Bài giảng môn Ngữ văn Khối 8 - Bài 19: Đọc hiểu Quê hương (Tế Hanh)

Bài giảng môn Ngữ văn Khối 8 - Bài 19: Đọc hiểu Quê hương (Tế Hanh)

Quê: Quảng Ngãi: làng chài ven biển

Nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới chặng cuối.

Hồn thơ lãng mạn, trong sáng, gắn bó tha thiết với làng quê.

Là nhà thơ miền Nam tập kết ra Bắc => hướng lòng mình về quê hương

“Tôi đến với thi ca khá sớm. Cha tôi là một nhà nho ( ) Ông thường đọc cho tôi nghe những bài thơ chữ Hán của các nhà thơ đời Đường và của ông cha ta trước kia, dù không hiểu gì mấy nhưng tôi vẫn thấy hay. Ngoài ra, cha tôi còn làm nhiều bài thơ chữ Nôm. Tôi nhớ nhất là bài tả cảnh quê nhà, trong đó có hai câu mà tôi rất thích:

Chim bay dọc biển đem tin cá

 Nhà ở kề sân, sát mái nhà.

Khi làm bài thơ Quê hương vào năm 1939, tôi đã lấy câu thơ của cha tôi làm tiêu đề.”

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới

Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông.

Đọc hai câu thơ đầu và cho biết, tác giả đã giới thiệu về làng quê mình như thế nào?

? Em hiểu cụm từ "cách biển nửa ngày sông" như thế nào?

 

pptx 20 trang thuongle 11191
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn Khối 8 - Bài 19: Đọc hiểu Quê hương (Tế Hanh)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUÊ HƯƠNG (Tế Hanh) TRẦN TẾ HANH (1921 - 2009)Quê: Quảng Ngãi: làng chài ven biểnNhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới chặng cuối.Hồn thơ lãng mạn, trong sáng, gắn bó tha thiết với làng quê. Là nhà thơ miền Nam tập kết ra Bắc => hướng lòng mình về quê hươngQuê hương là nguồn cảm hứng lớn nhất trong suốt đời thơ của Tế Hanh: “Mười lăm tuổi xa nhà ra Huế học Tôi bắt đầu theo các bạn làm thơ Những vần điệu đầu tiên gửi quê mẹBài Quê hương muối mặn đến bây giờ”...Giới thiệu về làng chài01Hình ảnh ra khơi02Khung cảnh trở về03Tâm trạng của tác giả04“Tôi đến với thi ca khá sớm. Cha tôi là một nhà nho ( ) Ông thường đọc cho tôi nghe những bài thơ chữ Hán của các nhà thơ đời Đường và của ông cha ta trước kia, dù không hiểu gì mấy nhưng tôi vẫn thấy hay. Ngoài ra, cha tôi còn làm nhiều bài thơ chữ Nôm. Tôi nhớ nhất là bài tả cảnh quê nhà, trong đó có hai câu mà tôi rất thích: Chim bay dọc biển đem tin cá Nhà ở kề sân, sát mái nhà.Khi làm bài thơ Quê hương vào năm 1939, tôi đã lấy câu thơ của cha tôi làm tiêu đề.”Lời đề từ? Đọc hai câu thơ đầu và cho biết, tác giả đã giới thiệu về làng quê mình như thế nào?? Em hiểu cụm từ "cách biển nửa ngày sông" như thế nào?Làng tôi ở vốn làm nghề chài lướiNước bao vây, cách biển nửa ngày sông.+ Nghề chài lưới+ Vị trí: Cách biển nửa ngày sông.=> Đó là 1 làng ven biển, làm nghề chài lưới=> Cách giới thiệu ngắn gọn, giản dị, độc đáo.Khung cảnh ra khơiKhi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cáChiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mãPhăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.Cánh buồm giương to như mảnh hồn làngRướn thân trắng bao la thâu góp gió...- Thiên nhiên tươi đẹp, biển cả thanh bình, êm ả- Con người khoẻ khoắn, mang sức vócLà điềm lành, báo hiệu một chuyến ra khơi đầy may mắn, bội thu, hứng khởiKhi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cáChiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mãPhăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.Cánh buồm giương to như mảnh hồn làngRướn thân trắng bao la thâu góp gió...Con thuyền=> Thể hiện sức mạnh, khí thế của con thuyền khi ra khơi: tràn đầy sức sống, hiên ngang, dũng mãnh- Con thuyền: không chỉ đại diện cho vẻ đẹp lao động mà còn biểu tượng thiêng liêng, gắn bó với người dân làng chài.- Cánh buồm: mang theo niềm yêu thương, niềm hi vọng mưu sinh được gửi gắm trong những chuyến ra khơi. Mảnh hồn làng?Khung cảnh trở vềNgày hôm sau, ồn ào trên bến đỗKhắp dân làng tấp nập đón ghe về.“Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe”,Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằmNghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.+ Ồn ào trên bến đỗ+ Tấp nập đón gheKhông khí: Thành quả: + biển lặng cá đầy ghe+ Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.=> Khung cảnh đông vui, nhộn nhịp, náo nhiệt đầy ắp niềm vui. Chuyến ra khơi an lành và bội thu khi trở về.=> Gửi gắm lòng biết ơn đối với biển cả + Làn da ngăm rám nắng+ Thân hình nồng thở vị xa xăm - Con người lao động vất vả trở về, vẫn vô cùng khoẻ khoắn, phong trần với sức sống mạnh mẽ, kiên cường=> Miêu tả vừa chân thực, vừa lãng mạn khiến cho những người dân lao động trở nên có tầm vóc phi thường. - Lặng lẽ, trầm tư, mỏi mệt sau những ngày dài vất vả lênh đênh trên biển cả.- Con thuyền như lắng nghe chất muối của đại dương đang thấm trong từng thớ vỏ.=> Cảm nhận tinh tế - con thuyền vô tri đã trở nên có hồn, một tâm hồn rất tinh tế.Cảm nhận gì về cuộc sống lao động của người dân làng chài?Tâm trạng của nhà thơNay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớMàu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!Liệt kê, câu cảm thán, lời thơ giản dị, tự nhiên,... => Thể hiện noãi nhôù chaân thaønh tha thiết về quê hương.- Nhớ; nước xanh, cá bạc, cánh buồm vôi, con thuyền ra khơi, mùi nồng mặn, *Nghệ thuật:- Sáng tạo nên những hình ảnh thơ đẹp, thơ mộng- Ngôn ngữ bình dị mà gợi cảm, giọng thơ khỏe khoắn hào hùng- Hình ảnh thơ phong phú, giàu ý nghĩa- Nhiều phép tu từ được sử dụng đạt hiệu quả nghệ thuật* Nội dung: - Bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển. - Nổi bật hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài - Tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_ngu_van_khoi_8_bai_19_doc_hieu_que_huong_te_ha.pptx