Bài giảng Sinh học Lớp 8 - Chủ đề: Phòng chống còi xương tuổi thiếu niên

Bài giảng Sinh học Lớp 8 - Chủ đề: Phòng chống còi xương tuổi thiếu niên

1. Thực trạng hiện nay

* Đối với trẻ được chăm sóc đầy đủ

Hiện nay đa số trẻ có xu hướng ít vận động luyện tập thể thao, sau buổi học là dành phần lớn thời gian ngồi xem ti vi, dùng máy tính, điện thoại. Đồng thời, trẻ thường  ngủ muộn sau 23h khiến thời gian ngủ không đủ hoặc sẽ ngủ dậy muộn. Trong khi, các hormon kích thích tăng trưởng chiều cao thường được sản sinh ra lúc ngủ sâu, và sản xuất mạnh trong khoảng từ 22h đến 03h sáng

Do nghèo đói không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Nhất là Châu Phi và các khu ổ chuột. Tại châu Phi dẫn báo cáo nêu rõ 45% số ca tử vong ở trẻ em tại châu lục này là do thiếu ăn.

Thông tin bên lề

Châu Phi hiện đang là châu lục có trẻ còi xương nhiều nhất. Theo thống kê, 75% số trẻ em suy dinh dưỡng tại châu Phi hiện đang sống trong những khu vực có xung đột vũ trang, đặc biệt tại những quốc gia như Nam Sudan, CH Congo, Somalia, Nigeria.

2. Nguyên nhân gây nên bệnh còi xương

Nguyên nhân còi xương ở trẻ chủ yếu là do thiếu vitamin D làm cho cơ thể không hấp thu đủ lượng can xi ở ruột và làm giảm can xi trong máu. Vì vậy, cơ thể buộc phải huy động can xi từ xương vào máu, làm cho xương thiếu can xi gây nên còi xương, loãng xương.

pptx 26 trang thuongle 23781
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Sinh học Lớp 8 - Chủ đề: Phòng chống còi xương tuổi thiếu niên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thuyết trình sinh họcTổ 1Chủ đề: Phòng chống còi xương tuổi thiếu niên1. Thực trạng hiện nay* Đối với trẻ được chăm sóc đầy đủHiện nay đa số trẻ có xu hướng ít vận động luyện tập thể thao, sau buổi học là dành phần lớn thời gian ngồi xem ti vi, dùng máy tính, điện thoại... Đồng thời, trẻ thường ngủ muộn sau 23h khiến thời gian ngủ không đủ hoặc sẽ ngủ dậy muộn. Trong khi, các hormon kích thích tăng trưởng chiều cao thường được sản sinh ra lúc ngủ sâu, và sản xuất mạnh trong khoảng từ 22h đến 03h sáng.* Đối với trẻ được chăm sóc đầy đủDo nghèo đói không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Nhất là Châu Phi và các khu ổ chuột. Tại châu Phi dẫn báo cáo nêu rõ 45% số ca tử vong ở trẻ em tại châu lục này là do thiếu ăn.Châu Phi hiện đang là châu lục có trẻ còi xương nhiều nhất. Theo thống kê, 75% số trẻ em suy dinh dưỡng tại châu Phi hiện đang sống trong những khu vực có xung đột vũ trang, đặc biệt tại những quốc gia như Nam Sudan, CH Congo, Somalia, Nigeria..Thông tin bên lề2. Nguyên nhân gây nên bệnh còi xương Nguyên nhân còi xương ở trẻ chủ yếu là do thiếu vitamin D làm cho cơ thể không hấp thu đủ lượng can xi ở ruột và làm giảm can xi trong máu. Vì vậy, cơ thể buộc phải huy động can xi từ xương vào máu, làm cho xương thiếu can xi gây nên còi xương, loãng xương. Trên thực tế trẻ dễ thiếu vitamin D là do thiếu ánh sáng mặt trời như trẻ ở vùng có nhiều sương mù hoặc nhà cửa ẩm thấp, chật chội, thiếu ánh sáng hay trẻ sinh vào mùa đông; ăn uống kiêng khem quá mức; trẻ không được bú mẹ; trẻ đẻ non; trẻ sinh đôi, sinh ba; trẻ quá bụ bẫm do nhu cầu can xi, phốt pho cao hơn bình thường; trẻ mắc bệnh nhiễm trùng hoặc rối loạn tiêu hóa kéo dài. Một nguyên nhân khác hiếm gặp hơn là thiếu Vitamin K2, một protein vận chuyển canxi tạo xương hay thiếu một số khoáng chất canxi, photpho, kẽm, magie là những thành phần của xương.Thông tin bên lề Tại châu Phi dẫn báo cáo nêu rõ 45% số ca tử vong ở trẻ em tại châu lục này là do thiếu ăn. Theo thống kê, khoảng 60 triệu trẻ em tại châu Phi hiện không được cung cấp đủ thức ăn mặc dù tốc độ phát triển kinh tế của Lục địa Đen tăng đều trong những năm qua. Bên cạnh đó, xung đột và chiến tranh cũng được xem là nguyên nhân quan trọng đẩy hàng chục triệu trẻ em rơi vào cảnh thiếu ăn trầm trọng.3. Triệu chứng nhận biết bệnh, cách phân biệt với bệnh tương tự.Toàn thân: Trẻ bị còi xương thường có biểu hiện chán ăn, suy dinh dưỡng- Tại xương: Trẻ bị còi xương có biểu hiện tại xương sọ: Thóp chậm liền (hơn 1 tuổi mà thóp còn rộng), bờ thóp mềm, vòng đầu to, có bướu trán, bướu đỉnh. Trẻ chậm mọc răng, răng sâu, mọc không đều nhau. Tại xương chi: Chi cong,vòng cổ chân, vòng cổ tay. Lồng ngực hình ngực gà, có thể có chuỗi hạt sườn. - Thần kinh: Trẻ bị còi xương thường hay giật mình, ngủ không sâu giấc, hay vã mồ hôi ban đêm (mồ hôi trộm) dẫn đến rụng tóc gáy nhiều. Nếu bị nặng trẻ thường quấy khóc liên tục. Trong một vài trường hợp còi xương nặng có thể hạ Canxi máu khiến trẻ bị co giật, nôn nấc nhiều.* Chú ý: cần phân biệt giữa còi xương và còi cọcTrẻ còi cọc: Trẻ bị suy dinh dưỡng, có số đo về cân nặng và chiều cao đều thấp hơn trẻ bình thường, cũng có thể kèm còi xương hoặc không.Bệnh còi xương: Có thể gặp ở cả những trẻ rất bụ bẫm, do nhu cầu về canxi, phốtpho cao hơn trẻ bình thường.4. Hậu quả Bệnh làm cho xương mềm, xốp, đồng thời làm biến dạng xương ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.Hậu quả của bệnh còi xương thường ảnh hưởng xấu đến phát triển thể chất, tinh thần và vận động của trẻ.Bệnh còi xương còn có thể gây biến dạng xương và tử vong do các bệnh nhiễm khuẩn nhất là viêm phổi. Tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng hiểu cặn kẽ, nhiều bà mẹ thường cho rằng trẻ suy dinh dưỡng thì mới bị còi xương, còn trẻ bụ bẫm như “ con mình” thì không thể còi xương được . Điều này không đúng, vì nhiều trẻ bụ bẫm vẫn bị còi xương. Nguyên nhân còi xương ở trẻ là do thiếu vitamin D.5. Biện pháp* Vận động thói quen hằng ngày- Thường xuyên cho trẻ được vận động và tiếp xúc với không khí ngoài trời nhằm tăng cường đề kháng cũng như sức khỏe của trẻ.- Cho trẻ tắm nắng hàng ngày và để lộ vùng chân, tay, lưng, bụng ra ngoài từ 10 - 15 phút vào mỗi buổi sáng lúc trước 9 giờ để tăng cường lượng vitamin D cho trẻ.* Đối với thực đơn dinh dưỡng hằng ngàyTrẻ còi xương cần được xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học với các thực phẩm giàu vitamin D như: sữa và các chế phẩm từ sữa, trứng, thịt, bột yến mạch, cá biển béo, rau xanh và hoa quả tươi...Một vài thực phẩm giàu K26. Giải thích một số hiện tượng thực tế* Tại sao trẻ sơ sinh lại có thóp trên đầu ?Đó là bảo vệ cho não của trẻ tránh khỏi những tác dụng của các ngoại lực. Cũng như hạn chế ảnh hưởng của các áp lực bên ngoài lên bộ não. Thóp trẻ có chức năng bảo vệ bộ não. Nếu không có các khoảng hở đàn hồi này, trẻ sẽ rất dễ bị đau.* Tại sao khi đi bơi thường lại bị chuột rút ?Cơ chế điều hòa nhiệt độ được vùng dưới đồi não kích hoạt, khiến các mạch cung cấp máu tới các chi bắt đầu co lại để tránh mất nhiệt từ các cơ quan chính. Điều này dẫn tới các chi bị thiếu oxy, trong điều kiện nhiệt độ thấp, nước lạnh, rất dễ xảy ra tình trạng chuột rút khi bơi.* Thông điệp tuyên truyền*Qua bài thực hành trải nghiệm sáng tạo “ Còi xương tuổi thiếu niên” giúp chúng em biết thêm về nguyên nhân và hậu quả của bệnh còi xương.Biết được cách nhận biết và phòng tránh.Xây dựng được sản phẩm tuyên truyền theo châm ngôn “ Nâng cao tầm vóc chống thấp còi”Càm ơn quý thầy cô và các bạn đã theo dõi

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_sinh_hoc_lop_8_chu_de_phong_chong_coi_xuong_tuoi_t.pptx