: -Thế nào là hai lực cân bằng?
-Quán tính là gì?
Câu 6: Có mấy loại ma sát? nêu điều kiện xuất hiện của các loại lực ma sát?
Câu 7: -Áp lực là gì?
-Áp suất là gì? công thức? đơn vị?
Câu 8: Áp suất gây ra như thế nào bên trong lòng của chất lỏng, công thức tính áp suất gây ra trong lòng chất lỏng?
Câu 9: Lực đẩy Ác si mét xuất hiện khi nào, phương chiều, độ lớn?
câu 10:-Nêu điều kiện để một vật nổi lên, chìm xuống, lơ lửng?
-Công thức tính lực đẩy Ác si mét khi vật nổi trên mặt chất lỏng?
GV: Treo bảng phụ ghi đề bài tập lên bảng
HS: ghi đề và giải bài tập theo sự hướng dẫn của gv
Bài 1 
Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài
75m trong 15s, xuống hết dốc xe đi tiếp đoạn
 đường nằm ngang dài 50m trong 20s rồi mới
 dừng hẳn. Tính vận tốc trung bình của người
 đi xe đạp trên quãng đường dốc và trên cả 
quãng đường.
Tóm tắt 
s1=75m 
t1 = 15s 
s2 =50m 
t2 =20 
vtb1 =? m/s
vtb =? m/s 
GV : Treo bảng phụ ghi đề bài tập
HS : Đọc đề và hoạt động nhóm giải bài tập, đại diện nhóm lên bảng trình bày (hoạt động nhóm trong 2ph)
Bài 2: Một thùng cao 1,2m đựng đầy nước, biết trọng lượng riêng của nước là 10 000N/m3. Tính áp suất của nước lên đáy thùng và lên một điểm cách đáy thùng 0,4m. 
Tóm tắt
hA =1,2 m
hB=1,2-0,4= 0,8 m
d =10000 N/m3
pA =? N/m2
pB= ? N/m2
Bài 3: Thể tích của một miếng sắt là . Tính lực đẩy Ác- si – mét tác dụng lên miếng sắt khi nó được nhúng chìm trong nước, trong rượu? Nếu miếng sắt được nhúng chìm ở độ sâu khác nhau thì lực đẩy Ác- si – mét có thay đổi không? tại sao
Biết trọng lượng riêng của nước là 
10 000 N/. Của rượu là 8000 N/
Đề bài cho biết đại lượng nào, đi tìm đại lượng nào?
 Đơn vị phù hợp chưa?
 Lực đẩy Ác- si – mét được tính theo công thức nào?.
Tóm tắt: 
v = 2
 dn = 10 000N/m3
dr = 8 000N/m3
 FAn = ? N
 FAr = ? NGiải thích?
I/ Lý thuyết
Câu 1: - Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật CĐ so với vật mốc.
- Một vật được coi là CĐ hay đứng yên phụ thuộc vào việc chọn vật làm mốc (Vật mốc).Do đó ta nói vật CĐ hay đứng yên có tính tương đối.
Câu 2: -Vận tốc là đại lượng vật lý đặc trưng cho tính chất nhanh hay chậm của chuyển động và được đo bằng quảng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
-Công thức tính vận tốc: 
-Đơn vi vận tốc là : m/s, km/h
Câu 3: -CĐ đều là CĐ mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo t/gian.
-CĐ không đều là CĐ mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo t/gian.
Câu 4: -lực là tác dụng của vật này lên vật khác mà kết quả là làm cho vật thay đổi vận tốc hoặc làm cho vật bị biến dạng.
- Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có:
+Gốc: là điểm đặt của Lực
+Phương, chiều trùng với phương chiều của Lực.
+Độ dài: biểu thị cường độ của Lực theo tỉ xich cho trước.
Câu 5: - hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật,cùng độ lớn, phương cùng nằm trên một đường thẳng nhưng ngược chiều nhau.
-Quán tính là tính chất muốn bảo toàn trạng thái ban đầu của vật.
Câu 6: -Có 3 loại ma sát là: ma sát trượt, ma sát nghỉ và ma sát lăn.
-Điều kiện xuất hiện:
+Ma sát trượt: xuất hiện khi có vật này CĐ trượt trên mặt vật khác.
+Ma sát nghỉ: xuất hiện khi vật có xu hướng CĐ
+Ma sát lăn: xuất hiện khi có vật này lăn trên mặt vật khác.
Câu 7:-Là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
- Là số đo của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
-Công thức: 
-Đơn vị: N/m2 hoặc Pa (Paxcan).
Câu 8: -Chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên đáy bình, mà lên cả thành bình và các vật ở trong lòng chất lỏng.
-Công thức: P = d.h
Câu 9: -Một vật nhúng vào trong chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ. Lực này gọi là lực đẩy Ác si mét.
-Công thức: FA = d.V 
Câu 10 :+Nếu PV> FA: vật chìm vào trong lòng chất lỏng.
+Nếu PV = FA : vật lơ lửng trong lòng chất lỏng
+Nếu PV < FA : vật nổi lên trên mặt chất lỏng.
-Công thức: FA = P.
II/ Bài tập
Bài 1
Giải
Vận tốc trung bình người đi xe đạp trên quãng
 đường dốc là: vtb1= = 5(m/s)
Vận tốc trung bình người đi xe đạp trên cả quãng đường là:vtb = = »3,6 (m/s)
Vậy vận tốc trung bình trên quãng đường dốc là 5(m/s), trên cả 2 quãng đường là 3,6 (m/s)
Bài 2 : 
Giải
 Áp suất của nước tác dụng lên đáy thùng
pA = d.hA = 10000.1,2 = 12.000 N/ m2
 Áp suất của nước tác dụng lên điểm B cách đáy thùng 0,4 m
pB= d.hB=10000N/m3.(1,2m- 0,4m)= 8.000 N/m2
Vậy áp suất của nước lên đáy thùng là12.000 N/ m2, lên điểm B cách đáy thùng 0,4 m là 8.000 N/m2
Bài 3
Giải
*Lực đẩy tác dụng lên miếng sắt khi nhúng 
chìm trong nước là:
 FAn = dn .V = 10 000N/m3. 0,002m3 = 20 (N) 
*Lực đẩy tác dụng lên miếng sắt khi nhúng
 chìm trong rượu là:
FAr = dr. V = 8 000N/m3. 0,002m3 = 16(N) 
Giải thích: Từ công thức
=>lực đẩy phụ thuộc vào trọng
 lượng riêng của chất lỏng và thể tích phần chất
lỏng bị vật chiếm chỗmà không phụ thuộc vào độ sâu. Vậy lực đẩy Ác- si - mét không thay đổi 
Hoạt động tìm tòi, mở rộng: (2 phút)
- GV: yêu cầu hs về nhà ôn lại các kiến thức đã học và rèn luyện thêm giải bài tập về tính vận tốc trung bình, biểu diễn lực, tính áp suất, tính lực đẩy Ác–si-mét chuẩn bị kiểm tra HKI
Học thuộc nội dung các câu hỏi ôn tập trong đề cương và xem các bài tập để kiểm tra hkI
Hòa Thành, ngày .. tháng ..năm 2020
KÝ DUYỆT TUẦN 16
Vũ Minh Hải
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
 .
 .
 .

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_li_lop_8_tuan_16_tiet_16_bai_on_tap_nam_hoc_2020.docx