Kế hoạch bài dạy phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh - Hình học 8: Hình vuông
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1.Giáo viên:
+ Giáo án, bài giảng điện tử, máy tính, bút chuyển trang, các phương pháp và kỹ thuật dạy học.
+ Các hình ảnh để học sinh nhận diện
+ Khung sắt hình thoi và các cạnh chéo để cố định khung sắt, vít, ốc.
+ Các bảng hoạt động nhóm.
+ Dụng cụ đo đạc, vẽ hình: thước thẳng có chia đơn vị, phấn màu, bút lông màu đỏ, nam châm.
2. Học sinh:
+ Nắm định nghĩa, tính chất của hình chữ nhật và hình thoi
+ Làm bài tập về nhà.
+ Đọc bài mới
+ Chuẩn bị đồ dùng học tập: Bảng con, bút lông, thước thẳng có chia độ dài, thước eke, kéo, bút màu, nam châm, các bảng trả lời trắc nghiệm, kim đồng hồ.
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh - Hình học 8: Hình vuông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHÓM 4 KẾ HOẠCH BÀI DẠY PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT CỦA HỌC SINH HÌNH HỌC 8: BÀI: HÌNH VUÔNG I.MỤC TIÊU NĂNG LỰC – PHẨM CHẤT YÊU CẦU CẦN ĐẠT SỐ THỨ TỰ Năng lực toán học Năng lực tư duy và lập luận toán học - Tư duy và nhận dạng được các loại hình tứ giác. - Tư duy lập luận để phát biểu được tính chất của hình vuông dựa vào sự kết hợp của tính chất hình chữ nhật và hình thoi. - Phát biểu, lập luận và chứng minh được dấu hiệu nhận biết hình vuông. (1) (2) (3) Năng lực giải quyết vấn đề - Sử dụng được định nghĩa hình vuông để vẽ hình vuông trên giấy A4 bằng thước eke. - Sử dụng được tính chất và dấu hiệu nhận biết hình vuông để giải quyết vấn đề thực tế (4) (5) Năng lực sử dụng công cụ và phương tiện dạy toán - Sử dụng được thước thẳng, eke để vẽ được hình vuông bằng nhiều cách. (6) Năng lực giao tiếp toán học - Trình bày đươc tính chất hình chữ nhật và hình thoi để hoàn thành bài tập điền khuyết. - Phân tích, lựa chọn được kiến thức từ bảng tổng hợp tính chất hình chữ nhật và hình thoi từ đó rút ra được tính chất hình vuông để hoàn thành thử thách ghép hoa. - Thảo luận được, tranh luận được để đánh giá chéo phiếu học tập cá nhân. - Thảo luận, tranh luận, trình được trước lớp để giải quyết vấn đề bài toán thực tiễn (7) (8) (9) (10) Năng lực chung và năng lực đặc thù Phát triển năng lực tự chủ, tự học. - Vẽ được hình vuông bằng nhiều cách với dụng cụ thước thẳng - Lập luận chứng minh được tứ giác là hình vuông. (11) (12) (13) (14) (15) Năng lực thẩm mĩ. - Gắn được các loại hình tứ giác trên bảng phù hợp và có tính thẩm mĩ - Ghép được bông hoa thể hiện tính chất hình vuông có tính thẩm mĩ. - Trang trí, hoàn thiện được đồng hồ hình vuông. Phẩm chất Chăm chỉ - Hoàn thành được các bài tập cá nhân, các bài tập nhóm. (16) (17) (18) Trung thực - Khách quan, công bằng khi tự đánh giá phiếu học tập cá nhân, bài làm của nhóm. Nhân ái - Khơi gợi lòng biết ơn, tri ân của học sinh đối với các thầy cô giáo. 4. Đánh giá: - Hình thức: Đánh giá thường xuyên - Phương pháp đánh giá: hỏi đáp, kiểm tra viết, quan sát, sản phẩm. - Công cụ: Câu hỏi, bài tập, sản phẩm, thang đo, bảng kiểm, bảng đánh giá tiêu chí. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1.Giáo viên: + Giáo án, bài giảng điện tử, máy tính, bút chuyển trang, các phương pháp và kỹ thuật dạy học. + Các hình ảnh để học sinh nhận diện + Khung sắt hình thoi và các cạnh chéo để cố định khung sắt, vít, ốc. + Các bảng hoạt động nhóm. + Dụng cụ đo đạc, vẽ hình: thước thẳng có chia đơn vị, phấn màu, bút lông màu đỏ, nam châm. 2. Học sinh: + Nắm định nghĩa, tính chất của hình chữ nhật và hình thoi + Làm bài tập về nhà. + Đọc bài mới + Chuẩn bị đồ dùng học tập: Bảng con, bút lông, thước thẳng có chia độ dài, thước eke, kéo, bút màu, nam châm, các bảng trả lời trắc nghiệm, kim đồng hồ. III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. Bước: KHỞI ĐỘNG (5 phút) Hoạt động 1. Mục tiêu: Nhận dạng được các loại hình tứ giác, phát triển năng lực tư duy và lập luận, năng lực thẩm mĩ. (1); (13) PPDH, KTDH: kỹ thuật tia chớp. TBDH, học liệu: 10 hình ảnh để nhận diện các loại tứ giác. Một số hình ảnh hình vuông trong thực tế. Đánh giá thường xuyên: - Phương pháp đánh giá sản phẩm, công cụ đánh giá: bảng kiểm 1. -Phương pháp đánh giá hỏi đáp, công cụ đánh giá câu hỏi Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Ổn định lớp - Trước khi bước vào nội dung bài học mới hôm nay, cô và các em sẽ cùng nhau khởi động với thử thách thứ nhất được mang tên: NHẬN DIỆN. Cô có 10 hình tương ứng với 10 vị trí trên bảng, trong vòng một phút 30 giây, mỗi nhóm cử một bạn lên nhận 2 hình ngẫu nhiên, về nhóm trao đổi thảo luận và chọn ra vị trí thích hợp nhất để gắn trên bảng. Với một vị trí đúng, nhóm sẽ nhận được 5 điểm - Mời các em quan sát và nhận xét về kết quả các nhóm đã thực hiện +Đặt vấn đề: + Tại sao hình này được gọi là hình chữ nhật? + Tại sao hình này được gọi là hình thoi Hình có dạng như trên vừa được gọi tên là hình chữ nhật vừa được gọi tên là hình thoi, vậy ta nên chọn tên gì để gọi tên hình này? Ở Tiểu học các em đã được làm quen với hình vuông, hình vuông cũng rất gần gũi với chúng ta trong đời sống hằng ngày (Chiếu một số hình ảnh ứng dụng hình vuông trong thực tế) Ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn nữa về hình vuông, về định nghĩa, tính chất, cũng như dấu hiệu nhận biết của nó - Ghi tiêu đề trên bảng. - Lắng nghe, tâm thế sẵn sàng thực hiện thử thách. - Học sinh nhận xét. - Vì có 4 góc vuông - Vì có 4 cạnh bằng nhau - Học sinh dự đoán tên gọi là Hình vuông -Lắng nghe, ghi đề bài Bước: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Mục tiêu: Biết được định nghĩa hình vuông, tính chất và dấu hiệu nhận biết hình vuông, phát triển năng lực tư duy và lập luận, năng lực sử dụng phương tiện và công cụ toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết vấn đề.(2); (3); (4); (5); (6); (7); (8); (11); (14) PPDH, KTDH: PP: Dạy học giải quyết vấn đề, PP trực quan, PP dạy học hợp tác, KT khăn trải bàn. TBDH, học liệu: Bảng tổng hợp tính chất hình chữ nhật và hình thoi. Đánh giá thường xuyên: Phương pháp hỏi đáp, công cụ đánh giá câu hỏi. Phương pháp đánh giá sản phẩm , công cụ: Bảng kiểm 2. Hoạt động 1. Định nghĩa hình vuông Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đây là hình vuông, vậy dựa vào những dữ liệu trên hình, em nào có thể thử định nghĩa hình vuông? - Để vẽ hình vuông có cạnh là a (đvđd) ta làm thế nào? Nếu vẽ trên giấy kẻ ô li Nếu vẽ trên giấy A4 - Vẽ hình vuông ABCD lên bảng. - Dựa vào định nghĩa hình vuông, các em hãy cho biết tứ giác ABCD là hình vuông khi nào? - Ngược lại nếu ABCD là hình vuông ta cũng suy ra được 4 canh bằng nhau và 4 góc vuông. Tứ giác ABCD là hình vuông ⟺AB = BC = CD = DA A=B=C=D - Như vậy, dựa vào định nghĩa, hình vuông chính là hình chữ nhật có thêm yếu tố nào? - Hình vuông là hình thoi có thêm yếu tố nào? Từ đó ta có nhận xét gì về hình vuông? - Hình vuông là tứ giác có bốn góc vuông và bốn cạnh bằng nhau. - Học sinh nhắc lại định nghĩa. - Vẽ các cạnh trùng với đường kẻ có sẵn trong ô li vở sao cho các cạnh đều bằng nhau. - Vẽ đoạn thẳng AB = a(đvđd) - Vẽ đoạn thẳng BC vuông góc AB tại B, sao cho BC = a(đvđd) - Vẽ đoạn thẳng CD vuông góc BC tại C, sao cho CD = a(đvđd) - Nối A và D, ta được hình vuông ABCD. - Vẽ hình vuông ABCD vào vở - Tứ giác ABCD là hình vuông khi: AB = BC = CD = DA và A=B=C=D - Ghi định nghĩa bằng kí hiệu. - Hình vuông là hình chữ nhật có 4 cạnh bằng nhau. - Hình vuông là hình thoi có bốn góc vuông. Hình vuông vừa là hình chữ nhật vừa là hình thoi Hoạt động 2. Tính chất hình vuông Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Từ nhận xét hình vuông vừa là hình chữ nhật vừa là hình thoi, các em hãy thử phát biểu tính chất của hình vuông. - Trước khi tìm hiểu cụ thể tính chất hình vuông, ta cùng nhắc lại tính chất của hình chữ nhật và hình thoi - Điền vào dấu ba chấm để hoàn thành các phát biểu sau: - Dựa vào sự kết hợp giữa tính chất hình chữ nhật và tính chất hình thoi, chúng ta cùng đi tìm hiểu tính chất cụ thể của hình vuông thông qua thử thách 2: GHÉP HOA - Cô có bông hoa 5 cánh, tương ứng với 5 yếu tố về cạnh, góc, đường chéo, tâm đối xứng và trục đối xứng của hình vuông. Các em hãy tiến hành hoạt động nhóm, phát hiện các tính chất của hình vuông nhờ sự kết hợp tính chất của hình chữ nhật và hình thoi. Thời gian thực hiện hoạt động là 2 phút. - Cho các nhóm nhận xét, đánh giá, cho điểm - GV chốt lại tính chất hình vuông. - Hình vuông có tất cả các tính chất của hình chữ nhật và hình thoi. - Các nhóm hoạt động và hoàn thành sản phẩm - Hs nhận xét, đánh giá tự cho điểm nhóm mình. Hoạt động 3. Dấu hiệu nhận biết hình vuông. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Cho hình chữ nhật với độ dài cạnh thay đổi được Thay đổi vị trí điểm B sao cho AB = AD = 7cm. - Hình chữ nhật ABCD là hình gì? Vì sao? - Qua ví dụ, các em hãy phát biểu dấu hiệu nhận biết hình vuông từ hình chữ nhật - Quan sát số đo góc AOB thay đổi Thay đổi vị trí điểm B sao cho góc AOB là góc vuông. Hình chữ nhật ABCD là hình gì? - Bằng đo đạc, khi AC vuông góc với BD thì AB = AD dẫn đến ABCD là hình vuông. Vậy về nhà, các em tiếp tục suy nghĩ bằng lập luận để chứng minh được điều này. - Hãy phát biểu dấu hiệu 2 nhận biết hình vuông - Quan sát số đo góc A1 và góc A2 Thay đổi vị trí điểm B sao cho A1=A2=45° Hình chữ nhật ABCD là hình gì? - Hãy phát biểu dấu hiệu 3 nhận biết hình vuông Yêu cầu học sinh nhắc lại ba dấu hiệu nhận biết hình vuông từ hình chữ nhật - Cho mô hình hình thoi có thể thay đổi số đo góc, yêu cầu học sinh cố định thành hình vuông - Em đã dựa vào yếu tố nào để cố định thành hình vuông - Hãy phát biểu dấu hiệu 4 nhận biết hình vuông từ hình thoi - Hãy nhận xét hai đường chéo của hình vuông có gì khác so với hình thoi - Hãy thử phát biểu dấu hiệu nhận biết hình vuông từ hình thoi dựa vào đường chéo Mời một học sinh phát biểu lại 5 dấu hiệu nhận biết hình vuông - Cho hai tập hợp hình chữ nhật và hình vuông, vậy phần gạch chéo là tập hợp gì? Nhận xét: Tứ giác ABCD là hình chữ nhật nên có 4 góc vuông, các cạnh đối bằng nhau Mà AD = AB, nên bốn cạnh bằng nhau Do đó ABCD là hình vuông - Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau là hình vuông - Hình chữ nhật ABCD là hình vuông vì khi thay đổi sao cho AC vuông góc BD thì hai cạnh kề bằng nhau - Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc là hình vuông - Hình chữ nhật ABCD là hình vuông vì khi thay đổi sao cho A1=A2=45° thì hai cạnh kề bằng nhau - Hình chữ nhật có một đường chéo là phân giác của một góc là hình vuông - Học sinh thao tác trên mô hình - Một góc bằng 900 - Hình thoi có một góc vuông là hình vuông - Hai đường chéo của hình thoi không bằng nhau, hai đường chéo của hình vuông thì bằng nhau - Hình thoi có hai đường chéo vuông góc là hình vuông - Tập hợp các hình vuông - Tứ giác vừa là hình chữ nhật vừa là hình thoi là hình vuông. Bước: LUYỆN TẬP Mục tiêu: Sử dụng được tính chất và dấu hiệu nhận biết của hình vuông để giải toán, phát triển năng lực tư duy và lập luận, giao tiếp toán học.(3); (9); (16); (17) PPDH, KTDH: Luyện tập thực hành, kỹ thuật tia chớp. TBDH, học liệu: Các bài tập Đánh giá thường xuyên: Phương pháp đánh giá hỏi đáp, công cụ đánh giá câu hỏi Phương pháp kiểm tra viết, công cụ đánh giá: Bài tập, bảng tiêu chí đánh giá 3. Hoạt động 1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Hoạt động của GV Hoạt động của HS Câu 1: Hình chữ nhật có thêm dữ kiện nào sau đây là hình vuông? Hai đường chéo bằng nhau Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường Hai đường chéo vuông góc Có một góc vuông Câu 2: Hình thoi có thêm dữ kiện nào sau đây là hình vuông? Hai đường chéo bằng nhau Hai cạnh kề bằng nhau Có một góc vuông Cả A và C đều đúng Câu 3: Hình vuông có cạnh bằng 3cm thì đường chéo của nó bằng 6cm 18 cm 9 cm 4 cm 1C 2D 3B Hoạt động 2. NHẬN DIỆN HÌNH VUÔNG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Tứ giác ABCD là hình gì? Vì sao? Tiến hành hoạt động cá nhân trên phiếu học tập. Bước: VẬN DỤNG – MỞ RỘNG Hoạt động. Mục tiêu: Vận dụng được dấu hiệu nhận biết hình vuông để giải quyết vấn đề thực tiễn, phát triển năng lực tư duy lập luận, giải quyết vấn đề và thẩm mĩ.(3);(5); (10); (11); (12); (15); (18) PPDH, KTDH: Dạy học giải quyết vấn đề TBDH, học liệu: Bìa hình tròn đã trang trí, ghim, kim đồng hồ, bút màu, bút lông. Đánh giá thường xuyên: Phương pháp đánh giá hỏi đáp, công cụ đánh giá câu hỏi Phương pháp đánh giá sản phẩm Công cụ đánh giá: Bảng tiêu chí đánh giá 4. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Một cách khác nữa để vẽ hình vuông dựa vào đường chéo Tứ giác có hai đường chéo như thế nào là hình vuông? - Chiếu video đặt vấn đề: Thử thách: Cho tấm bìa hình tròn, hãy cắt và trang trí thành một đồng hồ hình vuông lớn nhất có thể và giải thích cách làm đó. - Chiếu video hướng dẫn . - Tứ giác có hai đường chéo bằng nhau, cắt nhau tại trung điểm mỗi đường và vuông góc nhau là hình vuông Hoạt động nhóm, hoàn thành sản phẩm, báo cáo sản phẩm. Rút kinh nghiệm: . . . . . . . . .
Tài liệu đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_phat_trien_nang_luc_va_pham_chat_cua_hoc_si.docx