Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua bộ môn Sinh học 8 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Hương
Học sinh THCS (12-16 tuổi) là lứa tuổi có nhiều thay đổi mạnh mẽ về thể chất, sức khỏe và tâm sinh lý. Tuổi dậy thì các em dễ thay đổi tình cảm, hành vi, chóng vui chóng buồn.
Mâu thuẫn giữa ý muốn thoát khỏi sự giám sát của bố mẹ, muốn khẳng định mình trong gia đình lẫn ngoài xã hội với ý thức “các em vẫn còn là trẻ con” trong suy nghĩ của các bậc cha mẹ, thầy cô đã nảy sinh những xung đột mà các em chưa được trang bị kĩ năng cần thiết để ứng phó và giải quyết.
Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng phạm pháp ở thanh thiếu niên, đặc biệt ở độ tuổi THCS, ngày càng gia tăng đến mức độ đáng báo động trong xã hội.
Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua chương trình sinh học 8 là một điều hết sức quan trọng và cần thiết đặc biệt là kĩ năng liên quan đến sức khỏe, trí tuệ tinh thần, tình cảm. Vì vậy, tôi lồng ghép chương trình giáo dục kĩ năng sống vào trong giảng dạy sinh học 8.
1. Các giải pháp thực hiện:
Qua nhiều năm dạy sinh học 8, tôi nhận thấy rằng để giáo dục các em học sinh phát triển toàn diện cả về Đức - Trí - Thể - Mỹ thì chỉ có cách giáo dục kĩ năng sống thông qua bộ môn. Để làm được điều đó tôi thực hiện các bước sau:
CHUYÊN ĐỀ MÔN SINH HỌC 8TỔ: KHOA HỌC TỰ NHIÊNGIÁO VIÊN: PHẠM THỊ HƯƠNGNĂM HỌC: 2020 - 2021“LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA BỘ MÔN SINH HỌC 8”.I. Mở đầuHọc sinh THCS (12-16 tuổi) là lứa tuổi có nhiều thay đổi mạnh mẽ về thể chất, sức khỏe và tâm sinh lý. Tuổi dậy thì các em dễ thay đổi tình cảm, hành vi, chóng vui chóng buồn.Mâu thuẫn giữa ý muốn thoát khỏi sự giám sát của bố mẹ, muốn khẳng định mình trong gia đình lẫn ngoài xã hội với ý thức “các em vẫn còn là trẻ con” trong suy nghĩ của các bậc cha mẹ, thầy cô đã nảy sinh những xung đột mà các em chưa được trang bị kĩ năng cần thiết để ứng phó và giải quyết.Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng phạm pháp ở thanh thiếu niên, đặc biệt ở độ tuổi THCS, ngày càng gia tăng đến mức độ đáng báo động trong xã hội.Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua chương trình sinh học 8 là một điều hết sức quan trọng và cần thiết đặc biệt là kĩ năng liên quan đến sức khỏe, trí tuệ tinh thần, tình cảm. Vì vậy, tôi lồng ghép chương trình giáo dục kĩ năng sống vào trong giảng dạy sinh học 8.II. Nội dung:1. Các giải pháp thực hiện:Qua nhiều năm dạy sinh học 8, tôi nhận thấy rằng để giáo dục các em học sinh phát triển toàn diện cả về Đức - Trí - Thể - Mỹ thì chỉ có cách giáo dục kĩ năng sống thông qua bộ môn. Để làm được điều đó tôi thực hiện các bước sau:2. Phân loại kiến thức kĩ năng sống:Chương trình sinh học 8 có thể lồng ghép giáo dục kĩ năng sống. Chia làm 3 nhóm: 2.1 Kĩ năng sống tự phục vụ, chăm sóc bản thân liên quan đến thể chất sức khỏe. 2.2 Kĩ năng sống liên quan đến tự nhận thức, thực hành.2.3 Kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc, tinh thần.3. Phân loại các loại bài dạy trong chương trình sinh học 8 có thể lồng ghép giáo dục kĩ năng sống:3.1 Kĩ năng sống tự phục vụ, chăm sóc bản thân liên quan đến thể chất sức khỏe gồm các bài:3.2 Kĩ năng sống liên quan đến tự nhận thức, thực hành gồm các bài như: 3.3 Kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc, tinh thần gồm các bài như:4. Vận dụng kĩ năng sống thông qua bộ môn: Để việc lồng ghép kĩ năng sống thông qua bộ môn sinh học 8 đạt hiệu quả cao, tránh gò bó, quá đà ảnh hưởng đến nội dung bài dạy thì đòi hỏi GV cần phải chuẩn bị đầy đủ và đúng các quy trình của một tiết dạy. GV phải đưa ra các câu hỏi có phát huy tính tích cực phù hợp với mọi đối tượng, thực tế, gần gũi với các em thì mới giáo dục kĩ năng sống có kết quả cao. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh được thực hiện xuyên suốt cả năm học nhưng để cô đọng tôi xin minh họa vấn đề này ở một số bài về một vài kĩ năng sống. Cụ thể như:4.1. Kĩ năng sống tự phục vụ, chăm sóc bản thân liên quan đến thể chất sức khỏe: a. Giáo dục kĩ năng sống tư thế đứng thẳng: * Ví dụ 1: Bài “Bộ xương”: Ngoài việc khai thác như sách giáo khoa tôi còn đặt các câu hỏi: Vì sao khi sai khớp phải chữa ngay không được để lâu? (để lâu bao khớp không tiết dịch nữa, sau này có chữa khỏi xương vẫn cử động khó khăn). Qua đây ta giáo dục được cho học sinh khi bị sai khớp phải điều trị ngay, không được chần chừ vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc đi lại.Ví dụ 2: Bài “Cấu tạo và tính chất của xương” Một số câu hỏi cần đặt ra để lồng ghép kĩ năng sống liên quan đến sức khỏe.-Thức ăn có liên quan gì đến sự phát triển của xương? -Vì sao trẻ em Việt Nam thường mắc bệnh còi xương? -Đi, ngồi không đúng tư thế gây ra hậu quả gì? Như vậy thông qua các câu hỏi trên sau khi học sinh trả lời, giáo viên điều chỉnh thành đáp án đúng ta sẽ giáo dục cho học sinh một số kĩ năng như: ăn đủ chất đặc biệt thức ăn giàu canxi; ngồi học đúng tư thế, lao động, thể dục thể thao vừa sức, thường xuyên tắm nắng vào buổi sáng.b. Kĩ năng về phòng tránh một số bệnh tật:* Ví dụ : Bài “Vệ sinh mắt”: -Tại sao không đọc sách nơi thiếu ánh sáng hay đang đi tàu xe? - Nguyên nhân dẫn đến cận thị? - Để không bị cận thị em cần phải làm gì?Qua câu hỏi này giáo dục cho học sinh ngồi học đúng tư thế, đảm bảo khoảng cách giữa mắt và sách, khi xem ti vi không ngồi gần; không chơi trò chơi điện tử lâu, phải đọc sách nơi có ánh sáng; ...- Nêu các cách phòng tránh bệnh đau mắt hột mà em biết? Từ đó giáo dục cho các em không dụi tay bẩn vào mắt, không dùng chung khăn mặt, không tắm sông, thường xuyên rửa mặt bằng nước muối pha loãng, ...* Ví dụ: Bài Vệ sinh hệ hô hấp, để giáo dục các em cách phòng chống bệnh covid -19 tôi chiếu tranh, đưa ra một số câu hỏi sau: - Bệnh Covid- 19 do loại vi rút nào gây ra và chúng tấn công vào bộ phận nào của cơ thể? - Bệnh Covid- 19 lây từ người qua người theo đường nào? - Cách phòng chống covid- 19? - Bệnh Covid-19 hiên nay có vacxin và thuốc điều trị đặc hiệu chưa?c. Kĩ năng về sức khỏe sinh sản: * Ví dụ 1: Bài “Tuyến sinh dục”Hoạt động 1: Tìm hiểu về chức năng của hoocmon sinh dục nam đôi với tuổi dậy thì ở các em traiCó 2 hoạt động nhỏ:+ Tìm hiểu về vai trò của tinh hoàn ở phần này giáo viên hướng dẫn cho học sinh quan sát hình vẽ, sơ đồ trao đổi nhóm để hoàn thành phần điền từ. (GV dùng tranh màu phóng to giới thiệu cho HS vị trí của các tế bào kẽ, chức năng của tế bào kẽ, sau khi hoạt động GV cho đại diện HS nhóm báo cáo phần điền từđồng thời chỉ trên tranh vẽ vị trí của các tế bào kẽ, sự điều hòa hoạt động của các tuyến nội tiết là cơ sở để các em học bài 59 dễ hơn)Kết luận: Vai trò nội tiết của tinh hoàn là tiết hoocmôn sinh dục nam: TESTÔSTÊRÔNHoạt động 2: Cách tiến hành như hoạt động 1 song GV đặc biệt chú ý giới thiệu kỹ hình 58.3 ( buồng trứng, ống dẫn trứng, phễu dẫn trứng, trứng và các nang trứng gốc, sự phát triển của trứng, trứng chín và rụng trứng sự hình thành thể vàng, vai trò của thể vàng) đây là cơ sở để các em học tốt bài 62. Đặc biệt GV cần lưu ý các em gái trong việc vệ sinh cơ quan sinh dục.-Vai trò nội tiết của buồng trứng là tiết hoocmôn phụ sinh dục nữ: ƠSTRÔNGEN Sau hai hoạt động GV cần lưu ý cho HS: trong các dấu hiệu biến đổi của cơ thể ở tuổi dậy thì , thì dấu hiệu quan trọng nhất là xuất tinh lần đầu ở các em nam và sự hành kinh lần đầu ở nữ. Đây là dấu hiệu có khả năng sinh sản, song các em chưa thể sinh sản được. Vì sao? Gv giải thích rõ cho các em vì sao ở tuổi các em chưa sinh sản được. Đồng thời qua đó giáo dục các em cần có lối sống trong sáng, lành mạnh, trong quan hệ bạn bè, trong phim ảnh, vui chơi....GV: Giải thích một số thắc mắc của HS cũng như một số hiện tượng thực tế: Pêđê là do rối loạn hoạt động nội tiết (các tế bào kẽ không tiết hoocmon Testostêrôn hoặc tiết qua ít đối với các em nam, hoặc nang trứng không tiết ra hoocmôn Ơstrrôgen hoặc quá ít với các em nữ), các đặc tính sinh dục phụ có thể thay đổi do hoocmon phụ sinh dục song cơ quan sinh dục là yếu tố quyết định giới tính không thể thay đổi. Như vậy trong quá trình dạy GV có thể lồng ghép một số câu hỏi:- Nêu những dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì của nam, nữ ? -Trong những biến đổi đó, biến đổi nào là quan trọng cần lưu ý?* Ví dụ 2: Bài “Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai”- Nêu rõ những ảnh hưởng của có thai sớm ngoài ý muốn của tuổi vị thành niên? Phải làm gì để điều đó không xảy ra? - Những hậu quả có thể xảy ra khi phải xử lý đối với việc mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên là gì? Làm thế nào để tránh được ? Thông qua các câu hỏi trên giáo dục các em học sinh biết mình cần phải làm gì khi còn là học sinh. Sống vô tư, hồn nhiên, tập trung vào học tập, không đua đòi, bồng bột, nhất thời hồ đồ để lại hậu quả đáng tiếc xảy ra.- Nêu tác hại của khói thuốc lá? Và để lớp học sinh động hơn giáo viên đố vui: Hút thuốc lá có 3 cái lợi: không sợ ăn trộm, không sợ chó cắn, không sợ chết già. Em nào giải thích được? Hút thuốc lá nhiều bị viêm phổi ho nên ban đêm ăn trộm nghe ho tưởng còn thức nên không vào nhà lấy trộm. Viêm phổi lao phổi ung thư phổi người gầy yếu nên đi phải chống gậy, gặp chó xông vào lấy gậy tự vệ nên không sợ chó cắn. Và tất nhiên ung thư phổi thì sẽ chết trẻ đâu còn để già mới chết. d. Kĩ năng phòng, chống các chất gây nghiện( rượu, thuốc lá, ma túy):Qua câu đối vui đó giáo viên giáo dục học sinh thấy được tác hại của việc hút thuốc lá. Từ đó, em sẽ không hút thuốc lá và vận động, tuyên truyền người thân, bạn bè không hút thuốc lá. Để tăng hiệu quả của việc giáo dục, giáo viên cho học sinh đọc trang báo giáo viên sưu tầm để học sinh hiểu sâu hơn về tác hại của việc hút thuốc lá:e. Kĩ năng phòng ngừa tai nạn cho HS:* Ví dụ : “Thực hành hô hấp nhân tạo”:-Trước khi hô hấp cho người bị chết đuối, điện giật, ta cần phải làm gì? -Trình bày phương pháp hà hơi thổi ngạt, phương pháp ép lồng ngực? Qua đó giáo dục cho học sinh kĩ năng gặp người chết đuối phải xốc nước rồi mới hô hấp. Trường hợp điện giật phải cắt cầu giao điện. Qua từng phương pháp hô hấp học sinh nắm được các kĩ năng hô hấp nhân tạo. Để tăng tính giáo dục giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh về tai nạn chết đuối có thể xẩy ra khi các em tắm sông và tham gia giao thông đường thủy không đúng qui định: Các em tắm sông và tham gia giao thông đường thủy không đúng qui định. g. Kĩ năng liên quan đến môi trường sống: * Ví dụ 1: Bài “Vệ sinh hô hấp”.Trồng cây xanh có lợi gì trong việc làm sạch bầu khí quyển xung quanh ta? Giáo dục học sinh trồng cây xanh.Hoạt động trồng cây xanh bảo vệ môi trườngf. Một kĩ năng sống liên quan đến tự nhận thức, thực hành : + Kĩ năng xây dựng nhân cách:* Ví dụ: Bài “Vệ sinh hệ thần kinh”:Giáo viên cho học sinh hoạt động nhóm để hoàn thành bảngChất kích thíchTên chấtTác hại - Nêu tác hại của rượu, thuốc lá, ma túy? - Nêu những biểu hiện về cử chỉ và hành động của những người nghiện rượu, thuốc lá, ma túy? - Thông qua đó giáo viên giáo dục học sinh sống có nhân cách: Nói không với các chất gây nghiện, không bê tha, chửi thề, nói tục, trộm cắp, gây gỗ đánh nhau, ....k. Kĩ năng xây dựng thói quen đúng giờ:* Ví dụ: Bài “Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện”:- Em hãy cho ví dụ về một số phản xạ có điều kiện?- Nêu sự thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện? -Điều đó có ý nghĩa gì?- Sau khi học sinh cho ví dụ giáo viên điều chỉnh bổ sung từ đó cho các em thói quen: - Đi ngủ đúng giờ, dậy đúng giờ. - Đi học đúng giờ.- Có thời gian biểu học tập.- Ăn đúng giờ, điều độ.- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớpg.Kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào việc giải thích các hiện tượng trong thực tế đời sống.* Ví dụ : Bài “Vệ sinh tuần hoàn” - Tại sao khi bước vào phòng thi tim em đập mạnh? - Để hạn chế điều đó em cần phải làm gì? Sau khi giải thích xong, giáo viên giáo dục học sinh phải học bài thật tốt thì khi thi mới đạt kết quả cao. * Ví dụ : Bài” Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu” -Tại sao khi mùa lạnh ta thường đi tiểu nhiều? -Vì sao ta không nên nhịn tiểu lâu? Qua đó giúp học sinh giải thích được hiện tượng thực tế và giáo dục các em đi tiểu đúng lúc để tránh sỏi thậnh.Kĩ năng cảm thông chia sẻ: Ví dụ : Bài “Đông máu và nguyên tắc truyền máu”Lợi ích của việc hiến máu Lợi ích của việc hiến máu.Nhờ giáo dục kĩ năng sống thông qua bộ môn mà học sinh nắm được những kĩ năng sống cơ bản. Các em đã biết cách sơ cấp cứu khi gặp tai nạn như sơ cứu cầm máu, sơ cứu xương cẳng tay bị gãy, hô hấp nhân tạo khi gặp nạn nhân chết đuối, điện giật. Đặc biệt các em biết cách phòng tránh một số bệnh tật thông thường như: bệnh cong vẹo cột sống, bệnh đau mắt hột, cận thị. Biết phòng các bệnh như: sỏi thận, viêm đường hô hấp, tim mạch. III. Kết luậnHơn nữa, các em đã biết giải thích những hiện tượng xảy ra chính trên cơ thể mình như mặt đỏ bừng khi trời nắng, da tái ,nổi gai ốc khi trời lạnh, mùa mưa, lạnh hay đi tiểu nhiều, khi bước vào phòng thi tim đập mạnh. Các em đã biết giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh trường lớp, nhà cửa. Các em biết được tác hại của rượu, thuốc lá, ma túy để khỏi lâm vào các tệ nạn xã hội. Các em đã biết đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau khi gặp ốm đau như chép bài hộ bạn . Biết giúp đỡ, chia sẻ với những người bị nạn, tật nguyền như ủng hộ các bạn bị ảnh hưởng chất độc màu da cam. Không kì thị, xa lánh những người chẳng may bị bệnh HIV-AIDS. Các em đã biết được những dấu hiệu thay đổi trên cơ thể ở độ tuổi dậy thì giúp các em không phải hốt hoảng lo sợ khi thấy mình có dấu hiệu thay đổi bất thường. Từ đó, các em biết cách rèn luyện thân thể, các em nữ biết cách giữ vệ sinh kinh nguyệt, phòng tránh các bệnh phụ khoa. Giúp các em nhận thức rõ về giới, từ đó tránh được các điều đáng tiếc xảy ra ở tuổi vị thành niên.Đây là một giải pháp bản thân tôi trong quá trình giảng daỵ bộ môn, chưa được trọn vẹn rất mong được các thầy cô và đồng nghiệp cùng chia sẻ đóng góp để việc giảng dạy sinh 8 đạt hiệu quả cao hơn, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ của nghành giáo dục đã đề ra. Tôi xin chân thành cảm ơn ý kiến đóng góp quí báu của thầy cô giáo và đồng nghiệp.
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_long_ghep_giao_duc_ki_nang_song_cho_ho.ppt