Bộ đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021

Bộ đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

 “ Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc ? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”.

 (Ngữ văn 8, tập một)

Câu 1: Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? (1,0 điểm)

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn ? (1,0 điểm)

Câu 3: Tìm các từ thuộc trường từ vựng chỉ “các bộ phận của cơ thể con người” có trong đoạn văn trên?. (1,0 điểm)

Câu 4: Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng phối kết hợp các phương thức biểu đạt nào ? Cho biết tác dụng của chúng? (1,0 điểm)

II. TẬP LÀM VĂN: (6,0 điểm):

 Kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng.

 

doc 33 trang thuongle 54654
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ SỐ 1
 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
 NĂM HỌC 2020-2021
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Sáng tạo
Tổng cộng
1. Đọc-hiểu
- Nhớ tên tác phẩm, tác giả
 - Nhận biết được các từ thuộc trường từ vựng. 
- Hiểu được nội dung chính của đoạn trích. 
- Hiểu các phương thức biểu đạt và tác dụng của việc phối hợp các phương thức biểu đạt.
Số câu: 
Số điểm:
Tỉ lệ:
2
 2,0
20%
2
 2,0
20%
4
 4,0
40%
2. Tập làm văn
Mở bài: 
 Giới thiệu về việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng.
Kết bài: 
- Cảm nhận chung về việc làm của bản thân. 
 - Liên hệ nêu mong ước, hứa hẹn.
Thân bài: 
- Hoàn cảnh xảy ra sự việc.
 - Kể lại diễn biến sự việc 
 - Thái độ của bố mẹ qua việc làm của em.
 - Suy nghĩ của bản thân về việc làm tốt.
Diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, có tính sáng tạo. 
Số câu: 
Số điểm: 
Tỉ lệ:
1/4
 1,0
10%
1/4
 1,0
10%
1/4
 3,0
30%
1/4
 1,0
10%
1
 6,0
60%
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
2+ 1/4
 3,0
30%
2+ 1/4
 3,0
30%
1/4
 3,0
30%
1/4
 1,0
10%
5
 10,0
100%
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2020 - 2021
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
I. ĐỌC – HIỂU: (4,0 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: 
 “ Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc ? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”.
	 (Ngữ văn 8, tập một)
Câu 1: Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? (1,0 điểm)
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn ? (1,0 điểm)
Câu 3: Tìm các từ thuộc trường từ vựng chỉ “các bộ phận của cơ thể con người” có trong đoạn văn trên?. (1,0 điểm)
Câu 4: Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng phối kết hợp các phương thức biểu đạt nào ? Cho biết tác dụng của chúng? (1,0 điểm)
II. TẬP LÀM VĂN: (6,0 điểm):
 Kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng.
------ HẾT ------
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2020 - 2021
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8
I. ĐỌC- HIỂU: (4,0 điểm)
Câu 1: (1,0 điểm)
- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm)
+ Đoạn văn trên trích từ văn bản “Trong lòng mẹ” (Trích “Những ngày thơ ấu”). 
+ Tác giả: Nguyên Hồng. 
- Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm)
+ HS đạt 1/2 yêu cầu trên.
- Mức không đạt: (0 điểm)
+ HS trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 2: (1,0 điểm)
- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm)
+ Nội dung chính: Cảm giác sướng cực điểm của bé Hồng khi gặp lại mẹ.
- Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm)
+ HS đạt 1/2 yêu cầu trên.
- Mức không đạt: (0 điểm)
+ HS trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 3: (1,0 điểm)
- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm)
Các từ thuộc trường từ vựng chỉ “các bộ phận của cơ thể con người”: mặt, mắt, da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng
- Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm)
+ HS đạt 1/2 yêu cầu trên.
- Mức không đạt: (0 điểm)
+ HS trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 4: (1,0 điểm)
- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm)
+ Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng phối kết hợp các phương thức biểu đạt: Tự sư + miêu tả + biểu cảm.
+ Tác dụng: Góp phần làm cho đoạn văn kể chuyện thêm sinh động, sâu sắc, giàu cảm xúc.
- Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm)
+ HS đạt 1/2 yêu cầu trên.
- Mức không đạt: (0 điểm)
+ HS trả lời sai hoặc không trả lời.
II. TẬP LÀM VĂN: (6,0 điểm)
— Tiêu chí về nội dung phần bài viết : (5.0 điểm)
1. Mở bài : (1,0 điểm)
 Giới thiệu về việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng.
- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm)
+ Biết dẫn dắt, giới thiệu chung về sự việc hay, tạo ấn tượng, có tính sáng tạo.
- Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm)
+ Biết dẫn dắt, giới thiệu chung về sự việc nhưng chưa hay, chưa có tính sáng tạo.
- Mức không đạt: (0 điểm)
+ Lạc đề, mở bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản về kiến thức hoặc không có mở bài.
2. Thân bài: (3,0 điểm)
- Mức đạt tối đa: (3,0 điểm )
+ Hoàn cảnh xảy ra sự việc.
+ Kể lại diễn biến sự việc theo một trình tự thời gian, không gian nhất định. Có sự việc khởi đầu, sự việc cao trào, đỉnh điểm, kết thúc. ( Chú ý kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm)
+ Thái độ của bố mẹ qua việc làm của em.
+ Suy nghĩ của bản thân về việc làm tốt.
- Mức chưa đạt tối đa: (0,điểm) 
+ HS nêu được ½ các ý trên nhưng còn sơ sài .
- Mức không đạt: (0 điểm).
+ Lạc đề/sai cơ bản về các kiến thức hoặc không đề cập đến các ý trên.
3. Kết bài: (1,0 điểm)
- Mức đạt tối đa (1,0 điểm).
+ Cảm nhận chung về việc làm của bản thân.
+ Liên hệ nêu mong ước, hứa hẹn.
- Mức chưa đạt tối đa: (0, 5 – 2,5 điểm): 
+ HS nêu được ½ các ý trên nhưng còn sơ sài 
- Mức không đạt: (0 điểm)
+ Kết bài sai kiến thức hoặc không có kết bài.
— Các tiêu chí khác (1,0 điểm)
1. Hình thức: (0,5 điểm) 
- Mức đạt tối đa:
+ Viết bài văn đủ bố cục 3 phần, các ý sắp xếp hợp lí, diễn đạt mạch lạc, chữ viết rõ ràng.
- Mức không đạt: ( 0 điểm) 
+ Không hoàn chỉnh bài viết, sai lỗi dùng từ, diễn đạt, không đảm bảo lỗi chính tả, chữ viết xấu.
2. Sáng tạo: (0,5 điểm)	
- Mức đạt tối đa: (0,5 điểm) 
+ Có sự tìm tòi trong diễn đạt, dùng đa dạng các kiểu câu, sử dụng từ ngữ chọn lọc.
- Mức không đạt: (0 điểm)
+ Giáo viên không nhận ra được yêu cầu thể hiện trong bài , học sinh không làm bài. 
* Lưu ý : Điểm toàn bài là điểm các câu cộng lại được làm tròn đến một chữ số thập phân. 
---------- HẾT ---------- 
ĐỀ SỐ 2
ĐỀ KIỂM TRA HỌC GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 8
MA TRẬN 
 Mức 
 độ
NL ĐG
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Cộng
I . Đọc hiểu
- Ngữ liệu: Văn bản văn học
- Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: một đoạn trích khoảng 150-200 chữ tương đương với văn bản được học trong chương trình.
- Nhận diện được các dấu hiệu hình thức, nội dung văn bản ,những kiến thức về Tiếng Việt
-Hiểu được vai trò, tác dụng của biện pháp tu từ.
- Hiểu được ý nghĩa của từ ngữ , hình ảnh ..
- Trình bày được hiểu biết về một vấn đề đặt ra trong văn bản.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
 2
 1,0
 10%
 1 
 1,0
 10%
 1
 1,0
 10%
 4
 3,0
 30%
II. Tạo lập văn bản.
Viết 01 đoạn văn NLXH
Viết 01 bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
 1
 2,0
 20%
 1
 5,0
 50%
 2
 7,0
 70%
Tổng số câu/ số điểm toàn bài
Tỉ lệ % điểm toàn bài
 2
 1,0
 10%
 1
 1,0
 10%
 2
 3,0
 30%
 1
 5,0
 50%
 6
 10,0
100%
KIỂM TRA KHẢO SÁT GIỮA HỌC KÌ I
 MÔN: Ngữ văn 8 
I. Đọc hiểu( 3 điểm):
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: 
 	Tôi trở về ngôi nhà chênh vênh giữa đồi vải thiều này lắng nghe hoa vải nở [ ].
Giấc ngủ nơi miền đồi đến nhẹ nhàng và dịu ngọt hương hoa. Tôi tỉnh dậy trước bình minh khi tiếng gà gáy vang, vỗ cánh phành phạch nhẩy từ những cành vải xuống. Bước ra sân nhà, phía trước tôi là sắc hoa ngàn ngạt như một dòng sữa chảy dài dưới ánh nắng. Hoa vải đã nở. Từng chùm hoa li ti, hân hoan kết lại với nhau thành dải đăng ten phủ lên khắp đồi cây. Hơi đất đồi sỏi cũng được ướp vào hương hoa vải, hòa quyện vào nhau tạo nên không gian bạt ngàn, trong lành trước những giọt sương còn vương trên nhánh cỏ may Đừng dại dột chạy nhảy vô tư vào đồi vải bạt ngàn ấy. Với miền hoa của giấc mơ ngào ngạt này, chủ vườn đã gọi đàn ong yêu về thụ phấn cho vải và hút mật. Bao cánh ong vo ve thành bản hợp xướng cổ súy cho những cánh hoa nở rộn rã với đất trời.
 ( Trích Về quê vải, Thu Hà, Góc xanh khoảng trời Tr. 147,
 NXB Văn học, 2013)
Câu 1: Nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên “ trở về ngôi nhà chênh vênh giữa đồi vải thiều” để làm gì? 
Câu 2: Đoạn văn trên có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào?
Câu 3: Tìm các từ láy có trong đoạn trích và cho biết tác dụng của chúng? 
Câu 4: Qua đoạn văn trên, em hiểu gì về tình cảm của tác giả với miền đất được gọi là miền hoa của giấc mơ ngọt ngào? 
II. Tập làm văn(7 điểm)
Câu 1( 2 điểm) 
 	Viết đoạn văn nghị luận theo cách qui nạp triển khai câu chủ đề : Mỗi người cần phải rèn luyện cho mình tính khiêm tốn.
Câu 3 ( 5 điểm)
Kỷ niệm đẹp nhất của em về tình bạn tuổi học trò.
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KHẢO SÁT GIỮA HỌC KÌ I
Phần
Câu
 Yêu cầu
Điểm
I. Đọc hiểu
Đoạn trích trong Về quê vải
3,0đ
1
- Nhân vật” tôi” trong đoạn trích trên trở về ngôi nhà chênh vênh giữa đồi vải thiều lắng nghe hoa vải nở
0,5đ
2
- Các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm
0,5đ
3
- Các từ láy: chênh vênh, nhẹ nhàng, phành phạch, ngàn ngạt, li ti, dại dột, ngào ngạt, vo ve, rộn rã.
- Tác dụng: diễn tả vẻ đẹp của cảnh vật thiên nhiên và tình cảm của nhân vật tôi trước vẻ đẹp đó.
0,5đ
0,5đ
4
Tình cảm của tác giả với miền hoa của giấc mơ ngọt ngào: yêu say, gắn bó tha thiết 
1,0đ
II. Tập làn văn
1
Tính khiêm tốn
2,0đ
a.Về kỹ năng: 
- Biết trình bày đoạn văn theo cách qui nạp( câu chủ đề ở cuối đoạn văn)
- Trình bày được suy nghĩ, quan điểm của mình bằng lập luận chặt chẽ và dẫn chứng, diễn đạt lưu loát.
0,5đ
b. Nội dung nghị luận: một số gợi ý:
- Khiêm tốn là thái độ nhún nhường, hòa nhã, đối lập với sự kiêu căng , tự phụ.
- Lòng khiêm tốn có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống: Người có lòng khiêm tốn dễ gây được thiện cảm với người khác; khiêm tốn giúp con người nhận thức đúng về những hạn chế của mình để không ngừng học hỏi , 
- Nếu thiếu tính khiêm tốn con người dễ bị thất bại 
- Khiêm tốn là một trong những đức tính tốt đẹp của đạo đức con người.
- Mỗi người cần rèn tính khiêm tốn.
1.5đ
2
Kỷ niệm đẹp nhất của em về tình bạn tuổi học trò.
5,0đ
a.
 Yêu cầu chung
Học sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm để tạo lập văn bản. bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
0,5đ
b.
Yêu cầu cụ thể.
HS có thể triển khai bài viết theo nhiều cách . Dưới đay là một số gợi ý định hướng cho việc chấm bài.
* Mở bài.
- Giới thiệu được kỷ niệm đẹp nhất về tình bạn.
0,5đ
* Thân bài.
Kể chi tiết về kỷ niệm.
- Kỷ niệm đó gắn liền với thời gian, địa điểm nào?
- Kỷ niệm đó gắn với ai? Với sự việc gì? 
- Sự việc ấy có diễn biến, kết quả ra sao?
- Kỷ niệm ấy để lại trong em ấn tượng, suy nghĩ gì?
(kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm)
3,5đ
* Kết bài: 
Cảm nghĩ của bản thân em về kỷ niệm, tình bạn tuổi học trò.
0,5đ
Tổng điểm
10,0đ
ĐỀ SỐ 3
I. Ma trận.
 Mức độ
NLĐG
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
I. Đọc- hiểu
Ngữ liệu: văn bản tự sự.
Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu:
Một văn bản dài khoảng 250 chữ tương đương với một đoạn văn bản được học chính thức trong chương trình.
- Nhận biết các từ ngữ, hình ảnh thể hiện chủ đề, phương thức biểu đạt...
- Hiểu và xác định đúng cách liên kết đoạn văn, ý nghĩa của chi tiết/ từ ngữ trong văn bản...
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
2
1
10%
2
2
20%
3
3
30%
II. Tạo lập văn bản
Viết đoạn văn/ bài văn theo yêu cầu
Viết 1 đoạn văn NLXH
Viết bài nghị luận văn học ngắn.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
2,0
20%
1
5
50%
2
7
70%
Tổng số câu
Số điểm toàn bài
Tỉ lệ % điểm toàn bài
1
1
10%
1
1
10%
2
3
30%
1
5
50%
5
10
100%
Đề bài:
I. Đọc hiểu văn bản:
 Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
 “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu. Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn: cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...”.”.
 (Nam Cao, Lão Hạc, Ngữ văn 8, tập 1)
Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2: Em hãy cho biết nội dung của đoạn trích.
Câu 3: Tìm các từ ngữ miêu tả về “cái chết dữ dội của” lão Hạc.
Câu 4: Kể tên các đoạn trích/ tác phẩm văn học Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn 8 cùng giai đoạn sáng tác với truyện ngắn Lão Hạc (giai đoạn 1930 – 1945).
II. Tạo lập văn bản:
Câu 1: Viết một đoạn văn (khoảng 10 dòng) lí giải nguyên nhân cái chết của Lão Hạc?
Câu 2: Viết một bài văn nêu suy nghĩ của em về chi tiết chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của O’ hen – ry.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
Đọc - hiểu
1
Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.
(Mỗi phương thức cho 0,25 điểm)
1,0
2
Miêu tả cái chết của lão Hạc và tâm tư của ông giáo.
1,0
3
Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc; Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nẩy lên;
Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết.
0,5
4
Kể tên các văn bản, tác phẩm đã học: 
 - Tôi đi học (Thanh Tịnh); 
 - Trong lòng mẹ (Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng);
 - Tức nước vỡ bờ (Tắt đèn – Ngô Tất Tố).
(Nêu đủ 3 VB/Tp cho 0,5 điểm; nêu 2 VB/TP cho 0,25 điểm;
Nêu 1 VB/TP, khôn nêu hoặc nêu sai khôn cho điểm). 
0,5
Phần Tạo lập văn bản
1.
a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Có thể trình bày theo hướng sau:
- Tình cảnh nghèo khổ đói rách, túng quẫn đã đẩy Lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát. 
- Lão đã tự chọn cái chết để bảo toàn căn nhà, đồng tiền, mảnh vườn, đó là những vốn liếng cuối cùng lão để lại cho con.
=> Cái chết của Lão Hạc xuất phát từ lòng thương con âm thầm sâu sắc và lòng tự trọng đáng kính của lão.
d. Sáng tạo: HS có thể có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV.
(Trong khoảng 10 dòng nên GV chú ý cách triển khai nội dung đoạn văn của HS. Không “đếm ý” cho điểm; HS trình bày theo hướng khác nhưng hợp lí vẫn cho điểm).
0,25
0,25
1,0
0,25
0,25
2
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, kết bài. 
0,25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận.
0,25
c. Triển khai vấn đề: Viết bài văn nghị luận. Có thể trình bày theo hướng sau:
- Chiếc lá cụ Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác. 
- Chiếc lá là một kiệt tác trước hết bởi nó sinh động và giống như thật. Giống đến mức con mắt họa sĩ của cả Giôn -xi và Xiu đều không phát hiện ra. 
- Cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá ấy với tất cả tài năng, tâm huyết của cả đời mình. 
- Chiếc lá được vẽ trong điều kiện thời tiết vô cùng khắc nghiệt.
- Cụ Bơ – men đã vẽ nó bởi tình yêu thương tha thiết cụ dành cho Giôn-xi, vẽ bằng tâm hồn, bằng tấm lòng và cả mạng sống của một người nghệ sĩ tâm huyết với nghệ thuật và cuộc đời. 
- Chiếc lá cuối cùng đã cứu sống được Giôn-xi, nhờ chiếc lá, cô đã khỏi bệnh. 
- Kiệt tác của cụ Bơ-men đã khẳng định sự phụng sự chân thành của nghệ thuật đến sự sống tuyệt vời của con người.
4.0
d. Sáng tạo: HS có cách kể chuyện độc đáo, linh hoạt.
0,25
e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV.
0,25
ĐỀ SỐ 4
 PHÒNG GD&ĐT .
TRƯỜNG THCS , .
 ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I
 Năm học: 2020 - 2021
 Môn: Ngữ văn lớp 8
 Thời gian làm bài 90 phút
Câu 1: (2 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới: 
 “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...”
 a/ Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu nội dung chính của đoạn văn.
 b/ Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh được sử dụng trong đoạn trích trên và nêu tác dụng. 
Câu 2 (1 điểm): Cho thông tin “An lau nhà’’. Hãy thêm tình thái từ để tạo một câu cầu khiến và môt câu nghi vấn. 
Câu 3 (2 điểm): Viết đoạn văn (khoảng 10 câu) theo mô hình diễn dịch với nội dung: Nguyên nhân dẫn tới cái chết của lão Hạc.
Câu 4 : (5 điểm)
 Em hãy nhập vai Xiu trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn OHen-ri kể lại quá trình hồi sinh của nhân vật Giôn-xi.
HƯỚNG DẪN CHẤM THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HKI
 Năm học: 2020 - 2021
 Môn: Ngữ văn lớp 8
Câu 1: (2 điểm)
 a) Đoạn văn được trích trong tác phẩm Lão Hạc của nhà văn Nam Cao. (0.5điểm)
 - Nội dung chính của đoạn văn: Bộ mặt đau khổ, đáng thương của lão Hạc khi bán cậu vàng. (0,5đ)
 b) Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh. (0,5đ)
 - Từ tượng hình: móm mém 
 - Từ tượng thanh: hu hu
 Tác dụng: Các từ tượng hình, tượng thanh làm nổi bật hình ảnh, dáng vẻ của lão Hạc - một lão nông già nua, khắc khổ, đang khóc thương khi lỡ đối xử tệ bạc với cậu vàng. (0,5đ)
 Câu 2: (1 điểm) Thêm tình thái từ thích hợp trong câu “An lau nhà’’ để tạo câu cầu khiến và câu nghi vấn. (Mỗi câu đúng 0,5 điểm)
 VD: - An lau nhà đi.
 - An lau nhà chưa?
Câu 3: (2 điểm)
*Yêu cầu kĩ năng: (0,75 điểm )
- Đúng hình thức đoạn văn: Lùi vào đầu dòng, chữ đầu viết hoa, kết thúc xuống dòng. (0,25 điểm)
- Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, đủ hai thành phần chính, đứng ở đầu đoạn văn. (0,25đ)
- Diễn đạt lưu loát, đảm bảo số câu văn quy định. (0,25đ)
*Yêu cầu nội dung: (1,25đ)
- Tình cảnh đói khổ, túng quẫn đã đẩy lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát, trừng phạt bản thân mình của lão Hạc. (0,25đ)
	- Cái chết tự nguyện này xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao, từ lòng tự trọng đáng kính. (0,25đ)
	- Cái chết của lão Hạc giúp chúng ta nhận ra cái chế độ thực dân nửa phong kiến thối nát, cái chế độ thiếu tình người, đẩy người dân đặc biệt là nông dân đến bước đường cùng. (0,5đ)
	- Qua đây, chúng ta thấy số phận cơ cực, đáng thương của người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng 8. (0,25đ)
Câu 4: (5 điểm)
a. Về hình thức: (1,0đ)
 + HS biết làm một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
 + Nhập vai Xiu để kể lại (Xưng tôi ngôi thứ 1)
 + Bài viết có bố cục chặt chẽ, mạch lạc, có kỹ năng dựng đoạn, liên kết đoạn, hành văn lưu loát, có sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố kể, miêu tả và biểu cảm.
 b. Về nội dung: (4,0đ)
 1. Mở bài: Giới thiêu được nhân vật tôi-người kể chuyện (chú ý h.s nhập vai nhân vật Xiu). Nêu được ND cần kể lại.
 2. Thân bài:
 * Nhân vật Xiu kể lại quá trình hồi sinh của Giôn- xi.
+ Xiu giới thiệu về h.c sống và tâm trạng của Giôn-xi khi chờ đợi cái chết.
 - Xiu giới thiệu được h.c sống của Giôn-xi. (nghề nghiệp, tuổi tác, đặc biệt đang trong tình trạng bệnh tật và nghèo khó, có cụ Bơ-men là hàng xóm và cùng làm nghề họa sĩ)
 - Tâm trạng của Giôn- xi khi chờ đợi cái chết như thế nào (chán nản, thẫn thờ chờ chiếc là thường xuân cuối cùng rụng nốt thì cô cũng buông xuôi lìa đời)
+ Xiu kể về tâm trạng của Giôn-xi khi hồi sinh nhờ chiếc lá cuối cùng mà cụ Bơ-men vẽ (Phần này yêu cầu kể chi tiết).
- Khi chiếc lá thường xuân vẫn còn đó trong một đêm mưa tuyết Giôn-xi đã bừng tỉnh và ngắm nhìn nó thật lâu, sau đó cô đã nói với Xiu những gì, cô muốn ăn, làm đẹp và đặc biệt là muốn vẽ: Giôn-xi đã thực sự hồi sinh. Cô đã vượt qua được cái chết, sự sống đã trở lại với Giôn-xi nhờ vào chiếc lá mỏng manh dẻo dai mà chính Giôn-xi đã nhận ra.
- Khi bác sĩ đến và khẳng định bệnh tình của Giôn-xi hoàn toàn vượt qua giai đoạn khó khăn
- Nhân vật tôi (Xiu) kể lại cho Giôn- xi nghe về sự hy sinh thầm lặng của cụ Bơ-men và khẳng định chiếc lá cuối cùng của cụ là một kiệt tác (chú ý các chi tiết MT và B.C trong phần này)
3. Kết bài: Nêu được cảm nghĩ về tình bạn trong sáng, về tình yêu thương, sự hy sinh giữa những con người nghèo khổ.
ĐỀ SỐ 5
 PHÒNG GD&ĐT .
TRƯỜNG THCS , .
 ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I
 Năm học: 2020 - 2021
 Môn: Ngữ văn lớp 8
 Thời gian làm bài 90 phút
Đọc hiểu văn bản (4đ):
Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:
Ngọc trai nguyên chỉ là một hạt cát, một hạt bụi biển xâm lăng vào vỏ trai, lòng trai. Cái bụi bặm khách quan nơi rốn bể lẻn vào cửa trai. Trai xót lòng. Máu trai liền tiết ra một thứ nước dãi bọc lấy cái hạt buốt sắc. Có những cơ thể trai đã chết ngay vì hạt cát từ đâu bên ngoài gieo vào giữa lòng mình (và vì trai chết nên cát bụi kia vẫn chỉ là hạt cát). Nhưng có những cơ thể trai vẫn sống, sống lấy máu, lấy rãi mình ra mà bao phủ lấy hạt đau, hạt xót. Tới một thời gian nào đó, hạt cát khối tình con, cộng với nước mắt hạch trai, đã trở thành lõi sáng của một hạt ngọc tròn trặn ánh ngời.
Câu 1 (0,5đ): Thành quả sau những đau đớn mà ngọc trai phải chịu là gì?
Câu 2 (1đ): Khi bị những hạt cát xâm lăng, những chú trai đã có hành động gì?
Câu 3 (2,5đ): Viết một đoạn văn với chủ đề vươn lên trong cuộc sống.
Làm văn (6đ):
Đóng vai chị Dậu kể lại đoạn trích Tức nước vỡ bờ.
HƯỚNG DẪN CHẤM THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HKI
Đọc hiểu văn bản (4đ):
Câu 1 (0,5đ):
Thành quả sau những đau đớn mà ngọc trai phải chịu: một hạt ngọc tròn trặn ánh ngời.
Câu 2 (1đ):
Khi bị những hạt cát xâm lăng, những chú trai đã có hành động: Máu trai liền tiết ra một thứ nước dãi bọc lấy cái hạt buốt sắc. Có những chú trai không chịu được đau xót nên đã chết. Những cơ thể trai sống thì lấy máu, lấy rãi mình ra mà bao phủ lấy hạt đau, hạt xót.
Câu 3 (2đ):
- Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào các gợi ý sau:
Vươn lên trong cuộc sống là gì: là tinh thần tự lực, vượt qua mọi khó khăn, thử thách để hướng đến những điều tốt đẹp.
Tại sao con người phải vươn lên trong cuộc sống: để vượt qua giới hạn của bản thân; để có được những điều tốt đẹp hơn, 
Bản thân cần làm gì: nỗ lực học tập, tích cực trau dồi đạo đức, rèn luyện tính kiên cường, 
Làm văn (6đ):
Dàn ý Đóng vai chị Dậu kể lại đoạn trích Tức nước vỡ bờ
1. Mở bài
Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
2. Thân bài
a. Bối cảnh
Không khí căng thẳng, nhộn nhịp của những ngày thu sưu thuế.
Hoàn cảnh gia đình: nghèo “nhất nhì trong hạng cùng đinh”, phải chạy vạy ngược xuôi để kiếm tiền nộp sưu cho chồng và cho người em chồng đã mất.
Hành động: bán cái Tí - đứa con gái đầu lòng mới 7 tuổi cho nhà Nghị Quế và chăm sóc người chồng bị đánh.
b. Cuộc vùng dậy
Bối cảnh: chăm sóc chồng bị thương nặng, người nhà lí trưởng ùa tới đòi bắt chồng đi đánh dù anh mới bị chúng đánh bị thương nặng từ hôm qua vì thiếu sưu.
Hành động: ban đầu nói năng nhỏ nhẹ, van xin chúng đừng đánh, đừng bắt chồng mình đi. Lúc sau không thể chịu được sự hống hách, hách dịch của bọn cai lệ nên đã đánh trả chúng.
→ Những hành động bộc phát vì quá sức chịu đựng vừa thể hiện tình yêu thương sâu sắc dành cho chồng, vừa tố cáo tội ác của xã hội phong kiến.
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
ĐỀ SỐ 6
Đọc hiểu văn bản (4đ):
Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió 
Câu 1 (1đ): Cảnh con thuyền ra khơi đánh cá được miêu tả như thế nào?
Câu 2 (1đ): Đoạn thơ sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Nên tác dụng.
Câu 3 (2đ): Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về vẻ đẹp lao động của những con người Việt Nam.
Làm văn (6đ):
Hóa thân vào nhân vật ông giáo kể lại chuyện Lão Hạc sang báo tin bán chó
HƯỚNG DẪN CHẤM THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HKI
Đọc hiểu văn bản (4đ):
Câu 1 (1đ):
Cảnh con thuyền ra khơi đánh cá được miêu tả: dân trai tráng hăng hái phăng mái chèo, cả con thuyền hăng như con tuấn mã, cánh buồm giương to như linh hồn của làng chài rướn thân hòa mình cùng thiên nhiên.
Câu 2 (1đ):
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng: so sánh (Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã; Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng), nhân hóa (Rướn thân trắng, góp).
Tác dụng: làm cho bức tranh ra khơi thêm sinh động hơn, sự vật như có hồn hơn.
Câu 3 (2đ):
Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào gợi ý sau:
Nét đẹp lao động của con người Việt Nam được biểu hiện như thế nào? (cần cù, chăm chỉ, vượt khó ).
Thành quả họ đã nhận lại là gì?
Em học được bài học gì từ những nét đẹp đó.
Làm văn (6đ):
Dàn ý Hóa thân vào nhân vật ông giáo kể lại chuyện 
Lão Hạc sang báo tin bán chó
1. Mở bài
Giới thiệu câu chuyện: tôi đang loay hoay thì thấy lão Hạc lật đật chạy sang, nhìn sắc mặt lão có vẻ khang khác, tôi linh tính có chuyện gì.
2. Thân bài
Lão Hạc lật đật chạy sang nhà tôi, vẻ mặt lão rất khác so với thường ngày, có chút gì đó buồn rầu.
Tôi cất tiếng hỏi, lão ậm ờ mãi mới nói: “Tôi bán cậu Vàng rồi ông giáo ạ”.
Tôi sững người, không biết nên làm gì, nói gì, trong lòng có chút buồn rầu thay lão vì cậu Vàng gắn bó với lão từ lâu và trở thành một người thân yêu bên lão.
Tôi muốn ôm chầm lấy lão mà khóc, tôi xót xa thay lão còn hơn là xót những quyển sách của tôi.
Mặt lão co rúm lại, những nếp nhăn xô vào nhau, lão òa lên khóc như đứa trẻ con. Lão kể lại cho tôi quá trình mà người ta bắt cậu Vàng đi: thằng Mục túm lấy hai cẳng nó dốc ngược lên, nó với thằng Xiên loay hoay một lúc là trói được cậu. Cậu kêu ư ử, nhìn lão như là oán trách vô cùng xót xa.
Cố nén nỗi buồn vào trong, ra vẻ mặt bình tĩnh an ủi lão cho rằng lão không nên quá buồn, hãy coi như đó là hóa kiếp cho nó.
Lão có vẻ nguôi ngoai hơn một chút nhưng trong ánh mắt vẫn đượm buồn.
Tôi cố lái sang những câu chuyện khác để lão quên đi câu chuyện về chú chó. Bảo lão vào nhà chơi, tôi đi luộc khoai, uống nước chè, hút thuốc lào ấy là thú vui.
Thế là lão lại cười xuề xòa như chưa hề có chuyện gì xảy ra nhưng tôi biết trong lòng lão vẫn còn day dứt rất nhiều mà không nói nên lời.
3. Kết bài
Nêu cảm nghĩ: tuy đó chỉ là một chú chó bình thường nhưng nó là người bạn thân thiết gắn bó với lão, không chỉ lão mà chính bản thân tôi cũng buồn và nuối tiếc qua câu chuyện này.
ĐỀ SỐ 7
Đọc hiểu văn bản (4đ):
Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:
Không sợ sai lầm
Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một phần đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.
Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ! Một người mà không chịu mất gì thì sẽ không được gì. Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời. [ ]
(Theo Hồng Diễm)
Câu 1 (1đ): Đoạn trích đề cập đến vấn đề gì?
Câu 2 (1đ): Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Câu 3 (2đ): Đoạn trích trên đã giúp em rút ra những bài học gì cho bản thân (Trình bày bằng đoạn văn).
Làm văn (6đ):
Suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ.
HƯỚNG DẪN CHẤM THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HKI
Đọc hiểu văn bản (4đ):
Câu 1 (1đ):
Đoạn trích đề cập đến việc con người nhút nhát, luôn sợ phạm phải sai lầm trong cuộc sống.
Câu 2 (1đ):
Nội dung chính của đoạn trích: đưa ra những minh chứng về việc phạm sai lầm, tuy nó mang đến nhiều hậu quả nhưng chính nó sẽ là những bài học hữu ích giúp con người trưởng thành hơn trong cuộc sống. Nếu con người sợ mắc phải sai lầm thì sẽ không trưởng thành và trở thành con người hèn nhát.
Câu 3 (2đ):
- Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào các gợi ý sau:
Bài học được rút ra: không sợ sai lầm, thất bại; dám đương đầu với những những khó khăn thử thách.
Hành động: từ những việc nhỏ như học phát âm ngoại ngữ, mạnh dạn đọc, mạnh dạn nhờ người khác chỉnh sửa để tiến bộ hơn; đối với những việc lớn phải quyết tâm làm mặc kệ khó khăn, thử thách, 
Làm văn (6đ):
Dàn ý Suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả Nguyên Hồng và đoạn trích Trong lòng mẹ.
2. Thân bài
a. Hoàn cảnh đáng thương của chú bé Hồng
Cha mất sớm, vì đói nghèo nên mẹ phải đi tha hương cầu thực.
Cậu sống nhờ người cô ruột nhưng bị ghẻ lạnh, đay nghiến và không có được hạnh phúc.
→ Sống trong đau khổ, đáng thương và tội nghiệp.
b. Tình cảm của bé Hồng dành cho mẹ của mình
Dù cho người cô có nói gì xấu xa thậm tệ về mẹ thì vẫn giữ được tình yêu thương, sự tin tưởng tuyệt đối với mẹ của mình.
Cậu đã rất đau khổ và khóc rất nhiều khi nghe cô nói không tốt về mẹ của mình → những điều một đứa trẻ không xứng đáng phải nghe, phải nhận từ người cô ruột của mình.
Thiếu thốn tình cảm nên luôn khao khát và mong muốn được yêu thương.
Khi nghe tin mẹ về, cậu vui mừng nhưng vẫn ngờ vực vì không biết đó có thật sự là mẹ hay không. Khi nhận ra mẹ mình, tất cả mọi cảm xúc của cậu như vỡ òa, ùa vào lòng mẹ để cảm nhận hơi ấm, tình yêu thương của một trái tim bé bỏng bị chính người thân của mình làm cho lạnh giá.
Cậu là người con biết cảm thông với hoàn cảnh của mẹ. Chính tình mẫu tử thiêng liêng đã giúp cậu vượt qua mọi định kiến của xã hội và vững tin vào tình yêu mẹ dành cho mình. Những đau khổ cậu bé đã phải trải qua đã nhận về thành quả xứng đáng đó là những giây phút vỡ òa hạnh phúc khi được ở trong lòng mẹ.
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
---------------------------
ĐỀ SỐ 8
Đọc hiểu văn bản (4đ):
Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:
Có thói quen tốt và có thói quen xấu. Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách, là thói quen tốt.
Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu. Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã hình thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa. [ ]
Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự 

Tài liệu đính kèm:

  • docbo_de_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2020_2021.doc