Bài tập luyện thi học sinh giỏi Vật lí Lớp 8 - Trường THCS Hương Xạ

Bài tập luyện thi học sinh giỏi Vật lí Lớp 8 - Trường THCS Hương Xạ

Câu 2. Một bình hình chữ U chứa (không đầy) nước biển, có khối lượng riêng D0 = 1,03.103kg/m3 . Hai nhánh có tiết diện hình tròn, đường kính lần lượt là d1=10 cm và d2=5 cm. thả vào một trong hai nhánh một vật rắn có khối lượng m = 0,5kg làm từ chất có khối lượng riêng nhỏ hơn D0. Hỏi mực nước trong mỗi nhánh thay đổi bao nhiêu ?

Câu 3. Một thanh gỗ AB có chiều dài 40cm tiết diện 5cm2 khối lượng 240g, có trọng tâm G cách đầu A một khoảng GA= 1/3 . Thanh được treo nằm ngang bằng hai dây mảnh song song rất dài OA và IB vào hai điểm cố định O và I

1. Tính sức căng của sợi dây .

2. Đặt một chậu chất lỏng có khối lượng riêng

D1= 750kg/m3 cho thanh chìm hẳn trong chất lỏng mà vẫn nằm ngang tính sức căng của mỗi sợi dây khi đó.

3. Thay chất lỏng trên bằng một chất lỏng khác có khối lượng riêng D2= 900kg/m3 thì thanh không nằm ngang nữa. Hãy giải thích tại sao? Để thanh vẫn nằm ngang thì khối lượng riêng lớn nhất của chất lỏng bằng bao nhiêu ?

Câu 4. Một ống thép hình trụ, dài l=20cm, một đầu được bịt bằng một lá thép mỏng có khối lượng không đáng kể (được gọi là đáy ). Tiết diện thẳng của vành ngoài của ống là S1=10cm2, của vành trong là S2=9cm2.

1. Hãy xác định chiều cao phần nổi của ống khi thả ống vào một bể nước sâu cho đáy quay xuống dưới.

 

doc 8 trang thuongle 13571
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập luyện thi học sinh giỏi Vật lí Lớp 8 - Trường THCS Hương Xạ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Hương Xạ Bài tập luyện thi HSG 
Bài tập về lực đẩy Ac-si-met
Lý thuyết và một số thao tác cơ bản được giới thiệu ngoài.
Bài 1. Một chiếc ống bằng gỗ có dạng hình trụ rỗng chiều cao h = 10 cm, bán kính trong , bán kính ngoài . Khối lượng riêng của gỗ làm ống là . ống không thấm nước và xăng.
a. Ban đầu người ta dán kín một đầu bằng nilon mỏng (đầu này được gọi là đáy). đổ đầy xăng vào ống rồi nhẹ nhàng thả ống xuống nước theo phương thẳng đứng sao cho xăng không tràn ra ngoài. Tìm chiều cao phần nổi của ống. Biết khối lượng riêng của xăng là , của nước là .
b. Đổ hết xăng ra khỏi ống, bóc đáy nilon đi và đặt ống trở lại trong nước theo phương thẳng đứng, sau đó từ từ đổ xăng vào ống. Tìm khối lượng xăng tối đa có thể đổ vào trong ống.
Gọi x là chiều cao phần nổi của ống. Lực đẩy Acsimét:
R
2
R
1
x
h-x
Trọng lượng ống: 	
Trọng lượng của xăng trong ống: 
Lực đẩy Acsimét cân bằng với trọng lượng của xăng và ống.
Ta có phương trình:	
Thay số: 
 2) Khi thả ống (đã bóc đáy) vào nước, ống nổi. Gọi chiều cao của phần nổi bây giờ là .
N
x
h-x
h-x
M
1
2
2
x
1
- Lực đẩy Acsimét bằng trọng lượng của ống:
	- Lúc đổ xăng vào ống, thì các lực theo phương thẳng đứng tác dụng lên ống không bị thay đổi, nên phần nổi của ống ở ngoài không khí vẫn là , xăng sẽ đẩy bớt nước ra khỏi ống. Gọi là chiều cao cột xăng trong ống. A'p suất tại 2 điểm M và N ở cùng độ cao trong nước phải bằng nhau:	
Khối lượng xăng trong ống: 
Một số bài khỏc
Câu 1. Một khối gỗ hình hộp chữ nhật, có tiết diện đáy S = 100cm2, chiều cao = 20cm được thả nổi trong nước sao cho khối gỗ thẳng đứng. Biết trọng lượg riêng của khối gỗ là d1=750N/m3 và trọng lương riêng của nước d2 = 10 000N/m3. Tìm chiều cao phần khối gỗ nỏi trên mặt nước.
Câu 2. một bình hình chữ U chứa (không đầy) nước biển, có khối lượng riêng D0 = 1,03.103kg/m3 . Hai nhánh có tiết diện hình tròn, đường kính lần lượt là d1=10 cm và d2=5 cm. thả vào một trong hai nhánh một vật rắn có khối lượng m = 0,5kg làm từ chất có khối lượng riêng nhỏ hơn D0. hỏi mực nước trong mỗi nhánh thay đổi bao nhiêu ?
Câu 3. một thanh gỗ AB có chiều dài 40cm tiết diện 5cm2 khối lượng 240g, có trọng tâm G cách đầu A một khoảng GA= 1/3 . Thanh được treo nằm ngang bằng hai dây mảnh song song rất dài OA và IB vào hai điểm cố định O và I
1. Tính sức căng của sợi dây .
2. Đặt một chậu chất lỏng có khối lượng riêng 
D1= 750kg/m3 cho thanh chìm hẳn trong chất lỏng mà vẫn nằm ngang tính sức căng của mỗi sợi dây khi đó.
3. Thay chất lỏng trên bằng một chất lỏng khác có khối lượng riêng D2= 900kg/m3 thì thanh không nằm ngang nữa. hãy giải thích tại sao? Để thanh vẫn nằm ngang thì khối lượng riêng lớn nhất của chất lỏng bằng bao nhiêu ?
Câu 4. một ống thép hình trụ, dài l=20cm, một đầu được bịt bằng một lá thép mỏng có khối lượng không đáng kể (được gọi là đáy ). Tiết diện thẳng của vành ngoài của ống là S1=10cm2, của vành trong là S2=9cm2.
1. hãy xác định chiều cao phần nổi của ống khi thả ống vào một bể nước sâu cho đáy quay xuống dưới.
2. khi làm thí nghiệm, do sơ ý đã để rớt một ít nước vào ống nên khi cân bằng, ống chỉ nổi khỏi mặt nước một đoạn h1=2cm. hãy xác định khôi lượng nước có sẵn trong ống.
3. giả sử ống đã thả trong bể mà chưa có nước bên trong ống. kéo ống lên cao khỏi vị trí cân bằng rồi thả ống xuống sao cho khi ống đạt độ sâu tối đa thì miệng ống ngang bằng mặt nước. Hỏi đã kéo ống lên một đoạn bằng bao nhiêu? 
Biết khối lượng riêng của thép và của nước tương ứng là: D1=7800kg/m3, D2=1000kg/m3
Câu 5. hai quả đặc, thể tích mỗi quả V=100cm3, được nối với nhau bằng một sợi dây nhẹ, không co dãn thả trong nước. Khối lượng quả cầu bên dưới lớn gấp 4 lần khối lượng quả cầu bên trên. khi cân bằng thì 1/2 thể tích quả cầu bên trên ngập trong nước. Hãy tính :
1. khối lượng riêng của quả cầu.
2. tính lực căng của sợi dây. Cho khối lượng riêng của nước D=1000kg/m3
Câu 6. một chiếc cốc hình trụ có thành mỏng, nặng m=120g đặt thẳng đứng, đáy ở dưới, nổi giữa mặt phân cách hai chất lỏng không hoà tan có khối lượng riêng D1=1g/cm3 và D2= 1,5 g/cm3. tìm chiều sâu của phần cốc ngập trong chất lỏng ở dưới(D2), nếu chiều dày của đáy cốc là h = 2,5cm và diện tích đáy S = 20cm2 ? bỏ qua khối lượng thành cốc.
Câu 7. một bình hình trụ đặt trên mặt bàn nằm ngang có chứa nước đến độ cao H=15cm. thả một cái bát (không đựng gì) để nó nổi trên mặt nước thì mực nước trong bình dâng lênH =2,5cm. khi nhúng cho bát chìm xuống thì mực nước trong bình có độ cao bao nhiêu, biết khối lượng riêng của nước là Do=1000kg/m3, còn khối lượng riêng của chất làm bát D = 5000kg/m3
Từ bài toán này, hãy nêu phương án thí nhiệm xác định khối lượng riêng của một cái bát sứ, nếu cho các dụng cụ: một bình hình trụ đựng nước, một cái thước milimét và một cái bát sứ. 
Câu 8. một chiếc ca sắt đã chứa sẵn một ít nước. Khi thả ca sắt đó vào một bình trụ đựng nước thì nước trong bình dâng lên thêm một khoảng h=3,9cm. khi làm ca chìm xuống thì mực nước rút đi một đoạn a =1cm. hãy xác định tỉ lệ giữa trọng lượng của nước trong bình và trọng lượng của cả ca nước khi đó. Biết trọng lượng riêng của sắt gấp n=7,8 trọng lượng riêng của nước.
Câu 9. một quả cầu thả vào một bình nước thì phần thể tích của quả cầu trong nước bằng 85% thể tích của cả quả cầu. Hỏi nếu đổ dầu vào trong bình sao cho dầu phủ kín hoàn toàn quả cầu, thì phần thể tích chìm của quả cầu trong nước bằng bao nhiêu phần thể tích của cả quả cầu ? biết trọng lượng riêng của nước với dầu tương ứng: Do=10000N/m3, D=8000N/m3
Câu 10. Cho một cốc rỗng hỡnh trụ, chiều cao h, thành dày nhưng đỏy rất mỏng nổi trong một bỡnh hỡnh trụ chứa nước, ta thấy cốc chỡm một nửa. Sau đú người ta đổ dầu vào trong cốc cho đến khi mực nước trong bỡnh ngang với miệng cốc. Tớnh độ chờnh lệch giữa mức nước trong bỡnh và mức dầu trong cốc. Cho biết khối lượng riờng của dầu bằng 0,8 lần khối lượng riờng của nước, bỏn kớnh trong của cốc gấp 5 lần bề dày thành cốc và tiết diện của bỡnh gấp 2 lần tiết diện của cốc.
Cõu 11. Hai bỡnh thụng nhau cú tiết diện S1 = 30 cm2 và S2 = 10 cm2 chứa nước. Thả vào bỡnh lớn một vật nặng A hỡnh trụ diện tớch đỏy S = 25 cm2, chiều cao h = 40 cm, cú khối lượng riờng 500kg/m3. Tớnh độ dõng cao của nước trong mỗi bỡnh. Biết khối lượng riờng của nước là 1000kg/m3 .
Cõu 12. Một miếng gỗ cú dạng một khối hộp chữ nhật với chiều dày 10,0cm. Khi thả vào nước, nú nổi trờn mặt nước với mặt song song với mặt nước. Phần nổi trờn mặt nước là 3,0 cm. Xỏc định trọng lượng riờng của gỗ. 
Cõu 13. Một vật bằng thuỷ tinh, được treo dưới một đĩa cõn, và được cõn bằng nhờ một số quả cõn ở đĩa bờn kia. Nhỳng vật vào nước, thỡ sẽ lấy lại thăng bằng cho cõn, phải đặt lờn đĩa treo vật một khối lượng 32,6g. Nhỳng vật vào trong một chất lỏng, thỡ để lấy lại thăng bằng cho cõn, chỉ cần một khối lượng 28,3 g. Xỏc định khối lượng riờng của chất lỏng.
Câu 14. Một vật rắn không thấm nước có khối lượng 1,248 kg, khối lượng riêng là d1. Nếu cân ở trong nước thì chỉ còn 1,088kg. Tính Trọng lượng riêng của vật. Biết trong lượng riêng của nước là 10000N/m3 
Câu 15. Một cục nước đá hình lập phương nổi trên mặt nước, trong một bình thủy tinh, phần nhô lên khỏi mặt nước cao 1cm.
a. Tính khối lượng riêng của nước đá.
b. Nếu nước đá tan hết thành nước thì mực nước trong bình có thay đổi không?( coi nhiệt độ của bình không thay đổi).
c. Cũng hỏi như câu b nhưng chất lỏng trong bình không phải là nước mà là thủy ngân.
Câu 16. Một cục nước đá nổi trong cốc đựng nước, ta đổ lên mặt nước một lớp dầu hỏa.
a. Mực nước trong cốc thay đổi như thế nào khi nước đá cân bằng
b. Mực chất lỏng trong cốc thay đổi như thế nào (So với trạng thái a) khi cục nước đá tan hết. Mặt phân cách của 2 chất lỏng dịch chuyển như thế nào?( coi như nhiệt độ của hệ không thay đỏi trong suốt thời gian đang xét) ( Xem 65/S200 cl)
Câu 17. Một quả cầu bằng kẽm, trong không khí có trọng lượng là Pk=3,6N, khi trong nước thì có trọng lượng là Pn=2,8N. Hỏi quả cầu đặc hay rổng? Nếu rổng hãy xác định thể tích phần rổng đó( biết trọng lượng riêng của kẽm là d=7200N/m3.
Câu 18. Một vật hình trụ tiết diện đều, khối lượng M, khối lượng riêng D, được thả vào một bình hình trụ tiết diện S, đựng nước( khối lượng riêng của nước là Dn). độ cao của cột nước trong bình là h. 
a. Tính dộ cao của cột nước dâng thêm?
b. áp lực lên đáy bình tăng thêm bao nhiêu?
 gợi ý: xét 2 trường hợp D Dn....có thể giải bài toán bằng 3 cách.
Câu 19. trong một cái cốc nổi trên mặt một chậu nước, có một hòn bi( hình- 2.3.6). Nếu ta chuyển hòn bi từ cốc vào chậu thì mực nước trong chậu thay đổi như thế nào? xét 2 trường hợp: bi làm bằng gỗ nhẹ; Bi làm bằng thép (đặc) ( xem 63/S200CL)
Câu 20. Một bình chứa 2 chất lỏng D1= 900kg/m3 và D2= 1200kg/m3. .
a. Hai chất lỏng đó nằm như thế nào trong bình?
b. Nếu thả vào bình một vật hình lập phương cạnh a =6cm, có khối lượng riêng D=1100kg/m3 thì vật sẽ nằm ở vị trí nào so với mặt phân cách của 2 chất lỏng? (cho rằng 2 chất lỏng nhiều đến mức có thể nhúng chìm vật trong từng chất lỏng được)
Câu 21. Trong một bình chứa nước và dầu, trên mặt nước có một quả cầu nhỏ bằng parafin, một phần của nó nằm trong nước, phần còn lại nằm trong dầu.
a. Hỏi khi đổ thêm dầu cho đến đầy bình thì thể tích phần chìm của quả cầu trong nước có thay đổi không?
b. Nếu bây giờ hút hết dầu trong bình ra thì thể tích phần chìm của quả cầu trong nước có thay đổi không?
c. Nếu đổ thêm vào bình chất lỏng có trọng lượng riêng bé hơn trọng lượng riêng của dầu thì thể tích phần chìm của quả cầu trong nước có thay đổi không?.
Câu 22. Một bình hình trụ đựng nước, mực nước trong bình đến độ cao h. 
a. Mực nước trong bình sẽ thay đổi thế nào khi thả vào bình một miếng gỗ nhẹ không thấm nước có khối lượng m1, trên miếng gỗ có một hòn bi bằng sắt khối lượng là m2.
 b. Mực nước trong cốc sẽ thay đổi thế nào nếu bây giờ ta đẩy hòn bi xuống đáy bình?
c. Hãy đề xuất phương án xác định khối lượng riêng của một vật rắn không thấm nước với các dụng cụ sau: một bình chia độ, một miếng gỗ nhẹ ( không thấm nước. Một bình chưa nước, cốc, vật rắn cần xác định khối lượng riêng.
Câu 23. Một khối gỗ hình lập phương, có cạnh a=6cm, được thả vào nước, người ta thấy phần khối gỗ nổi trên mặt nước có chiều cao 3,6cm. Biết khối lượng riêng của nước là Dn=1g/cm3.
a. Tìm khối lượng riêng của gỗ .
b. Nối khối gỗ vào vật nặng có khối lượng riêng D1=8g/cm3, người ta thấy phần nổi của khối gỗ là h/ =3cm. Tìm khối lượng của vật nặng và lực căng của dây nối.
Câu 24. Một quả bóng bay của trẻ em được thổi phồng bằng khí hiđrô có thể tích 4cm3, vỏ bóng bay có khối lượng 3g buộc vào một sợi dây dài và đều có khối lượng 1g trên 10m. Tính chiều dài của sợi dây được kéo lên khi quả bóng đứng cân bằng trong không khí. Biết khối lượng của một lít không khí là 1,3g và của 1 lít hiđrô là 0,09g. Cho rằng thể tích của quả bóng và khối lượng riêng của không khí là không thay đổi khi quả bóng lên cao. (xem bài 94 /S121/NC9)
Câu 25. Một chiếc tách bằng sứ, khi thả nổi vào một bình trụ đựng nước, mực nước dâng lên h1=1,7 cm. Sau đó tách chìm hẵn xuống thì mức nước hạ bớt a=1,2 cm. Xác định khối lượng riêng của sứ làm tách. (chuyên lý 7)
Câu 26. Một quả cầu khi thả trong một chậu nước , thì phần nổi trên mặt nước có thể tích bằng 1/4 thể tích quả cầu. Đổ thêm vào chậu một chất lỏng không trộn lẫn với nước, với lượng thừa đủ ngập quả cầu, thấy khi cân bằng một nửa quả cầu ngập trong nước, một nửa ngập trong chất lỏng. (chuyên lý 7)
a. Xác định khôi lượng riêng của chất lỏng nói trên.
b. Nếu khối lượng riêng của chất lỏng bằng hoặc lớn hơn khối lượng riêng của quả cầu, thì tỉ lệ thể tích 2 phần chìm trong hai chất lỏng là bao nhiêu? (lượng chất lỏng đủ nhiều) (chuyên lý 7)
Câu 27. Một chiếc phao thể tích V=3,4m3 , ngập một nửa trong nước. Treo một quả cầu bằng sắt nhờ một sợi dây buộc vào phao, thì phao lập lờ dưới mặt nước. Tính khối lượng của quả nặng và lực căng của sợi dây. Bỏ qua khối lượng và kích thước của dây. KLR của nước là Dn=1000kg/m3, của sắt Ds=7800kg/m3. (chuyên lý 7)
Câu 28. Một hình trụ có tiết diện đáy S =150 cm2 đựng nước. Người ta thả vào bình một thỏi nước đá dạng hình hộp chữ nhật, khối lượng m1=360g. (chuyên lý 7)
a. Xác định khối lượng nước m trong bình . biết rằng tiết diện ngang của khối nước đá S1=80 cm3, và vừa đủ chạm dáy bình. Khối lượng riêng của nước đá là D1 = 900kg/m3.
b. Xác định áp suất do nứơc gây ra tại dáy bình khi:chưa có nước đá; khi vừa thả nước dấ; khi nước đá tan hết.
16. Tại sao có thể nói trong thực té một kg gỗ nặng hơn một kg sắt. (chuyên lý 7)
Câu 29. Tại sao một chiếc khí cầu lại có thể lơ lửng ở một độ cao nào đó trên không, ( không lên cao hơn cũng không xuống thấp hơn), trong khi đó một chiếc tàu lặn chết máy lại không thẻ lơ lửng ở độ sâu nhất định dưới biển sâu. (chuyên lý 7)
Câu 30. Một chiếc pít tông là một đĩa tròn bán kính R= 4cm, trọng lượng P=30N. giữa đĩa là một có cắm một ống nhỏ thành mỏng bán kính r =1cm. Pít tông có thể trượt khít và không ma sát trong một chiéc cốc. Ban đầu pít tông nằm ở đáy cốc. Hỏi pit tông sẽ được nâng lên đến độ cao bao nhiêu , nếu rót m=700g nước qua ống.(hình 3.3.18)
Câu 31* . Có một quả cầu nhẹ bán kính R, nổi trên mặt nước. Người ta cầm một ống trụ nhỏ bán kính r ấn quả cầu vào nước ở độ sâu nào đó. Rồi rót nước vào ống trụ. Khi mực nước trong ống trụ cách mặt thoáng của chậu là h thì thấy quả cầu bắt đầu rời khỏi miệng ống. Tìm trọng lượng riêng của quả cầu(hình 3.3.19).
 gợi ý:Hệ lực tác dụng lên quả cầu khi nó bắt đầu dời khỏi miệng ống: trọng lượng của quả cầu,lực đẩy của nước và trọng lượng của khối nước phía trên mặt thoáng...
Câu 32*. Một quả cầu nhẹ bán kính R, làm bằng chất có trọng lượng riêng d1 nổi trên mặt nước. Người ta cầm một ống trụ nhỏ bán kính r ấn quả cầu vào nước ở độ sâu nào đó. Rồi rót nước từ từ. Hỏi khi mực nước trong ống cách mặt thoáng của nước trong chậu bao nhiêu thì quả cầu bắt đầu dời khỏi miệng ống. (hình 3.3.19)
Câu 33. Vật A là một khối lập phương đồng chất cạnh a, được thả vào một chất lỏng, người ta thấy vật A chìm trong chất lỏng một đoạn h =2,4cm. Biết khối lượng riêng của chất lỏng là D1=1000kg/m3, khối lượng riêng của vật A là D2=400kg/m3
a. Tính cạnh của vật A
b. Treo vật B vào có khối lượng riêng D3 = 8000kg/m3 vào vật A bằng sợi dây mảnh. Người ta thấy 1/2 vật A chìm trong chất lỏng. Tìm khối lượng vật nặng B và sức căng của dây.
Câu 34. Một cục nước đá có thể tích V = 360cm3 thả nổi trong chậu nước.
a. Tính thể tích phần cục nước đá nhô lên khỏi mặt nước. Biết khối lượng riêng của nước đá và của nước là: D1 =0,92g/cm3, D2 = 1g/cm3.
 	b. So sánh thể tích của cục nước đá và phần thể tích nước do cục nước đá tan ra hoàn toàn.
Câu 35. Một miếng thép có lỗ hổng bên trong. Dùng lực kế đo trọng lượng của miếng thép 
trong không khí thấy lực kế chỉ 370 N. Nhúng miếng thép vào nước thấy lực kế chỉ 320N. 
Xác định thể tích lỗ hổng. Biết KLR nước là 1000kg/m3, KLR thép là 7800kg/m3. 
******************************
Bài tập về bình nước và lực Acsimet
Câu 36. Khối gỗ hình trụ cao 50cm, diện tích đáy S = 100cm2 khối lượng riêng là D1=600kg/m3 được thả vào một bể nước rất rộng(hồ lớn), khối lượng riêng của nước D2=1000kg/m3.
a. Phần khúc gỗ chìm trong nước có độ cao bao nhiêu?(Khúc gỗ nổi thẳng đứng)
b. Tính công để kéo khúc gỗ ra khỏi nước(mặt dưới khúc gỗ ngang mặt nước)
c. Tính công để nhấn(ấn) chìm khúc gỗ hoàn toàn(mặt trên khúc gỗ bằng mặt nước)
d. Dùng sợi dây để kéo và giữ khúc gỗ sao cho phần chìm trong nước của khúc gỗ là 45cm. Hỏi lực căng của sợi dây khi đó là bao nhiêu?
	HD: a) 30cm; b) 4,5J; c) 0,1J; d) T = 15N
Câu 37. Một bình hình trụ tiết diện đáy S = 500cm2 chứa nước. Một khúc gỗ hình trụ cao 60cm, diện tích đáy là S1=100cm2 được thả nổi trong bình. Biết phần chìm trong nước của khúc gỗ là 40cm. Cho khối lượng riêng của nước D = 1000kg/m3
a. Khối lượng riêng của khúc gỗ là bao nhiêu?
b. Cần phải kéo khúc gỗ dịch lên trên một đoạn là bao nhiêu để khúc gỗ ra khỏi nước? (mặt dưới khúc gỗ ngang mặt nước)
c. Cần phải ấn khúc gỗ dịch chuyển xuống một đoạn là bao nhiêu để khúc gỗ chìm hoàn toàn trong nước?(mặt trên khúc gỗ ngang mặt nước)
HD a) 2000/3 = 666,66..kg/m3; b) kéo lên 32cm; c) ấn xuống một đoạn 16cm.
Câu 38. Một bình hình trụ có tiết diện đáy S = 300cm2 chứa nước ở độ cao 60cm. Thả vào bình một khúc gỗ hình trụ cao 50cm, tiết diện đáy S1=100cm2, khối lượng riêng của gỗ là D1=800kg/m3, khối lượng riêng của nước D = 1000kg/m3.
Khi thả khúc gỗ vào bình nước thì mức nước trong bình là bao nhiêu?
Tính công để kéo khúc gỗ ra khỏi nước trong bình.
Tính công để ấn chìm hoàn toàn khúc gỗ.
HD a) 73,33..cm; b) 5,33J; c) 3,33J
Câu 39. Một cục nước đá khối lượng m được thả nổi trên nước trong một bình hình trụ có tiết diện đáy là S. Hỏi mước nước trong bình thay đổi thế nào?
HD: Không thay đổi (mức nước ngay sau khi thả cục đá và sau khi cục đá tan hết)
Câu 40. Một cục nước đá khối lượng m = 450g thả nổi trên nước trong bình hình trụ có diện tích đáy S = 200cm2. Trước khi thả cục nước đá mức nước trong bình là 40cm. 
a. Hỏi ngay sau khi thả cục đá vào bình mức nước trong bình là bao nhiêu?(cục đá chưa tan)
b. Khi cục nước đá tan hết mước nước trong bình là bao nhiêu?
Biết khối lượng riêng của nước đá 0,9g/cm3, khối lượng riêng của nước 1g/cm3
HD: a) 42,025cm; b) 42,025cm- không thay đổi so với khi đã thả cục nước đá(chưa tan)
Câu 41. Một khối trụ cao H = 40cm, làm bằng chất có khối lượng riêng D = 3000kg/m3 và diện tích đáy S1=100cm2, đặt ở đáy một bình nước hình trụ có tiết diện đáy S = 300cm2. Tính công cần thực hiện để kéo khối trụ ra khỏi bình. Khi thả vật vào bình thì mức nước trong bình cao h1 = 30cm. HD: A =21 J
Câu 42. Một khối trụ cao H = 20cm, làm bằng chất có khối lượng riêng D =300kg/m3
 Và có diện tích đáy là S1=100cm2, nổi ở tư thế thẳng đứng trong một bình nước hình trụ tiết diện S = 300cm2. Tính công cần thiết để kéo khối trụ ra khỏi nước hoàn toàn. HD:120 J
Câu 43. Trên mặt nước trong một bình hình trụ, người ta thả nổi một hộp bằng kẽm và thấy mức nước dâng lên một đoạn 14mm. Hỏi mức nước sẽ thay đổi thế nào khi hộp bị rò nước và chìm xuống đáy bình? Biết khối lượng riêng kẽm D = 7000kg/m3, klr nước 1000kg/m3. HD mức nước hạ xuống 12mm.
Câu 44. Một khối trụ cao H = 30cm, làm bằng chất có khối lượng riêng D = 400kg/m3 và diện tích đáy S1=50cm2, nổi ở tư thế thẳng đứng trong một bình chứa hình trụ cao có diện tích đáy S = 150cm2. Tính công cần thiết phải thực hiện để kéo khối trụ ra khỏi bình nước. HD: 0,54J

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_luyen_thi_hoc_sinh_gioi_vat_li_lop_8_truong_thcs_huo.doc