Bài giảng Hóa học Lớp 8 - Bài 37: Axit-bazơ-muối

Bài giảng Hóa học Lớp 8 - Bài 37: Axit-bazơ-muối

I – AXIT

1 – Kể tên 3 loại axit mà em đã biết. Cho nhận xét về thành phần phân tử của chúng.

Một số axit thường gặp là : Axit Clohydric HCl, Axit Cacbonic H2CO3, Axit Photphoric H3PO4.

Trong thành phần phân tử các axit trên đây có nguyên tử Hiđro và gốc axit (–Cl, =CO3, ≡PO4).

- Vậy axit là gì ?

 

pptx 36 trang phuongtrinh23 28/06/2023 6560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Hóa học Lớp 8 - Bài 37: Axit-bazơ-muối", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
V 
BÀI GIẢNG HÓA HỌC 8 
BÀI 37 – AXIT-BAZƠ-MUỐI 
KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM 
ĐÃ VỀ DỰ GIỜ BÀI HỌC NGÀY HÔM NAY 
TRƯỜNG THCS NGHIÊM XUYÊN 
Năm : 2020 
KIỂM TRA BÀI CŨ 
 Nêu tính chất của nước. Viết phương trình phản ứng minh hoạ. 
Trả lời : 
Tính chất của nước : Nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị, sôi ở 100 0 C, hoà tan được nhiều chất rắn, lỏng, khí. Nước tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường (như Na, K, Cs, Ca, ) tạo thành bazơ và giải phóng hiđro ; tác dụng với các oxit bazơ tạo ra bazơ như NaOH, KOH, Ca(OH) 2 , ; tác dụng với nhiều oxit axit tạo ra axit như H 2 CO 3 , HNO 3 , H 3 PO4, 
Phương trình hóa học minh hoạ : 
+ Tác dụng với kim loại : 
+ Tác dụng với oxit bazơ : 
+ Tác dụng với oxit axit : 
TIẾT 55 – AXIT-BAZƠ-MUỐI 
I – AXIT 
?1 – Kể tên 3 loại axit mà em đã biết. Cho nhận xét về thành phần phân tử của chúng. 
Một số axit thường gặp là : Axit Clohydric HCl, Axit Cacbonic H 2 CO 3 , Axit Photphoric H 3 PO 4 . 
Trong thành phần phân tử các axit trên đây có nguyên tử Hiđro và gốc axit (–Cl, =CO 3 , PO 4 ). 
- Vậy axit là gì ? 
I - AXIT 
1 - Khái niệm 
* Một số axit thường gặp : Axit Clohydric HCl, Axit Cacbonic H 2 CO 3 , Axit Photphoric H 3 PO 4 . 
* Trong thành phần phân tử các axit trên đây gồm một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit (– Cl, =CO 3 , PO 4 ; mỗi gạch ngang biểu thị một hóa trị), các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại. 
I – AXIT 
2. Công thức hóa học 
* Công thức hóa học của axit gồm một hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốc axit. 
* Tổng quát, công thức hóa học của axit là : 
 trong đó 
* VD : Axit Clohiđric HCl, Axit Bromhiđric HBr, Axit Sunfuhiđric H 2 S, Axit Sunfuric H 2 SO4, Axit Nitric HNO 3 , 
I - AXIT 
3. Phân loại 
Axit gồm : 
Axit không có oxi: HCl, H 2 S... 
Axit có oxi: HNO 3 , H 2 SO 4 , H 3 PO 4 
I - AXIT 
4. Tên gọi 
Ax i t có oxi 
Cách gọi tên: Tên axit: axit + tên Phi kim + ic 
Ví dụ: HNO 3 (Axit nitric), H 2 SO 4 (Axit sunfuric)... 
Ax i t không có oxi 
Cách gọi tên: axit + tên phi kim + hiđ r ic 
Ví dụ: H 2 S (axit sunfuhiđric), HCl (axit clohiđric)... 
A x i t có ít oxi 
Cách gọi tên: axit + PK + ơ 
Ví dụ: H 2 SO 3 (axit sunfurơ). Gốc =SO 3 có tên là sunfit 
II – BAZƠ 
?2 – Kể tên 3 loại bazơ mà em đã biết. Nhận xét thành phần phân tử của các bazơ trên. 
Một số bazơ thường gặp là : Natri Hiđroxit (Xút ăn da) NaOH, Kali Hiđroxit (Potash ăn da) KOH, Canxi Hiđroxit (Vôi tôi) Ca(OH) 2 . 
Phân tử bazơ gồm nguyên tử kim loại và nhóm Hiđroxit (– OH). 
- Vậy bazơ là gì ? 
II – BAZƠ 
1. Khái niệm 
* Một số bazơ thường gặp : Natri Hiđroxit (Xút ăn da) NaOH, Kali Hiđroxit (Potash ăn da) KOH, Canxi Hiđroxit (Vôi tôi) Ca(OH) 2 , 
* Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử k im loại liên kết với một hay nhiều nhóm Hiđroxit (– OH). 
* Vì nhóm hiđroxit hóa trị I nên kim loại có hóa trị bao nhiêu thì liên kết với bấy nhiêu nhóm Hiđroxit 
II – BAZƠ 
2. Công thức hóa học 
* Công thức hóa học của bazơ gồm một nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm Hiđroxit (– OH). 
* Nhóm Hiđroxit hóa trị I (kim loại có hóa trị b ao nhiêu thì có bấy nhiêu nhóm Hiđroxit liên kết với nó) nên ta có công thức tổng quát : 
 trong đó 
II- BAZƠ 
3. Tên gọi 
* Tên bazơ = Tên kim loại (nếu kim loại có nhiều hoá trị gọi tên kèm theo tên hoá trị) + hiđroxit . 
* Ví dụ: 
NaOH : N atri hiđroxit ; 
Ca(OH) 2 : Canxi hi đ roxit ; 
Cu(OH) 2 : Đồng (II) hiđroxit ; 
Fe(OH) 3 : S ắt (III) hiđroxit . 
II- BAZƠ 
4. Phân loại 
Bazơ tan ( được gọi là kiềm ), tan được trong nước: NaOH; Ca(OH) 2 ... 
Bazơ không tan, không tan được trong nước: Fe(OH) 3 ; Cu(OH) 2 
III – MUỐI 
?3 – Kể tên một số muối thường gặp. Cho nhận xét về thành phần phân tử của muối. 
Một số muối thường gặp là : Natri Clorua (Muối ăn) NaCl, Kali Bromua KBr, Canxi Bicacbonat Ca(HCO 3 ) 2 , Kali Iotua KI, Kẽm Clorua ZnCl 2 , 
Phân tử muối có nguyên tử kim loại liên kết với gốc axit. 
- Vậy muối là gì ? 
III – MUỐI 
1. Khái niệm 
* Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết một hay nhiều gốc axít. 
* Ví dụ: NaCl, KBr, Na 2 SO 4 , Fe(NO 3 ) 3 
2. Công thức hóa học 
Công thức hóa học của muối gồm 2 phần : Kim loại và gốc axit : 
 (M là nguyên tố kim loại, x là chỉ số của M, A là gốc axit, y là chỉ số của A). 
VD : NaCl, KHCO 3 , CaCO 3 , SbI 3 , 
III – MUỐI 
3. Tên gọi 
Tên muối = tên kim loại (kèm hoá trị kim loại có nhiều hoá trị) + tên gốc ax i t 
Tên một số gốc axit : -Cl (clorua), =SO 4 (sunfat), -NO 3 (Nitrat), =CO 3 (Cacbonat), -HCO 3 (Hiđrocacbonat), -HSO 4 (Hiđrosunfat) 
Ví dụ: NaCl (Natri clorua), CaCO 3 (Canxi cacbonat), Fe 2 (SO 4 ) 3 Sắt (III) sunfat, KHCO 3 (Kali hiđrocacbonat)... 
III – MUỐI 
4. Phân loại 
Muối gồm 2 loại : 
Muối trung hoà: Là muối mà trong gốc axít không có nguyên tử “ H” có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại như ZnSO 4 ; Cu(NO 3 ) 2 
Muối axít: Là muối mà trong đó gốc axít còn nguyên tử “H” chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại như NaHCO 3 ; Ca(HCO 3 ) 2 
SƠ ĐỒ TƯ DUY 
BÀI TẬP 
Bài 1: Lấy ví dụ về một số axit đã biết. Em hãy nhận xét điểm giống và khác nhau trong các thành phần phân tử trên. 
Trả lời : 
VD: HCl, HBr, H 2 CO 3 , H 2 SO 4 , H 3 PO 4 , HNO 3 , H 2 S, H 3 BO 3 , H 2 SiO 3 , HClO, 
Giống: đều có nguyên tử H. 
Khác: các nguyên tử H liên kết với các nhóm nguyên tử (gốc axit) khác nhau. 
BÀI TẬP 
Bài 2 : Viết công thức hoá học của các axít có gốc axít cho dưới đây và cho biết tên của chúng. (-Cl, = SO 3 , = SO 4 , = S, -NO 3 .) 
Trả lời : 
Các axit với công thức và tên gọi tương ứng là: 
Ứng với gốc -Cl ta có axit clohiđric HCl 
Ứng với gốc = SO3 ta có axit sunfurơ H 2 SO 3 
Ứng với gốc = SO4 ta có axit sunfuric H 2 SO 4 
Ứng với gốc = S ta có axit sunfuhiđric H 2 S 
Ứng với gốc -NO3 ta có axit nitric HNO 3 
BÀI TẬP 
Bài 3 : Viết công thức hoá học bazơ tương ứng với các oxít sau: BaO; MgO; FeO và đọc tên các Bazơ trên . 
Trả lời : 
Các bazơ tương ứng là: Ba(OH) 2 ; Mg(OH) 2 ; Fe(OH) 2 
Tên gọi của bazơ Ba(OH)2 là: Bari hiđroxit 
Tên gọi của bazơ Mg(OH)2 là: Magie hiđroxit 
Tên gọi của bazơ Fe(OH)2 là: Sắt (II) hiđroxit 
BÀI TẬP 
Bài 4 : Công thức hóa học ứng với các tên gọi sau là: K ẽ m clorua, Nhôm sunfat, Sắt (III) nitrat, Kali hiđrocacbonat, Natri hiđrosunfat . 
Trả lời : 
Kẽm clorua: ZnCl 2 
Nhôm sunfat: Al 2 (SO 4 ) 3 
Sắt (III) nitrat: Fe(NO 3 ) 3 
Kalihiđrocacbonat: KHCO 3 
Natrihiđrosunfat: KHSO 4 
BÀI TẬP 
Bài 5: Trong các muối sau muối nào là muối axit, muối nào là muối trung hoà: NaH 2 PO 4 , BaCO 3 , Na 2 SO 4 , Na 2 HPO 4 , K 2 SO 4 , Fe(NO 3 ) 3 . 
Trả lời : 
Muối trung hoà: Là muối mà trong gốc ax i t không có nguyên tử “ H” có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại là: BaCO 3 , Na 2 SO 4 , K 2 SO 4 , Fe(NO 3 ) 3 
Muối axít: Là muối mà trong đó gốc ax i t còn nguyên tử “H” chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại là: NaH2PO4, Na2HPO4 
TRÒ CHƠI Ô CHỮ 
Hãy giải ô chữ sau nhờ vào hiểu biết của mình. Sau khi thêm một số dấu thích hợp vào từ tìm được ở cột màu sẫm, em tìm được chữ gì ? Nêu định nghĩa về các từ trong cột màu sẫm đó. 
Ô chữ gồm có 12 dòng, mỗi dòng là tên của một chất. Các câu hỏi gợi ý được đưa ra ở dưới đây (lưu ý tính từ trên xuống dưới được đánh số từ 1 đến 12 phải hiểu nôm na là dòng 1 câu 1, dòng 2 câu 2, dòng 3 câu 3, ..., dòng 12 câu 12). 
1. Nguyên tố chủ yếu cấu tạo nên xương. 
2. Một loại khí hiếm có kí hiệu là Xe . 
3. Một loại khí không màu, mùi trứng thối, được tạo bởi các nguyên số S và H . 
4. Khí cấu tạo bởi các nguyên tố Sb và H ( Sb hóa trị III ). 
5. Tên một loại quặng bari có công thức hóa học là BaSO 4 . 
6. Tên gọi chung của rượu, cồn. 
7. Điền vào chỗ ( ) : Hoạt động của enzim amilaza có trong nước bọt biến một phần tinh bột thành .. k hi ta nhai cơm. 
8. Đây là dưỡng khí, rất cần cho sự hô hấp của động vật. 
9. Khí có mùi khai, là một trong những nguyên liệu điều chế ra phân đạm. 
10. Một loại phân đạm có công thức hóa học là (NH 2 ) 2 CO . 
11. Một trong hai thù hình chính của oxi, có tính oxi hóa mạnh hơn oxi, có mùi hăng hăng hắc hắc, tập trung thành tầng ở tầng bình lưu, giúp bảo vệ Trái Đất khỏi các tia cực tím của Mặt Trời chiếu xuống. 
12. Tên hóa học của muối ăn. 
ĐÁP ÁN GIẢI Ô CHỮ 
1. Canxi 
2. Xenon 
3. Hiđro sunfua 
4. Stibin 
5. Barit 
6. Etanol 
7. Maltozơ 
8. Oxi 
9. Amoniac 
10. Urê 
11. Ozon 
12. Natri clorua 
C 
A 
N 
X 
I 
X 
E 
N 
O 
N 
H 
I 
Đ 
R 
O 
S 
U 
N 
F 
U 
A 
S 
T 
I 
B 
I 
N 
B 
A 
R 
I 
T 
E 
T 
A 
N 
O 
L 
M 
A 
L 
T 
O 
Z 
Ơ 
O 
X 
I 
A 
M 
O 
N 
I 
A 
C 
U 
R 
Ê 
O 
Z 
O 
N 
N 
A 
T 
R 
I 
C 
L 
O 
R 
U 
A 
Từ hàng dọc là Axit – Bazơ – Muối . 
Axit : Phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng kim loại. 
Bazơ : Phân tử bazơ có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hi đ roxit (-OH ) . 
Muối : Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit. 
DẶN DÒ 
Về nhà làm khoảng 70% các bài tập trong sách giáo khoa vào vở bài tập. 
Chuẩn bị cho bài luyện tập 7 tiết sau và bài kiểm tra 15 phút và bài kiểm tra một tiết trong các tiết sau nữa. 
Chuẩn bị từ nay đến 3 tuần sau đầy đủ các dụng cụ thí nghiệm để làm thí nghiệm bài thực hành 6 (việc này chỉ đối với các nhân viên phòng thí nghiệm). 
Xin chào và hẹn gặp lại ! 
TIẾT HỌC ĐÃ 
KẾT THÚC 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_hoa_hoc_lop_8_bai_37_axit_bazo_muoi.pptx