Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Bài 2: Hình chiếu - Năm học 2020-2021- Bùi Thanh Trọng
1. Mục tiêu bài học:
1.1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là hình chiếu
1.2. Kĩ năng:
- Nhận biết được hình chiếu của vật thể trên bản vẽ kĩ thuật.
1.3. Thái độ - Tích hợp:
- Thêm yêu môn học.
1.4. Năng lực-Phẩm chất:
a. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực công nghệ:
- Ngôn ngữ, thẩm mĩ, công nghệ, tìm hiểu tnxh.
c. Phẩm chất và tích hợp: Yêu đất nước, con người, chăm học, chăm làm, trung thực, trách nhiệm.
2. Chuẩn bị.
2.1. Phương tiện dạy học:
a. GV:
- Ga, máy chiếu.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Bài 2: Hình chiếu - Năm học 2020-2021- Bùi Thanh Trọng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:1.9.2020 Tiết theo KHDH: 2 Ngày giảng: 9;10.9.2020(8AB) Bài 2 HÌNH CHIẾU 1. Mục tiêu bài học: 1.1. Kiến thức: - Hiểu được thế nào là hình chiếu 1.2. Kĩ năng: - Nhận biết được hình chiếu của vật thể trên bản vẽ kĩ thuật. 1.3. Thái độ - Tích hợp: - Thêm yêu môn học. 1.4. Năng lực-Phẩm chất: a. Năng lực chung: - Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, Giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực công nghệ: - Ngôn ngữ, thẩm mĩ, công nghệ, tìm hiểu tnxh. c. Phẩm chất và tích hợp: Yêu đất nước, con người, chăm học, chăm làm, trung thực, trách nhiệm. 2. Chuẩn bị. 2.1. Phương tiện dạy học: a. GV: - Ga, máy chiếu. b. HS: - SGK. 2.2. Phương pháp và ktdh a. PP: Nghiên cứu tài liệu, nhóm, đặt và giải quyết vấn đề, thuyết trình. b. KT: Chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ. 3. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 3.1. Ổn định lớp và ktss(1p) 3.2. Kiểm tra bài cũ(2): GV HS - Nêu khái niệm bản vẽ kĩ thuật? Phân loại? - Hs tl. 3.3. Bài mới: HĐ của GV HĐ của HS Ghi bảng HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2) Mục tiêu: hs biết được ntn là bvkt và vai trò của nó trong sản xuất và đời sống. Phương pháp dạy học: Đặt vấn đề. KTDH: Định hướng. Định hướng phát triển năng lực: Ngôn ngữ, công nghệ. - Gv giới thiệu khái niệm ntn là chiếu 1 vật thể, tia chiếu, hình chiếu. - Ánh nắng ban trưa chiếu xuống người tạo cái bóng, đó có phải 1 phếp chiếu k? - HS lắng nghe - Có. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức(30) Mục tiêu: hs biết được ntn là bvkt và vai trò của nó trong sản xuất và đời sống. Phương pháp dạy học: Giải quyết vấn đề. KTDH: Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi. Định hướng phát triển năng lực: Ngôn ngữ, công nghệ, thẩm mĩ. Tìm hiểu về khái niệm hình chiếu Làm việc cá nhân. - Kiểm tra giấy A4 + dụng cụ HS. Yêu cầu các nhóm trưởng kiểm tra khung tên bảng vẽ. Hướng dẫn HS vẽ vật thể + hình chiếu vào giấy A4, dựa vào H3.1, H3.2. Đặt hình chiếu tương ứng dưới vật thể ® chỉ rõ hình chiếu gì? Khuyến khích HS vẽ hình chiếu còn lại đối với từng vật thể - HS chuẩn bị dụng cụ + giấy. Các tổ trưởng có 3 phút kiểm tra. Ghi nội dung giáo viên hướng dẫn vào vở. I. Khái niệm về hình chiếu. - Hình nhận được trên mặt phẳng đó gọi là hình chiếu của vật thể. - Đường thẳng AA’ gọi là tia chiếu. - Mặt phẳng chứa hình chiếu gọi là mặt phẳng chiếu . Tìm hiểu các phép chiếu Thảo luận nhóm bàn - Yêu cầu các bàn quan sát hình 2.2 SGK. - Nêu đặc điểm của các tia chiếu trong hình 2.2a; 2.2b; 2.2c ? - Hoàn thiện: Đặc điểm của các tia chiếu khác nhau, cho ta các phép chiếu khác nhau (3 phép chiếu). - Lấy ví dụ các phép chiếu do trong tự nhiên ? - nhận xét và kết luận. - Quan sát H2.2. - Thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi của GV. - Nhận thông tin. - Nêu ví dụ. - Ghi bài. II. Các phép chiếu. - Phép chiếu vuông góc. - Phép chiếu song song. - Phép chiếu xuyên tâm. Tìm hiểu các hình chiếu vuông góc và vị trí các hình chiếu Sử dụng hình ảnh trực quan bằng máy chiếu. - Cho HS quan sát H2.3 và mô hình 3 mặt phẳng chiếu. + Vật thể được đặt như thế nào đối với mặt phẳng chiếu ? + Các mặt phẳng chiếu được đặt như thế nào đối với người quan sát ? - Cho HS quan sát H2.4 và yêu cầu HS trả lời : + Vị trí của mặt phẳng chiếu bằng và mặt phẳng chiếu cạnh sau khi gập lại như thế nào ? + Vì sao phải dùng nhiều hình chiếu để biểu diễn vật thể - Học sinh quan sát tranh và mô hình trả lời câu hỏi + Vật thể được đặt trên Mặt phẳng chiếu bằng. Vật thể được đặt trước mặt phẳng chiếu đứng. + Mặt phẳng chiếu đứng: có hướng từ trước tới. Mặt phẳng chiếu bằng: có hướng từ trên xuống. Mặt phẳng chiếu cạnh: có hướng chiếu từ trái sang. III. Các hình chiếu vuông góc. 1. Các mặt phẳng chiếu - Mặt phẳng chiếu đứng. - Mặt phẳng chiếu bằng. - Mặt phẳng chiếu cạnh. 2. Các hình chiếu - Hình chiếu đứng. - Hình chiếu bằng. - Hình chiếu cạnh. Vị trí các hình chiếu Vấn đáp. Hỏi: vì sao phải mở các mặt phẳng chiếu? - Vị trí của mặt phẳng chiếu bằng và mặt phẳng chiếu cạnh sau khi gập? - Nhận xét đưa ra vị trí đúng của 3 hình chiếu. - Để các hình chiếu cùng nằm trên một mặt phẳng. - trả lời theo ý hiểu IV. Vị trí các hình chiếu : - Hình chiếu bằng dưới hình chiếu đứng. - Hình chiếu cạnh bên phải hình chiếu đứng. - Hình chiếu đứng góc trên, bên trái bản vẽ. HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (6) Mục tiêu: hs biết được ntn là bv cơ khí và bv xây dựng? Phương pháp dạy học: Nghiên cứu tài liệu. KTDH: Giáo nhiệm vụ, đặt câu hỏi. Định hướng phát triển năng lực: Công nghệ, tìm hiểu tự nhiên xã hội, thẩm mĩ. ? Cho hs đọc phần ghi nhớvà trả lời các câu hỏi sgk. ? Làm phần bài tập. - Hs đọc và trả lời. - Hs làm bt. HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (3 ) Mục tiêu: Vận dụng được các kt đã học vào nghiên cứu bvkt trong thực tế. Phương pháp dạy học: Đặt và giải quyết vấn đề. KTDH: Hỏi và đáp. Định hướng phát triển năng lực: Ngôn ngữ, công nghệ. ? CHo hs quan sát bản vẽ trên máy chiếu và giới thiệu. - Hs lắng nghe. 4. Hướng dẫn về nhà(1) - Về nhà đọc lại bài, học thuộc ghi nhớ. - Chuẩn bị giấy A4, và dụng cụ vẽ.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_8_bai_2_hinh_chieu_nam_hoc_2020_2021_b.docx