Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Thực hành tiếng Việt: Thán từ và biện pháp tu từ

Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Thực hành tiếng Việt: Thán từ và biện pháp tu từ

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

I. LÝ THUYẾT

- Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi - đáp.

- Thán từ gồm 2 loại chính

+ Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: a; ái; ơ; ôi;

 + Thán từ gọi đáp: này; dạ; vâng; ơi; ừ;

- Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi được tách ra thành một câu đặc biệt.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

pptx 32 trang Lệ Giang 18/01/2025 880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Thực hành tiếng Việt: Thán từ và biện pháp tu từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THÁN TỪ VÀ 
 BIỆN PHÁP TU TỪ 
THỰC HÀNH 
TIẾNG VIỆT 
HOẠT ĐỘNG 1 
 KHỞI ĐỘNG 
 Biến hình 
cảm xúc 
Cho câu văn sau: Mẹ đã về. 
Thêm các từ ngữ thích hợp vào câu trên (kết hợp với ngữ điệu, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ,...tương ứng khi nói) để diễn tả những cảm xúc sau: 
Cảm xúc ngạc nhiên, vui mừng 
Cảm xúc bất ngờ, sợ hãi 
Cảm xúc tiếc nuối 
(1) Cảm xúc ngạc nhiên, vui mừng: A ! Mẹ đã về; Ô hay ! Mẹ đã về; 
(2) Cảm xúc bất ngờ, sợ hãi: Trời ơi ! Mẹ đã về; 
(3) Cảm xúc tiếc nuối: Ôi ! Mẹ đã (phải) về; 
Gợi ý sản phẩm học tập 
HOẠT ĐỘNG 2 
 HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 
I. LÝ THUYẾT 
Phiếu học tập 01 
 Tìm hiểu về Thán từ 
Câu hỏi 
Đáp án 
1. Điền vào chỗ trống từ thích hợp: 
 Thán từ là những từ dùng để (1) của người nói hoặc dùng để (2) 
2. Chọn đáp án đúng nhất: 
2.1. Các dòng nào đúng khi nói về thán từ? 
A. Các thán từ có thể đứng riêng thành một câu độc lập. 
B. Các thán từ không thể đứng riêng thành một câu độc lập. 
C. Các thán từ không thể làm một bộ phận trong câu. 
D. Các thán từ có thể cùng các từ ngữ khác làm thành một câu và thường đứng đầu câu. 
2.2. Khi sử dụng thán từ, người nói cần chú ý đến những điểm gì? 
A. Đối tượng giao tiếp 
B. Ngữ điệu, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, 
C. Cả A và B đều đúng 
D. Cả A và B đều sai 
 . 
3. Đặt một câu có sử dụng thán từ và nêu tác dụng của thán từ trong câu đó. 
 . 
- Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi - đáp. 
Thán từ gồm 2 loại chính 
+ Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: a; ái; ơ; ôi ; 
 + Thán từ gọi đáp: này; dạ; vâng; ơi; ừ; 
- Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi được tách ra thành một câu đặc biệt. 
HOẠT ĐỘNG 3 
 LUYỆN TẬP 
2. Bài tập 2 (Tr 23/SGK) 
Thán từ ôi thể hiện sự xúc động mạnh mẽ trước một điều bất ngờ; cho thấy sự xúc động lớn lao, thái độ ngạc nhiên của người nghệ sĩ khi ông tìm được một ý tưởng sáng tác có giá trị trong chuyến đi của mình. 
Thán từ trời ơi thể hiện cảm xúc tiếc nuối của anh thanh niên khi anh sắp phải chia tay ông hoạ sĩ, cô kĩ sư và bác lái xe . 
a 
b 
Thán từ ơ thể hiện sự ngạc nhiên, bối rối của anh thanh niên khi thấy ông hoạ sĩ vẽ mình. 
Thán từ chao ôi thể hiện sự xúc động mạnh mẽ của ông hoạ sĩ khi ông nhận thấy rằng gặp được anh thanh niên là cơ hội hiếm có trong sáng tác nhưng hoàn thành được sáng tác đó còn là một chặng đường dài. 
c 
d 
3. B ài tập 3 (Tr.23/ SGK) 
Quan sát 3 bức ảnh trên. Đặt 03 câu văn mô tả nội dung bức tranh, mỗi câu có sử dụng một trong các thán từ phù hợp. 
Tranh 1 
Tranh 2 
Tranh 3 
Tranh 1 
Tranh 2 
Tranh 3 
Trời ơi! Con người đang giết chết những sinh vật trên Trái Đất. 
Ôi! Những thửa ruộng bậc thang mùa lúa chín thật đẹp. 
Than ôi ! Cảnh lũ lụt mới thê thảm làm sao! 
4. Bài tập 4 (Tr 23/SGK) 
- Những cành thông tròn, nhọn, vươn lên thẳng tắp, óng ánh dưới ánh nắng, rung tít trong gió được hình dung như những ngón tay thon thả bằng bạc đang chuyển động xoay tròn. 
Phần a) 
- Biện pháp tu từ nhân hoá trong hình ảnh cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhố cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Cây tử kinh được nhân hoá, mang đặc điểm, hành động của con người ( nhìn, nhô cái đầu lên ). 
* Sử dụng biện pháp ẩn dụ, nhân hóa 
* Tác dụng của các phép ẩn dụ, nhân hóa 
- Làm cho hình ảnh thiên nhiên Sa Pa trở nên sinh động, đẹp đẽ, tinh tế và đầy chất thơ. 
- Cho thấy tình yêu thiên nhiên và cách cảm nhận thiên nhiên tinh tế của nhà văn. 
- Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho cách diễn đạt. 
Phần b) 
Biện pháp tu từ nhân hoá trong hình ảnh nắng đã mạ bạc cả con đèo gợi tả ấn tượng sự lan tỏa mạnh mẽ của nắng Sa Pa. 
Biện pháp tu từ so sánh trong hình ảnh đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn gợi tả sinh động hình ảnh ảnh rừng cây dưới nắng rực rỡ tựa như một bó đuốc khổng lồ. 
* Sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh. 
Giúp nhà văn miêu tả thành công thiên nhiên đặc trưng ở vùng núi Sa Pa với nắng, đèo, rừng cây. Thiên nhiên hiện lên rộng lớn, mênh mông, hùng vĩ, tráng lệ. 
Cho thấy tình yêu thiên nhiên và thể hiện cái nhìn đầy tinh tế của nhà văn. 
 *Tác dụng của biện pháp nhân hóa, so sánh 
Làm cho cách diễn đạt sinh động, gợi hình, gợi cảm hơn. 
HOẠT ĐỘNG 4 
VẬN DỤNG 
Trò chơi 
Tiếp sức đồng đội 
Giáo viên chia lớp thành 3 đội. Các thành viên trong bốn đội lần lượt lên bảng tìm ra đáp án đúng 
Thời gian cho mỗi đội là 2 phút. 
Đội nào thực hiện được nhiều đáp án đúng nhất nhất và đảm bảo đúng thời gian đội đó sẽ chiến thắng. 
Câu 1: Thán từ là gì? 
A. Là những từ dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến trong câu. 
B. Là những từ làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói hoặc dùng để gọi đáp. 
C. Là những từ đọc giống nhau nhưng có ý nghĩa khác nhau. 
D. Là những từ dùng để nối các vế câu trong một câu ghép. 
Câu 2: Khi sử dụng thán từ gọi đáp, cần chú ý đến những điểm gì? 
A. Đối tượng giao tiếp. B. Ngữ điệu 
C. Cả A và B đúng. D. Cả A và B sai 
Câu 3: Trong những từ ngữ ở các câu sau, từ nào là thán từ? 
A. Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không? 
B. Không, ông giáo ạ! 
C. Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. 
D. Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. 
Câu 4 : Cho câu văn: 
“Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm!...” 
(Lão Hạc – Nam Cao) 
Từ này trong phần trích “Này! Ông giáo ạ!” thuộc từ loại nào dưới đây? 
A. Thán từ. B. Phó từ. 
C. Tình thái từ. D. Trợ từ. 
Câu 5: Đọc đoạn văn sau: 
Chừng như lúc nãy thấy bắt cả chó lớn, chó con, cái Tí vẫn tưởng những con vật ấy sẽ đi thế mạng cho mình, cho nên nó đã vững dạ ngồi im. Bây giờ nghe mẹ nó giục nó phải đi, nó lại nhếch nhác, mếu khóc: 
- U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư? Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi!... Ngày mai con chơi với ai? Con ngủ với ai? 
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn) 
Câu văn nào trong đoạn văn trên có chứa thán từ? 
A. Trời ơi! 
B. Ngày mai con chơi với ai? 
C. Khốn nạn thân con thế này? 
D. Con ngủ với ai? 
Câu 6: Đọc đoạn văn sau: 
Chừng như lúc nãy thấy bắt cả chó lớn, chó con, cái Tí vẫn tưởng những con vật ấy sẽ đi thế mạng cho mình, cho nên nó đã vững dạ ngồi im. Bây giờ nghe mẹ nó giục nó phải đi, nó lại nhếch nhác, mếu khóc: 
- U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư? Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi!... Ngày mai con chơi với ai? Con ngủ với ai? 
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn) 
Thán từ trong đoạn văn trên dùng để bộc lộ cảm xúc gì của cái Tí? 
A. Biểu lộ sự than thở vì bất lực. 
B. Biểu lộ sự ngạc nhiên. 
C. Biểu lộ sự nghi ngờ. 
D. Biểu lộ sự chua chát. 
Câu 7: Xác định biện pháp tu từ được dùng trong văn bản sau: 
"Lặn lội thân cò khi quãng vắng 
Eo sèo mặt nước buổi đò đông." 
A.Ẩn dụ. B. Đảo ngữ 
 C. So sánh. D. Nói giảm 
 Câu 8: Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau là gì? 
 “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” 
 (Chính Hữu) 
A. Nhân hóa, ẩn dụ B. Hoán dụ, so sánh 
 C.Ẩn dụ, so sánh D. Hoán dụ, nhân hóa 
Câu 9: Những dòng thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì? 
 “ Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, 
 Vùi con đỏ dưới hầm tai vạ. ” 
 (Nguyễn Trãi) 
A. Nói quá, so sánh	 B. Ẩn dụ, nói quá 
C. Nhân hoá, liệt kê	 D. So sánh, điệp ngữ 
Câu 10: Câu thơ “ Chỉ cần trong xe có một trái tim ” (Phạm Tiến Duật) sử dụng biện pháp tu từ nào? 
Ẩn dụ B . Nói quá 
 C . So sánh D. Hoán dụ 
Thank you!!! 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_8_thuc_hanh_tieng_viet_than_tu_va_bien.pptx