Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 8 - Bài 4: Tiếng việt Từ tượng hình, từ tượng thanh (Bản đẹp)

Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 8 - Bài 4: Tiếng việt Từ tượng hình, từ tượng thanh (Bản đẹp)

I. Đặc điểm, công dụng

1. Ví dụ: (sgk/49)

Móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc

 Gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật

Từ tượng hình Hu hu, ư ử

Mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người

Đọc các đoạn trích sau:

 Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc

 Này ! Ông giáo ạ ! Cái giống nó cũng khôn ! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A ! Lão già tệ lắm ! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”.

 Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc.

 

pptx 29 trang thuongle 6451
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 8 - Bài 4: Tiếng việt Từ tượng hình, từ tượng thanh (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC!KIỂM TRA KIẾN THỨC CŨCâu 1: Thế nào là trường từ vựng? Cho ví dụ.Câu 2: Tìm các từ ngữ có cùng trường từ vựng “Màu sắc” trong đoạn văn sau: 	Hè đã đến rồi. Đó đây tiếng ve sầu trong rặng thông xanh. Trên bầu trời cao xanh ngắt không một áng mây. Nắng vàng tươi tràn ngập sân trường, tràn cả vào lớp học. Ngoài kia, cả một thế giới cỏ cây hoa lá được bao trùm một màu xanh biếc. Mùa hè ở Đà Lạt không có phượng đỏ, thỉnh thoảng có những cơn mưa nhỏ nhẹ nhàng kéo về phố núi.Người nông dân đang cúi người xuống để làm cỏ lúa.Lom khomChuông báo giờ làm việcReng rengKHỞI ĐỘNG TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH I. Đặc điểm, công dụng1. Ví dụ: (sgk/49)Đọc các đoạn trích sau: Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc Này ! Ông giáo ạ ! Cái giống nó cũng khôn ! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A ! Lão già tệ lắm ! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”. Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. - Móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọcI. Đặc điểm, công dụngĐặc điểm a. Ví dụ: (sgk/49)- Móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc- Móm mém: Móm do rụng hết răng- Xồng xộc: (Dáng đi, chạy) nhanh mạnh, xông thẳng đến một cách đột ngột- Vật vã: Lăn lộn bên này, bên kia một cách đau đớn, khổ sở- Rũ rượi: Tóc rối bù và xõa xuống trước mặt- Xộc xệch: (quần áo) không gọn gàng, ngay ngắn- Sòng sọc: (mắt) ở trạng thái mở to, không chớp và đưa đi đưa lại rất nhanh Gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật- Hu hu, ư ử- Hu hu: Tiếng khóc to, trầm đục, liên tiếp nhau- Ư ử: tiếng rên nhỏ, trầm và kéo dài trong cổ họng, phát ra thành chuỗi ngắn một Mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người Từ tượng hình Từ tượng thanhb. Ghi nhớ (Ý 1, sgk/49)* Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người. lấp lánhlom khomTìm từ tượng hình phù hợp với nội dung bức tranhngoằn ngoèorực rỡ/chói changTìm từ tượng hình phù hợp với nội dung bức tranhBÀI TẬP NHANHCho các từ sau: ào ào, bát ngát, chênh vênh, chiêm chiếp, um tùm, rì rầm, lốm đốm, rầm, lấp lánh, quang quác. Em hãy phân loại các từ trên thành hai nhóm: Từ tượng hình, từ tượng thanh Từ tượng hìnhTừ tượng thanhbát ngát, chênh vênh, um tùm, lốm đốm, lấp lánhào ào, chiêm chiếp, rì rầm, quang quác, rầm2. Công dụnga. ví dụ: Hãy so sánh cách diễn đạt của 2 đoạn văn dưới đây:Cách 1: ... Lão hu hu khóc. ...Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc.Cách 2: ...Lão khóc đầy vẻ đau đớn. ... Tôi chạy thẳng vào một cách nhanh chóng và đột ngột. Lão Hạc đang đau đớn quằn quại ở trên giường, đầu tóc rối bù và xõa xuống, quần áo không gọn gàng, ngay ngắn, hai mắt mở to, không chớp và đưa đi đưa lại rất nhanh. THẢO LUẬN NHÓM? Cả hai cách diễn đạt trên đều diễn đạt mấy nội dung? Đó là nội dung gì? Điểm khác nhau cơ bản giữa hai cách diễn đạt trên là gì? Từ đó em hãy rút ra tác dụng của việc sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh trong văn bản? Công dụng: Làm cho sự diễn đạt ngắn gọn, hàm súc; gợi hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao. 2. Công dụng	a. ví dụ: Diễn đạt ngắn gọn, hàm súc; gợi hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao. b. Ghi nhớ (Ý 2, sgk/49)Lưu ýMắt long sòng sọc.Ho sòng sọc.Từ tượng hình- Một số từ vừa có nghĩa tượng hình vừa có nghĩa tượng thanh, cho nên tùy vào văn cảnh ta sẽ xếp chúng vào nhóm phù hợp.Từ tượng thanh* Ví dụ :- Có những từ tượng thanh, tượng hình không phải là từ láy mà chỉ là một từ đơn.vd: bốp, bộp, bịch...Bài tập 1: Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh trong các câu sau:Thằng Dần vục đầu vừa thổi vừa húp soàn soạt. Chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm.- Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.- Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.- Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu. 	(Ngô Tất Tố)soàn soạtbịchbốprón rénlẻo khoẻochỏng II. Luyện tập: quèoBài tập 1:- Từ tượng thanh: soàn soạt, bịch, bốp - Từ tượng hình: rón rén, lẻo khoẻo, chỏng quèoBài tập 2: Tìm 5 từ tượng hình hoặc từ tượng thanh:-Tổ 1: TTH gợi tả dáng đi của người.-Tổ 2: TTT gợi tả tiếng khóc- Tổ 3: TTT gợi tả tiếng cười- Tổ 4: TTH gợi tả âm thanh tự nhiênlớp chia làm 4 đội chơi TRÒ CHƠI TIẾP SỨC. quy định: Trong vòng 2 phút, các thành viên phải chạy thật nhanh lên bảng để viết đáp án. Sau đó quay về chuyền phấn cho bạn tiếp theo. tổ nào hoàn thành trước sẽ thắng.Bài tập 3: nhìn hình đoán chữ?Bài tập 3: Phân biệt ý nghĩa của các từ tượng thanh tả tiếng cười: cười ha hả, cười hì hì, cười hô hố, cười hơ hớ.- Ha hả: Cười to, sảng khoái, đắc ý- Hì hì: Cười vừa phải, biểu lộ sự thích thú, hồn nhiên.- Hơ hớ: Cười to, hơi vô duyên- Hô hố: Cười to, vô ý, thô lỗBài tập 4:Bài tập 4: Đặt câu với các từ tượng hình, tượng thanh sau đây: lắc rắc, lã chã, lấm tấm, khúc khuỷu, lập loè, tích tắc, lộp bộp, lạch bạch, ồm ồm, ào ào.- Gió thổi ào ào, nhưng vẫn nghe thấy tiếng cành khô gãy lắc rắc.- Khuôn mặt mẹ đã lấm tấm những giọt mồ hôi.- Đàn vịt bầu lạch bạch về chuồng. - Cơn bão đến, mưa ầm ầm, gió ào ào.Nghe âm thanh đoán tên loài vậtMèoBòQuạChích chòeTu húTắc kèTỪ TƯỢNG HÌNH TỪ TƯỢNG THANH Các từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật Các từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người.Gợi hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao; thường dùng trong văn miêu tả và tự sự.CỦNG CỐ BÀI GIẢNGNGHE BÀI HÁT TÌM TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANHCúc cu! Cúc cu! Chim rừng ca trong nắngIm nghe! Im nghe! Ve rừng kêu liên miênRừng hát gió lay trên cành biếcLao xao! Rì rào! Dòng suối uốn quanh làn nước trôi trong xanhRóc rách! Róc rách nước luồn qua khóm trúcLá rơi! Lá rơi! Xoay tròn nước cuốn trôiCó anh chiến sĩ đi qua khu rừng vắngLắng nghe nhạc rừng tâm hồn vui phơi phớiAnh cười một mình rồi cất tiếng hát vangCây rừng dội tiếng theo lời ca mênh mangTính tang! Tính tình! Miền đông gian lao mà anh dũngTính tang! Tính tình hăng hái chiến đấu với quân thùĐường xa chân đi vui bướcLòng xuân thêm bao thắm tươiNhạc rừng vẳng đùa cùng nhịp bướcHương rừng thoảng đưa hồn say sưaHƯỚNG DẪN HỌC TẬP Ở NHÀ- Em hãy viết đoạn văn ngắn có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh.Hoàn chỉnh các bài tập vào vở.Sưu tầm thêm các đoạn thơ, bài thơ có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh.Chuẩn bị trước bài: Liên kết các đoạn văn trong văn bảnTạm biệt các em!Chúc các em học tốt !

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_ngu_van_lop_8_bai_4_tieng_viet_tu_tuong_hinh_t.pptx