Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tuần 31, Tiết 31, Bài 24 & 25: Công thức tính nhiệt lượng-Phương trình cân bằng nhiệt - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tuần 31, Tiết 31, Bài 24 & 25: Công thức tính nhiệt lượng-Phương trình cân bằng nhiệt - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:

- Kiến thức:Kể được các yếu tố quyết định nhiệt lượng cần thu vào cua một vạt để nóng lên.

 -Viết được công thức tính nhiệt lượng kể được tên của các đại lượng có mặt trong công thức và đơn vị của chúng

- Mô tả được TN và xử lí được kết quả TN chứng tỏ Q phụ thuộc vào m, c và t.

Phát biểu được 3 nội dung của nguyên lí truyền nhiệt

 Viết được phương trình cân bằng nhiệt cho trường hợp có hai vật trao đổi nhiệt với nhau

- Kỹ năng: Giải được bài toán về trao đổi nhiệt

- Thái độ:Trung thực có tính tự giác, ham hiểu biết, tìm hiểu hiện tượng tự nhiên

2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:Năng lực tính toán, hợp tác và sáng tạo

 

docx 4 trang Phương Dung 2890
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tuần 31, Tiết 31, Bài 24 & 25: Công thức tính nhiệt lượng-Phương trình cân bằng nhiệt - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31	Ngày soạn: 12/4/2021
 Tiết 31	Ngày dạy: 22/4/2021
Bài 24 & 25: CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG- PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NHIỆT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
- Kiến thức:Kể được các yếu tố quyết định nhiệt lượng cần thu vào cua một vạt để nóng lên.
 -Viết được công thức tính nhiệt lượng kể được tên của các đại lượng có mặt trong công thức và đơn vị của chúng
- Mô tả được TN và xử lí được kết quả TN chứng tỏ Q phụ thuộc vào m, c và t.
Phát biểu được 3 nội dung của nguyên lí truyền nhiệt
 Viết được phương trình cân bằng nhiệt cho trường hợp có hai vật trao đổi nhiệt với nhau
- Kỹ năng: Giải được bài toán về trao đổi nhiệt 
- Thái độ:Trung thực có tính tự giác, ham hiểu biết, tìm hiểu hiện tượng tự nhiên
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:Năng lực tính toán, hợp tác và sáng tạo
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: tranh vẽ to hinh 24.1 24.2 24.3 sgk, bảng phụ.
2. Học sinh:Nghiên cứu bài ở nhà 
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH:
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài 
a.Kiểm tra bài cũ : ( 5 phút)
GV: Thế nào là đối lưu? bức xạ nhiệt ?
Làm bài tập 23.2sbt
HS: Lên bảng trả lời
GV nhận xét và cho điểm
b. Dẫn dắt vào bài : (2phút)
Không có dụng cụ nào đo trực tiếp được công để đo được người ta phải dựa vào F, s. Nhiệt lượng cũng vây. Vậy nhiệt lượng muốn đo được thì phải dựa vào những đại lượng nào? 
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
1/Hoạt động 1: Tìm hiểu nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào yếu tố nào(15 phút)
Mục tiêu: HS biết được nhiệt lượng phụ thuộc vào 3 yếu tố.
GV: Nhiệt lượng vật cần thu vào để làm vật nóng lên phụ thuộc vào yếu tố nào?
HS: 3 yếu tố: - Khối lượng vật.
Độ tăng t0 vật
Chất cấu tạo nên vật
GV: Để kiểm tra xem nhiệt lượng thu vào để làm vật nóng lên có phụ thuộc vào 3 yếu tố trên không ta làm cách nào?
HS: Trả lời
GV: cho hs đọc phần 1
HS: đọc sgk
GV: Cho hs quan sát TN hình 24.1 sgk
HS: Quan sát 
GV: Em có nhận xét gì về thời gian đun? Khối lượng nước? nhiệt lượng?
HS: Trả lời
GV: Quan sát bảng sgk và cho biết yếu tố nào giống nhau, yếu tố nào khác nhau, yếu tố nào thay đổi?
HS: t = nhau; t # t
GV: Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa nhiệt lượng thu vào và khối lượng của vật?
HS: Khối lượng càng lớn thì nhiệt lượng thu vào càng lớn.
GV: Cho hs thảo luận về mqh giữa nhiệt lượng thu vào và độ tăng nhiệt độ
GV: Ở TN này ta giữu không đổi những yếu tố nào?
HS: Khối lượng, chất làm vật
GV: cho hs xem TN hình 24.2. Ở TN này ta phải thay đổi yếu tố nào?
HS: Thời gian đun.
GV:Quan sát bảng 24.2 và hãy điền vào ô cuối cùng?
HS: Điền vào
GV: Em có nhận xét gì về nhiệt lượng thu vào để tăng nhiệt độ.
HS: Nhiệt độ càng lớn thì nhiệt lượng thu vào càng lớn.
GV: Cho hs đọc và xem TN hình 24.3 sgk
HS: đọc và quan sát
GV: TN này, yếu tố nào thay đổi, không thay đổi?
HS: Trả lời
GV: Vậy nhiệt lượng thu vào để vật nóng lên có phụ thuộc vào chất làm vật không?
HS: Có
I/ Nhiệt lượng mà vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào:
Phụ thuộc 3 yếu tố:
Khối lượng của vật
Độ tăng nhiệt độ của vật
Chất cấu tạo nên vật
1/Quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và khối lượng của vật
C1: Độ tăng nhiệt độ và chất làm vật giống nhau, khối lượng khác nhau.Để tìm hiểu mối quang hệ giữa nhiệt lượng và khối lương 
C2: khối lượng càng lớn thì nhiệt lượng vật thu vào càng lớn
2/Quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nong lên và độ tăng nhiệt độ:
C3: Phải giữ khối lượng và chất làm vật phải giống nhau
C4: Phải cho độ tăng nhiệt độ khác nhau. Muốn vậy ta phải thay đổi thời gian đun.
C5: Độ tăng nhiệt độ càng lớn thì nhiệt lượng thu vào càng lớn.
3/Quan hệ giữa nhiệt nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên với chất làm vật.
C6: Khối lượng không đổi,độ tăng nhiệt độ giống nhau; chất làm vật khác nhau
C7: Có
2/Hoạt động 2: Tìm hiểu công thức tính nhiệt lượng (6phút)
Mục tiêu:HS viết được công thức tính nhiệt lượng, cho biết ý nghĩa và đơn vị đo của các đại lượng.
GV: Nhiệt lượng được tính theo công thức nào?
HS: Q = m.c.t 
GV: giới thiệu ‎ nghĩa của các đại lượng có trong công thức
HS: Lắng nghe
GV: cho hs quan sát bảng 24.4 và giới thiệu nhiệt dung riêng của một số chất.
II/ Công thức tính nhiệt lượng:
Q = m.c .t 
Trong đó:
 Q: Nhiệt lượng (J)
m: khối lượng của vật (kg)
t : Độ tăng nhiệt độ của vật (0C hoặc K)
c: Nhiệt dung riêng của chất làm vật (J/kg.K)
 Hoạt động luyện tập:( củng cố kiến thức) ( 2 phút)
Mục tiêu: HS hệ thống lại nội dung kiến thức vừa học.
-GV: tóm lược lại nội dung bài học
- HS: Chú ý lắng nghe
Nhiệt lượng vật thu vào phụ thuộc vào 3 yếu tố
Khối lượng của vật
Độ tăng nhiệt độ của vật
Chất cấu tạo nên vật
Công thức tính nhiệt lượng:
Q = m.c .t 
Trong đó:
 Q: Nhiệt lượng (J)
m: khối lượng của vật (kg)
t : Độ tăng nhiệt độ của vật (0C hoặc K)
c: Nhiệt dung riêng của chất làm vật (J/kg.K)
3. Hoạt động vận dụng: (13phút)
Mục tiêu: HS vận dụng nội dung kiến thức để trả lời các câu hỏi
GV: Gọi 1 hs đọc C8 sgk
HS: Đọc
GV: Muốn xác định nhiệt lượng thu vào, ta cần tìm những đại lượng nào?
HS: Cân KL, đo nhiệt độ.
GV: Hãy tính nhiệt lượng cần truyền cho 5 kg đồng để tăng từ 200C đến 500C.
HS: hoạt động nhóm trả lời trong 2 phút
GV: Hướng dẫn hs giải C10
HS: Quan sát
GV: Em nào giải được câu này?
HS: Lên bảng thực hiện.
III/ Vận dụng:
C8:Tra bảng biết nhiệt dung riêng,cân vật để biết khối lượng,đo nhiệt độ để xác định độ tăng nhiệt độ
C9: 
Cho biết:
m = 5kg
t1 = 200C
t2 = 500C
Q = ? J
Giải
nhiệt lượng cần truyền cho 5 kg đồng để tăng từ 200C đến 500C là:
Q = m.c .t = 5.380.30 = 57000J
C10 
Cho biết:
m1 = 0,5 kg
V = 2 lít => m2 = 2 kg
t1 = 250C
t2 = 1000C
Q = ?J
Giải
Nhiệt lượng ấm thu vào:
Q1 = = 0,5 . 880 . 75 = 33000 (J)
Nhiệt lượng nước thu vào:
Q2 = = 2. 4200. 75 
 = 630.000 (J)
Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi ấm nước:
Q = Q1 + Q2 = 663.000 (J)
Vậy nhiệt lượng cần đun sôi nước 
là: 663.000 (J)
4/ Hoạt động tìm tòi, mở rộng: (2 phút)
Mục tiêu: HS tìm hiểu thêm về nhiệt lượng và chuẩn bị bài ở nhà tốt hơn.
- GV: Cho hs đọc phần “ có thể em chưa biết”
Học thuộc bài làm các bài tập trong sbt
 Xem trước bài“ phương trình cân bằng nhiệt”
Học thuộc bài và làm 24.1 đến 24.5 sách bài tập.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
 ....

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_li_lop_8_tuan_31_tiet_31_bai_24_25_cong_thuc_tin.docx