Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 23+24, Bài 7: Đọc hiểu Đánh nhau với cối xay gió (Trích Đôn Ki-hô-tê - Xéc-van-tét) - Trần Thanh Cần

Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 23+24, Bài 7: Đọc hiểu Đánh nhau với cối xay gió (Trích Đôn Ki-hô-tê - Xéc-van-tét) - Trần Thanh Cần

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả: Xéc-van-tét

2. Tác phẩm: Đánh nhau với cối xay gió trích từ tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê

3. Phân tích

a. Nhân vật Đôn-ki-hô-tê

- Khi nhìn thấy cối xay gió: Đôn-ki-hô-tê nghĩ ngay đó là những gã pháp sư khổng lồ cần chiến đấu để quét sạch những giống xấu xa đó khỏi mặt đất.

- Đây là những suy nghĩ hoang tưởng nhưng nó cũng thể hiện lí tưởng cao đẹp, là hành hiệp cứu đời của nhân vật này.

- Khi đánh nhau với cối xay gió: Đôn-ki-hô-tê 1 mình 1 người 1 ngựa xông lên. Kết quả: cả người lẫn ngựa bị ngã văng ra xa, ngọn giáo gãy tan tành, ngựa bị toạc nửa lưng.

- Đôn-ki-hô-tê là người dũng cảm, có tinh thần quyết chiến quyết thắng, dám một mình đương đầu với kẻ thù mạnh hơn mình gấp bội thậm chí cả lúc thất bại vẫn luôn tin rằng có 1 ngày mình sẽ chiến thắng.

- Trên con đường đi tiếp: không hề rên rỉ dù rất đau, không cần ăn, không cần ngủ để nghĩ tới tình nương.

 

ppt 19 trang thuongle 3880
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 23+24, Bài 7: Đọc hiểu Đánh nhau với cối xay gió (Trích Đôn Ki-hô-tê - Xéc-van-tét) - Trần Thanh Cần", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRẦN THANH CẦNTRƯỜNG THCS QUANG TRUNGĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓGV:TRẦN THANH CẦNTRƯỜNG THCS QUANG TRUNGNgữ văn 8Tiết 23,24. ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ (Trích: tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê)Xéc-van-tétTiết 23,24. Đánh nhau với cối xay gió(Trích: tiểu thuyết Đôn-ki-hô-tê)	Xéc-van-tétI. Tìm hiểu chung1. Tác giả: Xéc-van-tét (1947 – 1616), là nhà văn Tây Ban NhaMiguel de Cervantes y Saavedra (29/09/1547 – 23/04/1616) là tiểu thuyết gia, nhà thơ và nhà soạn kịch người Tây Ban Nha. Ông được biết đến nhiều nhất với cuốn tiểu thuyết hai tập Đôn Ki-hô-tê, nhà quý tộc tài ba xứ Mancha, được coi như một trong những tác phẩm vĩ đại nhất trong văn học phương Tây, và là tác phẩm lớn nhất bằng tiếng Tây Ban Nha từng được viết. Ảnh hưởng của ông đối với ngôn ngữ Tây Ban Nha lớn đến mức ngôn ngữ này thường được gọi là "ngôn ngữ của Cervantes". Ông được mệnh danh là "Hoàng tử của trí tuệ".Năm 1569, Cervantes chuyển đến Rome, nơi ông làm việc như trợ lý cho một hồng y. Sau đó ông đăng lính trong quân binh đoàn Tây Ban Nha và tiếp tục cuộc sống quân ngũ của mình cho đến 1575, khi ông bị cướp biển của Algeria bắt giữ. Sau năm năm bị giam, ông đã được tha sau khi cha mẹ ông và các Trinitarians (một dòng tu Công giáo) trả một khoản tiền chuộc, và sau đó ông trở về sống với gia đình ở Madrid.Năm 1585, Cervantes xuất bản một cuốn tiểu thuyết mục vụ tên là La Galatea. Ông làm việc như một đại lý mua hàng cho Armada Tây Ban Nha, và sau đó với vị trí thu thuế. Trong năm 1597, vì sự khác biệt trong các tài khoản trong ba năm trước đó, ông đã phải đi tù. Phần đầu cuốn truyện Đôn Ki-hô-tê của ông đã tạo ra thành công tức thời sau khi xuất bản tại Madrid, đã báo hiệu sự trở lại của ông với thế giới văn chương. Năm 1607, ông định cư tại Madrid, nơi ông sống và làm việc cho đến khi qua đời. Trong 9 năm cuối cùng của cuộc đời mình, Cervantes đã củng cố danh tiếng của mình như là một nhà văn; ông xuất bản Tiểu thuyết kiểu mẫu năm 1613, Hành trình đến Parnassus năm 1614, và năm 1615, phần thứ hai của Đôn Kihôtê.Tiết 23,24. Đánh nhau với cối xay gió(Trích: tiểu thuyết Đôn-ki-hô-tê)	Xéc-van-tétI. Tìm hiểu chung1. Tác giả: Xéc-van-tét2. Tác phẩm: Đánh nhau với cối xay gió trích từ tiểu thuyết Đôn Ki-hô-têĐôn Ki-hô-tê là tiểu thuyết của văn sĩ Miguel de Cervantes Saavedra. Tên đầy đủ của tác phẩm là Đôn Ki-hô-tê, nhà quý tộc tài ba xứ Mancha. Phần đầu tiên được xuất bản năm 1605 và phần thứ 2 xuất bản năm 1615. Đây là một trong những tiểu thuyết viết sớm nhất bằng ngôn ngữ châu Âu hiện đại và có thể cho rằng là tác phẩm gây ảnh hưởng và điển hình nhất trong danh sách các tác phẩm của văn học Tây Ban Nha. Đôn Ki-hô-tê được coi là một trong số ít tác phẩm có nhiều người đọc nhất trong văn học phương Tây; một cuộc điều tra năm 2002 do Viện Nobel Na Uy tiến hành đã cho thấy đây là tiểu thuyết hay nhất trong mọi thời đại.Tiết 23,24. Đánh nhau với cối xay gió(Trích: tiểu thuyết Đôn-ki-hô-tê)	Xéc-van-tétI. Tìm hiểu chung1. Tác giả: Xéc-van-tét2. Tác phẩm: Đánh nhau với cối xay gió Thể loại: tiểu thuyếtTiết 23,24. Đánh nhau với cối xay gió(Trích: tiểu thuyết Đôn-ki-hô-tê)	Xéc-van-tétII. Đọc - hiểu văn bản1. Đọc và tóm tắt Câu chuyện theo bước chân của Ki-xa-da, một nhà quý tộc nghèo khoảng 50 tuổi, trở về thế kỉ XV tại Tây Ban Nha. Nhà quý tộc Ki-xa-da say mê những truyện kiếm hiệp đến độ cuồng si, bao nhiêu tiền cũng bỏ ra mua truyện hết. Đầu óc chàng ta lúc nào cũng đầy những ý tưởng về sự mê hoặc, đánh nhau, thách đấu, thương vong, oán trách, tình tứ, dằn vặt, những người khổng lồ, những lâu đài tráng lệ, những thiếu nữ bị bắt cóc và các cuộc giải cứu người đẹp hào hùng. Mọi sự tầm thường trong con mắt và suy nghĩ của chàng lại trở nên hoành tráng, mỗi chủ quán là một vị đại thần, mỗi người cưỡi la là một chàng hiệp sĩ, ả gái điếm thành công nương, quán trọ là lâu đài tráng lệ. Vì danh dự bản thân và vì nhiệm vụ đối với quần chúng, Ki-xa-da quyết định trở thành hiệp sĩ lang thang, chu du khắp bốn phương trời để cứu khốn phò nguy, diệt trừ yêu quái và những lũ khổng lồ, thiết lập trật tự và công lí, thử thách mình bằng các hiểm nguy như trong các truyện kiếm hiệp. Chàng ta đổi tên là Đôn Ki-hô-tê xứ Mancha rồi nhờ một tên chủ quán, vốn xuất thân từ tầng lớp hạ lưu, phong cho mình là hiệp sĩ. Để có tiền đi hành hiệp, Đôn Ki-hô-tê bán nhà và vay một số tiền khổng lồ từ một người bạn. Chàng đem bộ áo giáp của ông cha để lại đã bị han gỉ và thủng lỗ chỗ ra đánh bóng và đội vào, phong cho con ngựa gầy còm cao lênh khênh của mình cái tên rất kêu Rô-xi-nan-tê (con ngựa mạnh nhất trong các con ngựa), và để đúng mốt của một hiệp sĩ lang thang phải có một người tình xinh đẹp, chàng nghĩ đến một phụ nữ nông dân mà chàng thầm yêu từ hồi tuổi trẻ và đặt cho cô ta cái tên Công nương Đuyn-xi-nê-a làng Tô-bô-xô (người phụ nữ đẹp nhất trong những người phụ nữ).Lần ra đi thứ nhất Đôn Ki-hô-tê nói với những người lái buôn phải khen Đuyn-xê-ni-a làng Tô-bô-xô là người đẹp nhất trần gian và kết thúc bằng một cuộc giao đấu của chàng với những người lái buôn, vì họ không chịu thừa nhận Đuyn-xi-nê-a làng Tô-bô-xô là người đẹp nhất trần gian khi mà họ chưa từng thấy nàng. Đôn Ki-hô-tê bị đánh nát người và được một bác nông dân đưa về nhà chăm sóc. Nhưng sau đó Đôn Ki-hô-tê lại ra đi, lần này có thêm một giám mã là bác nông dân cục mịch Xan-chô Pan-xa. Hai thầy trò hiên ngang cất bước, thầy là một hiệp sĩ cao lênh khênh, cặp mắt mơ màng nghĩ về người tình Đuyn-xi-nê-a làng Tô-bô-xô. Trò thì là một gã lùn tịt, bụng phệ, cưỡi trên lưng con lừa mập lùn tên là Dapple, mộng tưởng khi thầy công thành danh toại sẽ ban cho cai trị một vài hòn đảo mà ông chiếm được.Và từ đây bắt đầu những "chiến công" hào hùng của hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê. Trên cánh đồng vùng Montiel chàng giao chiến với những cối xay gió mà trong mắt chàng đó là bọn người khổng lồ xấu xa. Gặp đám kị binh hộ tống một chiếc xe chở một phu nhân chàng nghĩ ngay đến một nàng công chúa bị bắt cóc đang cần chàng giải cứu. Gặp một đàn cừu, chàng cho rằng đây là đoàn hùng binh của vị hoàng đế oai quyền nhất thiên hạ, lập tức chàng kêu Xan-chô Pan-xa dừng lại tiễn đoàn hùng binh của vị hoàng đế oai quyền nhất thiên hạ. Chàng tiếp tục ra đi và chợt gặp một đám tang nhà quý tộc thuộc dòng họ Xê-gô-vi-a. Nghĩ ngay tới việc một hiệp sĩ bị tử thương và chàng phải có bổn phận thay mặt đám hiệp sĩ trả thù cho bạn, chàng đi theo tiễn đám một đoạn mới đi tiếp.Câu chuyện tiếp tục với việc chàng đánh một anh thợ cạo đội chiếc chậu thau bằng đồng mà chàng tưởng là chiếc mũ bằng vàng của Mambrino. Sau "chiến thắng" này, chàng nghỉ chân tại một quán trọ và trong giấc ngủ đầy mộng mị, chàng mơ thấy mình tham gia một trận chiến vinh quang nhất đời hiệp sĩ của chàng, với chiếc mũ đỏ trên đầu, tay trái quấn chăn làm mộc đỡ, tay phải cầm kiếm đâm chém lia lịa vào những tấm thân phì nộn của bọn khổng lồ làm máu của chúng tuôn chảy ngập phòng. Thật ra, trong cơn mê sảng chàng đã đâm thủng hàng chục túi rượu nho bằng da dê ở quanh phòng.Sau vụ này, Đôn Ki-hô-tê bị cha xứ và bác thợ cạo bắt phải trở về, nhưng rồi chàng lại trốn thoát và tiếp tục những cuộc phiêu lưu mới với những kép hát lang thang, tham dự đám cưới của ông nhà giàu Ca-ma-chô, thám hiểm hang sâu của Montesinos, đi trên một chiếc thuyền màu nhiệm tới thăm hai vị quận công vô danh. Cặp vợ chồng này cho bác giám mã Xan-chô làm chúa một hòn đảo và Xan-chô tỏ ra rất khôn ngoan trong việc cai trị.Cuối cùng, một người cạnh nhà và người nhà Đôn Ki-hô-tê lập mưu để Đôn Ki-hô-tê về nhà và cuối cùng người cạnh nhà hoá trang thành hiệp sĩ để đánh với Đôn Ki-hô-tê với điều kiện "nếu ta đánh thua ta sẽ không làm hiệp sĩ nữa và nếu ngươi thua thì ngươi không được làm hiệp sĩ nữa" và Đôn Ki-hô-tê thua nên Đôn Ki-hô-tê trở về nhà. Khi chết, Đôn Ki-hô-tê tỏ ra là một người nhận thức được tai hại của những cuốn truyện hiệp sĩ mà mình đã từng đọc khi viết những dòng di chúc để lại cho đờiTiết 23,24. Đánh nhau với cối xay gió(Trích: tiểu thuyết Đôn-ki-hô-tê)	Xéc-van-tétII. Đọc - hiểu văn bản1. Đọc và tóm tắt 2.Bố cục: Tiết 23,24. Đánh nhau với cối xay gió(Trích: tiểu thuyết Đôn-ki-hô-tê)	Xéc-van-tét3. Phân tícha. Nhân vật Đôn-ki-hô-tê- Khi nhìn thấy cối xay gió: Đôn-ki-hô-tê nghĩ ngay đó là những gã pháp sư khổng lồ cần chiến đấu để quét sạch những giống xấu xa đó khỏi mặt đất.- Đây là những suy nghĩ hoang tưởng nhưng nó cũng thể hiện lí tưởng cao đẹp, là hành hiệp cứu đời của nhân vật này.- Khi đánh nhau với cối xay gió: Đôn-ki-hô-tê 1 mình 1 người 1 ngựa xông lên. Kết quả: cả người lẫn ngựa bị ngã văng ra xa, ngọn giáo gãy tan tành, ngựa bị toạc nửa lưng.- Đôn-ki-hô-tê là người dũng cảm, có tinh thần quyết chiến quyết thắng, dám một mình đương đầu với kẻ thù mạnh hơn mình gấp bội thậm chí cả lúc thất bại vẫn luôn tin rằng có 1 ngày mình sẽ chiến thắng.- Trên con đường đi tiếp: không hề rên rỉ dù rất đau, không cần ăn, không cần ngủ để nghĩ tới tình nương.Tiết 23,24. Đánh nhau với cối xay gió(Trích: tiểu thuyết Đôn-ki-hô-tê)	Xéc-van-tét3. Tìm hiểu chi tiếta. Nhân vật Đôn-ki-hô-têTóm lại, Đôn-ki-hô-tê là kẻ hoang tưởng, điên rồ nhưng rất dũng cảm, rất lạc quan, rất cao thượng và vượt lên mọi vật chất tầm thường.Tiết 23,24. Đánh nhau với cối xay gió(Trích: tiểu thuyết Đôn-ki-hô-tê)	Xéc-van-tét3. Tìm hiểu chi tiếtb. Nhân vật Xan-chô Pan-xa- Khi Đôn-ki-hô-tê khẳng định những chiếc cối xay gió là những gã khổng lồ thì Xan-chô Pan-xa vẫn khẳng định đó là những chiếc cối xay gió và ngăn cản Đôn-ki-hô-tê giao chiến.- Khi Đôn-ki-hô-tê giao chiến, Xan-chô đứng ngoài cuộc và khi Đôn-ki-hô-tê ngã, Xan-chô chạy lại đỡ chủ.- Quan điểm khi bị đau: hơi đau là rên ngay, thích ăn và ngủ.Xan-chô là người tỉnh táo, thực tế, trung thành, thật thà nhưng ích kỉ, hèn nhát và tầm thường.Tiết 23,24. Đánh nhau với cối xay gió(Trích: tiểu thuyết Đôn-ki-hô-tê)	Xéc-van-tét3. Tìm hiểu chi tiếtc. Cặp nhân vật tương phản Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xaVới nghệ thuật song song và tương phản làm nổi bật cả 2 nhân vật, tác phẩm gửi tới chúng ta một thông điệp: con người cần tỉnh táo và cao thượng, dũng cảm.Tiết 25 + 26. Đánh nhau với cối xay gió(Trích: tiểu thuyết Đôn-ki-hô-tê)	Xéc-van-tétII. Tìm hiểu chi tiếtd. Ý nghĩa văn bảnKể câu chuyện về sự thất bại của Đôn-ki-hô-tê khi đánh nhau với cối xay gió, nhà văn chế giễu lí tưởng hiệp sĩ phiêu lưu, hão huyền, phê phán thói thực dụng, thiển cận của con người trong cuộc sống.Hướng dẫn về nhà- Học bài: Đánh nhau với cối xay gió- Soạn bài: Tình thái từ- Chuẩn bị văn bản sau: Chiếc lá cuối cùng+ Tìm hiểu tác giả O Hen-ri, tác phẩm Chiếc lá cuối cùng+ Tóm tắt văn bản+ Chia bố cục+ Đọc và trả lời câu hỏi trong Sgk

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_ngu_van_lop_8_tiet_2324_bai_7_doc_hieu_danh_nh.ppt