Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tuần 29, Tiết 29, Bài 21, 22 & 23: Nhiệt năng; dẫn nhiệt; đối lưu - Bức xạ nhiệt (Tiếp theo) - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải
Bài 21;22 & 23: NHIỆT NĂNG; DẪN NHIỆT
ĐỐI LƯU – BỨC XẠ NHIỆT (TT)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
a/Kiến thức:Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng.
-Nêu được nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của nó càng lớn.Nêu được tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng và tìm được ví dụ minh hoạ cho mỗi cách.
-Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và nêu được đơn vị đo nhiệt lượng là gì.
- Biết: dẫn nhiệt là sự truyền nhiệt năng .Hiểu :so sánh tính dẫn nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí.Vận dụng: Tìm thí dụ thực tế về dẫn nhiệt, giải các bài tập trong phần vận dụng.
- Học sinh hiểu được đối lưu trong chất lỏng và chất khí. Tìm được ví dụ về bức xạ nhiệt.
b/Kỹ năng: Vận dụng được nội dung bài học giải thích các hiện tượng trong đời sống.
c/Thái độ:Cận thận nghiêm túc hợp tác nhóm khi thảo luận.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh: Năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác và sáng tạo.
Tuần 29 Ngày soạn: 29/3/2021 Tiết 29 Ngày dạy: 08/4/2021 Bài 21;22 & 23: NHIỆT NĂNG; DẪN NHIỆT ĐỐI LƯU – BỨC XẠ NHIỆT (TT) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: a/Kiến thức:Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng. -Nêu được nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của nó càng lớn.Nêu được tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng và tìm được ví dụ minh hoạ cho mỗi cách. -Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và nêu được đơn vị đo nhiệt lượng là gì. - Biết: dẫn nhiệt là sự truyền nhiệt năng .Hiểu :so sánh tính dẫn nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí.Vận dụng: Tìm thí dụ thực tế về dẫn nhiệt, giải các bài tập trong phần vận dụng. - Học sinh hiểu được đối lưu trong chất lỏng và chất khí. Tìm được ví dụ về bức xạ nhiệt. b/Kỹ năng: Vận dụng được nội dung bài học giải thích các hiện tượng trong đời sống. c/Thái độ:Cận thận nghiêm túc hợp tác nhóm khi thảo luận. 2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh: Năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác và sáng tạo. II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên:SGV, bảng phụ. 2. Học sinh:Nghiên cứu bài ở nhà III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH: 1. Hoạt động dẫn dắt vào bài a.Kiểm tra bài cũ (5 phút) : GV:Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: Thế nào là nhiệt năng? Nhiệt năng có mối quan hệ với nhau như thế nào với nhiệt độ ? Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi bằng những cách nào? Thế nào là nhiệt lượng ?Kí hiêu? Đơn vị ? HS: Trả lời. GV: Nhận xét, ghi điểm b. Dẫn dắt vào bài : ( 2phút) Giáo viên lấy tình huống như ghi ở sgk trang 77. 2. Hoạt động hình thành kiến thức: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT 1/Hoạt động 1: Tìm hiểu sự dẫn nhiệt. (8phút ) Mục tiêu: HS biết được thế nào là sự dẫn nhiệt GV: Bố trí TN như hình 22.1 sgk. Cần mô tả cho hs hiểu rõ những dụng cụ TN GV: Em hãy quan sát và mô tả các hiện tượng xảy ra? HS: Các đinh từ A -> B lần lược rơi xuống GV: Các đinh rơi xuống chứng tỏ điều gì? HS: Nhiệt đã truyền làm sáp nóng chảy ra GV: Các đinh rơi xuống theo thứ tự nào? HS: a,b,c,d,e GV: Sự truyền nhiệt như vậy ta gọi là sự dẫn nhiệt. B. DẪN NHIỆT: I/ Sự dẫn nhiệt 1/ Thí nghiệm .2/ Trả lời câu hỏi C1: Nhiệt truyền đến sáp làm sáp nóng lên, chảy ra. C3: Nhiệt truyền từ A đến B của thanh đồng. Sự truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác hay từ vật này sang vật khác được gọi là sự dẫn nhiệt. 2/Hoạt động 2: Tìm hiểu tính dẫn nhiệt các chất (15 phút ) Mục tiêu:HS biết được tính dẫn nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí GV: Làm TN hình 22.2 sgk HS: Quan sát GV: Cho hs trả lời C4 HS: Không, kim loại dẫn nhiệt tốt hơn thủy tinh. GV: Trong 3 chất đó, chất nào dẫn điện tốt nhất? HS: Đồng GV: Làm TN như hình 22.3 sgk HS: Quan sát GV: Khi nước phía trên ống nghiệm sôi, cục sáp có chảy ra không? HS: Không chảy vì chất lỏng dẫn nhiệt kém. GV: Bố trí TN như hình 22.4 SGK HS: Quan sát GV: Khi đáy ống nghiẹm nóng thì miệng sáp có chảy ra không? HS: Không vì chất khí dẫn nhiệt kém II/ Tính dẫn nhiệt của các chất: 1.TN1: C4: Kim loại dẫn điện tốt hơn thủy tinh C5: Đồng dẫn nhiệt tốt nhất, thủy tinh dẫn nhiệt kém nhất. Trong chất rắn kim loại dẫn nhiệt tốt nhất. 2. TN2: C6: Không vì chất lỏng dẫn nhiệt kém. 3. TN3: C7: Sáp không chảy ra vì không khí dẫn nhiệt kém 3. Hoạt động luyện tập:( củng cố kiến thức) ( 3 phút) Mục tiêu: HS hệ thống lại nội dung kiến thức vừa học. -GV: tóm lược lại nội dung bài học - HS: Chú ý lắng nghe Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật nầy sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt. Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn kim loại dẫn nhiệt tốt nhất Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém 4. Hoạt động vận dụng: (10 phút) Mục tiêu: HS vận dụng nội dung kiến thức để trả lời các câu hỏi GV: Hãy tìm 3 ví dụ về hiện tượng dẫn nhiệt HS: Trả lời GV: tại sao nồi, soong thường làm bằng kim loại? HS: Vì kim loại dẫn nhiệt tốt GV: Tại sao mùa đông mặc nhiều áo mỏng ấm hơn một áo dày? HS: vì không khí giữa các lớp dẫn nhiệt kém. GV: Về mùa đông vì để tạo lớp không khí giữa các lớp lông GV: Tại sao những lúc rét, sờ vào kim loại lại thấy lạnh còn mùa nóng sờ vào ta thấy nóng hơn? HS: Trả lời III/ Vận dụng: C9: Kim loại dẫn nhiệt tốt còn sứ dẫn nhiệt kém C10: Không khí giữa các lớp áo dẫn nhiệt kém C11: Về mùa đông để tạo lớp không khí dẫn nhiệt kém giữa các lớp lông C12: Vì kim loại dẫn nhiệt tốt 5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: ( 2 phút) Mục tiêu: HS tìm hiểu thêm về sự dẫn nhiệt của các chất và chuẩn bị bài ở nhà tốt hơn. - GV: Cho hs đọc phần “ có thể em chưa biết” Học thuộc bài làm các bài tập trong sbt Học thuộc bài và làm 22.1 đến 22.15 sách bài tập. IV. RÚT KINH NGHIỆM: . . .
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_vat_li_lop_8_tuan_29_tiet_29_bai_21_22_23_nhiet_nang.docx