Đề kiểm tra cuối học kì I Vật lí Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Sơn Định

Đề kiểm tra cuối học kì I Vật lí Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Sơn Định

Câu 2: Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào là đơn vị vận tốc?

A. km.h B. m.s C. km/h D. s/m

Câu 3: Chuyển động nào sau đây là chuyển động đều?

A. Vận động viên trượt tuyết từ dốc xuống núi.

B. Vận động viên chạy 100 m đang về đích.

C. Máy bay bay từ Hà Nội vào TP. Hồ Chí Minh.

D. Không có chuyển động nào kể trên là chuyển động đều.

Câu 4: Hành khách ngồi trên xe ôtô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe:

A. Đột ngột rẽ sang phải. B. Đột ngột rẽ sang trái.

C. Đột ngột giảm tốc độ. D. Đột ngột tăng tốc độ.

Câu 5: Khi xe đạp, xe máy đang xuống dốc, muốn dừng lại một cách an toàn nên hãm phanh (thắng) bánh nào?

A. Bánh trước. B. Bánh sau.

C. Đồng thời cả hai bánh. D. Bánh trước hoặc bánh sau đều được.

Câu 6: Một vật đặt trên mặt bàn nằm ngang. Dùng tay búng vào vật để truyền cho nó một vận tốc. Vật sau đó chuyển động chậm dần vì?

A. Trọng lực. B. Quán tính. C. Lực búng của tay. D. Lực ma sát.

 

docx 7 trang thuongle 7400
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I Vật lí Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Sơn Định", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT SƠN HÒA
TRƯỜNG TH&THCS SƠN ĐỊNH
Lớp: 
8A 
Ngày soạn:
30/11/2020
Tiết: 
18
Thời lượng:
01 tiết
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ I
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
- Phạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 01 đến tiết thứ 17 theo PPCT 
- Hệ thống hoá kiến thức, kiểm tra, đánh giá khả năng tiếp thu, vận dụng kiến thức.
2. Kỹ năng: Biết cách vận dụng kiến thức để làm tốt bài kiểm tra.
3. Thái độ: Rèn thái độ làm việc nghiêm túc, cẩn thận; tính trung thực trong kiểm tra.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. GV: Đề kiểm tra, đáp án và biểu điểm.
2. HS: Chuẩn bị kiến thức để làm bài kiểm tra
III. PHƯƠNG ÁN KIỂM TRA: 
Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận (30% TNKQ; 70% TL)
Ma trận đề kiểm tra :
TT
Nội dung kiến thức
Biết
Hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Số câu
Số điểm
1
Chuyển động cơ học. Chuyển động đều, chuyển động không đều.
2câu 0,5đ
1câu 0,25đ
3
câu
0,75đ
2
Vận tốc,đơn vị vận tốc. Công thức tính vận tốc trung bình.
2câu
0,5đ
1câu 0,25đ
1câu 2.25đ
1câu 0,25đ
5
câu
3,25đ
3
Biểu diễn lực
1câu 0,25đ
1câu 1,0đ
2
câu
1,25đ
4
Hai lực cân bằng - quán tính
1câu
0,25đ
1câu 0,25đ
2
câu
0,5đ
5
Lực ma sát
1câu
0,25đ
1 câu
0,25đ
6
Áp suất 
1câu 0,25đ
1câu 1,5đ
2câu
1,75đ
7
Lực đẩy Ác si met, sự nổi
1câu 2,25đ
1câu
2,25đ
Tổng cộng
7câu
1,75đ
1câu
3,25đ
3câu
0,75đ
2câu
2,25đ
1câu 0,5đ
1câu 1,5đ
16
câu
10đ
Tỉ lệ
50%
30%
20%
	PHÒNG GD&ĐT SƠN HÒA
TRƯỜNG TH-THCS SƠN ĐỊNH
Họ tên:	
Lớp:	
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ I
Môn: Vật lý 8
Thời gian: 45 phút
Năm học: 2020 – 2021 (ĐỀ 1)
Điểm
Lời phê của giáo viên
I. TRẮC NGHIỆM: (3,0 ĐIỂM) Chọn và điền đáp án vào bảng sau:
CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
ĐA
Câu 1: Có một ôtô đang chạy trên đường. Trong các câu mô tả sau đây, câu nào không đúng?
A. Ôtô chuyển động so với mặt đường. 
B. Ôtô đứng yên so với người lái xe.
C. Ôtô chuyển động so với người lái xe. 
D. Ôtô chuyển động so với cây cối bên đường.
Câu 2: Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào là đơn vị vận tốc?
A. km.h B. m.s C. km/h D. s/m
Câu 3: Chuyển động nào sau đây là chuyển động đều?
A. Vận động viên trượt tuyết từ dốc xuống núi. 
B. Vận động viên chạy 100 m đang về đích.
C. Máy bay bay từ Hà Nội vào TP. Hồ Chí Minh.
D. Không có chuyển động nào kể trên là chuyển động đều.
Câu 4: Hành khách ngồi trên xe ôtô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe:
A. Đột ngột rẽ sang phải. B. Đột ngột rẽ sang trái.
C. Đột ngột giảm tốc độ. D. Đột ngột tăng tốc độ.
Câu 5: Khi xe đạp, xe máy đang xuống dốc, muốn dừng lại một cách an toàn nên hãm phanh (thắng) bánh nào?
A. Bánh trước. B. Bánh sau.
C. Đồng thời cả hai bánh. D. Bánh trước hoặc bánh sau đều được.
Câu 6: Một vật đặt trên mặt bàn nằm ngang. Dùng tay búng vào vật để truyền cho nó một vận tốc. Vật sau đó chuyển động chậm dần vì?
A. Trọng lực. B. Quán tính. C. Lực búng của tay. D. Lực ma sát.
Câu 7: Một ca nô đang băng ngang dòng sông chảy xiết, câu nào sau đây là sai? 
A. người lái ca nô chuyển động so với bờ sông 
B. người lái ca nô chuyển động so với dòng nước
C. người lái ca nô đứng yên so với dòng nước 
D. người lái ca nô đứng yên so với ca nô .
Câu 8: Cặp lực nào sau đây là hai lực cân bằng:
A. Hai lực cùng đặt lên một vật, cùng cường độ, có phương nằm trên một đường thẳng, ngược chiều 
B. Hai lực cùng cường độ, cùng phương.
C. Hai lực cùng phương, ngược chiều. 
D. Hai lực cùng phương, cùng cường độ, cùng chiều..
Câu 9: Hành khách đang ngồi trên ô tô đang chạy trên đường bỗng bị nghiêng sang phải chứng tỏ ô tô đang:
	A. Đột ngột giảm vận tốc	C. Đột ngột tăng vận tốc.
	B. Đột ngột rẽ trái	D. Đột ngột rẽ phải.
Câu 10 : Một người đi được quãng đường s1 hết t1 giây, đi quãng đường tiếp theo s2 hết thời gian t2 giây. Trong các công thức dùng để tính vận tốc trung bình của người này trên cả 2 quãng đường sau, công thức nào đúng?
	A. 	B. 	C. D.Công thức A và B đúng.
Câu 11: Đơn vị của lực là : 
	A. m/s 	B. Kg	C. Niu tơn	D. km/h	
Câu 12 : Một ô tô chuyển động đều với vận tốc 15m/s trong thời gian 2 giờ. Quãng đường đi được của ô tô đó là:
A. 30m	B. 108m C. 30km	D 108km
II. TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)
Câu 13: (1,5đ) Áp lực là gì? Áp lực phụ thuộc vào mấy yếu tố? Muốn tăng áp lực ta làm thế nào?
Câu 14: (1,0đ) Hãy biểu diễn lực sau: Lực kéo vật có phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái và có độ lớn 1500 N (1 cm ứng với 500N) 
Câu 15 : (2,25đ) 
a) Cho biết điều kiện để vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng?
b) Một vật có thể tích 50 dm3 được nhấn chìm hoàn toàn trong nước. Tính lực đẩy Ácsimet tác dụng lên vật? Nếu nhấn chìm vật ở những độ sâu khác nhau thì lực đẩy Ácsimet tác dụng lên vật có thay đổi không? Biết trọng lượng riêng của nước là dn = 10000 N/m3
Câu 16: (2,25đ) Một người đi môtô đi trên đoạn đường thứ nhất dài 10km với vận tốc 40km/h, trên đoạn đường thứ hai dài 48km trong 45 phút. Hãy tính:
a) Thời gian để người đó đi hết đoạn đường thứ nhất.
b) Vận tốc trung bình của người đó trên cả 2 đoạn đường
--------------------HẾT-----------------
CHÚC CÁC EM HOÀN THÀNH TỐT BÀI KIỂM TRA ^_^
“HÃY XÂY NÊN GIẤC MƠ CỦA BẠN, NẾU KHÔNG THÌ NGƯỜI KHÁC SẼ THUÊ BẠN XÂY GIẤC MƠ CỦA HỌ.” – (FARRAH GRAY)-
	PHÒNG GD&ĐT SƠN HÒA
TRƯỜNG TH-THCS SƠN ĐỊNH
Họ tên:	
Lớp:	
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ I
Môn: Vật lý 8
Thời gian: 45 phút
Năm học: 2020 – 2021 (ĐỀ 2)
Điểm
Lời phê của giáo viên
I. TRẮC NGHIỆM: (3,0 ĐIỂM) Chọn và điền đáp án vào bảng sau:
CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
ĐA
Câu 1: Có một ôtô đang chạy trên đường. Trong các câu mô tả sau đây, câu nào đúng?
A. Ôtô chuyển động so với hành khách. 
B. Ôtô đứng yên so với người lái xe.
C. Ôtô chuyển động so với người lái xe. 
D.Ô tô đứng yên so với cây cối bên đường.
Câu 2: Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào là đơn vị vận tốc?
A. km.h B. m/s C. h/km D. s/m
Câu 3: Chuyển động nào sau đây là chuyển động đều?
A. Vận động viên trượt tuyết từ dốc xuống núi. 
B. Vận động viên chạy 100 m đang về đích.
C. Máy bay bay từ Hà Nội vào TP. Hồ Chí Minh.
D. Chuyển động của vệ tinh quay quanh trái đất.
Câu 4: Hành khách ngồi trên xe ôtô đang chuyển động bỗng thấy mình bị ngã về trước, chứng tỏ xe:
A. Đột ngột rẽ sang phải. B. Đột ngột rẽ sang trái.
C. Đột ngột giảm tốc độ. D. Đột ngột tăng tốc độ.
Câu 5: Khi xe đạp, xe máy đang xuống dốc, muốn dừng lại một cách an toàn nên hãm phanh ( thắng) bánh nào?
A. Bánh trước. B. Bánh sau.
C. Đồng thời cả hai bánh. D. Bánh trước hoặc bánh sau đều được.
Câu 6: Một vật đặt trên mặt bàn nằm ngang. Dùng tay búng vào vật để truyền cho nó một vận tốc. Vật sau đó chuyển động chậm dần vì?
A. Trọng lực. B. Quán tính. C. Lực búng của tay. D. Lực ma sát.
Câu 7: Một ca nô đang băng ngang dòng sông chảy xiết, câu nào sau đây là đúng? 
A. người lái ca nô chuyển động so với bờ sông 
B. người lái ca nô đứng yên so với dòng nước
 	C. người lái ca nô đứng yên so với dòng nước 
D. người lái ca nô chuyển động so với ca nô .
Câu 8: Cặp lực nào sau đây là hai lực cân bằng:
A. Hai lực cùng đặt lên một vật, cùng cường độ, có phương nằm trên một đường thẳng, ngược chiều 
B. Hai lực cùng cường độ, cùng phương.
C. Hai lực cùng phương, ngược chiều. 
D. Hai lực cùng phương, cùng cường độ, cùng chiều..
Câu 9: Hành khách đang ngồi trên ô tô đang chạy trên đường bỗng bị nghiêng sang trái chứng tỏ ô tô đang:
	A. Đột ngột giảm vận tốc	C. Đột ngột tăng vận tốc.
	B. Đột ngột rẽ trái	D. Đột ngột rẽ phải.
Câu 10: Một người đi được quãng đường s1 hết t1 giây, đi quãng đường tiếp theo s2 hết thời gian t2 giây. Trong các công thức dùng để tính vận tốc trung bình của người này trên cả 2 quãng đường sau, công thức nào đúng?
	A. 	B. 	C. D.Công thức A và B đúng.
Câu 11: Đơn vị của áp suất là : 
	A. Pa 	B. N.m2	C. Niu tơn	D. km/h	
Câu 12: Một ô tô chuyển động đều với vận tốc 40 km/h trong thời gian 30 phút. Quãng đường đi được của ô tô đó là :
A. 40 km	B. 1200 km C. 20km	D. 20 m
II. TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)
Câu 13: (1,5đ) Áp lực là gì? Áp lực phụ thuộc vào mấy yếu tố? Muốn tăng áp lực ta làm thế nào?
Câu 14: (1,0đ) Hãy biểu diễn lực sau: Lực kéo vật có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải và có độ lớn 2000 N (1 cm ứng với 500N) 
Câu 15 : (2,25đ) 
a) Cho biết điều kiện để vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng?
b) Một vật có thể tích 60 dm3 được nhấn chìm hoàn toàn trong nước. Tính lực đẩy Ácsimet tác dụng lên vật? Nếu nhấn chìm vật ở những độ sâu khác nhau thì lực đẩy Ácsimet tác dụng lên vật có thay đổi không? Biết dn = 10000 N/m3
Câu 16: (2,25đ) Một người đi môtô đi trên đoạn đường thứ nhất dài 20km với vận tốc 50km/h, trên đoạn đường thứ hai dài 60km trong 40 phút. Hãy tính:
a) Thời gian để người đó đi hết đoạn đường thứ nhất.
b) Vận tốc trung bình của người đó trên cả 2 đoạn đường
--------------------HẾT-----------------
CHÚC CÁC EM HOÀN THÀNH TỐT BÀI KIỂM TRA ^_^
“HÃY XÂY NÊN GIẤC MƠ CỦA BẠN, NẾU KHÔNG THÌ NGƯỜI KHÁC SẼ THUÊ BẠN XÂY GIẤC MƠ CỦA HỌ.” – (FARRAH GRAY)-
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM: ĐỀ 1
I. TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM)
Mỗi câu trả lời đúng 0.5 điểm 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
C
C
D
A
C
D
C
A
B
C
C
D
II. TỰ LUẬN (7ĐIỂM)
Câu 13: (1,5 điểm)
Đáp án
Điểm
Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép
0,5 điểm
Áp lực phụ thuộc vào hai yếu tố: Lực ép và diện tích bị ép
0,5 điểm
- Muốn tăng áp lực ta tăng lực ép đồng thời giảm diện tích bị ép.
0,5 điểm
Câu 14: (1,0điểm)
	F = 1500N
	F 
	 500N
Câu 15: (2,25 điểm)
a) 	+ Vật nổi: Khi Fa > P; dl > dv (0,25 điểm)
	+ Vật chìm: Khi Fa < P; dl < dv (0,25 điểm)
	+ Vật lơ lửng : Fa = P; dl = dv (0,25 điểm)
Giải
Lực đẩy Ácsimet tác dụng lên vật là:
FA = dn.V = 10000.0,05= 500 N (1đ)
Lực đẩy Ácsimet tác dụng lên vật không thay đổi. (0,5đ)
b)
Tóm tắt: (0,25 điểm)
V = 50 dm3	= 0,05 m3	
dn = 10000 N/m3
--------------------------
FA = ?
Giải: 
a) Thời gian đi đoạn đường đầu là
t1 = s1/v1 = 10/40 = 0,25 (giờ) (1,0 điểm)
b) Vận tốc trung bình trên cả quãng đường là:
vtb = (s1 + s2) / (t1 + t2) = 58/1 = 58 km/h (1,0 điểm)
Đáp số: a) t1 = 0,25 giờ
b) vtb = 58 km/h
Câu 16: (2,25 điểm)
Tóm tắt: (0,25 điểm)
s1 = 10 km
v1 = 40 km/h
s2 = 48 km
t2 = 45 phút = 0,75 giờ
----------------------------------
a) t1 = ?
b) vtb = ?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM: ĐỀ 2
I. TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM)
Mỗi câu trả lời đúng 0.5 điểm 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
B
B
D
C
C
D
A
A
D
C
A
C
II. TỰ LUẬN (7ĐIỂM)
Câu 13: (1,5 điểm)
Đáp án
Điểm
Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép
0,5 điểm
Áp lực phụ thuộc vào hai yếu tố: Lực ép và diện tích bị ép
0,5 điểm
- Muốn tăng áp lực ta tăng lực ép đồng thời giảm diện tích bị ép.
0,5 điểm
F = 2000N
Câu 14: (1,0điểm)
F
500N
Câu 15: (2,25 điểm)
a) 	+ Vật nổi: Khi Fa > P; dl > dv (0,25 điểm)
	+ Vật chìm: Khi Fa < P; dl < dv (0,25 điểm)
	+ Vật lơ lửng : Fa = P; dl = dv (0,25 điểm)
Giải
Lực đẩy Ácsimet tác dụng lên vật là:
FA = dn.V = 10000.0,06= 600 N (1đ)
Lực đẩy Ácsimet tác dụng lên vật không thay đổi. (0,5đ)
b)
Tóm tắt: (0,25 điểm)
V = 60 dm3	= 0,06 m3	
dn = 10000 N/m3
--------------------------
FA = ?
Giải: 
a) Thời gian đi đoạn đường đầu là
t1 = s1/v1 = 20/50 = 0,4 (giờ) (1,0 điểm)
b) Vận tốc trung bình trên cả quãng đường là:
vtb = (s1 + s2) / (t1 + t2) 
= 80/1,07 = 74,76 km/h (1,0 điểm)
Đáp số: a) t1 = 0,4 giờ
b) vtb = 74,76 km/h
Câu 16: (2,25 điểm)
Tóm tắt: (0,25 điểm)
s1 = 20 km
v1 = 50 km/h
s2 = 60 km
t2 = 40 phút = 2/3 giờ
----------------------------------
a) t1 = ?
b) vtb = ?
Duyệt của tổ CM
Tổ trưởng
Lê Thị Kim Phụng
Sơn Định, 16 tháng 11 năm 2020
GVBM
Nguyễn Trọng Lên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_vat_li_lop_8_nam_hoc_2020_2021_tru.docx