Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Phòng GD & ĐT Hà Nam
Thực hiện các yêu cầu bên dưới :
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì ?
Câu 2. Vì sao người viết lại cho rằng : Điểm số, thi cử không phải là chuyện quyết định cuộc đời bạn, chúng cũng không phải là cả cuộc đời bạn ?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong những câu sau :
Thế nhưng bạn ấy từng tâm sự rằng bạn bị áp lực bởi mọi thứ. Bởi những người ghét bạn ấy không lý do, bởi những người giỏi giang được làm việc trong môi trường hiện đại, bởi chính bảng điểm cao chót vót của mình
Câu 4. Từ nội dung đoạn trích, em rút ra cho mình những bài học ý nghĩa gì ?
II. Làm văn (16.0 điểm)
Câu 1 (6.0 điểm)
Từ đoạn trích ở phần đọc hiểu, em hãy viết bài văn nghị luận bàn về vai trò của điểm số đối với học sinh.
Câu 2 (10.0 điểm)
Thiên hướng của người nghệ sĩ là đưa ánh sáng vào trái tim con người.
(George Sand)
Từ ý kiến của George Sand, em hãy cho biết “ánh sáng” của tác phẩm văn học mà người nghệ sĩ rọi vào trái tim mình là gì ? Hãy làm sáng tỏ thứ “ánh sáng” đó qua một tác phẩm yêu thích mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 8, tập một.
PHÒNG GD&ĐT LỤC NAM ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC : 2020 - 2021 MÔN THI : NGỮ VĂN 8 Ngày thi : 01/12/2020 Thời gian làm bài : 150 phút I. Đọc hiểu (4.0 điểm) Đọc đoạn trích sau : Hiện nay, câu chuyện điểm số đang trở thành đề tài cho nhiều cuộc bàn luận từ trong mâm cơm gia đình, cho đến công sở, phố xóm và cả trên mạng xã hội. Câu chuyện đó xuất hiện ở mọi nơi, tồn tại quanh quẩn chúng ta mỗi ngày và vô tình trở thành áp lực đè nặng lên đôi vai của những bạn học sinh, lứa tuổi ngây thơ, hồn nhiên trong sáng. Không như mọi người vẫn thường thấy, những bạn giỏi nhất, ngoan nhất luôn là những bạn có nhiều áp lực nhất. Tôi từng biết một bạn học rất giỏi. Kết quả học tập của bạn ấy luôn đứng tốp đầu trong trường và ai cũng nghĩ rằng bạn ấy sẽ thật thoải mái và hạnh phúc bởi điều đó. Thế nhưng bạn ấy từng tâm sự rằng bạn bị áp lực bởi mọi thứ. Bởi những người ghét bạn ấy không lý do, bởi những người giỏi giang được làm việc trong môi trường hiện đại, bởi chính bảng điểm cao chót vót của mình [ ] Chẳng ai nói với chúng ta rằng “Điểm thấp cũng không sao cả, học không giỏi, rớt đại học cũng chẳng phải là chuyện gì to tát”. Điểm số, thi cử không phải là chuyện quyết định cuộc đời bạn, chúng cũng không phải là cả cuộc đời bạn. Nếu như bạn có đủ dũng khí để đối đầu, để chấp nhận điểm thấp, để ngừng phao bài, để cố hết mình cho những đam mê, bạn sẽ nhận ra những cuộc tranh cãi căng thẳng với phụ huynh không đáng sợ đến thế [ ] Nếu bạn không học giỏi, không có bằng tốt nghiệp loại tốt, bạn có thể thiệt vài triệu tiền lương những tháng thử việc đầu tiên. Nhưng nếu bạn đánh mất niềm vui sống thì là mất mát rất rất lớn. Và tất cả các môn học khác trong trường cũng thế, bạn học để bạn biết được cách vui sống khỏe mạnh, chứ không phải học để mà tuyệt vọng. (Dẫn theo Câu chuyện điểm số, Thực hiện các yêu cầu bên dưới : Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì ? Câu 2. Vì sao người viết lại cho rằng : Điểm số, thi cử không phải là chuyện quyết định cuộc đời bạn, chúng cũng không phải là cả cuộc đời bạn ? Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong những câu sau : Thế nhưng bạn ấy từng tâm sự rằng bạn bị áp lực bởi mọi thứ. Bởi những người ghét bạn ấy không lý do, bởi những người giỏi giang được làm việc trong môi trường hiện đại, bởi chính bảng điểm cao chót vót của mình Câu 4. Từ nội dung đoạn trích, em rút ra cho mình những bài học ý nghĩa gì ? II. Làm văn (16.0 điểm) Câu 1 (6.0 điểm) Từ đoạn trích ở phần đọc hiểu, em hãy viết bài văn nghị luận bàn về vai trò của điểm số đối với học sinh. Câu 2 (10.0 điểm) Thiên hướng của người nghệ sĩ là đưa ánh sáng vào trái tim con người. (George Sand) Từ ý kiến của George Sand, em hãy cho biết “ánh sáng” của tác phẩm văn học mà người nghệ sĩ rọi vào trái tim mình là gì ? Hãy làm sáng tỏ thứ “ánh sáng” đó qua một tác phẩm yêu thích mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 8, tập một. ---------------------------------------Hết--------------------------------------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh : ................................................................................ Số báo danh : .................................. Giám thị 1 (Họ tên và ký) : .................................................................................................................................... Giám thị 2 (Họ tên và ký) : .................................................................................................................................... PHÒNG GD & ĐT LỤC NAM HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Môn thi : Ngữ văn 8 (Đáp án có 02 trang) Phần Nội dung Điểm I Đọc hiểu 4.0 Câu Câu chuyện điểm số 1 0.5 2 0.5 0.5 3 0.25 0.25 0.5 0.25 0.25 4 1.0 II Làm văn 16.0 Câu Nghị luận xã hội : Vai trò của điểm số đối với học sinh 6.0 1 Về kĩ năng : - Xác định đúng vấn đề nghị luận : vai trò của điểm số đối với học sinh. - Học sinh biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội, bố cục chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, giàu sức thuyết phục. 0.25 Về nội dung : Học sinh lựa chọn cách lập luận phù hợp để trình bày vấn đề theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý định hướng : 1.0 2.0 0.75 1.0 0.5 0.25 0.25 Nghị luận văn học : Chứng minh ý kiến của George Sand : Thiên hướng của người nghệ sĩ là đưa ánh sáng vào trái tim con người. 10.0 2 Về kĩ năng : - Biết cách viết một bài văn nghị luận văn học. - Thể hiện năng lực cảm thụ văn học. - Lập luận chặt chẽ, có cảm xúc, hành văn lưu loát, không mắc các lỗi chính tả, diễn đạt. Về kiến thức : Thí sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những yêu cầu sau : - Giới thiệu vấn đề nghị luận (dẫn vào nhận định, tác giả, tác phẩm, nhân vật mà mình đưa vào làm sáng rõ vấn đề ) 1.0 0.5 0.5 0.5 0.5 1.5 1.5 1.5 0.5 2.0 Tổng điểm 20.0 * Lưu ý: 1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ sác đáng và lí lẽ thuyết phục. 4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_ngu_van_lop_8_nam_hoc_20.doc