Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Lịch sử ở trường Trung học Cơ sở
Ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy đã góp phần tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học, nó mang đến cho học sinh những hình ảnh trực quan rất sinh động, những liên hệ thực tế lí thú, giúp học sinh hứng thú học tập. Công nghệ thông tin được xem như một công cụ dạy học hiện đại, công cụ này rất hiệu lực, nhưng vẫn không phủ nhận vai trò của người thầy, nếu ta ứng dụng hợp lí, có sự kết hợp tốt với phương pháp dạy học truyền thống sẽ mang lại hiệu quả cao.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học lịch sử đã thể hiện mối quan hệ biện chứng về con đường nhận thức của học sinh đi từ “trực quan sinh động” đến“tư duy trừu tượng”. Ở đây, nhờ được quan sát những hình ảnh sinh động, được nghe giảng của giáo viên mà học sinh tiếp thu bài tốt hơn, khắc sâu kiến thức bài học tốt hơn. Về điểm này, nhiều nhà giáo dục lịch sử đã nhấn mạnh:“Nội dung của các hình ảnh lịch sử, của bức tranh quá khứ càng phong phú bao nhiêu thì hệ thống khái niệm mà học sinh thu nhận được càng vững chắc bấy nhiêu”. Đồng thời, việc sử dụng những loại đồ dùng trực quan có liên quan đến phương tiện kĩ thuật hiện đại không chỉ góp phần tạo biểu tượng lịch sử cụ thể cho học sinh, miêu tả bề ngoài sự kiện, mà còn đi sâu vào bản chất sự kiện lịch sử.
A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm Trong điều kiện phát triển ngày nay hệ thống giáo dục ở các trường trung học cơ sở, môn Lịch sử có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng thế hệ trẻ có những hiểu biết về kiến thức lịch sử của nước nhà, về văn hóa, tư tưởng, chính trị, phẩm chất đạo đức và phong cách sống. Môn Lịch sử cũng như các môn học khác, có vai trò to lớn trong việc tác động đến con người không chỉ về trí tuệ mà còn cả về tư tưởng, tình cảm, giúp các em thấy được quá trình phát triển của một đất nước, một dân tộc mà rộng hơn là cả xã hội loài người. Trong thực tế hiện nay việc dạy – học môn Lịch sử chưa hoàn thành tốt vai trò của mình. Ở nhiều nơi, giáo viên chủ yếu vẫn dạy học bằng phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên chỉ chú trọng đến việc truyền đạt hết những nội dung kiến thức trong sách giáo khoa, còn học sinh cố gắng chép đầy đủ những nội dung mà thầy cô đọc cho chép là đủ không cần mở rộng thêm nữa. Từ đó trong thực tế giảng dạy giáo viên chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, chưa gây được hứng thú học tập cho học sinh. Về phía học sinh, chưa chú tâm học tập, chưa chủ động suy nghĩ, tìm tòi nhiều em vẫn cho rằng học môn Lịch sử phải ghi nhớ quá nhiều sự kiện khô khan, Lịch sử là môn học nghiên cứu về quá khứ, mà quá khứ là những cái đã qua không thể thay đổi được nên chỉ cho quá khứ chứ không áp dụng vào thực tiễn. Do đó muốn khắc phục được vấn đề này thì việc gây hứng thú học tập cho học sinh là điều không thể thiếu trong giờ học lịch sử. Vì thế việc đổi mới phương pháp sử dụng thiết bị dạy học môn Lịch sử ở trường trung học cơ sở là việc làm vô cùng cần thiết, để thông qua đó giáo viên có thể dễ hình thành khái niệm lịch sử cho học sinh hoặc giúp các em nhớ lâu, nhớ kĩ nội dung của bài học mà giáo viên giảng dạy trên lớp. Thực tế ngày nay ngành giáo dục vẫn đang tiếp tục đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, người thầy giữ vai trò tổ chức, hướng dẫn học sinh tích cực chủ động, tìm tòi, khám phá, lĩnh hội kiến thức mới. Vì vậy, mỗi giáo viên cần có sự chủ động, sáng tạo tích cực đổi mới phương pháp dạy học phù hợp nhằm gây hứng thú học tập bộ môn cho học sinh. Việc sử dụng đồ dùng trực quan phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những hướng tích cực nhất, hiệu quả nhất trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Và đối với bộ môn Lịch Sử, việc sử dụng đồ dùng trực quan vào giảng dạy là một việc làm rất cần thiết, giúp các em dễ hình dung lại sự phát triển của xã hội loài người và gây hứng thú học tập cho học sinh qua các hình ảnh minh họa. Là một giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử ở Trường THCS Tân Thới học sinh của trường phần lớn là con em gia đình nông dân, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, học sinh ít được tiếp cận với các vấn đề lịch sử, văn hóa chuyên sâu từ các kênh thông tin. Băng khoăn trước thực trạng đó, tôi luôn tìm tòi, nghiên cứu để nâng cao kiến thức và phương pháp giảng dạy của bộ môn mình giảng dạy để gây hứng thú học tập môn Lịch Sử cho học sinh, nhất là thông qua các hình ảnh nói về các sự kiện lịch sử để tạo cho học sinh có nhiều hứng thú trong học tập. Xuất phát từ những lý do cơ bản trên, nên tôi đã lựa chọn sáng kiến kinh nghiệm nghiên cứu là “ Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Lịch sử ở trường trung học cơ sở”. II. Mục đích nghiên cứu Một trong những phương pháp đặc trưng của bộ môn Lịch sử là phải gây được hứng thú, phát huy được tính tích cực học tập của học sinh đó là sử dụng đồ dùng, công cụ dạy học đúng mục đích, yêu cầu của việc nhận thức. Ở đây người thầy có vai trò đặc biệt quan trọng giúp học sinh sử dụng đúng có hiệu quả theo nội dung của bài học. Bởi dạy học thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin rất phong phú, đa dạng và sinh động như: hình ảnh, sơ đồ, lược đồ, băng hình...do đó người thầy phải giúp học sinh khai thác đúng nội dung tạo hứng thú hơn cho học sinh trong học tập nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Sáng kiến kinh nghiệm này tôi chủ yếu tập trung nghiên cứu và đưa ra một số kinh nghiệm trong tổ chức dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin nhằm phát huy tính sáng tạo, chủ động và hứng thú cho học sinh trong học tập bộ môn Lịch sử ở Trường THCS Tân Thới. IV. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp quan sát: Người thực hiện sáng kiến kinh nghiệm tự tìm tòi nghiên cứu, tiến hành dự giờ thăm lớp qua tiết dạy của đồng nghiệp để học hỏi kinh nghiệm cho bản thân. - Phương pháp trao đổi, thảo luận: Sau khi dự giờ của đồng nghiệp, có thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong giờ giảng để tiến hành trao đổi, thảo luận để từ đó rút ra những kinh nghiệm cho tiết dạy. - Phương pháp thực nghiệm: Giáo viên sẽ tiến hành dạy có ứng dụng công nghệ thông tin theo mục đích yêu cầu của tiết học sao cho phù hợp. - Phương pháp điều tra: Giáo viên kiểm tra việc tiếp thu kiến thức của học sinh thông qua giờ học để có những điều chỉnh phù hợp cho bản thân trong việc ứng dụng công nghệ thông tin. V. Cơ sở lí luận Sự đổi mới của mục tiêu giáo dục và nội dung giáo dục đặt ra yêu cầu phải đổi mới phương pháp dạy học, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện tính tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy và học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh. Việc đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học các môn học nói chung, phương pháp dạy học lịch sử nói riêng đã được đặt ra và thực hiện một cách cấp thiết cùng với xu hướng đổi mới giáo dục chung của cả nước. Những tồn tại ở trường trung học cơ sở với tính cách là một khoa học, bộ môn Lịch sử có tác dụng nhất định đến việc hình thành thế giới quan, tình cảm đạo đức, phát triển năng lực nhận thức và hành động cho học sinh. Trong một vài năm gần đây, phương pháp dạy học mới đã và đang được nghiên cứu, áp dụng ở trường trung học cơ sở như: dạy học nêu vấn đề, dạy học tích cực, dạy học lấy học sinh làm trung tâm, dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin Tất cả đều nhằm mục đích phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh, phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh. Đặc biệt việc sử dụng công nghệ thông tin để xây dựng bài giảng điện tử (hay giáo án điện tử) để dạy học lịch sử được xem là một trong những công cụ đem lại hiệu qủa tích cực trong việc đổi mới dạy và học. Thực hiện giáo án điện tử hay bài giảng điện tử giáo viên cần có sự hỗ trợ của máy tính. Toàn bộ kế hoạch lên lớp của giáo viên phải được lập trình sẵn. Các hoạt động dạy và học được thiết kế hợp lý trong một cấu trúc chặt chẽ, sử dụng các công cụ đa phương tiện bao gồm: các văn bản hình ảnh, âm thanh, phim minh hoạ để chuyển tải tri thức và điều khiển người học. Khi lên lớp bằng bài giảng điện tử, giáo viên phải thực hiện một bài giảng với toàn bộ hoạt động giảng dạy đã được chương trình hóa một cách sinh động nhờ sự hỗ trợ của các công cụ đa phương tiện đã được thiết kế trong bài giảng điện tử. Việc giảng dạy bằng bài giảng điện tử có những ưu điểm của nó. Đối với giáo viên, tuy phải đầu tư khá nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị một bài giảng điện tử nhưng việc dạy học lịch sử bằng bài giảng điện tử giúp giáo viên hạn chế bớt phần thuyết giảng, có thời gian thảo luận và tăng cường kiểm soát đối với học sinh. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy bằng bài giảng điện tử cũng không tránh khỏi những bất cập mà bản thân giáo viên nào cũng phải tìm cách khắc phục... Đối với học sinh, việc học tập lịch sử thông qua bài giảng điện tử tạo nhiều hứng thú cho các em trong học tập, các em được tiếp cận, nhận thức các sự kiện lịch sử và bài học lịch sử một cách sống động hơn, gần với quá khứ hơn, phát triển khả năng tư duy cho học sinh và học sinh sẽ nhớ bài lâu hơn. B. NỘI DUNG I. Thực trạng của vấn đề Xuất phát từ thực tiễn dạy và học bộ môn Lịch sử của giáo viên và học sinh với phương pháp dạy học cũ, thụ động, chưa tích cực trong học tập. Trong thời đại phát triển của công nghệ thông tin giáo viên áp dụng vào dạy học nhiều nhưng kết quả chưa cao. Nhiều giáo viên chỉ biết đưa ra những hình ảnh minh họa cho bài dạy nhưng không biết khai thác hình ảnh đó như thế nào hoặc chưa biết làm các hiệu ứng khi dạy các kiểu bài có lược đồ, sơ đồ, chiến dịch....có hiệu quả. Qua việc tiếp cận công nghệ thông tin trong dạy học tôi luôn luôn tìm tòi, khám phá, học hỏi các bạn đồng nghiệp để làm sao cho bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin đạt được hiệu quả cao nhất, gây hứng thú học tập bộ môn cho học sinh. Đối với học sinh, nhiều em vẫn cho rằng đây là môn phụ do đó không phải đầu tư nhiều thời gian, các giờ học có ứng dụng công nghệ thông tin các em chỉ cần ngồi xem hình ảnh, xem phim... Từ thực tế nhận thức của học sinh như vậy nên yêu cầu đặt ra đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp phù hợp, đúng với thực tế của tiết học để gây được hứng thú học tập đối với học sinh. Về phía giáo viên: Bước đầu đã tiếp cận sử dụng tương đối tốt các kỹ thuật dạy học đặc trưng bộ môn. Đã quen và chủ động với cách thức tổ chức các hoạt động dạy học. Phối hợp khá linh hoạt các kỹ thuật dạy học. Sáng tạo ra nhiều đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung các tiết dạy, đã thiết kế các bài dạy bằng giáo án điện tử, vì vậy nhiều tiết dạy lịch sử trở nên sinh động, có sức lôi cuốn. Sử dụng các trang thiết bị dạy học hiện đại phục vụ tốt cho quá trình ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy... Về phía học sinh: Học sinh đã được quen dần với môn học có ứng dụng công nghệ thông tin. Phần lớn học sinh có ý thức học tập và yêu thích môn Lịch sử tích cực thực hiện được các yêu cầu, bài tập của giáo viên sau giờ học. Như chúng ta đã nói ở trên, Lịch sử là một môn học đặc thù. Kiến thức lịch sử là kiến thức về quá khứ. Có những sự kiện đã diễn ra cách ngày nay hàng trăm, hàng ngàn năm thậm chí lâu hơn. Yêu cầu bộ môn đòi hỏi, khi nhận thức học sinh phải tái hiện những sự kiện, hiện tượng đó một cách sống động như đang diễn ra trước mắt mình. Bên cạnh đó, khả năng tư duy của học sinh trung học cơ sở còn hạn chế nên việc sử dụng phương tiện trực quan để giúp học sinh tái hiện là một nguyên tắc trong dạy học lịch sử. Trong lúc đó, các phương tiện trực quan phục vụ dạy học lịch sử hiện nay còn nhiều hạn chế. Phương tiện vừa thiếu lại vừa không phù hợp, những phương tiện dạy học không đáp ứng được yêu cầu và không thể tạo nên hứng thú học tập cho học sinh. II. Các biện pháp thực hiện 1. Sử dụng hình ảnh để minh họa cho nội dung bài học Một trong những lợi thế của môn học Lịch sử là có rất nhiều tư liệu bằng hình ảnh như các bức hoạ, ảnh chụp đặc biệt là các bộ phim tài liệu. Học lịch sử là học quá khứ nên học sinh rất thích được xem những hình ảnh thực tế của quá khứ làm cho các em có cảm giác như đang sống cùng với thời kì lịch sử đó. Hình ảnh là nguồn tư liệu phong phú nhất khi ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, có thể nói bài học nào có ứng dụng công nghệ thông tin thì bài học đó đều có hình ảnh minh họa. Tuy nhiên giáo viên không vì phong phú mà đưa quá nhiều hình ảnh, hình ảnh không gần với bài học sẽ dẫn tới không thể làm cho học sinh khắc sâu kiến thức. Nếu khai thác tốt hình ảnh sẽ hấp dẫn được học sinh, giúp học sinh hiểu sâu hơn bài học, nhưng ngược lại cũng không tránh khỏi sự tò mò của học sinh dẫn tới sao nhãng việc tiếp thu kiến thức. Có hai hình thức sử dụng hình ảnh: * Hình ảnh minh họa cho nội dung kiến thức: Sau khi giáo viên đã trình bày song phần nội dung kiến thức của từng mục, từng bài giáo viên nên đưa ra các hình ảnh minh họa cho nội dung bài vừa học qua đó các em nhận thức được sâu hơn vấn đề cụ thể: Dạy bài 6: Các nuớc Châu Phi. Phần I: Tình hình chung. Trước hết giáo viên hỏi học sinh. Hiện nay Châu Phi đang đứng trước những vấn đề khó khăn như thế nào? Sau khi học sinh trả lời, giáo viên chốt lại những khó khăn cơ bản mà Châu Phi đang phải gánh chịu: xung đột sắc tộc, tôn giáo, bệnh tật, đói nghèo, bùng nổ dân số... Sau đó giáo viên cho học sinh xem 1 số hình ảnh để minh họa thêm về những khó khăn, nghèo đói của Châu Phi trong giai đoạn hiện nay, từ đó giúp học sinh khắc sâu thêm được kiến thức bài học. Dạy bài 12: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật, Mục I: Những thành tựu chủ yếu. Sau khi yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đưa ra những thành tựu tiêu biểu trong lĩnh vực công nghệ với những thành tựu về: công cụ sản xuất mới, nguồn năng lượng mới, vật liệu mới, chinh phục vũ trụ, giao thông vận tải, thông tin liên lạc... Giáo viên đưa ra 1 loạt các hình ảnh để minh họa cho nội dung kiến thức vừa học. Bằng lời nói sinh động, hấp dẫn học sinh dễ khắc sâu kiến thức trọng tâm của bài có hứng thú học tập bộ môn. Có thể so sánh nếu như khi dạy 2 bài trên không sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin giáo viên vẫn có thể truyền đạt hết kiến thức cho học sinh nhưng để học sinh hình dung được bộ mặt thật, những khó khăn thách thức của châu Phi hiện nay là rất khó, bởi học sinh có thể chỉ biết được trên sách vở, lý thuyết. Hoặc qua các hình ảnh học sinh mới biết được con tàu cao tốc, những mạng lưới giao thông hiện đại của các nước phát triển, sự tiến bộ về thông tin liên lạc... so sánh những tiến bộ kỹ thuật trong từng thập kỷ. 2. Hình ảnh khắc sâu kiến thức Giáo viên đưa ra hình ảnh và hướng dẫn học sinh khai thác hình ảnh sau đó rút ra những vấn đề kiến thức của bài học, nhằm khắc sâu kiến thức trọng tâm. Vấn đề này không khó nhưng giáo viên lại không hay chú ý thường bỏ qua hoặc làm thay cho học sinh. * Dạy bài 24. Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 – 1946). Phần III. Diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết khó khăn về tài chính. Giáo viên chụp bức ảnh Hình 42 (Sách giáo khoa). Nhân dân góp gạo chống “giặc đói” và trình chiếu trên màn hình lớn, hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét về phong trào cứu đói của nhân dân ta trong những ngày đầu sau cách mạng tháng Tám năm 1945. Hình 42. Nhân dân góp gạo chống “giặc đói” Khi khai thác, giáo viên nên bổ sung kiến thức, cụ thể hoá kiến thức bằng lời giảng hình ảnh. Bằng những câu chuyện cụ thể để tạo ấn tượng, làm bài giảng thêm sinh động hấp dẫn: “Hũ gạo cứu đói”, “Ngày đồng tâm”: Mỗi gia đình, mỗi bữa bớt khẩu phần ăn của cả nhà một nắm bỏ vào hũ, một tháng cả nhà nhịn ăn một bữa......Giáo viên kể chuyện về tấm gương “Nhịn ăn của Chủ Tịch nước” trong những ngày này để giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho các em. Tất cả mọi người, tất cả mọi nhà đều “lập hũ gạo cứu đói”, đều thực hiện “Ngày đồng tâm” khi hũ gạo nhà mình đầy, đem tới nơi quyên góp gạo chung của cả làng....(giáo viên vừa giảng vừa cho học sinh trực quan vào trung tâm bức ảnh) chỗ gạo quý hiếm chắt chiu ấy, sẽ được đưa tới nơi đói gay gắt hơn, để đồng bào có được miếng cơm, bát cháo cho qua đi những ngày khốn khó. Đấy chính là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”, hay “Bầu ơi thương lấy bí cùng, Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Trong gian nan, khốn khó, càng sáng bừng lên nghĩa cử “Một nắm khi đói bằng một gói khi no”... Khi dạy về giải quyết nạn dốt. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát bức ảnh trên màn hình lớn và cùng trao đổi thảo luận. Hình 43. Lớp Bình dân học vụ Giáo viên giải thích để học sinh hiểu: “Bình dân học vụ” là gì? Là học tập, là nghĩa vụ của mọi người dân – có học – có kiến thức, mới xây dựng được chính quyền mới – xây dựng được cuộc sống mới... Một lớp bình dân học vụ ban đêm: Có trẻ, có già, có trai, có gái, đầy đủ mọi lứa tuổi, giáo viên có thể là những cô, cậu 9, 10 tuổi, học sinh có thể là những cụ già 60, 70 tuổi, đang say sưa học bài - lần đầu tiên nắn nót viết chữ, ánh sáng của những ngọn đèn dầu hôm nay, sẽ làm bừng sáng tương lai của dân tộc ở ngày mai... * Dạy bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1950). Mục II: Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16. Giáo viên sử dụng hình“Quyết tử quân Hà Nội ôm bom ba càng đón đánh xe tăng Pháp” hướng dẫn học sinh khai thác nội dung kiến thức cơ bản, kèm theo câu hỏi gợi mở: Em biết gì về bức ảnh lịch sử này? Bức ảnh chụp ai? Theo em hiện nay bức ảnh gốc đang được trưng bày ở đâu? Quan sát bức ảnh trên em có nhận xét gì về tinh thần chiến đấu của chiến sĩ Hà Nội trong những ngày đầu toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược? Sau khi học sinh trao đổi, trả lời xong, giáo viên nhận xét và kết luận về nội dung bức hình: Bức hình cả lớp đang xem là ảnh chụp“Quyết tử quân Hà Nội ôm bom ba càng đón đánh xe tăng Pháp". Bức ảnh do bác sĩ quân y Trần Hạnh chụp ngày 20/12/1946. Người trong ảnh là chiến sĩ Nguyễn Văn Thiềng, còn gọi là Trần Thành, quê ở phố hàng Vôi (Hà Nội). Bức ảnh gốc hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng quân đội Việt Nam. Bức ảnh phản ánh một hiện thực lịch sử sinh động về các chiến sĩ trung đoàn Thủ đô quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Hành động quyết tử của chiến sĩ Trần Thành mãi mãi là tấm gương sáng về tinh thần yêu nước và lòng dũng cảm cho các thế hệ thanh niên mai sau học tập”. Như vậy, việc trình chiếu bức tranh trên màn hình lớn để hướng dẫn học sinh quan sát, miêu tả kết hợp với câu hỏi gợi mở sẽ giúp học sinh phát huy tính tích cực, hứng thú trong học tập. Và nếu như không dạy ứng dụng công nghệ thông tin thì giáo viên cũng chỉ cần khai thác những nội dung trong sách giáo khoa là đủ thì học sinh dễ cảm thấy nhàm chán và giờ học không đạt được kết quả cao. Sau khi học sinh quan sát, suy nghĩ và trả lời, giáo viên kết luận sẽ hình thành trong đầu các em biểu tượng rõ nét, chân thực về hình ảnh về các chiến sĩ quyết tử quân Hà Nội trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến. Nhờ đó, các em sẽ khắc sâu, nhớ lâu kiến thức về sự kiện lịch sử này, không nhầm lẫn với các nhân vật và sự kiện lịch sử khác. 3. Sử dụng các đoạn phim tư liệu để minh họa cho nội dung bài học Có thể nói các đoạn phim tư liệu là nguồn tư liệu sống trong dạy học lịch sử bởi qua những đoạn phim này các em biết luôn được về thời kì quá khứ hào hùng của dân tộc. Tùy theo nội dung của bài giáo viên có thể đưa vào những đoạn phim tư liệu, những bài hát phù hợp làm phong phú thêm bài học, đồng thời thay đổi không khí trong một giờ học lịch sử. Có hai hình thức sử dụng đoạn phim tư liệu: * Xem phim tư liệu bổ sung kiến thức vừa học. Dạy bài 16. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài 1919 - 1925. Sau khi trình bày cho học sinh các hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp, Liên Xô và sang Trung Quốc giáo viên cho học sinh xem đoạn video về hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ khi Người quyết định ra đi tìm đường cứu nước đến khi Nguyễn Ái Quốc đọc Luận cương của Lê-Nin và tìm được con đường cứu nước cho cách mạng Việt Nam.... Sau khi xem xong đoạn video này học sinh sẽ bổ xung và khắc sâu thêm kiến thức về hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc. Dạy bài 27. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 - 1954). Sau khi dạy hết bài giáo viên có thể cho học sinh nghe bài hát "Giải phóng Điện Biên", khí thế hào hùng của lời bài hát cùng những hình ảnh minh họa trong bài hát một lần nữa khắc sâu kiến thức bài học cho học sinh, gây tâm lí thoải mái, hứng thú trong giờ học, làm cho giờ học lịch sử bớt nhàm chán bởi những con số và sự kiện... * Xem phim tư liệu rút ra những nội dung cơ bản của bài học. Dạy bài 23. Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 và sự thành lập Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Phần III. Giành chính quyền trong cả nước. Dạy tới phần nội dung của Tuyên ngôn độc lập, giáo viên dừng lại cho học sinh xem đoạn video đọc Tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau khi học sinh xem xong giáo viên có thể hỏi: Nội dung bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam phản ánh những vấn đề gì? Vì học sinh vừa được xem xong nên các em có thể rút ra được ngay nội dung cơ bản của bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam, nó là sự kế thừa và tiếp nối những mặt tích cực của bản tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền của Pháp, bản tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ để Chủ tịch Hồ Chí Minh viết lên một bản Tuyên ngôn hào hùng cho dân tộc Việt Nam, khẳng định với thế giới quyền tự do dân chủ của nhân dân Việt Nam.... Hơn nữa các em được nghe thực tế giọng của Bác Hồ đọc tuyên ngôn, các em sẽ phấn khởi hơn hứng thú hơn khi học những phần sau và dễ khắc sâu kiến thức của bài. Dạy bài 25. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950). Phần I - Mục 2: Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng. Khi dạy tới đoạn Chủ Tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến nếu như trước đây dạy bình thường giáo viên chỉ khai thác nội dung này qua đoạn kênh chữ trong sách giáo khoa học sinh chỉ biết tới lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến qua giọng đọc trầm bổng của giáo viên, nhưng có ứng dụng công nghệ thông tin giáo viên cho học sinh xem Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến bằng chính nét chữ của Chủ Tịch Hồ Chí Minh và lời đọc của Người, học sinh được mắt thấy tai nghe, các em sẽ hứng thú nhiều khi học tập và cô đọng lại kiến thức của bài giảng trong học sinh. 4. Xây dựng và kết hợp sử dụng tranh, ảnh, đoạn phim để minh họa cho nội dung bài học - Chèn các bức ảnh vào bài học. - Chèn đoạn phim tài liệu để minh hoạ. 5. Xây dựng và sử dụng lược đồ để khai thác nội dung bài học Ưu thế của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử là bằng các hiệu ứng giáo viên có thể làm cho học sinh thấy được sự sinh động trong diễn biến các trận đánh và thấy được sự quyết liệt trong mỗi sự kiện... Một bản đồ động sẽ hứng thú hơn nhiều so với bản đồ tĩnh, tuy nhiên việc thiết kế một bản đồ điện tử là một vấn đề rất khó làm đối với giáo viên. Phương pháp này có thể áp dụng cho rất nhiều bài trong chương trình của bộ môn Lịch sử đặc biệt là các bài có diễn biến của phong trào cách mạng, các trận đánh lớn. 6. Sử dụng hệ thống bảng biểu điện tử để khai thác nội dung bài học Sử dụng bảng niên biểu, bảng so sánh, giúp các em khái quát nội dung sau mỗi phần, mỗi bài, mỗi giai đoạn lịch sử....Hình thức này phù hợp với phương pháp thảo luận nhóm, so sánh sự khác nhau....giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu sau đó trình bày và giáo viên đưa ra kết luận cuối cùng qua các bảng biểu III. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Trong năm học 2017 – 2018 tôi đã áp dụng nhiều biện pháp trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử cấp trung học cơ sở đặc biệt là các khối lớp 6, 7, 8, 9 nhờ vào đó mà kết quả đạt được tương đối cao. Lớp Sỉ số Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Lịch sử góp phần tạo ra tính trực quan, sinh động giúp các em dễ dàng nắm bắt kiến thức, hiểu sâu kiến thức, xoá bỏ cảm giác khô khan trong các giờ học lịch sử để môn học này trở nên gần gũi với các em hơn. Qua kết quả thực tế cho thấy đa số các em học sinh đều tỏ ra hứng thú với phương pháp này, tạo ra sự tập trung chú ý cao độ, từ đó giúp các em khắc sâu biểu tượng về sự kiện hiện tượng lịch sử, từ đó các em có thể thuộc bài ngay tại lớp. IV. Khả năng ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm Qua thực tế cho thấy sáng kiến kinh nghiệm này có thể áp dụng được nhiều bài dạy khác nhau và đem lại hiệu quả cao như tạo ra được tính tích cực, chủ động, tính trực quan, sinh động giúp học sinh có thể dễ dàng nắm được nội dung kiến thức, hiểu sâu kiến thức bộ môn Lịch sử, hạn chế được tính khô khan trong giờ dạy học lịch sử để môn học này có thể gần gũi với các em hơn. Trong thực tế giảng dạy bộ môn Lịch sử ở Trường THCS Tân Thớikhi tôi áp dụng các biện pháp giảng dạy có ứng dụng công nghệ thông tin cho thấy đa số các em học sinh đều tỏ ra hứng thú với phương pháp này, các em tập trung chú ý học nhiều hơn, từ đó giúp các em khắc sâu được trọng tâm của bài và có thể thuộc bài ngay tại lớp. Đối với những em khá giỏi thì có thể nắm vững, vận dụng tốt kiến thức kỹ năng, học bài và làm bài rất tốt, học sinh trung bình thì có thể nắm được nội dung kiến thức cơ bản còn một số em chưa tập trung học thì làm bài chưa tốt, kết quả chưa cao. Từ thực tế học tập của học sinh trước và sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này cho thấy hiệu quả của giờ học có áp dụng phương pháp này thì sẽ cao hơn hẳn và có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các phương pháp truyền thống mà trước đây nhiều giáo viên giảng dạy môn Lịch sử vẫn sử dụng trong giờ dạy của mình. C. KẾT LUẬN I. Kết luận Ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy đã góp phần tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học, nó mang đến cho học sinh những hình ảnh trực quan rất sinh động, những liên hệ thực tế lí thú, giúp học sinh hứng thú học tập. Công nghệ thông tin được xem như một công cụ dạy học hiện đại, công cụ này rất hiệu lực, nhưng vẫn không phủ nhận vai trò của người thầy, nếu ta ứng dụng hợp lí, có sự kết hợp tốt với phương pháp dạy học truyền thống sẽ mang lại hiệu quả cao. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học lịch sử đã thể hiện mối quan hệ biện chứng về con đường nhận thức của học sinh đi từ “trực quan sinh động” đến“tư duy trừu tượng”. Ở đây, nhờ được quan sát những hình ảnh sinh động, được nghe giảng của giáo viên mà học sinh tiếp thu bài tốt hơn, khắc sâu kiến thức bài học tốt hơn. Về điểm này, nhiều nhà giáo dục lịch sử đã nhấn mạnh:“Nội dung của các hình ảnh lịch sử, của bức tranh quá khứ càng phong phú bao nhiêu thì hệ thống khái niệm mà học sinh thu nhận được càng vững chắc bấy nhiêu”. Đồng thời, việc sử dụng những loại đồ dùng trực quan có liên quan đến phương tiện kĩ thuật hiện đại không chỉ góp phần tạo biểu tượng lịch sử cụ thể cho học sinh, miêu tả bề ngoài sự kiện, mà còn đi sâu vào bản chất sự kiện lịch sử. Thực hiện theo chủ trương đổi mới phương pháp dạy học nên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là một yêu cầu cấp thiết trong công tác dạy học. Trước đây ta thường quan niệm thiết bị dạy học môn Lịch sử chỉ nhằm minh họa làm cho kiến thức trở nên phong phú, sinh động. Ngày nay ngoài chức năng, tác dụng đó, người ta còn đặc biệt nhấn mạnh đó là một trong những nguồn nhận thức quan trọng của việc truyền bá và nhận thức lịch sử. Khai thác triệt để chức năng, tác dụng này sẽ tạo điều kiện để giáo viên thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp soạn giảng. Học sinh có điều kiện chủ động tích cực trong học tập tham gia vào quá trình tự nhận thức lịch sử một cách tốt nhất và có hứng thú học tập tốt hơn ở bộ môn Lịch sử. II. Kiến nghị - Phòng giáo dục cần thường xuyên tổ chức các chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm giữa các đồng nghiệp về việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học. - Ban giám hiệu nhà trường cần phối hợp với lãnh đạo cấp trên tạo điều kiện trang bị đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy theo phương pháp đổi mới như sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, đồng thời phải bổ xung đầy đủ trang thiết bị dạy học đặc biệt là máy chiếu, phòng học bộ môn để ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học một cách thường xuyên và phục vụ cho công tác dạy học bộ môn Lịch sử ngày càng tốt hơn - Đối với giáo viên cần phải có tâm huyết với nghề, đầu tư nghiên cứu bộ môn mình giảng dạy, thường xuyên trau dồi kiến thức, đề ra nhiều phương pháp mới phù hợp đặc thù với bộ môn, luôn luôn cập nhật thông tin hàng ngày để cung cấp kiến thức thực tế phù hợp. Trên đây tôi xin mạnh dạn nêu lên một vài kinh nghiệm trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử theo hướng đổi mới phương pháp dạy học mà bản thân tôi rút ra được trong những năm qua rất mong sự trao đổi, đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để tìm ra nhiều biện pháp tốt hơn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Lịch sử ở trường trung học cơ sở. Trường THCS Tân Thới
Tài liệu đính kèm:
- sansng_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_d.doc