Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tuần 19, Tiết 19, Bài 13: Công cơ học - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải
Bài 13: CÔNG CƠ HỌC
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
- Kiến thức:
-Nêu được ví dụ trong đó lực thực hiện công hoặc không thực hiện công
-Viết được công thức tính công cơ học cho trường hợp hướng của lực trùng với hướng dịch chuyển của điểm đặt lực.
- Kỹ năng:
- Nêu được đơn vị đo công.
- Phát biểu được định luật bảo toàn công cho các máy cơ đơn giản.
- Nêu được ví dụ minh họa.
- Thái độ: Ổn định,tập trung phát biểu xây dựng bài.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
Năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác và năng lực tính toán.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tuần 19, Tiết 19, Bài 13: Công cơ học - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 Ngày soạn: 04/01/2021 Tiết 19 Ngày dạy: 14/01/2021 Bài 13: CÔNG CƠ HỌC 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: - Kiến thức: -Nêu được ví dụ trong đó lực thực hiện công hoặc không thực hiện công -Viết được công thức tính công cơ học cho trường hợp hướng của lực trùng với hướng dịch chuyển của điểm đặt lực. - Kỹ năng: - Nêu được đơn vị đo công. - Phát biểu được định luật bảo toàn công cho các máy cơ đơn giản. - Nêu được ví dụ minh họa. - Thái độ: Ổn định,tập trung phát biểu xây dựng bài. 2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh: Năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác và năng lực tính toán. II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên:Các tranh vẽ hình 13.1, 13.2, 13.3 SGK 2. Học sinh:Nghiên cứu bài ở nhà III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH: 1. Hoạt động dẫn dắt vào bài a.Kiểm tra bài cũ : b. dẫn dắt vào bài : ( 2phút) - Gọi HS đọc nội dung phần mở đầu. - HS: đọc nội dung phần mở đầu. - GV: Để hiểu thế nào là công cơ học, chúng ta còng tìm hiểu bài học hôm nay 2. Hoạt động hình thành kiến thức: a/Hoạt động 1: Tìm hiểu khi nào có công cơ học (17 phút). µMục tiêu: HS biết được khi nào có công cơ học. µCách tiến hành hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT GV: Cho hs đọc phần nhận xét ở SGK. HS: đọc nhân xét GV: Treo tranh (hình 13.1, 13.2). Yêu cầu HS quan sát HS: Quan sát GV gợi ý: Con bò có dùng lực để kéo xe? Xe có chuyển dời không? - Lực sĩ có dùng lực để ghì quả tạ? Quả tạ có di chuyển không? HS : trả lời gọi ý của gv - GV thông báo: Hình 13.1, lực kéo của con bò thực hiện công cơ học. - Hình 13.2, người lực sĩ không thực hiện công. - GV: Yêu cầu các nhóm đọc, thảo luận C1, C2 và cử đại diện trả lời trong 2 phút. HS; hoạt động nhóm trả lời câu C1, C2 GV : chốt lại nội dung HS : ghi vào vở GV: Em hãy lấy một ví dụ khác ở SGK về việc thực hiện được công? HS: Tìm ví dụ như đá banh GV: Cho hs thảo luận C3 C4 HS: Thảo luận 3 phút GV: Vậy trường hợp nào có công cơ học? GV: Trong các trường hợp đó thì lực nào thực hiện công? I/ Khi nào có công cơ học 1 Nhận xét: C1: Khi có lực tác dụng và làm vật chuyển dời. 2. Kết luận: (1) Lực (2) Chuyển dời Thuật ngữ công cơ học chỉ dùng trong TH có lực td vào vật và làm vật chuyển dời. - Công cơ học phụ thuộc vào hai yếu tố: * Lực tác dụng vào vật * QĐ vật chuyển dịch 3. Vận dụng: C3: Trường hợp a,c,d C4: a. Lực kéo đầu tàu b. Lực hút trái đất c. Lực kéo người công nhân. b/Hoạt động 2: Tìm hiểu công thức tính công (10 phút) µMục tiêu:HS viết được công thức tính công µCách tiến hành hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT GV: cho hs tìm hiểu thông tinh sgk và cho biết Công của lực được tính bằng công thức nào? Hãy nêu ý nghĩa của từng đại lượng trong công thức? HS: tìm hiểu và trả lời GV: khi F= 1N và s= 1m thì A =1N .1m =1Nm Đơn vị công là jun, kí hiệu là J ( 1J = 1Nm) HS: ghi vào vở II/ Công thức tính công Công thức tính công cơ học A = F .S Trong đó: -A: Công của Lực (J) -F: Lực tác dụng (N) -S: Quãng đường (m) khi F= 1N và s= 1m thì A =1N .1m =1Nm Đơn vị công là jun, kí hiệu là J ( 1J = 1Nm 3. Hoạt động luyện tập:( củng cố kiến thức) ( 3 phút) µMục tiêu: HS hệ thống lại nội dung kiến thức vừa học. µCách tiến hành hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT -GV: tóm lược lại nội dung bài học - HS: Chú ý lắng nghe Thuật ngữ công cơ học chỉ dùng trong TH có lực td vào vật và làm vật chuyển dời. Công thức tính công A = F .S Trong đó: -A: Công của Lực (J) -F: Lực tác dụng (N) -S: Quãng đường (m) 4. Hoạt động vận dụng: (10 phút) µMục tiêu: HS vận dụng nội dung kiến thức để trả lời các câu hỏi µCách tiến hành hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT GV: Hướng dẫn hs trả lời C5 HS: Lên bảng thực hiệnC5: GV: Hướng dẫn hs trả lời C6 HS: Lên bảng thực hiện C6 GV: Tại sao không có công của trọng lực trong trường hợp hòn bi lăn trên mặt đất? HS: Trả lời câu C7 2/ Vận dụng C5 Tóm tắt: F = 5000N S = 1000m A = ? J Giải: Công của lực kéo của đầu tàu là: A = F .S= 5000N.1000m = 5.106 (J) Vậy công của lực kéo của đầu tàu là: 5.106 (J) C6: Tóm tắt m =2kg P = 20N h = 6m A = ? J Giải Công của trọng lực là A = F.S = P. h = 20N.6m = 120 (J) Vậy công của trong lực là 120(J) C7: Vì trọng lực có phương vuông góc với phương chuyển động nên không có công cơ học. 5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: ( 3 phút) µMục tiêu: HS tìm hiểu thêm về công cơ học và chuẩn bị bài ở nhà tốt hơn. µCách tiến hành hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT GV: Cho hs đọc phần “ có thể em chưa biết” GV: cho hs làm bài tập về nhà trong sbt và xem trước bài “ Định luật về công” Học thuộc bài và làm BT 13.3, 13.4, 13.5 SBT. IV. RÚT KINH NGHIỆM: . . . Hòa Thành, ngày ..tháng . năm 2021 KÝ DUYỆT TUẦN 19 Vũ Minh Hải
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_vat_li_lop_8_tuan_19_tiet_19_bai_13_cong_co_hoc_nam.docx