Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 8 - Bài 7: Tiếng việt Tình thái từ - Trần Thanh Cần

Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 8 - Bài 7: Tiếng việt Tình thái từ - Trần Thanh Cần

Thầy lang giỏi

Con Diêm Vương ốm, sai quỷ sứ lên trần gian đón thầy lang xuống chữa. Khi quỷ sứ đi, Diêm Vương dặn:
- Này, tìm nhà thầy nào ít có ma đứng ngoài cửa nhất thì hãy vào !

Lên đến nơi, quỷ sứ đi khắp, không thấy nhà thầy nào như thế cả. Nhà thầy nào xoàng, cũng ba bốn chục con ma đứng ở cửa. Ðang định quay về, bỗng thấy nhà thầy lang nọ chỉ có mỗi một con ma. Mừng quá, quỷ sứ vào mời thầy xuống âm phủ. Diêm Vương đón được thầy giỏi, mừng lắm, liền mời thầy trị bệnh cho con. Thầy chữa xong , Diêm Vương liền hỏi:
- Nhà ngươi làm thuốc đã bao năm mà giỏi vậy hả? Thầy lang thưa:
- Bẩm, tôi mới hành nghề được mấy ngày hôm nay, và cũng chỉ chữa cho một người thôi ạ!

- Trời ơi, con tôi sẽ là con ma thứ hai!

Các câu ( chữ màu đỏ là kiểu câu gì?( câu theo mục đích giao tiếp)

? Các từ in đậm trong câu biểu thị sắc thái gì cho người nói?

1. Ví dụ sgk/80

- Mẹ đi làm rồi à?

b/ Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:

 Con nín đi!

c/ Thương thay cũng một kiếp người,

Khéo thay mang lấy sắc tài làm chi!

Nêu mục đích nói của những câu có từ in đậm.

? Nếu bỏ các từ in đậm ở các câu a, b, c được không? Vì sao?

d/ - Em chào cô ạ!
? Từ ạ biểu thị sắc thái tình cảm gì của người nói?

 

ppt 12 trang thuongle 6940
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 8 - Bài 7: Tiếng việt Tình thái từ - Trần Thanh Cần", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thầy lang giỏiCon Diêm Vương ốm, sai quỷ sứ lên trần gian đón thầy lang xuống chữa. Khi quỷ sứ đi, Diêm Vương dặn:- Này, tìm nhà thầy nào ít có ma đứng ngoài cửa nhất thì hãy vào ! Lên đến nơi, quỷ sứ đi khắp, không thấy nhà thầy nào như thế cả. Nhà thầy nào xoàng, cũng ba bốn chục con ma đứng ở cửa. Ðang định quay về, bỗng thấy nhà thầy lang nọ chỉ có mỗi một con ma. Mừng quá, quỷ sứ vào mời thầy xuống âm phủ. Diêm Vương đón được thầy giỏi, mừng lắm, liền mời thầy trị bệnh cho con. Thầy chữa xong , Diêm Vương liền hỏi:- Nhà ngươi làm thuốc đã bao năm mà giỏi vậy hả? Thầy lang thưa:- Bẩm, tôi mới hành nghề được mấy ngày hôm nay, và cũng chỉ chữa cho một người thôi ạ!- Trời ơi, con tôi sẽ là con ma thứ hai!? Các câu ( chữ màu đỏ là kiểu câu gì?( câu theo mục đích giao tiếp) ? Các từ in đậm trong câu biểu thị sắc thái gì cho người nói?1. Ví dụ sgk/80a/ - Mẹ đi làm rồi à?b/ Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo: Con nín đi!c/ Thương thay cũng một kiếp người,Khéo thay mang lấy sắc tài làm chi! ? Nêu mục đích nói của những câu có từ in đậm.? Nếu bỏ các từ in đậm ở các câu a, b, c được không? Vì sao?d/ - Em chào cô ạ!? Từ ạ biểu thị sắc thái tình cảm gì của người nói?Phân loại Tình thái từDựa theo chức năng chia làm nhiều loại như:– Tình thái từ nghi vấn (hoài nghi), thường có các từ ngữ như à, hả, chăng, ư, hử, không, chứ..– Tình thái từ cầu khiến, thường có từ ngữ như: đi, nào, hãy, nhé, mà, thôi, với – Tình thái từ cảm thán, có từ ngữ như: ôi, trời ơi, sao, chao ôi, á, ái chà, ôi chao, ( TPBL cảm thán)- Tình thái từ thể hiện các sắc thái biểu cảm: cơ, nhé, mà, vậy, chết, ( Trợ từ)- Tình thái từ dùng để gọi đáp: ơi, hỡi, hỡi ơi, này, vâng, dạ, đây, ừ ( TPBL gọi đáp)* Lưu ý: Tình thái từ không có ý nghĩa từ vựng ( thành phần phụ– thành phần biệt lập) cũng không nằm trong thành phần cấu tạo của cụm từ chính phụ mà chỉ tham gia vào thành phần câu để biểu thị sắc thái ý nghĩa khác nhau của lời nói.Trong câu, tình thái từ mang lại cho câu những sắc thái ý nghĩa khác nhau. Ví dụ:- Bạn chưa về à ? (hỏi,thân mật)- Thầy mệt ạ ? (hỏi, kính trọng)- Bạn giúp tôi một tay nhé! (cầu khiến, thân mật)- Bác giúp cháu một tay ạ'! (cầu khiến, kính trọng)1/ Ví dụ: ? Những tình thái từ được sử dụng trong các tình huống sau có phù hợp không?Tới chợ chưa chú? Mấy mét nữa thôi Bác ạ.Dạ, chị cần gì?Một cậu bé 3 tuổi tiến đến gần một phụ nữ mang bầu trong khi chờ mẹ cậu khám bác sĩ. Cậu bé tò mò hỏi:- Tại sao bụng cô to thế ?- Người phụ nữ trả lời: Cô đang có em bé mà.- Cậu bé mắt tròn xoe ngạc nhiên: Em bé đang ở trong bụng cô à?- Chắc chắn là như vậy rồi.- Cậu bé hỏi tiếp: Nó là một đứa bé ngoan cô nhỉ?- Ồ, dĩ nhiên rồi, cháu ạ.- Cậu bé lại càng ngạc nhiên hơn: Thế thì tại sao cô lại nuốt nó vào bụng???1/ Trong các câu dưới dây, từ nào( trong các từ in đậm) là tình thái từ, từ nào không phải là tình thái từ?a/ Em thích trường nào thì thi vào trường ấy.b/ Nhanh lên nào anh em ơi!c/ Làm như thế mới đúng chứ!d/ Tôi đã khuyên bảo nó nhiều lần rồi chứ có phải không đâu.e/ Cứu tôi với!g/ Nó đi chơi với bạn từ sáng.h/ Con cò đậu ở đằng kia.i/ Nó thích hát dân ca Nghệ Tĩnh kia.-> Câu có tình thái từ : b, c, e, i.2/ Giải thích ý nghĩa của các tình thái từ.a/ Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang: Bác trai đã khỏe rồi chứ? ( Ngô Tất Tố-Tắt đèn)-> chứ: nghi vấn, dùng trong trường hợp điều muốn hỏi đã ít nhiều khẳng định b/ - Con chó là của cháu nó mua đấy chứ!...Nó mua về nuôi, định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt ( Nam Cao-Lão Hạc)-> chứ: nhấn mạnh điều vừa khẳng định, cho là không thể khác được.4/ Vận dụng và tìm tòi mở rộng1/ Đặt câu hỏi có dùng tình thái từ nghi vấn phù hợp với những quan hệ xã hội trong tranh sau đây:2/ Thêm những tình thái từ thích hợp vào những ô vuông trong truyện sau:CHIẾC XE MA Vào một ngày nọ, một người thanh niên tan ca về khuya. Anh ta leo lên một chiếc xe buýt và ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Thời gian vẫn trôi đi, anh ta vẫn ngủ, xe buýt vẫn chạy. Chợt anh ta giật mình thức dậy và thấy xung quanh mình không còn ai, đường phố thì cũng vắng tanh Tài xế cũng biến đâu mất tiêu luôn... Nhưng một điều kì lạ đó là xe vẫn lăn bánh một cách chậm rãi. Anh ta hoảng hốt thét lên: Cứu tôi ! Có ai ? Không ai trả lời. Bỗng có tiếng thét lên: - Cứu gì thằng kia, xuống đẩy xe phụ tao coi.1233/ Tìm tình thái từ trong phương ngữ Nam Bộ?– Chân đau lắm ha? – Lạnh quá chú Năm há! – Ở đây vui quá hén! – Nhớ viết thơ cho tôi nghen! – Nó ăn có một chén cơm hà. – Má hứa với con rồi mừ! – Bữa nay coi bộ bà khó dữ đa. – Chân đau lắm ha? (Như hả trong từ ngữ toàn dân)– Lạnh quá chú Năm há! (nhỉ)– Ở đây vui quá hén! (nhỉ)– Nhớ viết thơ cho tôi nghen! (nhé )– Nó ăn có một chén cơm hà. (thôi)– Má hứa với con rồi mừ! (mà)– Bữa nay coi bộ bà khó dữ đa. (nhỉ)- Tìm thêm các loại tình thái từ khác. Giải thích ý nghĩa của tình thái từ trong một văn bản tự chọn.- Viết đoạn văn có sử dụng tình thái từ.- Hoàn chỉnh các bài tập Luyện tập và phần Hướng dẫn tự học.- Xem lại nội dung bài.- Soạn bài: “Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm”. 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_ngu_van_lop_8_bai_7_tieng_viet_tinh_thai_tu_tr.ppt