Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tuần 23, Tiết 23, Bài 16: Cơ năng: Thế năng, động năng - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tuần 23, Tiết 23, Bài 16: Cơ năng: Thế năng, động năng - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải

Bài 16: CƠ NĂNG: THẾ NĂNG, ĐỘNG NĂNG.

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:

- Kiến thức: Nêu được khi nào vật có cơ năng?

 Nêu được vật có khối lượng càng lớn, ở độ cao càng lớn thì thế năng càng lớn.

- Kỹ năng: Biết vận dụng thực tế để trả lời các câu hỏi.

- Thái độ: Trung thực, thẳng thắn.

2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh: Năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác và sáng tạo

II. Chuẩn bị:

1.Giáo viên:1 lò xo bằng thép. 1 máng nghiêng, 1 quả nặng và một miếng gỗ.

Các hình vẽ hình 16.1 a,b.

2. Học sinh:Nghiên cứu bài ở nhà

III. Tổ chức hoạt động của học sinh:

1. Hoạt động dẫn dắt vào bài:

a.Kiểm tra bài cũ :

b. Dẫn dắt vào bài : ( 2phút)

GV giới thiệu vào bài :Hàng ngày ta nghe nói đến từ năng lượng. Ví dụ nhà máy thủy điện Hòa Bình đã biến năng lượng của dòng nước thành năng lượng điện.Con người muốn hoạt động được phải có năng lượng. Vậy năng lượng là gì? Nó tồn tại dưới dạng nào?Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu dạng năng lượng đơn giản nhất là cơ năng.

 

docx 4 trang Phương Dung 01/06/2022 3060
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tuần 23, Tiết 23, Bài 16: Cơ năng: Thế năng, động năng - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23	Ngày soạn: 01/02/2021
Tiết 23	Ngày dạy: 25/02/2021
Bài 16: CƠ NĂNG: THẾ NĂNG, ĐỘNG NĂNG.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
- Kiến thức: Nêu được khi nào vật có cơ năng?
 Nêu được vật có khối lượng càng lớn, ở độ cao càng lớn thì thế năng càng lớn.
- Kỹ năng: Biết vận dụng thực tế để trả lời các câu hỏi.
- Thái độ: Trung thực, thẳng thắn. 
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh: Năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác và sáng tạo
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên:1 lò xo bằng thép. 1 máng nghiêng, 1 quả nặng và một miếng gỗ. 
Các hình vẽ hình 16.1 a,b.
2. Học sinh:Nghiên cứu bài ở nhà 
III. Tổ chức hoạt động của học sinh:
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài: 
a.Kiểm tra bài cũ : 
b. Dẫn dắt vào bài : ( 2phút)
GV giới thiệu vào bài :Hàng ngày ta nghe nói đến từ năng lượng. Ví dụ nhà máy thủy điện Hòa Bình đã biến năng lượng của dòng nước thành năng lượng điện.Con người muốn hoạt động được phải có năng lượng. Vậy năng lượng là gì? Nó tồn tại dưới dạng nào?Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu dạng năng lượng đơn giản nhất là cơ năng.
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tìm hiểu cơ năng (5 phút).
Mục tiêu: HS biết được thế nào là cơ năng.
GV: Cho hs đọc phần thông báo skg
HS: Thực hiện
GV: Khi nào vật đó có cơ năng?
HS: Khi vật có khả năng thực hiện công
GV: Em hãy lấy ví dụ về vật có cơ năng?
HS: Quả nặng được đặt trên giá.
 Nước ngăn ở trên đập cao.
GV: Đơn vị của cơ năng là gì?
HS: Jun
GV: chốt lại nội dung
HS: ghi vào vở
I/ Cơ năng:
Khi một vật có khả năng thực hiện công ta nói vật có cơ năng.
Vật có khả năng thực hiện công càng lớn thì cơ năng của vật càng lớn. Cơ năng được tính bằng đơn vị Jun.
Hoạt động 2: Tìm hiểu thế năng (14 phút)
Mục tiêu:HS biết được thế nào là thế năng trọng trường và thế năng đàn hồi.
GV: Treo hình vẽ hình 16.1a lên bảng
HS: Quan sát
GV: Vật A này có sinh công không?
HS: C1: Quả nặng A chuyển động xuống làm dây căng, sức căng của dây làm thỏi B có khả năng chuyển động. Vậy quả nặng A có khả năng sinh công.
GV: Cơ năng của vật trong trường hợp này gọi là gì?
HS: Thế năng
GV: Vật càng cao so với mặt đất thì thế năng càng lớn hay nhỏ?
HS: Càng lớn.
GV: Thế năng được xác định bỡi vị trí của vật so với mặt đất gọi là gì?
HS: Thế năng hấp dẫn 
GV: Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào gì?
HS: Độ cao so với vật mốc và khối lượng của vật.
GV: chốt lại nội dung
HS: ghi vào vở
GV: Treo hình vẽ hình 16.2 sgk lên bảng 
HS: Quan sát
GV: giới thiệu và cho hs trả lời câu C2
HS: trả lời . C2: Đốt cháy sợ dây, lò xo làm cho miếng gỗ rơi xuống, chứng tỏ là lò xo có cơ năng.
GV: thông báo về thế năng đàn hồi.
HS: lắng nghe và ghi vào vở
II/ Thế năng:
Thế năng trọng trường:
* Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc tính độ cao, được gọi là thế năng trọng trường. Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng trọng trường càng lớn. 
* Thế năng trọng trường là thế năng được xác định bởi vị trí của vật so với mặt đất. Vật nằm trên mặt đất thì thế năng trọng trường bằng 0.
* Thế năng phụ thuộc vào mốc tính độ cao và khối lượng của nó. 
2.Thế năng đàn hồi:
Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng đàn hồi được gọi là thế năng đàn hồi.
Hoạt động 3: Tìm hiểu động năng(13 phút)
Mục tiêu:HS biết được thế nào là động năng và động năng phụ thuộc vào những yếu tố nào.
GV: Bố trí TN như hình 16.3 sgk
HS: Quan sát
GV: Hiện tượng sẽ xảy ra như thế nào?
HS: trả lời
GV: cho hs cm quả cầu A dang chuyển động có khả năng thực hiện công
HS:trả lời
GV :cho hs rút ra kết luận ở câu C5
HS: rút ra kết luận
GV: Làm TN như hình 16.3 nhưng lúc này vật A ở vị trí (2). Em hãy so sánh quãng đường dịch chuyển cảu vật B và vận tốc chuyển động của vật A. Từ đó suy ra động năng phụ thuộc vào yếu tố nào?
HS: Quan sát thí nghiệm hoạt động nhóm trong 2 phút trả lời câu C6
GV: làm TN 3 thay quả cầu A bằng quả cầu A/ có khối lương lớn hơn, cho lăn từ máng nghiêng (2),đập vào miếng gỗ B. Cho hs quan sát và trả lơi câu C7, C8
HS: quan sát hoạt động nhóm trong 2 phút và trả lời
GV: cho hs đọc chú ý
HS: đọc chú ý
III/ Động năng
Khi nào vật có động năng
Thí nghiệm 1:
C3: Quả cầu A lăn xuống đập vào vật B làm vật B chuyển động
C4: Vật A chuyển động có khả năng thực hiện công bởi vì vật A đập vào vật B làm vật B chuyển động.
C5: Một vật chuyển độngcó khả năng thực hiện công tức là có cơ năng.
* Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng.
Động năng của vật phụ thuộc vào yếu tố nào?
 Thí nghiệm 2:
C6.
- Động năng của quả cầu A phụ thuộc vào vận tốc của nó. Vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn
Thí nghiệm 3:
C7: Động năng của quả cầu còn phụ thuộc vào khối lượng của nó. Khối lượng của vật càng lớn thì động năng của vật càng lớn
C8: Động năng phụ thuộc vào vận tốc và khối lượng của vật.
Chú ý: Động năng và thế năng là hai dạng của cơ năng. Cơ năng của một vật bằng tổng thế năng và động năng của vạt đó.
Hoạt động 4: Củng cố (3phút)
Mục tiêu: HS hệ thống lại nội dung kiến thức vừa học.
-GV: tóm lược lại nội dung bài học
- HS: Chú ý lắng nghe
Khi một vật có khả năng thực hiện công ta nói vật có cơ năng.
Vật có khả năng thực hiện công càng lớn thì cơ năng của vật càng lớn. Cơ năng được tính bằng đơn vị Jun.
Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc tính độ cao, được gọi là thế năng trọng trường.
Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng đàn hồi được gọi là thế năng đàn hồi.
* Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng.
Động năng phụ thuộc vào vận tốc và khối lượng của vật.
Hoạt động 5: Vận dụng: (5 phút)
Mục tiêu: HS vận dụng nội dung kiến thức để trả lời các câu hỏi
GV: Hãy nêu ví dụ về vật có cả thế năng và động năng?
HS: Lấy ví dụ
GV: Treo hình 16.4 lên bảng và cho hs tự trả lời: 
Hình a, b, c nó thuộc dạng cơ năng nào?
HS: trả lời
GV: chấn chỉnh và cho hs ghi vào vở 
IV/ Vận dụng
C9: Viên đạn đang bay. Hòn đá đang ném
a/ Thế năng 
b/ Động năng
c/ Thế năng
Hoạt động 6: tìm tòi, mở rộng: (3phút)
Mục tiêu: HS tìm hiểu thêm về động năng và chuẩn bị bài ở nhà tốt hơn.
GV: Cho hs đọc phần “ có thể em chưa biết”
GV: cho hs làm bài tập về nhà trong sbt và xem trước bài 18: câu hỏi và bài tập tổng kết chương I: CƠ HỌC
Học thuộc bài và làm 17.2;17.2 ;17.3 ; 17.4 sách bài tập.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
 .
 .
 .

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_li_lop_8_tuan_23_tiet_23_bai_16_co_nang_the_nang.docx