Bài giảng Hóa học Lớp 8 - Tiết 57: Bài thực hành 6: Tính chất hoá học của nước

Bài giảng Hóa học Lớp 8 - Tiết 57: Bài thực hành 6: Tính chất hoá học của nước

HIỆN TƯỢNG VÀ PHƯƠNG TRÌNH PHẢN ỨNG THÍ NGHIỆM 1

Hiện tượng:

 - Natri nóng chảy thành giọt tròn chạy trên mặt nước.

 - Phản ứng tỏa nhiệt. Có khí thoát ra.

 - Quỳ tím chuyển thành màu xanh

Kết luận: Dung dịch thu được là hợp chất bazơ.

- Phương trình phản ứng: 2Na + 2H2O  2NaOH + H2

 Natri hiđroxit

 

pptx 15 trang phuongtrinh23 28/06/2023 2050
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Hóa học Lớp 8 - Tiết 57: Bài thực hành 6: Tính chất hoá học của nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THỰC HÀNH 6 
TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA NƯỚC 
TIẾT 57 
NỘI QUI CƠ BẢN CỦA P HÒNG THÍ NGHIỆM : 
Giữ trật tự. 
Cẩn thận, tránh làm hỏng dụng cụ, đổ hóa chất ra bàn ghế, sách vở, quần áo 
Không làm thí nghiệm ngoài bài. Tiết kiệm hóa chất. 
Không tự ý mang dụng cụ hóa chất ra ngoài phòng thí nghiệm. 
Giữ vệ sinh. Không viết, vẽ lên bàn. 
NỘI DUNG BÀI HỌC 
1. Thí nghiệm tính chất hóa học của nước: nước tác dụng với Na, CaO, P 2 O 5 
2. Thực hiện các thí nghiệm trên thành công, an toàn và tiết kiệm 
3. Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng 
4. Viết phương trình hóa học minh họa kết quả thí nghiệm 
CHUẨN BỊ VÀ KIỂM TRA DỤNG CỤ HÓA CHẤT 
1. Dụng cụ: 
Tên dụng cụ 
Số lượng 
Cốc thủy tinh 100 ml 
2 
Lọ thủy tinh có nắp 
1 
Muỗng đốt hóa chất 
1 
Đèn cồn 
1 
Diêm (bật lửa) 
1 
2. Hóa chất: 
Tên hóa chất 
Số lượng 
Natri (Na) 
1 
Vôi sống – canxi oxit (CaO) 
1 
Photpho đỏ (P) 
1 
Giấy quì tím 
1 
Học sinh theo dõi giáo viên hướng dẫn thí nghiệm 
Học sinh tiến hành xen kẽ thí nghiệm và viết tường trình. 
Nhận xét, đánh giá bài tường trình. 
QUI TRÌNH TIẾT THỰC HÀNH 
Nước 
Na 
Qùy tím 
1 
2 
3 
Thí nghiệm 1 : Nước tác dụng với natri (Na) 
1- Cho khoảng 20 ml nước vào cốc thủy tinh. 
2- Dùng kẹp lấy mẩu natri, cắt một mảnh nhỏ bằng hạt đỗ xanh , thấm khô dầu và thả vào cốc thủy tinh trên . 
3- Thả mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch thu được. 
Quan sát hiện tượng thí nghiệm => giải thích. 
Chú ý: Phải thấm khô dầu hoả bám quanh mẩu kim loại natri để p/ư dễ dàng xảy ra. 
Không được dùng tay cầm mẩu kim loại natri . 
Không ghé mắt gần cốc thủy tinh khi phản ứng xảy ra. 
HIỆN TƯỢNG VÀ PHƯƠNG TRÌNH PHẢN ỨNG THÍ NGHIỆM 1 
 Hiện tượng: 
 - Natri nóng chảy thành giọt tròn chạy trên mặt nước. 
 - Phản ứng tỏa nhiệt. Có khí thoát ra. 
 - Quỳ tím chuyển thành màu xanh 
Kết luận: Dung dịch thu được là hợp chất bazơ. 
- Phương trình phản ứng: 2Na + 2H 2 O 2NaOH + H 2 
 Natri hiđroxit 
Quì tím 
1 
2 
Thí nghiệm 2: Nước tác dụng với vôi sống – canxi oxit (CaO) 
Vôi sống CaO 
(1) - Lấy khoảng 20 ml nước vào cốc thuỷ tinh. 
 - Thả mẩu vôi sống CaO nhỏ vào cốc nước. 
 - Chờ khoảng 3 phút . Sờ tay vào thành cốc và nhận xét. 
(2) - Cho mẩu Quì tím vào dung dịch thu được trong cốc. 
Quan sát hiện tượng thí nghiệm => Giải thích 
HIỆN TƯỢNG VÀ PHƯƠNG TRÌNH PHẢN ỨNG THÍ NGHIỆM 2 
Hiện tượng: 
Mẩu vôi sống nhão ra, tạo thành một chất màu trắng. 
Sờ tay vào thành cốc thấy nóng Phản ứng toả nhiệt. 
Dung dịch thu được làm quì tím đổi thành màu xanh . 
Kết luận: Dung dịch thu được là hợp chất bazơ. 
Phương trình phản ứng: CaO + H 2 O Ca(OH) 2 
 Canxi hiđroxit 
P đỏ 
Quì tím 
1 
2 
3 
Thí nghiệm 3: N ước tác dụng với điphotpho pentaoxit (P 2 O 5 ) 
Nước 
P 2 O 5 
 (1) - Cho vào bình khoảng 20 ml nước. 
 - Cho vào muỗng đốt hoá chất một lượng nhỏ photpho đỏ bằng đầu que diêm . 
 (2) - Đốt muỗng chứa photpho trên ngọn lửa đèn cồn, khi photpho cháy thì đưa vào bình. 
 - Đ ậy nút lại. Khi photpho cháy hết, lắc đều cho khói P 2 O 5 tan hết trong nước. 
 (3) - Cho mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch tạo thành trong bình. 
Quan sát hiện tượng thí nghiệm => giải thích 
HIỆN TƯỢNG VÀ PHƯƠNG TRÌNH PHẢN ỨNG THÍ NGHIỆM 3 
Hiện tượng: 
Photpho cháy sáng, c ó khói màu trắng tạo thành, đó là chất điphotpho pentaoxit ( P 2 O 5 ) . 
Lắc trong nước khói trắng tan hết. 
Dung dịch thu được làm quì tím đổi thành màu đỏ. 
Kết luận: Dung dịch tạo thành là hợp chất axit. 
- Phương trình phản ứng: 4 P + 5 O 2 2 P 2 O 5 
 P 2 O 5 + 3H 2 O 2H 3 PO 4 
(Axit photphoric) 
Câu 1: Qua bài học hôm nay em hãy nhắc lại tính chất hóa học của nước. Cho ví dụ. 
Nước tác dụng với kim loại bazơ + khí hiđro 
	 VD: nước tác dụng với Na. 
Nước tác dụng với oxit bazơ bazơ 
	 VD: nước tác dụng với vôi sống CaO. 
Nước tác dụng với oxit axit axit 
	 VD: nước tác dụng với điphotpho pentaoxit P 2 O 5 
CỦNG CỐ 
Câu 3: Ghép các câu ở cột A với các câu ở cột B cho thích hợp 
CỘT A 
CỘT B 
1. Dung dịch axit làm quì tím 
a. hóa xanh 
2. Dung dịch bazơ làm quì tím 
b. hóa đỏ 
3. Dung dịch bazơ làm dung dịch phenolphtalein không màu 
c. hóa hồng 
- Chuẩn bị các bài tập Sgk tr. 132 
- Chuẩn bị bài “Dung dịch” 
- Tại sao người ta bón vôi trên ruộng để khử chua? 
 Tại sao người ta bón vôi trên ruộng để khử chua? 
Vì vôi là CaO, mà CaO tác dụng với nước trên ruộng tạo thành dung dịch Ca(OH) 2 . Đây là dung dịch có tính bazơ nên đã trung hòa tính axit của đất chua. Vì thế mà đất hết chua. 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_hoa_hoc_lop_8_tiet_57_bai_thuc_hanh_6_tinh_chat_ho.pptx