Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Văn bản "Chiếu dời đô" - Nguyễn Thị Thu Hiền

Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Văn bản "Chiếu dời đô" - Nguyễn Thị Thu Hiền

I. Đọc- Tìm hiểu chú thích:

 1. Đọc

 2. Tìm hiểu chú thích

 II. Tìm hiểu văn bản:

Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt

Bố cục:

Phân tích:

a. Lí do dời đô

b. Đại La xứng đáng là kinh đô

c. Khẳng định quyết tâm dời đô

* Ghi nhớ (Sgk- trang 51)

4. Tổng kết:

a. Nghệ thuật

b. Nội dung

III. Luyện tập:

pptx 62 trang Hà Thảo 22/10/2024 850
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Văn bản "Chiếu dời đô" - Nguyễn Thị Thu Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	QUỸ LAWRENCE S.TING Cuộc thi quốc gia Thiết kế bài giảng e-Learning lần thứ 4 .. 
G iáo viên: Nguyễn Thị Thu Hiền 
Email: c2thanhtru.vinhyen@vinhphuc.edu.vn 
ĐT: 0976 590 933 
Trường THCS Thanh Trù 
Địa chỉ: Xã Thanh Trù - Thành phố Vĩnh Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc 
CC-BY 
Tháng 10/2016 
BÀI GIẢNG CHIẾU DỜI ĐÔ Môn: Ngữ Văn - lớp 8 
Bằng sự hiểu biết của bản thân, hãy tìm và điền những từ còn thiếu vào chỗ trống. 
Đúng rồi - Em hãy kích chuột vào bất cứ vị trí nào để tiếp tục. 
Chưa đúng - Em hãy kích chuột vào bất cứ vị trí nào để tiếp tục. 
Em đã trả lời đúng rồi. 
Câu trả lời của em là: 
Đáp án đúng là: 
Em chưa hoàn thành câu hỏi này. 
Em phải trả lời câu hỏi trước khi tiếp tục 
Trả lời 
Làm lại 
Các địa danh đã từng đóng vai trò là thủ đô 
của nước ta 
Xuân và Hà Nội. 
, Hoa Lư, 
là: Phong Châu, 
, Đông Đô, Phú 
Thử lại. 
KẾT QUẢ 
Điểm của bạn: 
{score} 
Điểm tối đa: 
{max-score} 
Số lần trả lời: 
{total-attempts} 
Question Feedback/Review Information Will Appear Here 
Xem lại 
Tiếp tục 
-Lý Công Uẩn- 
Ngữ Văn 8- Tiết 90 
( Thiên đô chiếu) 
CHIẾU DỜI ĐÔ 
	 Giúp học sinh thấy được quyết định đúng đắn, sáng suốt của Lý Thái Tổ trong buổi đầu xây dựng triều đại( nhà Lý), đồng thời giúp cho thế hệ học sinh hôm nay và mai sau thấy được khát vọng của nhân dân ta về một đất nước độc lập, tự chủ, thống nhất, hùng cường và khí phách của một dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh được phản ánh qua Chiếu dời đô . Nắm được đặc điểm cơ bản của thể chiếu, thấy được sức thuyết phục to lớn của Chiếu dời đô là sự kết hợp giữa lí lẽ và tình cảm; giữa mệnh lệnh với trưng cầu ý kiến. Vấn đề mà bài Chiếu đặt ra rất phù hợp với ý nguyện của toàn dân, với quy luật tất yếu của lịch sử và xã hội . 
MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Kiến thức: 
	 * Kĩ năng bài học: 
- Đọc diễn cảm, phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của bài Chiếu . Phân tích lí lẽ và dẫn chứng trong văn bản nghị luận trung đại: Chiếu . Vận dụng bài học để viết văn bản nghị luận. 
- Thông qua văn bản, học sinh nắm được lịch sử dân tộc, vị trí địa lý, kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, ngoại giao và tầm vóc phát triển của đất nước cho đến ngày nay. 
	 * Kĩ năng sống: 
- Giao tiếp: Trao đổi, trình bày những suy nghĩ của bản thân về cách dùng lí lẽ để viết văn nghị luận đảm bảo tính logic, chặt chẽ và chính xác. 
-Tư duy sáng tạo: Biết phát hiện, phân tích hình ảnh, chi tiết để nắm được giá trị tư tưởng của tác phẩm. 
 MỤC TIÊU BÀI HỌC 
2. Kĩ năng: 
Trân trọng giá trị to lớn của văn bản trung đại 
Giữ gìn, tiếp nối những khí phách hào hùng của dân tộc Đại Việt. 
Giáo dục cho học sinh lòng yêu đất nước, niềm tự hào dân tộc, biết học tập, lao động để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
MỤC TIÊU BÀI HỌC 
3. Thái độ: 
Ngữ Văn 8- Tiết 90 
CHIẾU DỜI ĐÔ 
-Lý Công Uẩn- 
 I. Đọc- Tìm hiểu chú thích : 
	1. Đọc 
	2. Tìm hiểu chú thích 
 II. Tìm hiểu văn bản : 
Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt 
Bố cục: 
Phân tích: 
a. Lí do dời đô 
b. Đại La xứng đáng là kinh đô 
c. Khẳng định quyết tâm dời đô 
* Ghi nhớ (Sgk- trang 51) 
4. Tổng kết : 
a. Nghệ thuật 
b. Nội dung 
III. Luyện tập: 
I. Đọc- tìm hiểu chú thích 
1. Đọc 
	 Cần đọc to, rõ dàng, thể hiện được giọng điệu trang trọng, cần nhấn mạnh những câu mang sắc thái tình cảm tha thiết, chân tình. Chú ý những câu hỏi, câu cảm, các danh từ riêng, từ cổ. 
Ngữ Văn 8- Tiết 90 
CHIẾU DỜI ĐÔ 
-Lý Công Uẩn- 
Bản phiên âm Hán-Việt : 
	 Tích Thương gia chí Bàn Canh ngũ thiên, Chu thất đãi Thành Vương tam tỉ. Khởi Tam Đại chi sổ quân tuẫn vu kỷ tư, vọng tự thiên tỉ. Dĩ kỳ đồ đại trạch trung, vi ức vạn thế tử tôn chi kế; thượng cẩn thiên mệnh, hạ nhân dân chí, cẩu hữu tiện triếp cải. Cố quốc tộ diên trường, phong tục phú phụ. Nhi Đinh Lê nhị gia, nãi tuẫn kỷ tư, hốt thiên mệnh, võng đạo Thương Chu chi tích, thường an quyết ấp vu tư, trí thế đại phất trường, toán số đoản xúc, bách tính hao tổn, vạn vật thất nghi. Trẫm thậm thống chi, bất đắc bất tỉ. 
	 Huống Cao Vương cố đô Đại La thành, trạch thiên địa khu vực chi trung; đắc long bàn hổ cứ chi thế. Chính Nam Bắc Đông Tây chi vị; tiện giang sơn hướng bối chi nghi. Kỳ địa quảng nhi thản bình, quyết thổ cao nhi sảng khải. Dân cư miệt hôn điếm chi khốn; vạn vật cực phồn phụ chi phong. Biến lãm Việt bang, tư vi thắng địa. Thành tứ phương bức thấu chi yếu hội; vi vạn thế đế vương chi thượng đô . 
 Trẫm dục nhân thử địa lợi dĩ định quyết cư, khanh đẳng như hà? 
CHIẾU DỜI ĐÔ 
	 Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời tam đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời? Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ của Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi. 
	 Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi; đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi; địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. 
	Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào? 
CHIẾU DỜI ĐÔ 
Tiết 90 
Đọc- tìm hiểu chú thích 
 1. Đọc 
 -Lý Công Uẩn- 
 2. Tìm hiểu chú thích 
a . Tác giả: 
- Lí Công Uẩn (974- 1028) tức Lí Thái Tổ. Người Châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Giang (nay là xã Đình Bảng- Từ Sơn- Bắc Ninh) 
- Là người thông minh, nhân ái, có chí lớn và lập được nhiều chiến công. 
- Năm 1009, Lê Ngọa Triều mất, ông được triều thần tin phục, tôn lên làm vua. Ông là vị vua đầu sáng lập ra vương triều Lí. 
CHIẾU DỜI ĐÔ 
 Từ nhỏ ông là một cậu bé dĩnh ngộ hơn người, lại được sự nuôi dạy của hai nhà trí thức lớn đương thời là sư Lý Khánh Văn và Thiền sư Đạo Hạnh. 
Hình ảnh: Sưu tầm từ Internet 
 Khi mới 20 tuổi, Lý Công Uẩn được đưa vào triều làm một chức quan võ. Vốn là người thông minh, có sức khoẻ và chí lớn, Công Uẩn từ đó ngày càng được tin cậy trong triều, về sau làm tới Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ và trở thành trụ cột của nhà tiền Lê. 
Hình ảnh: Sưu tầm từ Internet 
 Vì vậy ngay sau khi Lê Long Đĩnh mất, mọi triều thần mà người chủ xướng là quan Chi Hậu Đào Cam Mộc nhận thấy Lý Công Uẩn là người khoan hòa, nhân thứ và được lòng muôn dân nên đã tôn ông lên làm vua. Lý Công Uẩn lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Thuận Thiên, triều Lý được thành lập. Cuộc chuyển giao triều đại từ họ Lê sang họ Lý đã diễn ra một cách hoà bình êm thấm. 
Hình ảnh: Sưu tầm từ Internet 
 b. Tác phẩm: 
	Năm Canh Tuất niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất 1010, trong hoàn cảnh đất nước thái bình, Lí Công Uẩn viết bài Chiếu dời đô bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay). 
Tiết 90: CHIẾU DỜI ĐÔ 
2. Tìm hiểu chú thích 
a. Tác giả: 
Hình ảnh: Sưu tầm từ Internet 
CHIẾU DỜI ĐÔ 
* Thể loại: Chiếu ( còn có tên là chiếu thư, chiếu chỉ, chiếu lệnh, chiếu bản, ) là một thể loại văn bản hành chính thời phong kiến, được vua dùng để ban bố các mệnh lệnh. 
Chiếu cũng được dùng trong khoa cử nho học như một môn thi. Với tư cách là những văn kiện chính trị, chiếu trước hết là thể văn nghị luận, trong đó không phải chỉ có lí lẽ, mà phải thể hiện được hình ảnh vị thiên tử có tầm nhìn xa trông rộng, có tâm hồn cao cả. Nhiều bài chiếu có lí lẽ xác đáng, lời văn sáng sủa, gãy gọn, mạnh mẽ và được trân trọng lưu truyền. 
C. Từ khó : 
* Mục đích: Do vua dùng để ban bố mệnh lệnh, công bố chủ trương, đường lối được vua và triều đình yêu cầu thần dân phải thực hiện. 
* Nội dung: Thể hiện tư tưởng chính trị lớn lao có ảnh hưởng đến vận mệnh của cả triều đại hay đất nước. 
* Hình thức: Được viết bằng văn xuôi (văn vần) có xen những câu văn biền ngẫu và được đón nhận một cách trang trọng. 
Một số bài chiếu nổi tiếng: 
	 Ở Việt Nam để lại nhiều bài chiếu nổi tiếng, chủ yếu do chúng là các văn kiện đánh dấu các sự kiện lịch sử như: Thiên đô chiếu ( Chiếu dời đô, 1010) của vua Lý Thái Tổ; Lâm chung di chiếu ( chiếu để lại lúc chết,1128) của vua Lý Nhân Tông; Thiện vị chiếu ( Chiếu nhường ngôi, 1225) của vua Lý Chiêu Hoàng (do một tác giả khuyết danh soạn); Chiếu cầu hiền tài , 1429) của vua Lê Thái Tổ ( do Nguyễn Trãi soạn); Tức vị chiếu ( Chiếu lên ngôi, 1788) của vua Quang Trung; Cần vương chiếu (1885) của vua Hàm Nghi; Thoái vị chiếu (1945) của vua Bảo Đại. 
c. Từ khó: 
(1) Bàn Canh : vua thứ mười bảy của nhà Thương, một triều đại rất xưa trong lịch sử Trung Quốc. 
(2) Năm lần dời đô : nhà Thương từ vua đầu tiên là Thành Thang đến Bàn Canh đã năm lần dời đô. 
(3) Thành Vương : vua thứ ba nhà Chu, triều đại tiếp nối nhà Thương. 
(4) Ba lần dời đô : nhà Chu từ Chu Văn Vương qua Chu Vũ Vương đến Chu Thành Vương đã ba lần dời đô. 
(5) Tam đại : tên chung chỉ ba triều đại Hạ, Thương, Chu nối tiếp nhau trong lịch sử cổ đại Trung Quốc. 
(6) Phồn thịnh : ở trạng thái phát triển tốt đẹp, dồi dào, sung túc. 
(7) Nơi đây : chỉ Hoa Lư, nơi triều đình nhà Lí còn đóng đô khi ấy. 
(9) Cao Vương: tức Cao Biền, viên quan nhà Đường, từng làm Đô hộ sứ Giao Châu (tức nước ta ngày xưa) từ năm 864 đến năm 875. 
(10) Thế rồng cuộn hổ ngồi : thế đất giống hình rồng cuộn, hổ ngồi, được coi là thế đất đẹp, sẽ phát triển thịnh vượng. 
(11) Thắng địa : chỗ đất có phong cảnh và địa thế đẹp. 
(12) Trọng yếu: hết sức quan trọng, có tính chất cơ bản, mấu chốt. 
c. Từ khó: 
* Chú thích (8): Sử sách cho biết, Đinh Bộ Lĩnh sau khi dẹp tan 12 sứ quân, năm 968 ông lên ngôi hoàng đế thì đến năm 979 nhà vua bị ám hại. Năm 981, Lê Hoàn lên làm vua, tuy đã đánh thắng giặc Tống xâm lược, nhưng năm 1005, Lê Đại Hành băng hà, thì các thế lực phong kiến, các hoàng tử lại xung đột, tranh giành ngôi báu, loạn lạc kéo dài “ trăm họ phải hao tổn” nhiều xương máu, tiền của. Cái chết của vua Lê Ngọa Triều năm 1009 đã chứng tỏ hai triều đại Đinh, Lê “ không được lâu bền, số vận ngắn ngủi”. Thực ra việc hai triều Đinh , Lê vẫn cứ đóng đô ở Hoa Lư là do nhiều nguyên nhân lịch sử; nhà nước phong kiến Việt Nam chưa đủ mạnh, nạn cát cứ của các lãnh chúa hoành hành, giặc giã loạn lạc kéo dài. Do đó, các vua nhà Đinh, nhà Lê phải nuôi hổ báo ở trong nhà, phải nấu vạc dầu ở ngoài sân, dựa vào sông sâu núi cao, địa thế hiểm trở của núi rừng Hoa Lư để đóng đô và phòng thủ. Đóng đô ở Hoa Lư là một hạn chế của lịch sử của hai nhà Đinh, Lê. Đến thời Lí, với sự phát triển lớn mạnh của đất nước thì việc đóng đô ở Hoa Lư không còn phù hợp nữa. 
Cố đô Hoa Lư - nơi núi non hiểm trở 
Hình ảnh: Sưu tầm từ Internet 
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN: 
Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt: 
	- Kiểu văn bản: Nghị luận 
	- Phương thức biểu đạt: Nghị luận lập luận kết hợp với biểu cảm, tự sự, miêu tả. 
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN: 
2. Bố cục: 3 phần 
Phần 1 : Từ đầu không thể không dời đổi. 
Phân tích cơ sở lịch sử và thực tiễn của việc dời đô (Lí do dời đô). 
Phần 2 : Huống gì muôn đời . 
Lí do chọn Đại La làm kinh đô. 
Phần 3 : Còn lại. 
Khẳng định ý chí dời đô. 
a. Lí do dời đô: 
	 Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời tam đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời? Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. 
3. Phân tích: 
* Lịch sử các triều đại ở Trung Quốc 
 - Nhà Thương năm lần dời đô 
 - Nhà Chu ba lần dời đô 
- Lý do: Theo ý trời, ý dân. 
- Mục đích: Muốn đóng đô ở nơi trung tâm trời đất để mưu toan nghiệp lớn, xây dựng vương triều phồn thịnh, tính kế muôn đời cho con cháu thế hệ sau. 
Kết quả: Làm cho đất nước vững bền, phát triển thịnh vượng. 
	 Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ của Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn , muôn vật không được thích nghi. 
* Thực tế lịch sử nước ta 
 - Nhà Đinh, Lê không dời đô 
 - Không noi theo dấu cũ của Thương, Chu 
 - Trái ý trời, trái ý dân 
= > Kết quả : 
 - Triều đại không lâu bền, số vận ngắn ngủi 
 -Trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi 
* Nghệ thuật: So sánh đối chiếu, tương phản, dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu, lập luận thấu tình đạt lý. 
=> Bằng những lời lẽ và dẫn chứng thuyết phục, giọng văn thể hiện sự xót xa, tha thiết, đậm đà cảm xúc kết hợp hài hòa giữa lí và tình đã tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc, đồng thời thể hiện khát vọng muốn thay đổi đất nước, bộc lộ tình cảm yêu nước thương dân. 
Xét câu văn sau: 
 Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi! 
( Trẫm thậm thống tri, bất đắc bất tỉ) 
=> Tác giả sử dụng từ phủ định của phủ định “Không thể không dời” để nhằm khẳng định mạnh việc dời đô là cần thiết. 
Trình tự lập luận: 
Lấy sử sách làm tiền đề, làm chỗ dựa cho lý lẽ 
Lấy lý lẽ làm khuôn thước soi vào thực tế hai triều Đinh, Lê. 
Dẫn tới khẳng định: Dời đô là điều tất yếu sẽ xảy ra. 
=> Việc dẫn sử sách Trung Quốc để làm chỗ dựa cho lí lẽ ở phần sau: Trong lịch sử đã từng có chuyện dời đô và đã đem lại kết quả tốt đẹp thì việc Lí Công Uẩn dời đô cũng không có gì là khác thường, trái quy luật. Có thể thấy đó là trình tự lập luận chặt chẽ, tiêu biểu cho kết cấu của văn nghị luận. 
Hình ảnh: Sưu tầm từ Internet 
Hình ảnh: Sưu tầm từ Internet 
b. Đại La xứng đáng là kinh đô 
	Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi; đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi; địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. 
3. Phân tích: 
b. Đại La xứng đáng là kinh đô 
Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) và Tử Cấm Thành (Bắc Kinh) đều được bố trí ở vị thế: "giữa khu vực trời đất"; "chính giữa nam bắc đông tây " Với trục chính theo hướng Bắc - Nam (trục của trái đất) lệch dưới 15 độ. 
Hình ảnh: Sưu tầm từ Internet 
	Thủ đô của các nước thịnh trị trên thế giới đều có cùng vị thế như Thăng Long - Hà Nội cũng: "nơi ở giữa"; "thế đất cao mà sáng sủa"; "là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương”. 
Hình ảnh: Sưu tầm từ Internet 
CHIẾU DỜI ĐÔ 
Lịch sử: Kinh đô cũ của Cao Vương (Cao Biền). 
Vị trí địa lí: 
- Nơi trung tâm trời đất, thế rồng cuộn hổ ngồi. 
- Đúng ngôi nam bắc đông tây, tiện hướng nhìn sông dựa núi. 
- Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng. 
 Chính trị, kinh tế, văn hóa: 
- Là thắng địa của đất Việt. 
- Là đầu mối giao thông, là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước. 
 Tình cảm: 
- Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt. 
- Muôn vật phong phú tốt tươi. 
Thành Đại La có nhiều lợi thế: 
 “Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất // được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây // lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng // đất đai cao mà thoáng. Đân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt // muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước // cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”. 
Đại La xứng đáng là kinh đô 
=> Lập luận chặt chẽ, dùng từ khẳng định, phủ định. Lời văn biền ngẫu cân xứng, các vế đối nhau, súc tích, giàu hình ảnh. 
=> Đại La xứng đáng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. 
Đại La 
Về địa lí 
Trung tâm của trời đất 
 Về văn hoá 
Mảnh đất thịnh vượng 
Hội đủ điều kiện Kinh đô 
Về lịch sử 
Cao Vương đóng đô 
B?n đ? Đ?i La 
Hình ảnh: Sưu tầm từ Internet 
	 Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào? 
3. Phân tích: 
c. Khẳng định quyết tâm dời đô 
=>Câu hỏi mang tính đối thoại, trao đổi, dân chủ tạo sự đồng cảm giữa mệnh lệnh của vua với thần dân có sức thuyết phục. 
=>Khẳng định ý chí dời đô từ Hoa Lư về Đại La. 
Hãy xác định kiểu câu xét theo mục đích nói bằng cách nối với ô thích hợp. 
Câu 
Kiểu câu theo mục đích nói 
A. 
Câu trần thuật (trình bày) 
B. 
Câu nghi vấn (hỏi) 
C. 
Câu cảm thán (bộc lộ cảm xúc) 
D. 
Câu cầu khiến (ra lệnh) 
B 
Các khanh nghĩ thế nào? 
D 
Các khanh hãy theo ý ta mà làm! 
Đúng rồi - Em hãy kích chuột vào bất cứ vị trí nào để tiếp tục. 
Chưa đúng - Em hãy kích chuột vào bất cứ vị trí nào để tiếp tục. 
Em trả lời đúng rồi. 
Câu trả lời của em là: 
Đáp án đúng là: 
Em chưa hoàn thành câu hỏi này. 
Em phải trả lời câu hỏi trước khi tiếp tục 
Trả lời 
Làm lại 
Thử lại. 
KẾT QUẢ 
Điểm của bạn: 
{score} 
Điểm tối đa: 
{max-score} 
Số lần trả lời: 
{total-attempts} 
Question Feedback/Review Information Will Appear Here 
Xem lại 
Tiếp tục 
=> Lý thái Tổ xứng đáng là vị vua anh minh, sáng suốt, có tầm nhìn xa trông rộng; là một minh quân với khát vọng xây dựng một đất nước độc lập tự cường, tin tưởng vào tương lai bền vững và lớn mạnh. 
Tượng Lý Thái Tổ tại Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, dựng năm 2004. 
Hình ảnh: Sưu tầm từ Internet 
Hình ảnh: Sưu tầm từ Internet 
Chùa Nhất Trụ ở cố đô Hoa Lư do Vua Lê Đại Hành cho xây dựng 
Phố Cầu Đông ở Hoa Lư, nơi có nhà thầy bói và chợ Cầu Đông 
Chùa Bà Ngô ở cố đô Hoa Lư được xây dựng từ thời Vua Đinh Tiên Hoàng 
Chùa Một Cột ở Thăng Long do Vua Lý Thái Tông cho xây dựng 
Phố Cầu Đông ở Thăng Long nay chỉ còn chợ Đồng Xuân 
Chùa Bà Ngô ở Hà Nội được xây dựng vào thời vua Lý Thần Tông 
Hình ảnh: Sưu tầm từ Internet 
Đền Đô 
Hình ảnh: Sưu tầm từ Internet 
 Chùa Một Cột 
 Một số công trình tiêu biểu của Thăng Long - Hà Nội xưa và nay 
Văn miếu Quốc Tử Giám 
HỒ GƯƠM,THÁP RÙA 
 Đại học Y Hà Nội 
Chợ Đồng Xuân 
Nhà hát lớn Hà Nội 
Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh 
Sân vận động quốc gia Mỹ Đình 
Nguồn : https ://www.youtube.com/watch?v=yXxStU-rt5E 
GHI NHỚ 
Chiếu dời đô phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. Bài chiếu có sức thuyết phục mạnh mẽ vì nói đúng được ý nguyện của nhân dân, có sự kết hợp hài hòa giữa lí và tình. 
4. Tổng kết: 
Nghệ thuật 
Nội dung 
- Kết cấu chặt chẽ. 
- Cách lập luận giàu sức thuyết phục 
- Sử dụng những câu văn biền ngẫu, giàu hình ảnh, giàu tính biểu cảm; có sự kết hợp hài hòa giữa lí và tình. 
- Thể hiện quyết tâm dời đô của Lý Công Uẩn. 
- Thể hiện khát vọng của Lý Công Uẩn và của nhân dân Đại Việt về một đất nước độc lập, thống nhất, hùng cường. 
- Thể hiện khí phách, ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. 
Chiếu dời đô làm rung động trái tim người đọc bởi những yếu tố nghệ thuật nào? 
III. Luyện tập 
Đúng rồi - Em hãy kích chuột vào bất cứ vị trí nào để tiếp tục. 
Chưa đúng - Em hãy kích chuột vào bất cứ vị trí nào để tiếp tục. 
Em trả lời đúng rồi 
Câu trả lời của em là: 
Đáp án đúng là: 
Em chưa hoàn thành câu hỏi này. 
Em phải trả lời câu hỏi trước khi tiếp tục 
Trả lời 
Làm lại 
A) 
Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu. 
B) 
Sử dụng lối văn biền ngẫu, lời văn giàu hình ảnh. 
C) 
Kết hợp hài hòa giữa lý và tình. 
D) 
Cả ba ý trên 
Thử lại. 
 Tại sao kết thúc văn bản Chiếu dời đô, tác giả không ra mệnh lệnh mà lại đặt câu hỏi "Các khanh nghĩ thế nào?" "Khanh đẳng như hà?" 
Đúng rồi - Em hãy kích chuột vào bất cứ vị trí nào để tiếp tục. 
Chưa đúng - Em hãy kích chuột vào bất cứ vị trí nào để tiếp tục. 
Em trả lời đúng rồi 
Câu trả lời của em là: 
Đáp án đúng là: 
Em chưa hoàn thành câu hỏi này. 
Em phải trả lời câu hỏi trước khi tiếp tục 
Trả lời 
Làm lại 
A) 
Kết thúc mang tính chất trao đổi. 
B) 
Kết thúc mang tính đối thoại, tạo sự đồng cảm giữa mệnh lệnh vua với thần dân. 
C) 
Để tạo nên sự độc đáo. 
D) 
Chỉ là sự vô tình không có nghĩa gì cả. 
Thử lại. 
 Vì sao nói "Chiếu dời đô " ra đời phản ánh ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt? 
Đúng rồi - Em hãy kích chuột vào bất cứ vị trí nào để tiếp tục. 
Chưa đúng - Em hãy kích chuột vào bất cứ vị trí nào để tiếp tục. 
Em trả lời đúng rồi 
Câu trả lời của em là: 
Đáp án đúng là: 
Em chưa hoàn thành câu hỏi này. 
Em phải trả lời câu hỏi trước khi tiếp tục 
Trả lời 
Làm lại 
A) 
Triều đình nhà Lí đủ lớn mạnh chấm dứt nạn phong kiến cát cứ. 
B) 
Dân tộc Đại Việt đủ sức sánh ngang hàng với Phương Bắc. 
C) 
Định đô ở Thăng Long là nguyện vọng của nhân dân xây dựng một đất nước độc lập, tự cường. 
D) 
Cả ba ý trên. 
Thử lại. 
KẾT QUẢ 
Điểm của bạn: 
{score} 
Điểm tối đa: 
{max-score} 
Số lần trả lời: 
{total-attempts} 
Question Feedback/Review Information Will Appear Here 
Xem lại 
Tiếp tục 
CHIẾU DỜI ĐÔ 
Bố cục và lập luận của văn bản 
Lý do dời đô 
Dời đô là điều đã từng xảy ra trong lịch sử 
Hạn chế của việc đóng đô ở Hoa Lư 
Nhất thiết phải dời đô 
Chọn Đại La làm kinh đô 
Đại La đã từng là kinh đô 
Đại La có nhiều lợi thế 
Đại La là nơi tốt nhất để định đô 
Khẳng định quyết tâm dời đô 
Mong được sự đồng thuận của mọi người 
- Nắm được đặc điểm, chức năng thể chiếu và vận dụng làm văn nghị luận. 
- Thấy được khát vọng độc lập, khí phách tự cường của dân tộc . 
 Bài chiếu có kết cấu rất chặt chẽ, lập luận giàu sức thuyết phục thể hiện ở trình tự lập luận hợp lí với các dẫn chứng và lý lẽ tiêu biểu. 
Phần mở đầu : Nêu lên nhiều chứng cứ về việc dời đô có thật trong lịch sử Trung Quốc đã được xem xét và khẳng định là đúng. Từ đó liên hệ đến thực tế nước ta và khẳng định việc dời đô là cần thiết. 
Phần thứ hai : Phân tích các ưu điểm nổi bật của thành Đại La nhấn mạnh vào các ưu điểm đó để khẳng định đây là kinh đô của đế vương muôn đời. 
Phần kết luận : Khẳng định ý chí dời đô của nhà vua. 
=>Tóm lại đây là một văn bản ngắn gọn nhưng kết cấu rất chặt chẽ lập luận sắc sảo, lời văn mạnh mẽ kết hợp giữa lý lí và tình cảm chân thành nên có sức thuyết phục cao. 
CỦNG CỐ: 
Những điều cần nắm vững qua bài học: 
 Dời đô ra Thăng Long là một bước ngoặc lớn, đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc Đ ại Việt. Kinh đô Thăng Long là cái nôi lập đế nghiệp cho muôn đời là nơi để cho sơn hà xã tắc được bền vững muôn đời. 
 Chiếu dời đô đã thể hiện sâu sắc, tầm nhìn thời đại của một vị vua Đại Cồ Việt 1000 năm về trước khi ông chọn Đại La làm kinh đô mới để mưu nghiệp lớn, tính kế phồn vinh, trường kỳ cho muôn đời sau. Chiếu nêu bật được vai trò kinh đô Thăng Long xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của quốc gia. Thời gian sau đó, Thăng Long vẫn là kinh đô của các triều Trần, nhà Hậu Lê, nhà Mạc, Lê Trung Hưng và đang là Thủ đô Việt Nam hôm nay . Thăng Long thực sự là “nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”. 
Học thuộc lòng khái niệm thể loại Chiếu. 
Nắm chắc giá trị nội dung và lập luận của văn bản. 
- Học tập cách viết đoạn văn biền ngẫu, em hãy thuyết minh về thắng địa Đại La bằng một đoạn văn. 
Viết một đoạn văn giới thiệu một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở quê em bằng văn xuôi. 
Chuẩn bị bài: Câu phủ định ( Chú ý tìm hiểu trước các ví dụ trong sgk và trả lời các câu hỏi ). 
Đọc và soạn văn bản: Hịch tướng sĩ. 
HƯỚNG DẪN HỌC BÀI CŨ VÀ CHUẨN BỊ BÀI MỚI 
Nguồn: https ://www.youtube.com/watch?v=T3_s4JD-bKQ 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Tài liệu tham khảo 
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 8 của Bộ 
 GD&ĐT. 
- Sách Nâng cao Ngữ văn 8 - Nhà xuất bản Hà Nội. 
- Sách Bồi dưỡng học sinh giỏi - Nhà xuất bản Quốc gia Hà Nội. 
- Bách khoa toàn thư mở Wikipedia 
2. Các trang website tham khảo 
- Phần mềm: Adobe Presenter 10 
- Microsoft Powerpoint 2010. 
- Microsoft Word 2010 . 
- Tham khảo các trang trên Internet. 
Nhạc nền: Đất Việt tiếng vọng ngàn đời (Sưu tầm Internet) 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_8_van_ban_chieu_doi_do_nguyen_thi_thu.pptx
  • docxBÀI THUYẾT MINH (1).docx
  • mp3VietNamMyLove.mp3