Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Bài 15: Đọc hiểu Đập đá ở Côn Lôn (Phan Châu Trinh)

Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Bài 15: Đọc hiểu Đập đá ở Côn Lôn (Phan Châu Trinh)

I, Tiểu sử

Phan Châu Trinh còn có hiệu là Tây Hồ, Hy Mã , tự là Tử Cán. Ông sinh năm 1872, người làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ nay thuộc Xã Tam Lộc, Huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam

Năm 1888, thân phụ ông mất khi ông mới 16 tuổi. Năm 1892, ông đi học và nổi tiếng học giỏi. Bạn cùng học với ông là Huỳnh Thúc Kháng (kém ông 4 tuổi).

Năm 1900, ông đỗ Cử nhân. Năm 1901, ông đỗ Phó bảng, đồng khoa với tiến sĩ Ngô Đức Kế và Nguyễn Sinh Sắc.

Ông kết giao vơi nhiều sĩ phu yêu nước như Huỳnh Thúc Kháng và Phan Bội Châu. Ông và Phan Bội Châu tâm đắc về nhiệt huyết cứu nước, nhưng ông không tán thành đường lối của Phan Bội Châu dựa vào Nhật để đấu tranh vũ trang chống Pháp. Năm 1905, ông sang Nhật Bản rồi sang Pháp chủ trương dựa vào Pháp để tiến hành cải cách, thực hiện tự do dân chủ, lật đổ chế độ phong kiến, làm cho dân giàu, nước mạnh, tiến lên giải phóng dân tộc.

Năm 1906, ông khởi xướng duy tân, cải cách nước nhà. Những buổi diễn thuyết của ông có rất đông người đến nghe. Năm 1908, vụ Hà thành đầu độc ở Hà Nội và phong trào chống thuế của nông dân Trung Kỳ nổ ra và bị thực dân Pháp đàn áp, ông bị bắt đày ra Côn Đảo. Năm 1910, nhờ có Hội Nhân quyền Pháp can thiệp, ông được trả lại tự do, nhưng bị quản thúc tại Mỹ Tho. Tuy nhiên, ông viết thư cho Toàn quyền đòi được sang Pháp hoặc trở lại Côn Đảo, nhất định không chịu quản thúc tại Mỹ Tho.

 

pptx 9 trang thuongle 3840
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Bài 15: Đọc hiểu Đập đá ở Côn Lôn (Phan Châu Trinh)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TÌM HIỂU VỀ PHAN CHÂU TRINH VÀ NHÀ TÙ CÔN ĐẢOA. TÁC GIẢ PHAN CHÂU TRINHI, Tiểu sửPhan Châu Trinh còn có hiệu là Tây Hồ, Hy Mã , tự là Tử Cán. Ông sinh năm 1872, người làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ nay thuộc Xã Tam Lộc, Huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. Năm 1888, thân phụ ông mất khi ông mới 16 tuổi. Năm 1892, ông đi học và nổi tiếng học giỏi. Bạn cùng học với ông là Huỳnh Thúc Kháng (kém ông 4 tuổi).Huỳnh Thúc KhángNăm 1900, ông đỗ Cử nhân. Năm 1901, ông đỗ Phó bảng, đồng khoa với tiến sĩ Ngô Đức Kế và Nguyễn Sinh Sắc.Ngô Đức KếÔng kết giao vơi nhiều sĩ phu yêu nước như Huỳnh Thúc Kháng và Phan Bội Châu. Ông và Phan Bội Châu tâm đắc về nhiệt huyết cứu nước, nhưng ông không tán thành đường lối của Phan Bội Châu dựa vào Nhật để đấu tranh vũ trang chống Pháp. Năm 1905, ông sang Nhật Bản rồi sang Pháp chủ trương dựa vào Pháp để tiến hành cải cách, thực hiện tự do dân chủ, lật đổ chế độ phong kiến, làm cho dân giàu, nước mạnh, tiến lên giải phóng dân tộc.Năm 1906, ông khởi xướng duy tân, cải cách nước nhà. Những buổi diễn thuyết của ông có rất đông người đến nghe. Năm 1908, vụ Hà thành đầu độc ở Hà Nội và phong trào chống thuế của nông dân Trung Kỳ nổ ra và bị thực dân Pháp đàn áp, ông bị bắt đày ra Côn Đảo. Năm 1910, nhờ có Hội Nhân quyền Pháp can thiệp, ông được trả lại tự do, nhưng bị quản thúc tại Mỹ Tho. Tuy nhiên, ông viết thư cho Toàn quyền đòi được sang Pháp hoặc trở lại Côn Đảo, nhất định không chịu quản thúc tại Mỹ Tho.Năm 1925, ông từ Pháp về Sài Gòn tiếp tục hoạt động theo xu hướng cải lương, kêu gọi dân quyền, dân sinh, dân khí. Ông mất ngày 24 tháng 3 năm 1926 tại Sài Gòn. Sau khi mất, tinh thần yêu nước của ông vẫn cổ vũ phong trào trong nước, đặc biệt là trong thanh niên, học sinh đã dấy lên phong trào đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu và để tang Phan Châu Trinh. Lễ tang ông được nhân dân tổ chức rất trọng thể; bất chấp sự ngăn cản của thực dân, cả nước dấy lên phong trào làm lễ truy điệu Phan Châu Trinh, là một sự kiện chính trị nổi bật lúc bấy giờ. II, Sự nghiệp văn học1. Quan điểm sáng tác:Phan Châu Trinh luôn có ý thức dùng văn chương để làm cách mạng, dùng ngòi bút chống lại kẻ thù.2. Sự nghiệp sáng tác:Thể loại: sáng tác cả văn xuôi chính luận và thơ trữ tình yêu nước cách mạng.Tác phẩm chính: Đầu Pháp chính phủ thư (1906); Thất điều trần (1922); Đạo đức và luân lí Đông Tây (1925) B. NHÀ TÙ CÔN ĐẢO

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_8_bai_15_doc_hieu_dap_da_o_con_lon_pha.pptx