Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 8 làm bài tập dung dịch

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 8 làm bài tập dung dịch

Hóa học là bộ môn khoa học tự nhiên mà học sinh được tiếp cận muộn nhất , nhưng nó lại có vai trò quan trọng trong nhà tường phổ thông cũng như trong thực tế đời sống sau này. Môn hóa học cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực đầu tiên về hóa học, rèn cho học sinh óc tư duy sáng tạo và khả năng trực quan nhanh nhạy. Vì vậy giáo viên bộ môn hóa học cần hình thành ở các em một số kỹ năng cơ bản, thói quen học tập và làm việc khoa học làm nền tảng để các em phát triển khả năng nhận thức và năng lực hành động . Hình thành cho các em những phẩm chất cần thiết như cẩn thận, kiên trì, trung thực, tỉ mỉ, chính xác đặc biệt là kỹ năng thực hành từ đó yêu thích khoa học.

 Chương dung dịch của hóa học 8 là một chương có nhiều bài tập tính toán và đòi hỏi học sinh có khả năng tư duy cao.

Học sinh không nắm chắc kiến thức này thì sẽ không thể làm tốt các bài tập tính toán trong chương trình hoá học 9.

Học sinh lớp 8 khi tham gia thi olympic cần nắm chắc kiến thức này trong khi đó tại thời điểm diễn ra thi thì học sinh chưa học hết lí thuyết của chương này chứ không nói đến là vận dụng thành thạo.

 

doc 25 trang thucuc 3951
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 8 làm bài tập dung dịch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
	Hóa học là bộ môn khoa học tự nhiên mà học sinh được tiếp cận muộn nhất , nhưng nó lại có vai trò quan trọng trong nhà tường phổ thông cũng như trong thực tế đời sống sau này. Môn hóa học cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực đầu tiên về hóa học, rèn cho học sinh óc tư duy sáng tạo và khả năng trực quan nhanh nhạy. Vì vậy giáo viên bộ môn hóa học cần hình thành ở các em một số kỹ năng cơ bản, thói quen học tập và làm việc khoa học làm nền tảng để các em phát triển khả năng nhận thức và năng lực hành động . Hình thành cho các em những phẩm chất cần thiết như cẩn thận, kiên trì, trung thực, tỉ mỉ, chính xác đặc biệt là kỹ năng thực hành từ đó yêu thích khoa học.
 Chương dung dịch của hóa học 8 là một chương có nhiều bài tập tính toán và đòi hỏi học sinh có khả năng tư duy cao.
Học sinh không nắm chắc kiến thức này thì sẽ không thể làm tốt các bài tập tính toán trong chương trình hoá học 9.
Học sinh lớp 8 khi tham gia thi olympic cần nắm chắc kiến thức này trong khi đó tại thời điểm diễn ra thi thì học sinh chưa học hết lí thuyết của chương này chứ không nói đến là vận dụng thành thạo.
Vì những lí do trên mà tôi quyết định viết lên “ Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 8 làm bài tập dung dịch” mà bản thân tôi đã áp dụng rất mong được sự đóng góp, bổ sung của các bạn đồng nghiệp để đề tài thêm hoàn thiện.
II. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 
Từ kiến thức cơ sở mà sách giáo khoa nêu ra giáo viên phân tích tổng hợp hướng dẫn học sinh tìm ra công thức tính toán, các dạng bài thường gặp và các cách giải nhanh,ngắn gọn mà lại dễ hiểu.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi: Hóa học lớp 8
- Đối tượng: Học sinh lớp 8 trường THCS Thanh Thùy năm học 2013-2014, 2014- 2015.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Để nghiên cứu và hoàn thành đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa vấn đề.
- phương pháp quy nạp, phương pháp diễn dịch.
- Phương pháp so sánh đối chiếu
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Trong đề tài này tôi xin được trình bày một số sáng kiến của mình theo nội dung từng bài như phân phối của sách giáo khoa
I.Bài 40: Dung dịch
1. Cơ sở lí thuyết
- Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi
- Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch.
- Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất giữa dung môi và chất tan
- Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan
- Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan
2. Một số kinh nghiệm
Tôi nhận thấy trong các ví dụ hay bài tập mà sách giáo khoa đưa ra thì Chất tan cũng chính là chất đem hòa tan nghĩa là không có phản ứng hóa học xảy ra giữa chất đem hòa tan với dung môi. Vì vậy khi dạy bài này tôi đã đưa thêm các bài tập mà chất đem hòa tan có phản ứng với dung môi là nước vì các em đã được học về tính chất hóa học của nước trước đó rồi
Ví dụ 1: Hòa tan 62g Na2O vào 138g nước. Tính khối lượng chất tan và khối lượng dung dịch thu được.
Giải
Vì khi cho Na2O vào nước có phản ứng hóa học xảy ra:
 Na2O + H2O → 2NaOH
Do đó chất tan trong dung dịch thu được là NaOH
 nNaOH = 2nNa2O = = 2 mol
 mNaOH = 2.40 = 80g
 mdd NaOH = 62 + 138 = 200g
Ví dụ 2: Cho một mẩu Na kim loại nặng 4,6g vào cốc chứa 150g nước.Hỏi a) dung dịch thu được là dung dịch gì? Có khối lượng bằng bao nhiêu? 
b) Chất tan là chất nào? Bao nhiêu gam?
Giải
Na có phản ứng với nước: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑
 Mol: 0,2 0,2 0,1
Dung dịch thu được là dung dịch NaOH
 nNa = = 0,2 mol
 mNaOH = 0,2.40 = 8g
 nH2 = 0,1.2= 0,2g
Vì sản phẩm có sinh ra khí H2 bay ra khỏi dung dịch nên:
 mdd = mNa + mH2O – mH2 = 4,6 + 150 – 0,2 = 154,4 g
Ví dụ 3: Hòa tan hết 16,8g Fe cần vừa đủ 200g một dung dịch HCl. Hãy chỉ ra:
Chất tan, dung môi, dung dịch
Tính khối lượng mỗi yếu tố trên
Giải
 nFe = = 0,3 mol
 PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
 Mol: 0,3 0,6 0,3 0,3
Chất tan là FeCl2, có khói lượng là: 0,3.127 = 38,1 g
Dung môi là nước, có khối lượng là: 200 – mHCl = 200 – 0,6.36,5
 = 178,1 g
Dung dịch là dung dịch FeCl2, có khối lượng là
 16,8 + 200 – 0,3.2 = 216,2 g
Khi mà học sinh đã làm quen với các dạng bài tập này sẽ hình thành phản xạ cho các em phải xét xem chất đem hòa tan có phản ứng với chất dùng để hòa tan hay không từ đó nhận ra đúng chát tan, dung môi, dung dịch .
Khi đã tính được khối lượng chất tan, khối lượng dung dịch thì khi vào bài tập về nồng độ dung dịch trong pưhh thì cũng dễ dàng
3. Bài tập tự giải
Bài 1: Hãy nêu cách làm để có được dung dịch trong các trường hợp sau:
I ốt (I2) không tan trong nước nhưng tan được trong cồn (Rượu etylic)
Bột sắn không tan trong nước lạnh nhưng tan được trong nước nóng.
Benzen là chất lỏng không màu, không tan trong nước nhưng có khả năng hòa tan được xăng, dầu hòa, mỡ...
Bài 2: Cho 10,2g Al2O3 vào 250g dung dịch có chứa 54,75g HCl. Biết có phản ứng:
 Al2O3 + HCl ----> AlCl3 + H2O
Al2O3 có tan hết không?
Trong dung dịch sau phản ứng chứa mấy chất tan? Tính khối lượng của mỗi chất tan đó?
Tính khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng?
Bài 3: Cho 24g CuO vào 200g dung dịch chứa 14,6g HCl. Biết có phản ứng
 CuO + HCl ----> CuCl2 + H2O
a) CuO có tan hết không?
Trong dung dịch sau phản ứng chứa mấy chất tan? Tính khối lượng của mỗi chất tan đó?
Tính khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng?
Bài 4: a) Trộn 100g dung dịch A có chứa 27,375g HCl với 200g dung dịch B có chứa 30g NaOH 
Biết có phản ứng. HCl + NaOH ----> NaCl + H2O
Hỏi trong dung dịch sau p/ư có mấy chất tan? Là chất nào? Tính khối lượng chất tan, khối lượng dung dịch sau p/ư?
 b) Nếu trộn 200g dung dịch A với 200g dung dịch B trên thì có mấy chất tan trong dung dịch sau p/ư? Khối lượng mỗi chất là bao nhiêu?
Bài 5: Trộn 150g dung dịch chứa 58,8g H2SO4 với 150g dd chứa 62,4g BaCl2. Tính khối lượng dung dịch và khối lượng các chất tan có trong dung dịch sau p/ư? Biết có pưhh
 H2SO4 + BaCl2 ---à BaSO4 ↓ + HCl
( mũi tên ↓ là để chỉ chất không tan)
II. Bài 41: Độ tan của một chất trong nước
1. Cơ sở lí thuyết
- Độ tan của một chất trong nước ( kí hiệu là S) là số gam chất đó có thể tan trong 100g nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ xác định
- Phần lớn độ tan của chất rắn tăng khi nhiệt độ tăng
- Độ tan của chất khí trong nước tăng khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất
2. Một số kinh nghiệm
2.1. Xây dựng công thức tính độ tan
Trong sách giáo khoa không hề xây dựng công thức tính độ tan nhưng trong các bài tập đòi hỏi tình bày ngắn gọn, tư duy nhạy bén nên bằng những ví dụ tôi dẫn dắt học sinh xây dựng công thức tính độ tan
Ví dụ 1: Ở 20oC, 300g nước có thể hòa tan tối đa 645g Na2CO3. Hỏi
a) 100g nước ở nhiệt độ này có thể hòa tan tối đa bao nhiêu g Na2CO3?
b) Cho biết độ tan của Na2CO3 ở 20oC?
c) Lập công thức tính độ tan từ ví dụ trên
Giải
 a) 300g nước có thể hòa tan tối đa 645g Na2CO3
=> 100g nước có thể hòa tan tối đa = 215 g Na2CO3
b) Vậy độ tan của Na2CO3 ở 20oC là 215g
 S Na2CO3(20OC) = 215g
c) Ta thấy 645g là khối lượng chất tan (mct)
 300g là khối lượng nước đầu bài cho ( mnước = mdm)
Vậy Có công thức tính độ tan là:
 S = 
Sau khi học sinh đã biết công thức tính độ tan thì sẽ dễ dàng làm các bài tập tính độ tan như sau:
Bài 1: Tính độ tan của các chất cho sau đây ở 20oC.
a) Hóa tan 3,2g NaCl trong 10g nước thì được dung dịch bão hòa.
b) Chỉ hòa tan được tối đa 0,4g KClO3 trong 5g nước.
Bài 2: Người ta làm bay hết hơi nước trong 30g dung dịch nướcđường bão hòa ở 20oC thi còn lại 20g đường. Vậy độ tan của đường ở 20oC là bao nhiêu?
2.2. Trong các bài toán về độ tan còn gặp dạng bài cho biết độ tan và khối lượng dung dịch yêu cầu tính khối lượng chất tan, khối lượng nước.
Với dạng bài này tôi luôn hướng dẫn các em vận dụng định nghĩa về độ ta và quy tắc tam suất để giải.
Ví dụ 1: Cho biết độ tan ở 20oC của Na2SO4 là 26g, hãy cho biết trong trong 100g dung dịch bão hòa này có bao nhiêu gam Na2SO4 và bao nhiêu gam nước?
Giải
Ở 20oC, 100g nước hòa tan 26g Na2SO4 để tạo thành 126g dung dịch bão hòa
Hay trong 126g dd Na2SO4 bão hòa có 26g Na2SO4
=> 100g dd Na2SO4 bão hòa có x g Na2SO4
 X = = 20,6g
Khối lượng nước là: 100 – 20,6 = 79,4g
Ví dụ 2: Độ tan của KCl ở 40oC là 40g. Tính số gam KCl có trong 350g dung dịch KCl bão hòa ở nhiệt độ nói trên.
Giải
Trong 140g dung dịch bão hòa có 40g KCl
=> 350g dung dịch KCl có x g KCl 
 X = = 100g
Ví dụ 3: Để pha chế được 12,07g dung dịch CuSO4 bão hòa thì cần lấy bao nhiêu gam CuSO4 hòa vào bao nhiêu gam nước? Biết độ tan của CuSO4. 5H2O ở 20oC là20,7g.
Giải
Trong 120,7g dung dịch CuSO4 bão hòa có 20,7g CuSO4. 5H2O
12,07g -------------------------------à 2,07g CuSO4. 5H2O
Trong 250g CuSO4. 5H2O có 160g CuSO4
=> 2,07gCuSO4. 5H2O có = 1,3248 g CuSO4
Vậy để pha chế được 12,07g dung dịch CuSO4 bão hòa cần lấy 1,3248g CuSO4
2.3. Dạng bài tính khối lượng chất kết tinh khi giảm nhiệt độ của dung dịch
Với dạng bài này tôi chia thành 2 trường hợp
TH1: chất kết tinh dạng khan
Cách giải
Tính khối lượng chất tan và khối lượng nước có trong dung dịch trước khi làm lạnh
Dựa vào độ tan tính khối lượng chất tan có thể tan trong lượng nước trên.
Khối lượng chất kết tinh chính là hiệu số giữa khối lượng chất tan ở nhiệt độ cao với khối lượng chất tan có trong dung dịch khi nhiệt độ thấp.
Ví dụ 1: Tính khối lượng AgNO3 kết tinh khỏi dung dịch khi làm lạnh 450g dung dịch bão hòa ở 80oC xuống 20oC. Biết độ tan của AgNO3 ở 80oC là 668 gam và 20oC là 222 gam.
Giải
Ở 80oC, trong 450g dung dịch AgNO3 bão hòa có 
 mAgNO3 = = 391,4g
 mH2O = 450 – 391,4 = 58,6g
Ở 20oC 100 gam nước hòa tan tối đa 222g AgNO3
=> 58,6g nước hòa tan tối đa = 130,1g AgNO3
Vậy khối lượng AgNO3 kết tinh là:
 391,4 – 130,1 = 261,3 g
Ví dụ 2: Độ tan của KNO3 trong nước ở 100oC là 248g và ở 20oC là 34g. Hỏi có bao nhiêu gam KNO3 kết tinh từ dung dịch có 200g KNO3 trong 200g nước được làm lạnh xuống 20oC.
Giải
Ở 20oC , 100g nước chỉ hòa tan tối đa 34g KNO3 
=> 200g nước-----------------à 68g KNO3
Vậy khối lượng KNO3 kết tinh là: 200 – 68 = 132g
Sau khi học về nồng dộ dung dịch tôi lại kết hợp giữa nồng độ dung dịch với độ tan trong dạng bài chất kết tinh này 
TH2: Chất kết tinh dạng tinh thể ngậm nước
* Cách giải 
- Cũng tính khối lượng chất tan và khối lượng nước có trong dung dịch trước khi làm lạnh
- Gọi x là số mol tinh thể ngậm nước kết tinh từ đó tinh khối lượng chất tan và khối lượng nước còn lại trong dung dịch ở nhiệt độ thấp
- Lập biểu thức tính độ tan ở nhiệt độ làm lạnh, giải để tìm ra x
- Chuyển từ số mol chất kết tinh về khối lượng chất kết tinh
Ví dụ 1: Độ tan của CuSO4 ở nhiệt độ t1 là 20g ở hiệt độ t2 là 34,2g Người ta lấy 134,2g dung dịch bão hòa ở nhiệt độ t2 hạ xuống nhiệt độ t1. Tính số gam tinh thể CuSO4. 5H2O tách khỏi dung dịch.
Giải
Ở t2 , trong 134,2g dung dịch CuSO4 có 34,2g CuSO4 và 100g nước
Gọi x là số mol CuSO4. 5H2O tách ra khỏi dung dịch
 CuSO4 + 5H2O → CuSO4. 5H2O
Mol: x 5x x
ở t1: mCuSO4 = 34,2 – 160x (g)
 m H2O = 100 – 90x (g)
theo bài ra ta có: S CuSO4 (t1) = = 20 (g)
giải ra được: x = 0,1 mol
Vậy khối lượng CuSO4. 5H2O kết tinh là: 0,1.250 = 25g
Ví dụ 2: Tính khối lượng Na2CO3 . 10H2O kết tinh khi làm lạnh 750g dung dịch bão hòa từ 50oC xuống 10oC biết độ tan của Na2CO3 ở 2 nhiệt độ này là 38g và 20g.
Giải
Ở 50oC, trong 750g dung dịch Na2CO3 bão hòa có:
 mNa2CO3 = = 206,5 g
 mH2O = 750 – 206,5 = 543,5 g
Gọi x là số mol Na2CO3. 10H2O kết tinh
 Na2CO3 + 10H2O → Na2CO3. 10H2O
 Mol: x 10x x
Ở 10oC trong dung dịch còn 
 MNa2CO3= 206,5 – 106x (g)
 MH2O = 543,5 – 180x (g)
Theo bài ra ta có:
 S Na2CO3(10oC) = .100 = 20 (g)
Giải ra được x = 1,4 mol
Vậy khối lượng Na2CO3.10H2O kết tinh là: 1,4 . 286 = 400,4 g
Bài tập tự giải
Bài 1: Có bao nhiêu gam NaCl kết tinh khi làm lạnh 600g dung dịch NaCl bão hòa ở 90oc xuống OoC biết độ tan của NaCl ở 90oC là 50g; ở 0oc là 35g.
Bài 2: Ở 85oC có 1877g dung dịch bão hòa CuSO4. Làm lanhjl]ơngj dung dịch này xuống còn 5oC. Tính lượng tinh thể ngậm nước CuSO4.5H2O tách ra khỏi dung dịch biết độ tan của CuSO4 ở 85oC là 87,7g còn ở 25oC là 40g.
Bài 3: Xác ddingj khối lượng MgSO4. 7H2O kết tinh khi làm lạnh 250g dung dịch MgSO4 bão hòa ở80oC xuống 0oC biết độ tan của MgSO4 lần lượt là 60g và28g.
Bài 4: Tính khối lượng NaCl kết tinh khi hạ hiệt độ của dung dịch NaCl 30% từ 40oC xuống 20oC biết độ tan của NaCl ở 20oC là 36g.
Bài 5: Độ tan của NaNO3 ở 20oC là 88g còn ở 100oC là 180g. Hỏi có bao nhiêu gam NaNO3 tách ra khi hạ nhiệt độ của 140g dung dịch NaNO3 bão hòa từ 100oC xuống 20oC
Bài 6: ở 12oC có 1335g dung dịch CuSO4 bão hòa . Đun nóng dung dịch trên lên đến 90oC. Hỏi phải thêm bao nhiêu gam CuSO4 để được dung dịch CuSO4 bão hòa ở nhiệt độ này? Biết độ tan của CuSO4 ở 2 nhiệt độ này là 33,5g và 80g.
III. Bài 42: Nồng độ dung dịch
III.1: Nồng độ phần trăm của dung dịch
1. Cơ sở lí thuyết
- Nồng độ phần trăm của dung dịch (C%) cho biết số gam chất tan có trong 100g dung dịch.
- Công thức tính nồng độ phần trăm
 C% = .100
2. Một số kinh nghiêm
- Với các bài tập vận dụng công thức tính C% dựa vào khối lượng chất tan và khối lượng dung dịch thì học sinh làm khá tốt rồi nên tôi rèn thêm cho các em một số dạng nâng cao để các em phát triển tư duy, óc suy luận. 2.1: Tính C% khi chất đem hòa tan
2.1: Dạng bài tính C% khi biết độ tan S là tinh thể ngậm nước
Ví dụ 1: Hòa tan 25g CuSO4.5H2O vào 295g nước. tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được.
Giải
M CuSO4.5H2O = 160 + 5.18 = 160 + 90 = 250g
Trong 250g CuSO4.5H2O có 160g CuSO4
25g --------------------à 16g CuSO4
mdd = 25 + 295 = 320 g
Vậy C% = .100 = 5%
Ví dụ 2: Hòa tan 11,44g Na2CO3.10H2O vào 88,56 ml nước (d = 1g/ml ). Tính nồng độ % của dung dịch Na2CO3 thu được
Giải 
 mNa2CO3 = = 4,24 g
 mH2O = 88,56 . 1 = 88,56 g
 mdd = 4,24 + 88,56 = 92,8 g
 Vậy C%Na2CO3 = .100 = 4,6%
2.2: Dạng Tính C% dựa vào độ tan
Với bài tập này lúc đầu học sinh thấy bối rối và chưa biết phải bắt đầu từ đâu nhưng bằng những câu hỏi cụ thể tôi đã dẫn dắt để các em hiểu và đưa ra được công thức tính từ đó thấy dạng bài này thật dơn giản .
Ví dụ 1: Tính C% của dụng dịch NaCl bão hòa ở 90oC biết độ tan của NaCl ở nhiệt độ này là 50g.
Câu hỏi dẫn dắt của GV
Học sinh trả lời
? Độ tan của NaCl ở 90oC là 50g nghĩa là gì? 
? Vậy trong 150g dung dịch bão hòa có bao nhiêu gam chất tan NaCl?
? Vậy em có tính được nồng độ % của dung dịch này không?
? Từ ví dụ trên em hãy đưa ra công thức tính C% dựa vào độ tan S
- Ở 90oC, 100g nước hòa tan tối đa 50g NaCl để tạo thành 150g dung dịch NaCl bão hòa.
- Trong 150g dd NaCl bão hòa này có 50g NaCl
 => C%NaCl = .100 = 33,3%
Công thức:
C% = .100
Ví dụ 2: Tính C% của dung dịch NH4Cl bão hòa ở 60oC biết độ tan của NH4C ở nhiệt độ này là 70g.
Giải
C%NH4Cl = .100 = 41,18%
2.3: Dạng bài pha trộn dung dịch ( cùng chất tan, C% khác nhau)
- Tôi hướng dẫn các em 2 cách giải
+ Dùng phương trình pha trộn:
 m1.C1 + m2.C2 = (m1+m2).C ( với C1 > C > C2 )
Từ phương trình trên ta rút ra: = 
( Cách này thích hợp khi làm các bài toán xuôi,biết khối lượng và nồng độ của mỗi dung dịch pha trộn.tính C% mới thu được)
+ Dùng phương pháp đường chéo ( Thích hợp với bài toán ngược, tính khối lượng của dung dịch cần dùng để pha trộn)
Các bài pha loãng hay làm đặc dung dịch cũng có thể sử dụng 2 cách giải này 
Ví dụ 1: Có 2dung dịch HNO3 40% và 10%. Cần lấy bao nhiêu gam mỗi dung dịch để pha chế thành 600g dung dịch HNO3 15%.
Giải
Gọi x,y là khối lượng mỗi dung dịch 40% và 10% cần trộn
Cách 1:
Ta có: x + y = 600g (1)
Khối lượng chất tan có trong dung dịch sau khi trộn bằng tổng khối lượng chất tan có trong mỗi dung dịch.
 x.40 + y.10 = (x + y). 15 (2)
Từ(1) và (2) suy ra: x = 100g ; y = 500g
Cách 2:
x (g): 40% 15% - 10% = 5%
 15%
y (g): 10% 40% - 15% = 25%
 => = = 
 Mà: x + y =600 (g) 
 => x = 100g ; y = 500g
Vậy phải trộn 100g dung dịch HNO3 40% với 500g dung dịch HNO3 10% thì được 600g dung dịch HNO3 15%
Ví dụ 2: Cần thêm bao nhiêu gam nước cất vào 250g dung dịch Fe(NO3)3 90% để được dung dịch Fe(NO3)3 20%. 
Giải
Gọi khối lượng nước cần thêm là x (g)
Coi nước là dung dịch Fe(NO3)3 nồng độ 0%
Cách 1: 
Khối lượng Fe(NO3)3 có trong 111g dung dịch 90% là:
 250. = 225 g
Khối lượng dung dịch sau khi thêm nước là:
 mdd = x + 250 (g)
Theo bài ra ta có: .100 = 20%
Giải ra được: x = 875g
Cách 2: Áp dụng phương pháp đường chéo ta có
x (g): 0% 70%
 20%
250 (g): 90% 20%
=> = = => x = = 875g
Vậy phải thêm 875g nước vào 250 g dung dịch Fe(NO3)3 thì được dung dịch có nồng độ 20%
Ví dụ 3: Phải thêm bao nhiêu gam đường vào 200g dung dịch đường 10% đẻ được dung dịch đường 40%.
Giải
Gọi số gam đường cần thêm là x (g)
Cách 1: Số gam đường có trong 200g dung dịch đường 10% là:
 = 20g
Số gam đường có trong dung dịch sau khi thêm xg đường là:
 mđường = 20 + x (g)
Khối lượng dung dịch mới thu được là:
 mdd = 200 + x (g)
Theo bài ra ta có: C% = .100 = 40%
Giả ra được x = 100 g
Vậy phải thêm 100g đường
Cách 2: Coi đường là dung dịch đường có nồng độ 100%
Áp dụng phương pháp đường chéo ta có:
x (g): 100% 30%
 40%
200 (g): 10% 60%
=> = = => x = 100
Vậy phải thêm 100g đường vào 200g dung dịch đường 10% thì được dung dịch 40%.
Ví dụ 4: Cần phải thêm bao nhiêu gam tinh thể CuSO4 .5 H2O vào bao nhiêu gam dung dịch CuSO4 5% để được 750g dung dịch CuSO4 16%.
Giải
Cách 1: Gọi x ,y là số gam CuSO4. 5H2O và dung dịch CuSO4 5%
- Trong x gam CuSO4. 5H2O có số gam CuSO4 là: = 0,64x (g)
Trong y gam dung dịch CuSO4 5% có số gam CuSO4 là: = 0,05y (g)
Khối lượng CuSO4 có trong 750g dung dịch CuSO4 16% là: = 120 (g)
Ta có: 0,64x + 0,05y = 120 (1)
Mặt khác: x + y = 750 (2)
Từ (1) và (2) ta được x = 139,8g ; y = 610,2 g
Vậy phải thêm 139,8g CuSO4. 5H2O vào 610,2g dung dịch CuSO4 5%.
Cách 2: Trong 250g CuSO4 . 5H2O có 160g CuSO4
Coi CuSO4 là dung dịch CuSO4 có nông độ .100 = 64%
Áp dụng phương pháp đường chéo ta có:
 x (g): 64% 11%
 16%
y (g): 5% 48 %
=> = và x + y = 750
Giải ra được : x = 139,8 g ; y = 610,2 g.
 3. Bài tập tự giải
Bài 1: Cô cạn 50g một dung dịch muối thì thu được 0,5g muối khan. Tính C% của dung dịch đem cô cạn?
Bài 2: Hòa tan 25g CaCl2.6H2O vào 300 ml nước. Tính C% của dung dịch thu được rồi chuyển sang CM. Cho biết dH2O = 1g/ml ; d dung dịch = 1,08 g/ml.
Bài 3: Cho biết độ tan của NaCl ở 20oC là 35,9g.
Tính C% của dung dịch NaCl bão hòa ở nhiệt độ trên.
Nếu đun nóng 200g dung dịch trên để 50g nước bqay hơi đi rồi đưa dung dịch thu được về lại 20oC thì có bao nhiêu gam NaCl tách ra?
Bài 4: Tính lượng NaCl thu được khi cô cạn 150 Kg nước biển chứa 3,5% NaCl.
Bài 5: Hòa tan 11,44g Na2CO3.10H2O vào 88,56g nước. Tính C% của dung dịch thu được?
Bài 6: Cần hòa tan thêm bao nhiêu gam NaCl vào 500g dung dịch NaC 8% để được dung dịch NaCl 12%.
Bài 7: Tính nồng độ % của dung dich NaOH 2M có d = 1,08g/ml.
Bài 8: Có thể pha chế được bao nhiêu gam dung dịch MgSO4 3% từ 100g tinh thể MgSO4.7H2O
Bài 9: Hòa tan 24,4g BaCl2.xH2O vào 175,6g nước thu được dung dịch BaCl2 10,4%. Tính x?
Bài 10: Dung dịch AgNO3 1M (d = 1,2 g/ml). Tính nồng độ % của dung dịch này?
Bài 11: Tính lượng tinh thể CuSO4.5H2O cần lấy để pha chế được 500 ml dung dịch CuSO4 8% biết khối lượng riêng của dung dịch là 1,1 g/ml.
Bài 12: ở 40oC, độ tan của K2SO4 là 15g. Tính nồng độ % của dung dich K2SO4 bão hòa ở nhiệt độ này?
Bài 13: Tính độ tan của Na2SO4 ở 10oC và nồng độ % của dung dịch bão hòa này biết rằng ở 10oC khi hòa ta 7,2g Na2SO4 vào 80g nước thì được dung dịch bão hòa.
Đ/s S = 9g C% = 8,257%
Bài 14: Cần trộn bao nhiêu gam dd NaCl 20% vào 400g dd NaCl 15% để được dung dịch NaCl 16%?
Bài 15: Cần dd NaOH 5% với dd NaOH 10% theo tỷ lệ khối lượng như thế nào để thu được dd NaOH 8%?
Bài 16: Cần thêm bao nhiêu gam nước vào 600g dung dịch Na2SO4 18% để thu được dung dịch Na2SO4 15%?
Bài 17: Cần hòa tan thêm bao nhiêu gam KCl vào 800g dung dịch KCl 10% để được dung dịch KCl 20%.
Bài 18: Cần trộn bao nhiêu gam dung dịch HCl 30% vào 500g dung dịch HCl 4% để được dung dịch HCl 20% ?
Bài 19: Cần thêm bao nhiêu gam nước vào 500g dung dịch NaCl 12% để được dung dịch NaCl 8%
Bài 20: Có 150g dung dịch NaOH 20%:
Tính khối lượng NaOH cần hòa thêm vào để được dung dịch có nồng độ 25%.
Tính khối lượng nước cần thêm để được dung dịch có nồng độ 10%
Tính khối lượng dung dịch NaOH 40% cần trộn lẫn để được dung dịch có nồng độ 35%
Bài 21: Cần thêm bao nhiêu gam NaCl vào 750g dung dịch NaCl 8% để được dung dịch NaCl 12%/
Bài 22: Có 2 dung dịch NaOH 3% và NaOH 10%.
Trộn 500g dung dịch NaOH 3% với 300g dung dịch NaOH 10% thì thu được dung dịch có nồng độ bao nhiêu %.
Cần trộn dung dịch NaOH 3% và dung dịch NaOH 10% theo tỉ lệ khối lượng như thế nào để được dung dịch dung dịch có nồng độ 8%.
Bài 23: Càn lấy bao nhiêu gam CuSO4.5H2O hòa tan thêm vào 120g dd NaOH 20% để được dung dịch mới có nồng độ 25%.
Bài 24: Phải pha thêm nước vào dung dịch H2SO4 50% theo tỉ lệ như thế nào để thu được dung dịch H2SO4 20% .
Bài 25: Hãy tính C% của các dung dịch thu được trong các trường hợp sau:
Pha thêm 20g nước vào 150g dung dịch muối KCl 20%.
Trộn 150g dung dịch NaOH 10% với 250g dung dịch NaOH 25%.
Bài 26: Phải hòa thêm bao nhiêu g Na2SO4 rắn vào 500g dung dịch Na2SO4 12%để có dung dịch Na2SO4 20%.
Bài 27: Cân 300g dung dịch KOH10% cho mỗi lần pha chế sau:
Tính khối lượng KOH cần hòa tan thêm để thành dung dịch có nồng độ 25%.
Để chuyển thành dung dịch có nồng độ 12% cần làm bay hơi bao nhiêu gam nước.
Đổ thêm vào 200 ml nước. Tính nồng độ % của dung dịch sau khi pha loãng.
Tính khối lượng dung dịch KOH 25% cần trộn lẫn để được dung dịch có nồng độ 20%
Tính nồng độ % của dung dịch thu được khi trộn lẫn với 200g dung dịch KOH 5%.
Bài 28: Tính khối lượng dung dịch KOH 20% và dung dịch KOH 10% cho trộn lẫn vào ngau để pha chế được 200g dung dịch KOH 15%.
III. 2: Nồng độ mol của dung dịch
1. Cơ sử lí thuyết
- Nồng độ mol của dung dịch (CM ) cho biết số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch.
- Công thức tính nồng độ mol
 CM = ( trong đó n: là số mol chất ta ( mol)
 Còn V là thể tích dung dịch (lít) )
2. Một số kinh nghiệm
- Cần nhắc lại công thức chuyển đổi giữa khối lượng dung dịch và thể tích dung dịch mdd = d. v ( với d: là khối lượng riêng của dung dịch( g/ml)
 V là thể tích dung dịch (ml)
- Hướng dẫn các em làm bài tập pha trộn 2 dung dịch có nồng độ mol khác nhau, chất tan giống nhau dựa vào phương pháp đường chéo.
 V1(l) dd C1(M) C2 – C3 
 C3(M) 
 V2(l) dd C2(M) C3 – C1 
 ( Với: C1< C3 < C2 )
 => = 
Ví dụ 1: Trộn lẫn 150 ml dung dịch H2SO4 2M với 200g dung dịch H2SO4 5M ( d = 1,29 g/ml). Tính nồng độ mol của dung dịch H2SO4 nhận được.
Giải
Thể tích của 200g dung dịch H2SO4 5M là
 V = = = 155,04 ml
Gọi C là nồng độ mol thu được.
Cách 1: Áp dụng phương trình pha trộn ta có
 0,15. 2 + 0,15504. 5 = (0,15 + 0,15504). C
Giải ra ta tìm được : C = 3,52M
Cách 2: Áp dụng phương pháp đường chéo ta có
 150 ml: 2(M) 5 - C 
 C(M) 
 155,04 ml 5(M) C - 2 
 => = 
Giải ra tâ được : C = 3,52M
Vậy dung dịch H2SO4 nhận được có nồng độ mol là 3,53M
Ví dụ 2: Trộn V1 lít dung dịch A chứa 9,125gHCl với V2 lít dung dịch B chứa 5,475g HCl được 2 lít dung dịch D. 
a) Tính nồng độ mol của dug dịch D 
 b) Tính nồng độ mol của dung dịch A, B biết hiệu số nồng độ của dung dịch A với B là 0,4M
Giải
Số mol HCl trong dung dịch D là: ( 9,125 + 5,475):36,5 = 0,4 mol
Vậy nồng độ mol của dung dịch D Là C M (D) = = 0,2M
Goi x, y là nồng độ mol của dung dịch A và B
NHCl (A) = 9,125: 36,5 = 0,25 mol nHCl = = 0,15 mol
=> V1 = V2 = 
Theo bài ra ta có: x – y = 0,4
Mặt khác: V1 + V2 = 2 lít ó + = 2
Giải ra ta được x = 0,5M ; y = 0,1M
3. Bài tập tự giải 
Bài 1: Cần lấy bao nhiêu ml dung dịch HCl có nồng độ 36% (d = 1,19g/ml) để pha thành 5 lít dung dịch HCl có nồng độ 0,5M.
Bài 2: Hòa tan 11,7g NaCl vào nước để được 0,5 lít dung dịch,. Tính nồng độ mol/l của dung dịch này?
Bài 3: Thêm nước vào 400g dung dịch HCl 36,5% để được 2lits dung dịch thì nồng độ mol/l của dung dịch mới này là bao nhiêu?
Bài 4: Từ các công thúc tính nồng độ %, nồng độ mol/l, khối lượng dung dịch qua khối lượng riêng, tính số mol qua khối lượng. Em hãy tìm ra biểu thức liên hệ giữa C% và CM
Bài 5: Cô cạn từ từ 200ml dung dịch CuSO4 0,2Mthu được 10g tinh thể CuSO4.yH2O. Tính y?
Bài 6: Có bao nhiêu gam tinh thể Fe(NO3)3.6H2O kết tinh khi cô cạn 500ml dung dịch 
 Fe(NO3)3 1M
Bài 7: Cho 200 ml dung dịch NaOH 2M. Hỏi phải thêm bao nhiêu ml nước để được dung dịch mới có nồng độ 0,5M.
Bài 8: Cho 100ml dung dịch HNO3 40% có khối lượng riêng là 1,25g/ml.Hãy tính:
a) Khối lượng của dung dịch trên b) Tính khối lượng HNO3 có trong dung dịch
c) Tính nồng độ mol/l của dung dịch này
Bài 9: Tính CM của mỗi dung dịch trong các trường hợp sau:
Hòa tan 20g NaOH vào 250g nước, biết dH2O = 1 g/ml. Coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể
Hòa tan 26,88 lít khí HCl (đktc)vào 500ml nước thành dung dịch axit HCl. Coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.
Hòa tan 28,6g Na2CO3.10H2O vào một lượng nước vừa đủ để thành 200 ml dung dịch Na2CO3.
IV. Bài 43: Pha chế dung dịch
- Khi đã hướng dẫn các em thành thạo các dạng bài tập về nồng độ dung dịch thì bài tập về pha chế dung dịch cũng không còn khó nữa tôi chỉ lưu ý các em về việc lụa chọ bình chứa dung dịch cần pha sao cho phù hợp để khi các em làm bài thực hành không gặp khó khăn
Ví dụ 1: Nêu cách pha chế 150g dung dịch CuSO4 10%
Giải
Bước 1: Tính toán
 m CuSO4 = = 15g
 m H2O = 150 – 15 = 135g
* Bước 2: Cách pha
 - Cân lấy 15g CuSO4 cho vào cốc có dung tích 150g
 - Cân tiếp 135g nước cất rồi đổ vào cố trên, khuấy đều, ta được 150g dung dịch CuSO4 10%. Ta được 150g dung dịch CuSO4 10%.
 Ví dụ 2: Nêu cách pha chế 50ml dung dịch CuSO4 1M
Bước 1: Tính toán
 n CuSO4 = 1.0,05 = 0,05 mol
 m CuSO4 = 0,05. 160 = 8g
* Bước 2: Cách pha chế
- Cân lấy 8g CuSO4 cho vào cốc có dung tích 50 ml
- Thêm từ từ nước cất vào cốc trên đến vạch 50ml thì dừng lại, khuấy đều, ta được 50 ml dung dịch CuSO4 1M.
Ví dụ 3: Nêu cách pha chế 200g dung dịch NaCl 12% từ dung dịch NaCl 20%.
Giải
Bước 1: Tính toán
-Khối lượng NaCl có trong 200g dung dịch NaCl 12% :
 m NaCl = = 24g
- Khối lượng dung dịch NaCl 20% có chứa 24g NaCl
 mdd = = 120g
- Khối lượng nước cần thêm: m H2O = 200 – 120 = 80g
* Bước 2: Cách pha
- Cân lấy 120g dung dịch NaCl 20% cho vào cố có dung tích 250ml
- Cân tiếp 80g nước cho vào cốc trên, khuấy đều ta được 200g dung dịch NaCl 12%
Ví dụ 4: Nêu cách pha chế 500 ml dung dịch NaCl 1M từ dung dịch NaCl 2,5M.
Giải
Bước 1: Tính toán
Số mol NaCl có trong 500ml dung dịch NaCl 1M:
 n NaCl = 0,5.1 = 0,5 mol 
 - Thể tích dung dịch NaCl 2,5M có chứa 0,5 mol NaCl
 V dd = = 0,2 lít = 200 ml
 * Bước 2:Cách pha
 - Đong lấy 200ml dung dịch NaCl 2,5M cho vào cốc có dung tích 500ml
 - Thêm từ từ nước cất vào cốc trên đến đúng vạch 500 ml thì dừng lại, khuấy đều ta được 500 ml dung dịch NaCl 1M
 Ví dụ 5: Nêu cách pha chế 300g dung dịch KCl 12% từ các dung dịch KCl 8% và 20%
Giải
Bước 1: Tính toán
Gọi x, y là số gam mỗi dung dịch KCl 8%, 20% cần lấy
Áp dụng phương pháp đường chéo ta có
 x (g): 8% 8%
 12%
 y (g): 20% 4%
 Ta có: = = 
Mà : x + y = 300 g
Vậy x = 200g ; y = 100g
*Bước 2: Cách pha
- Cân lấy 200g dung dịch KCl 8% cho vào cố có dung tích 500 ml
- Cân tiếp 100g dung dịch KCl 20% cho vào cố trên, khuấy đều. ta được 300g dung dịch KCl 12%
III. KẾT LUẬN 
Trên đây là một số kinh nghiệm của cá nhân tôi khi dạy học sinh về phần dung dịch tôi nhận thấy các em hiểu bài và có kĩ năng giải bài tốt, kiến thức càng được củng cố và chắc chắn hơn, khả năng phản xạ, óc phán đoán, suy luận nhạy bén hơn và các em cảm thấy bộ môn hóa học nói chung và bài tập định lượng hóa học không còn khó nữa . Từ đó có thái đọ tích cực đối với môn hóa. Tuy nhiên để thực hiện được các dạng bài tập nêu trên cần phải có thời gian phụ đạo vào buổi chiều chứ nếu chỉ có mấy tiết như phân phối chương trình đã định thì khó có thể để cho học sinh thành thạo các dạng bài được
Vì khả năng của bản thân còn hạn chế và thời gian có hạn nên lượng bài tập biên soạn chưa nhiều. Rất mong sự bổ sung, góp ý của các đồng nghiệp cũng như các vị lãnh đạo có cùng chuyên môn hóa để ngày càng làm phong phú thêm ngân hàng câu hỏi, dạng bài tập áp dụng để từ đó mỗi giáo viên chúng ta ngày càng giảng dạy tốt hơn bộ môn này.
IV. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ
1. Đối với phụ huynh
- Quan tâm nhiều hơn đén việc học tập của con em mình, đầu tư nhiều về thời gian cho con cái học tập.
- Phối hợp chất chẽ, thường xuyên với giáo viên bộ môn để tìm hiểu cũng như nắm bắt kịp thời tình hình học tập của con em mình.
- Mua và hướng dẫn con thói quen đọc sách tham khảo, sách nâng cao để tự rèn luyện bản thân.
2. Đối với nhà trường
- Bổ sung thêm các sách tham khảo , các tài liệu nâng cao cho giáo viên và học sinh.
- Có kế hoạch tham mưu với cấp trên về kế hoạch dạy phụ đạo môn hóa cho học sinh trong trường THCS từ đó củng cố kiến thức cho những học sinh yếu kém cũng như bồi dưỡng cho các học sinh khá giỏi để tham gia thi học sinh giỏi các cấp.
3. Đối với phòng giáo dục
- Tổ chức hội thảo chuyên đề cho giáo viên bộ môn hóa đều đặn từng năm học để các giáo viên trong huyện có dịp trao đổi kinh nghiệm, cùng bàn luận để tìm ra phương pháp tối ưu, tích cực từ đó nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa.
Trong quá trình viết sáng kiến không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự góp ý của bạn đọc, của các chuyên viên và đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Thanh Thùy, ngày 30 tháng 3 năm 2014
 Người viết
 Nguyễn Thị Mơ
Ý kiến nhận xét, đánh giá xếp loại của hội đồng khoa học cơ sở
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh.doc