Bài giảng môn Vật lí Lớp 8 - Chủ đề: Áp suất. Máy nén thủy lực
1.Trình bày được định nghĩa áp lực,áp suất.
2.Viết được công thức tính áp suất, áp suất chất lỏng,nêu được tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức.
3.Trình bày cách tăng,giảm áp suất
4.Trình bày được tác dụng của áp suất chất lỏng.
5.Trình bày được đặc điểm của bình thông nhau.
6.Mô tả được nguyên lí hoạt động của máy nén thủy lực và viết được công thức của máy nén.
1. Áp lực.Áp suất
Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
Để xác định tác dụng của áp lực lên mặt bị ép,người ta đưa ra khái niệm áp suất. Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép. Áp suất được tính bằng công thức: p = F/S
*Trong đó : p là áp suất
F là áp lực tác dụng lên mặt bị ép có diện tích là S
Đơn vị của áp suất: paxcan (Pa) (1 Pa = 1 N/m2).
Stem Vật Lý 8Chủ đề : Áp suấtMáy nén thủy lựcMục tiêu1.Trình bày được định nghĩa áp lực,áp suất.2.Viết được công thức tính áp suất, áp suất chất lỏng,nêu được tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức.3.Trình bày cách tăng,giảm áp suất4.Trình bày được tác dụng của áp suất chất lỏng.5.Trình bày được đặc điểm của bình thông nhau.6.Mô tả được nguyên lí hoạt động của máy nén thủy lực và viết được công thức của máy nén.I-Kiến thức trọng tâm1. Áp lực.Áp suấtÁp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.Để xác định tác dụng của áp lực lên mặt bị ép,người ta đưa ra khái niệm áp suất. Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép. Áp suất được tính bằng công thức: p = F/S*Trong đó : p là áp suấtF là áp lực tác dụng lên mặt bị ép có diện tích là S Đơn vị của áp suất: paxcan (Pa) (1 Pa = 1 N/m2).2. Áp suất chất lỏng- Bình thông nhauChất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó.Áp suất ở những điểm có độ cao khác nhau thì áp suất cũng khác nhauCông thức tính áp suất chất lỏng:p=d.htrong đó d là trọng lượng riêng của chất lỏng, h là độ sâu tính từ điểm áp suất tới mặt thoáng của chất lỏng.Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn luôn ở cùng một độ cao. II-Chế tạo máy nén thủy lựcVật liệuBơm tiêm toBơm tiêm nhỏỐng nhựa mềmGiá gỗSơ đồ chế tạo máy thủy lựcQuy trình lắp ghép máy thủy lựcBước 1:-Lắp ống nối vào một đầu nhỏ của xilanh 1-Cho nước vào ống xilanh 1 + ống nối vừa đủ-Cho hết khí ra khỏi các xilanh + ống nối, bằng cách ta bơm nước dần dần. Tránh để các bọt khí vào trong xilanh ( chính là các khoảng trống trong xilanh).-Lắp đầu còn lại của ống nối vào xilanh 2.Bước 2Lắp hai ống bơm tiêm vào giá gỗBước 3-Cố định hai bơm tiêm vào giá gỗ.-Gắn 2 miếng gỗ nhẹ lên 2 bơm tiêm.Máy nén thủy lực * Cấu tạo:Gồm 02 xilanh một to, một nhỏ nối thông với nhau. Trong hai xilanh có chứa đầy chất lỏng, thường là dầu.Hai xilang được đậy kín bằng 2 pít-tông. * Nguyên lý Pascal:Sự truyền áp suất nguyên vẹn trong lòng chất lỏngKhi tác dụng một lực f lên pit - tông nhỏ có diện tích s, lực này gây ra áp suất p = f/s. Áp suất này được chất lỏng truyền nguyên vẹ tới pit - tông lớn có diện tích S và gây nên lực nâng FTa có: F/f = S/sNhư vậy, pit-tông lớn có diện tích lớn hơn pit-tông nhỏ bao nhiêu lần thì lực nâng F sẽ lớn hơn lực f bấy nhiêu lần.
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_mon_vat_li_lop_8_chu_de_ap_suat_may_nen_thuy_luc.pptx