Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tuần 34, Tiết 34, Bài: Kiểm tra cuối học kỳ II - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tuần 34, Tiết 34, Bài: Kiểm tra cuối học kỳ II - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải

B/ ĐỀ:

Phần I: Trắc nghiệm (4đ): Phần này học sinh làm bài ngay trên đề.

Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Sử dụng các máy cơ đơn giản nếu:

A. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và không được lợi về công.

B. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì được lợi bấy nhiêu lần về công.

C. Được lợi bao nhiêu lần về đường đi thì được lợi bấy nhiêu lần về công.

D. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì được lợi bấy nhiêu lần về đường đi và cho lợi về công.

Câu 2: Trong các sự truyền nhiệt dưới đây sự truyền nhiệt nào không phải là bức xạ nhiệt?

A.Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất. B. Sự truyền nhiệt từ bếp lò tới người đứng gần bếp lò.

C. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn điện đang sáng ra khoảng không gian bên trong bóng đèn.

D. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng.

 

doc 4 trang Phương Dung 01/06/2022 2500
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tuần 34, Tiết 34, Bài: Kiểm tra cuối học kỳ II - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34	Ngày soạn: 03/5/2021
Tiết 34	Ngày kiểm tra: 13/5/2021
KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II
A/MA TRẬN:
Tên Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Chủ đề 1:
Cơ học
Phát biểu được định luật bảo toàn công cho máy cơ đơn giản
Vận dụng được công thức A = F.s. 
Vận dụng được công thức Công và công suất: A = F.s.. P = .
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ
2 câu
1,0đ
10%
1 câu
1,5đ
15%
1 câu
0,5đ
5%
4 câu
3,0 đ
30%
Chủ đề 2
Nhiệt học
Nêu được các chất đều cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử.
Nêu được tên của ba cách truyền nhiệt (dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt) và tìm được ví dụ minh hoạ cho mỗi cách
Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do giữa các phân tử,nguyên tử có khoảng
cách và do bức xạ nhiệt
Vận dụng được công thức Q = m.c.Dto.
 Vận dụng được kiến thức về các cách truyền nhiệt để giải thích hiện tượng tự nhiên
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ
2 câu
1,0đ
10%
1 câu
0,5 đ
5%
2 câu
2,5đ
25%
1 câu
0,5đ
5%
1 câu
2,0 đ
20%
1 câu
0,5đ
5%
8 câu
7,0 đ
70%
Tổng số câu Tổng số điểm
Tỉ lệ 
Số câu: 4
2,0 điểm
20%
Số câu: 3
Số điểm: 3,0đ
30%
Số câu: 5
Số điểm: 5,0đ
50%
12 câu
10,0đ
100%
B/ ĐỀ:
Phần I: Trắc nghiệm (4đ): Phần này học sinh làm bài ngay trên đề.
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Sử dụng các máy cơ đơn giản nếu: 
A. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và không được lợi về công.
B. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì được lợi bấy nhiêu lần về công.
C. Được lợi bao nhiêu lần về đường đi thì được lợi bấy nhiêu lần về công.
D. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì được lợi bấy nhiêu lần về đường đi và cho lợi về công.
Câu 2: Trong các sự truyền nhiệt dưới đây sự truyền nhiệt nào không phải là bức xạ nhiệt?
A.Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất. B. Sự truyền nhiệt từ bếp lò tới người đứng gần bếp lò.
C. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn điện đang sáng ra khoảng không gian bên trong bóng đèn.
D. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng.
Câu 3 : Một ô tô đang chuyển động đi được đoạn đường 27 km trong 30 phút. Công suất của ô tô là 12 kW. Lực kéo của động cơ là:
A. 100N	B. 1000N	 C. 800N	D. 12000N	
Câu 4: Thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt, bởi vì:
A. Khi khuấy đều nước và đường cùng nóng lên.
B. Khi khuấy lên thì các phân tử đường xen vào các khoảng cách giữa các phân tử nước.
C. Khi bỏ đường vào và khuấy lên thể tích nước trong cốc tăng.
 D. Khi bỏ đường vào và khuấy lên thể tích nước trong cốc giảm.
Câu 5: Vật có khối lượng càng lớn, vận tốc càng lớn thì:
A. Thế năng của vật càng lớn. B. Động năng của vật càng nhỏ.
C. Thế năng của vật càng nhỏ. D. Động năng của vật càng lớn.
Câu 6: : Với nhiệt lượng Q=840kJ để có thể đun 10 lít nước ở nhiệt độ 350C nóng lên đến
A. 600C	B. 550C	 C.650C	D. 750C
Câu 7: Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra:
A. Chỉ ở chất lỏng B. Chỉ ở chất rắn
C. Chỉ ở chất lỏng và chất khí. D. Ở cả chất rắn, chất lỏng và chất khí.
Câu 8: Vì sao người ta thường dùng chất liệu sứ để làm bát ăn cơm?
A. Vì sứ làm cơm ngon hơn.	B. Vì sứ rẻ tiền.
C. Vì sứ dẫn nhiệt tốt.	D. Vì sứ dẫn nhiệt kém.
Phần II:Tự luận (6đ) 
Câu 9: Nhiệt năng của một vật là gì? Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật?(1,0 điểm)
Câu 10: Tại sao các bể chứa xăng lại thường được quét một lớp nhũ màu trắng bạc? ( 1,0 điểm)
Câu 11: a)Một con ngựa kéo xe chuyển động đều với lực kéo 320 N và đi được quãng đường 500 m trong 3 phút 20 giây. Tính công và công suất của con ngựa ( 1,0 điểm)
b)Dùng một ròng rọc động có hiệu suất 80% để kéo vật nặng 60kg lên cao, phải thực hiện một công là 7500J. Tính chiều cao để kéo vật lên và lực kéo ở đầu dây (1,0 điểm) 
Câu 12: Một ấm nhôm có khối lượng 0,5kg chứa 2 lít nước. Tính nhiệt lượng tối thiểu cần thiết để đun sôi nước,biết nhiệt độ ban đầu của ấm và nước là 200C.Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.k và nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. ( 2,0 điểm)
C/ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
Phần I: Trắc nghiệm (4đ): Mỗi câu đúng được 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
D
C
B
D
B
C 
D
Phần II:Tự luận (6đ)
Câu 9: Mỗi ý đúng được 0,5 điểm
* Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
* Có hai cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật đó là thực hiện công và truyền nhiệt.
Câu 10: 1,0 điểm
Các bể chứa xăng thường được quét một lớp nhũ màu trắng bạc để hạn chế sự hấp thu bức xạ nhiệt có thể làm chúng nóng lên. Điều này rất quan trọng vì khi chúng nóng lên sẽ rất dễ gây hỏa hoạn.
Câu 11:
a/Cho biết:
F = 320N
t = 3 phút 20 giây = 200s 
s = 500m
A = ?J
P = ?W 0,25đ
Giải
Công của con ngựa là:
A = F.s = 320N.500m=160000 (J) 0,5đ 
Công suất của con ngựa là:
P = A/t = 160000J/200s = 800 (W)
Vậy công của con ngựa là 160000 (J), công suất của con ngựa là 800W 0,25đ
b/ Cho biết:
H = 80%=0,8
m=60kg
A = 7500J
h= ?m 0,25đ
F=?N
Giải
Công có ích là:
Ai = H.A = 0,8.7500J=6000 (J) 
Chiều cao để đưa vật lên:
m 0,5đ 
Lực kéo của đầu dây là:
Vậy Chiều cao để đưa vật lên là 10m, lực kéo của đầu dây là 375N 0,25đ
Câu 12: 
Cho biết
m1= 0,5kg
c1= 880J/kg.K
t1= 20oC
t2= 100oC
m2= 2kg
c2 = 4200J/kg.K
Q=? J 0,5đ
Giải
Nhiệt lượng tối thiểu cần cung cấp cho ấm nhôm là:
Q1= m1.c1.(t2- t1) 
 = 0.5kg.880J/kg.K.(100 oC -20 oC)= 35200 J 0,5đ
Nhiệt lượng tối thiểu cần cung cấp cho nước là
Q2= m2.c2.(t2- t1) 0,5 đ
 = 2kg.4200J/kg.K.(100 oC -20 oC)= 672000 J 0,5đ
Nhiệt lượng tối thiểu cần thiết để đun sôi nước:
 Q= Q1 + Q2 = 35200 + 672000 = 707200J
Vậy nhiệt lượng tối thiểu cần thiết để đun sôi nước là 707200J (0,5đ)
THỐNG KÊ
Lớp
TS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A
8B
TC

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_8_tuan_34_tiet_34_bai_kiem_tra_cuoi_hoc_k.doc