Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tuần 30, Tiết 20, Bài 21, 22 & 23: Nhiệt năng; dẫn nhiệt; đối lưu - Bức xạ nhiệt (Tiếp theo) - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tuần 30, Tiết 20, Bài 21, 22 & 23: Nhiệt năng; dẫn nhiệt; đối lưu - Bức xạ nhiệt (Tiếp theo) - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:

a/Kiến thức:Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng.

-Nêu được nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của nó càng lớn.Nêu được tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng và tìm được ví dụ minh hoạ cho mỗi cách.

-Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và nêu được đơn vị đo nhiệt lượng là gì.

 - Biết: dẫn nhiệt là sự truyền nhiệt năng .Hiểu :so sánh tính dẫn nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí.Vận dụng: Tìm thí dụ thực tế về dẫn nhiệt, giải các bài tập trong phần vận dụng.

 - Học sinh hiểu được đối lưu trong chất lỏng và chất khí. Tìm được ví dụ về bức xạ nhiệt.

b/Kỹ năng: Vận dụng được nội dung bài học giải thích các hiện tượng trong đời sống.

c/Thái độ:Cận thận nghiêm túc hợp tác nhóm khi thảo luận.

2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh: Năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác và sáng tạo.

 

docx 4 trang Phương Dung 3430
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tuần 30, Tiết 20, Bài 21, 22 & 23: Nhiệt năng; dẫn nhiệt; đối lưu - Bức xạ nhiệt (Tiếp theo) - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30	 Ngày soạn: 05/4/2021
Tiết 30	 Ngày dạy: 15 /4/2021
Bài 21;22 & 23: NHIỆT NĂNG; DẪN NHIỆT
ĐỐI LƯU – BỨC XẠ NHIỆT (TT)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
a/Kiến thức:Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng.
-Nêu được nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của nó càng lớn.Nêu được tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng và tìm được ví dụ minh hoạ cho mỗi cách.
-Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và nêu được đơn vị đo nhiệt lượng là gì.
 - Biết: dẫn nhiệt là sự truyền nhiệt năng .Hiểu :so sánh tính dẫn nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí.Vận dụng: Tìm thí dụ thực tế về dẫn nhiệt, giải các bài tập trong phần vận dụng.
 - Học sinh hiểu được đối lưu trong chất lỏng và chất khí. Tìm được ví dụ về bức xạ nhiệt.
b/Kỹ năng: Vận dụng được nội dung bài học giải thích các hiện tượng trong đời sống. 
c/Thái độ:Cận thận nghiêm túc hợp tác nhóm khi thảo luận.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh: Năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác và sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên:Các dụng cụ làm TN hình 23.1; 23.2; 23.3; 23.4; 23.5 sgk.
2. Học sinh:Nghiên cứu bài ở nhà.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH:
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài 
a.Kiểm tra bài cũ (5 phút) : 
GV:Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
Thế nào là dẫn nhiệt? Cho biết sự dẫn nhiệt trong chất rắn, chất lỏng, chất khí ? 
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, ghi điểm
b. Dẫn dắt vào bài : ( 1phút)
Giáo viên lấy tình huống như ghi ở sgk
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
1/Hoạt động 1: Tìm hiểu đối lưu: (12ph)
Mục tiêu: HS biết được thế nào là sự đối lưu
GV: Làm TN cho hs quan sát
GV: Nước màu tím di chuyển như thế nào?
HS: Thành dòng
GV: Tại sao nước nóng lại đi lên, nước lạnh lại đi xuống?
HS: Nước nóng nở ra -> trọng lượng riêng nhỏ -> nhẹ hơn
GV: Tại sao biết nước trong cốc nóng lên?
HS: Nhờ thiết kế
GV: Hiện tượng tạo thành các dòng nước gọi là đối lưu.
GV: Làm TN hình 23.3
HS: Quan sát
GV: tại sao khói lại đi ngược như vậy?
HS: Không khí nóng nổi lên, không khí lạnh đi xuống tạo thành đối lưu
GV: Tại sao muốn đun nóng chất lỏng phải đun phía dưới?
HS: Trả lời
C. ĐỐI LƯU – BỨC XẠ NHIỆT
I/ Đối lưu
1/TN:
2/Trả lời câu hỏi:
C1:Dù chuyển thành dòng.
C2: Lóp nước nóng nở ra -> trọng lượng riêng nhỏ -> nổi lên. Nước lạnh có KLR lớn chìm xuống
C3: Dùng nhiệt kế
3/Vận dụng
C4: Không khí ở dưới nóng nổi lên, không khí lạnh ở trên hụp xuống tạo thành dòng đối lưu.
C5: Để phần ở dưới nóng lên trước đi lên ( vì trọng lượng riêng giảm) phần ở trên chưa được đun nóng đi xuống tạo thanh dòng đối lưu
C6: Không vò trong chân không cũng như trong chất rắn không thể tạo thành dòng đối lưu.
Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí ,đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.
2/Hoạt động 2: Tìm hiểu bức xạ nhiệt (12ph)
Mục tiêu:HS biết được thế nào là bức xạ nhiệt
GV: Làm TN như hình 23.4; 23.5 sgk
HS: Quan sát
GV: Giọt nước màu dịch chuyển về đầu B chứng tỏ điều gì?
HS: không khí lạnh, cọ lại
GV: Sự truyền nhiệt từ ngọn nến đến bình có phải là đối lưu dẫn nhiệt không?
HS: Đó là bức xạ nhiệt
II. Bức xạ nhiệt
1/TN
2/Trả lời các câu hỏi
C7: Không khí trong bình nóng, nở ra
C9: Bức xạ nhiệt
Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.Bức xạ nhiệt có thể xảy ra ở trong chân không.
3. Hoạt động luyện tập:( củng cố kiến thức) ( 5phút)
Mục tiêu: HS hệ thống lại nội dung kiến thức vừa học.
-GV: Tóm lược lại nội dung bài học
- HS: Chú ý lắng nghe
Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí
Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra ở trong chân không.
4. Hoạt động vận dụng: (8phút)
Mục tiêu: HS vận dụng nội dung kiến thức để trả lời các câu hỏi
GV: Tại sao ở TN hình 23.4, bình dưới không khí lại có muội đen?
HS: Tăng khả năng hấp thụ nhiệt
GV: Tại sao về mùa hè ta hay mặc áo màu trắng mà không mặc áo màu đen?
HS: Giảm sự hấp thu tia nhiệt
GV: Treo bảng phụ kẻ bảng 23.1 lên bảng, gọi hs lên bảng điền vào.
HS: Thực hiện
III/ Vận dụng:
C10: Tăng khả năng hấp thu nhiệt
C11: Giảm sự hấp thu tia nhiệt
C12:
Chất rắn: dẫn nhiệt
Chất lỏng: đối lưu
Chất khí: đối lưu
Chân không: bức xạ nhiệt 
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: ( 2 phút)
Mục tiêu: HS tìm hiểu thêm về sự dối lưu và bức xạ nhiệt và chuẩn bị bài ở nhà tốt hơn.
- GV: Cho hs đọc phần “ có thể em chưa biết”
Học thuộc bài làm các bài tập trong sbt
 Xem trước bài“ công thức tính nhiệt lượng”
Học thuộc bài và làm 23.1 đến 23.16 sách bài tập.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_li_lop_8_tuan_30_tiet_20_bai_21_22_23_nhiet_nang.docx