Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Học kì II - Năm học 2019-2020

Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Học kì II - Năm học 2019-2020

2. Nội dung bài học

Hoạt động 1: Hình thành kiến thức (12 phút)

Mục tiêu: - Giải thích được tại sao cần truyền chuyển động.

Nhiệm vụ: - Thực hiện theo hình vẽ 29.1(SGK/98) .

Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân, nhóm.

Sản phẩm: Trả lời được tại sao cần truyền chuyển động

Phương án kiểm tra đánh giá: Động viên khích lệ HS

 Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng

GV Cho học sinh quan sát hình 29.1 kết hợp với mô hình chuyển động của xe đạp. I. TẠI SAO CẦN TRUYỀN CHUYỂN ĐỘNG (12 phút)

HS Tại sao cần truyền chuyển động quay từ trục giữa tới trục sau?(hs hđ nhóm 3’)

HĐ nhóm đôi, sau đó trả lời

- Các bộ phận của máy đặt xa nhau, khi làm việc chúng thường được dẫn động từ một chuyển động ban đầu. Do đó, cơ cấu truyền chuyển động có nhiệm vụ truyền và biến đổi tốc độ cho phù hợp vs tốc độ của các bộ phận trong máy.

? Tại sao số răng của đĩa lại nhiều hơn số răng của líp(hs K)

HS Trả lời - Các bộ phận của máy thường có tốc độ quay không giống nhau.

GV

 Nhấn mạnh: Cơ cấu chuyển động chính của máy là vành, đĩa, xích và líp.

 

doc 71 trang thuongle 3930
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Học kì II - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 11.01.2020 Ngày dạy : 14.01.2020. Lớp 8C
 16.01.2020. Lớp 8AB
Chương V: TRUYỀN VÀ BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG
Tiết 28, bài 29. TRUYỀN CHUYỂN ĐỘNG
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức 
Học sinh hiểu được tại sao cần truyền chuyển động trong các máy và thiết bị.
2. Kỹ năng 
 	 Biết được cấu tạo, nguyên lí làm việc và ứng dụng của một số cơ cấu truyền chuyển động trong thực tế.
3. Thái độ 
Say mê hứng thú ham thích môn học.
 4. Năng lực cần đạt
 Năng lực tự học, năng lực học tập theo nhóm.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên 
 Giáo án, bảng phụ, tranh vẽ bộ truyền chuyển động. (Truyền động bánh đai, chuyền động bánh răng, truyền động xích)
2. Chuẩn bị của học sinh 
Sgk, vở ghi, dụng cụ học tập.
III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
 	1. Các hoạt động đầu giờ (2 phút)
1.1 Kiểm tra bài cũ (Không)
 1.2 Tổ chức hđ, khởi động (2 phút)
	Máy thường gồm một hay nhiều cơ cấu, trong cơ cấu chuyển động được truyền từ vật này sang vật khác. Trong hai vật nối với nhau bằng khớp động, người ta gọi vật truyền chuyển động là vật dẫn vật nhận chuyển động là vật bị dẫn.
	Tuỳ theo yêu cầu kĩ thuật, chuyển động của vật bị dẫn có thể giống hoặc khác với chuyển động của vật dẫn. Nếu chuyển động của chúng cùng một dạng, ta gọi đó là cơ cấu truyền chuyển động, nếu không sẽ được gọi là cơ cấu biến đổi chuyển động. Bài này chúng ta sẽ nghiên cứu cơ cấu “Truyền chuyển động”.
2. Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hình thành kiến thức (12 phút) 
Mục tiêu: - Giải thích được tại sao cần truyền chuyển động.
Nhiệm vụ: - Thực hiện theo hình vẽ 29.1(SGK/98) . 
Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân, nhóm.
Sản phẩm: Trả lời được tại sao cần truyền chuyển động
Phương án kiểm tra đánh giá: Động viên khích lệ HS
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
GV
Cho học sinh quan sát hình 29.1 kết hợp với mô hình chuyển động của xe đạp.
I. TẠI SAO CẦN TRUYỀN CHUYỂN ĐỘNG (12 phút) 
?
HS
Tại sao cần truyền chuyển động quay từ trục giữa tới trục sau?(hs hđ nhóm 3’)
HĐ nhóm đôi, sau đó trả lời
- Các bộ phận của máy đặt xa nhau, khi làm việc chúng thường được dẫn động từ một chuyển động ban đầu. Do đó, cơ cấu truyền chuyển động có nhiệm vụ truyền và biến đổi tốc độ cho phù hợp vs tốc độ của các bộ phận trong máy.
?
Tại sao số răng của đĩa lại nhiều hơn số răng của líp(hs K)
HS
Trả lời
- Các bộ phận của máy thường có tốc độ quay không giống nhau.
GV
Nhấn mạnh: Cơ cấu chuyển động chính của máy là vành, đĩa, xích và líp.
Hoạt động 2: Bộ truyền chuyển động (29 phút) 
Mục tiêu: - Hiểu được các loại truyền chuyển động.
Nhiệm vụ: - Thực hiện theo hình vẽ 29.2; 29.3(SGK/99;100) . 
Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân, nhóm.
 Sản phẩm: Trả lời được các câu hỏi theo hình 29.2; 29.3
Phương án kiểm tra đánh giá: Động viên khích lệ HS
GV
Để hiểu rõ hơn tại sao số răng của đĩa lại nhiều hơn số răng của líp chúng ta chuyển sang phần II.
II. BỘ TRUYỀN CHUYỂN ĐỘNG 
GV
Cho học sinh quan sát hình 29.2, mô hình bánh ma sát hoặc truyền động đai 
1. Truyền động ma sát. 
?
HS
Truyền động ma sát là gì ?(hs Tb)
Trả lời
Truyền động ma sát là cơ cấu truyền chuyển động quay nhờ lực ma sát giữa các mặt tiếp xúc của vật dẫn và vật bị dẫn.
?
Quan sát h29.2. Bộ truyền động gồm mấy chi tiết đó là những chi tiết nào?(hs Y)
a) Cấu tạo.
- Bộ truyền động gồm:
+ Bánh dẫn.
+ Bánh bị dẫn.
+ Dây đai.
?
Tại sao khi quay bánh dẫn bánh bị dẫn lại quay theo?(hđ nhóm 3’)
HS
GV
Thảo luận, trả lời
Nhờ lực ma sát giữa dây đai và bánh đai
Đưa ra nguyên lý làm việc của máy
b) Nguyên lí làm việc 
?
HS
Qua phân tích trên hãy nêu nguyên lý làm việc của máy ? (hs hđ nhóm 4’)
Thảo luận, trả lời
- Nguyên lí (SGK/99)
- CT:
Hay n2 = 
?
HS
Nêu ứng dụng của truyền động đai?(hs Y)
Trả lời
c) Ứng dụng (SGK/100)
GV
Để khắc phục sự trượt của truyền động ma sát người ta dùng cơ cấu truyền động ăn khớp.
2. Truyền động ăn khớp 
?
HS
Thế nào là truyền động ăn khớp?(hs Tb)
Trả lời
Một cặp bánh răng hoặc đĩa xích truyền chuyển động cho nhau được gọi là bộ truyền động ăn khớp.
?
Để hai bánh răng ăn khớp được với nhau cần đảm bảo những yếu tố gì?(hs Y)
HS
Khoảng cách giữa hai răng kề nhau trên bánh này bằng khoảng cách hai răng kề nhau trên bánh kia.
?
HS
Bánh răng có số răng ít được quay nhanh hay chậm hơn bánh răng có số răng nhiều ?(hs K)
Trả lời
- Bánh răng nào có số răng ít hơn thì quay nhanh hơn.
GV
Lưu ý: Truyền động bánh răng cần có thể dùng trong trường hợp hai trục giao nhau hoặc chéo nhau. Truyền động xích chỉ dùng trong trường hợp hai trục song song và quay cùng chiều.
?
HS
GV
So sánh ưu điểm nổi bật của truyền động ăn khớp so với truyền động ma sát?(hs G)
Trả lời
Biện pháp GDBVMT 
Tại sao sử dụng xe đạp góp phần bảo vệ môi trường?
Các phương tiện như ôtô, xe máy... thải vào không khí chất gây ô nhiễm MT. Tiết kiệm được nhiên liệu góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên)
3. Hướng dẫn học sinh tự học (2 phút)
 - Học bài theo sách giáo khoa và vở ghi;
 - Trả lời các câu hỏi trong bài;
 - Đọc và chuẩn bị bài mới: Bài 30. Biến đổi chuyển động
Ngày soạn: 27.01.2020 Ngày dạy: 30.01.2020. Lớp 8AB
 07.05.2020. Lớp 8C1
Tiết 29, bài 30. BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG
 I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức
 	 Học sinh hiểu được cấu tạo, nguyên lí hoạt động và phạm vi ứng dụng của một số cơ cấu biến đổi chuyển động.
2. Kỹ năng 
Có kỹ thuật và có ý thức bảo dưỡng các cơ cấu biến đổi chuyển động.
3. Thái độ
Say mê hứng thú ham thích môn học.
 4. Năng lực cần đạt
 Năng lực tự học, năng lực học tập theo nhóm.
 II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1. Chuẩn bị của giáo viên 
 Giáo án, bảng phụ, thước thẳng.
 2. Chuẩn bị của học sinh
 Sgk, vở ghi, dụng cụ học tập.
III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
 	1. Các hoạt động đầu giờ (7 phút)
1.1 Kiểm tra bài cũ (5 phút)
a) Câu hỏi
Tại sao máy và thiết bị cần phải truyền chuyển động?
b) Đáp án, biểu điểm(10 điểm)
Trong máy cần phải có truyền chuyển động vì:
	- Động cơ và bộ phận công tác thường đặt xa nhau.
	- Tốc độ của các bộ phận thường khác nhau.
	- Cần truyền động từ một động cơ đến nhiều bộ phận khác nhau.
	 1.2 Khởi động (2 phút)
	 Từ một dạng chuyển động ban đầu, muốn biến thành các dạng chuyển động khác cần phải có cơ cấu biến đổi chuyển động, là khâu nối giữa động cơ và các bộ phận công tác của máy. Để hiểu được cấu tạo nguyên lí hoạt động và ứng dụng của một số cơ cấu biến đổi chuyển động thường dùng: Cơ cấu tay quay - con trượt, cơ cấu tay quay thanh lắc chúng ta cùng nghiên cứu bài hôm nay.
2. Dạy nội dung bài mới (36')
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: TẠI SAO CẦN BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG (13phút)
Mục tiêu: - Hiểu được vì sao cần biến đổi chuyển động.
Nhiệm vụ: - Thực hiện theo hình vẽ 30.1 SGK . 
Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân
 Sản phẩm: Trả lời được các câu hỏi theo hình 30.1 SGK
Phương án kiểm tra đánh giá: Động viên khích lệ HS
GV
Cho học sinh quan sát hình 30.1 sgk và mô hình.
I. TẠI SAO CẦN BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG (13 phút)
?
HS
Tại sao chiếc kim máy khâu lại chuyển động tịnh tiến được?(hs khá)
Lần lượt trả lời
- Nhờ các cơ cấu biến đổi chuyển động.
GV
Thông báo
Chuyển động của bàn đạp là chuyển động lắc.
Chuyển động của thanh truyền là chuyển động lên xuống.
Chuyển động của vô lăng là chuyển động quay tròn.
Chuyển động của kim máy là chuyển động lên xuống.
GV
Các chuyển động trên đều bắt nguồn từ một chuyển động ban đầu đó là chuyển động bập bênh.
?
Đưa ra kết luận (hs Tb)
* Kết luận: Vậy trong máy cần có cơ cấu biến đổi chuyển động để biến đổi một chuyển động ban đầu thành các dạng chuyển động khác cho các bộ phận công tác của máy nhằm thực hiện những nhiệm vụ nhất định.
Hoạt động 2: MỘT SỐ CƠ CẤU BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG (23 phút)
Mục tiêu: - Hiểu được một số cơ cấu biến đổi chuyển động.
Nhiệm vụ: - Thực hiện theo hình vẽ 30.2; 30.4 SGK . 
Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân
 Sản phẩm: Trả lời được các câu hỏi theo hình 30.2; 30.4 SGK
Phương án kiểm tra đánh giá: Động viên khích lệ HS
II. MỘT SỐ CƠ CẤU BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG (23 phút) 
GV
Cho học sinh quan sát hình 30.2 SGK
1. Biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến (cơ cấu tay quay – con trượt)
?
HS
Hãy mô tả cấu tạo của cơ cấu tay quay - Thanh lắc?(hs Tb)
Trả lời
* Cấu tạo: Tay quay, thanh truyền, con trượt và giá đỡ.
?
HS
Khi tay quay quay đều con trượt sẽ chuyển động như thế nào?(hs Tb)
Trả lời
- Chuyển động tịnh tiến qua lại trên giá đỡ.
?
Nêu nguyên lí làm việc?(hs G)
* Nguyên lí làm việc.
Khi tay quay 1 quay quanh trục A đầu B của thành truyền chuyển động tròn, làm cho con trượt 3 chuyển động tịnh tiến qua lại trên giá đỡ 4, nhờ đó chuyển động quay của tay quay được biến thành chuyển động tịnh tiến qua lại của con trượt.
?
HS
Cơ cấu này được ứng dụng trên những máy nào mà em biết?(hs Tb)
Lần lượt đưa ra các ứng dụng
* Ứng dụng: (SGK)
2. Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc. 
GV
Cho học sinh quan sát hình 30.4 sách giáo khoa và mô hình cơ cấu tay quay.
?
Cơ cấu tay quay gồm mấy chi tiết?(hs Y)
* Cấu tạo.
HS
Trả lời
Gồm 4 chi tiết: Tay quay, thanh truyền, thanh lắc, giá đỡ. Chúng được nối với nhau bởi các khớp quay.
?
HS
Khi tay quay AB quay đều quanh điểm A thỡ thanh CD sẽ chuyển động như thế nào? (hs Tb)
Trả lời
- Thanh CD sẽ lắc đi lắc lại.
?
Nêu nguyên lí làm việc?(hs G)
* Nguyên lí làm việc.
HS
Trả lời
Khi tay quay 1 quay đều quanh trục A, thông qua thanh truyền 2 làm thanh lắc 3 lắc qua lắc lại quanh trục D một góc nào đó. Tay quay 1 được gọi là khâu dẫn.
?
HS
Có thể biến chuyển động lắc thành chuyển động của tay quay không?(hs K)
Có 
- Có thể biến chuyển động lắc thành chuyển động của tay quay
?
HS
?
?
HS
?
GV
Nêu ứng dụng của cơ cấu này?(hs Tb)
Lần lượt đưa ra các ứng dụng
-Tại sao cần phải biến đổi chuyển động?
 - Em hãy nêu cấu tạo, nguyên lý hoạt động của cơ cấu tay quay – con trượt và thanh lắc ?
Lần lượt trả lời
Biện pháp GDBVMT 
Khi thải vật liệu cần tuân theo quy trình về vệ sinh góp phần môi trường, không gây ô nhiễm MT. 
* Ứng dụng: (SGK)
3. Hướng dẫn học sinh học ở nhà (2 phút)
 - Học thuộc phần ghi nhớ. 
 - Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. 
 - Chuẩn bị dụng cụ thực hành.
Ngày soạn : 03.05.2020 
Ngày dạy:
06.05.2020 Lớp 8B1,2
09.05.2020 Lớp 8A1,2
 .05.2020 Lớp 8C
Tiết 30, bài 31. THỰC HÀNH
 TRUYỀN VÀ BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG
	I. MỤC TIÊU 
	1. Kiến thức 
 Giúp học sinh từ việc tìm hiểu mô hình, vật thật, hiểu được cấu tạo và nguyên lí làm việc của một bộ truyền chuyển động.
 	 2. Kỹ năng 
	- Biết cách tháo lắp và kiểm tra tỉ số truyền trên các mô hình của các bộ truyền chuyển động.
	 - Biết cách bảo dưỡng và có ý thức bảo dưỡng các bộ truyền chuyển động thường dùng trong gia đình.
 3. Thái độ 
 Say mê hứng thú ham thích môn học.
 II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1. Chuẩn bị của giáo viên 
 Giáo án, bảng phụ, đồ dùng dạy học.
 2. Chuẩn bị của học sinh
 Sgk, vở ghi, dụng cụ học tập.
 III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 
 1. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
 (Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh)
 * Đặt vấn đề (1 phút). Trong cơ cấu truyền chuyển động truyền từ vật này sang vật khác. Trong hai vật nối với nhau bằng khớp động người ta gọi vật truyền chuyển động là vật dẫn còn vật nhận chuyển động là vật bị dẫn. Tuỳ theo yêu cầu kĩ thuật chuyển động của vật dẫn và vật bị dẫn có thể giống và khác chuyển động của vật dẫn, nếu chúng cùng một dạng gọi là cơ cấu truyền chuyển động. Để hiểu được cấu tạo và nguyên lí làm việc, biết cách tháo lắp và kiểm tra tỉ số truyền của các bộ chuyển động chúng ta cùng làm bài thực hành hôm nay.
 2. Dạy nội dung bài mới 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
GV
 Gọi học sinh đọc nội dung và trình tự tiến hành bài thực hành.
I. GIỚI THIỆU NỘI DUNG VÀ TRÌNH TỰ THỰC HÀNH (5 phút)
 + Đo đường kính bánh đai, đếm số răng của bánh răng và đĩa xích.
 + Lắp ráp các bộ truyền chuyển động và kiểm tra tỉ số truyền.
 + Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lí làm việc của mô hình. 
GV
GV
GV
 Giới thiệu các bộ truyền động.
Quan sát cấu tạo các bộ truyền. Hướng dẫn học sinh quy trình tháo và qui trình lắp.
 Hướng dẫn học sinh cách đo đường kính các bánh đai bằng thước lá hoặch thước cặp.
 Hướng dẫn cách điều chỉnh các bộ truyền chuyển động sao cho chúng hoạt động bình thường.
II. TÌM HIỂU CẤU TẠO CÁC BỘ TRUYỀN CHUYỂN ĐỘNG (5 phút)
(SGK)
GV
HS
GV
 Phân các nhóm về vị trí thực hành, phân cho các nhóm dụng cụ và thiết bị thực hành.
 Các nhóm thao tác theo mô hình.
 Quan sát và hướng dẫn học sinh.
 - Hướng dẫn đo.
 -Hướng dẫn tháo lắp, tính toán tỉ số truyền trên lí thuyết và thực tế ghi vào báo cáo thực hành.
 III. TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THỰC HÀNH (25 phút)
 Đo các đường kính của bánh đai, đếm số răng của đĩa xích và cặp bánh răng
 Kết quả đo và đếm ghi vào báo cáo thực hành.
GV
GDBVMT 
 Khi thải vật liệu cần tuân theo quy trình về vệ sinh góp phần môi trường, không gây ô nhiễm MT. 
	 3.Củng cố, luyện tập (5 phút)
 	- Giáo viên hướng dẫn học sinh tự đánh giá bài học thực hành dựa theo mục tiêu bài học.
- Yêu cầu học sinh kết thúc thực hành thu dọn và nộp mô hình và báo cáo.
- Giáo viên nhận xét về sự chuẩn bị, thực hiện và kết quả thực hành của học sinh.
 4. Hướng dẫn học ở nhà (1 phút)
 - Xem lại quá trình làm bài thực hành.
 - Ôn tập lại các phần đã học trong phần cơ khí.
	- Trả lời các câu hỏi ở phần ôn tập.
 Ngày soạn: 09.05.2020 
Ngày dạy: 12.05.2020
Lớp 8A
 14.05.2020
Lớp 8B
 .05.2020
Lớp 8C
PHẦN III: KĨ THUẬT ĐIỆN
Tiết 31, bài 32. VAI TRÒ CỦA ĐIỆN NĂNG TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG
	I. MỤC TIÊU 
	1. Kiến thức
 	 Học sinh hiểu được quá trình sản xuất và truyền tải điện năng.
	 2. Kỹ năng 
 	 Biết được vai trò của điện năng trong đời sống và sản xuất.
	 3. Thái độ
 	 Say mê hứng thú ham thích môn học.
	 4. Năng lực cần đạt
	 Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.
	II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	1. Chuẩn bị của giáo viên 
	Giáo án, bảng phụ, tranh.
 2. Chuẩn bị của học sinh
 Sgk, vở ghi, dụng cụ học tập.
 III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
 	 1. Các hoạt động đầu giờ (3 Phút)
 * Kiểm tra bài cũ ( không kiểm tra)
 	 * Đặt vấn đề (3 phút)
 Như chúng ta đó biết điện năng đóng vai trò rất quan trọng. Nhờ có điện năng mà các thiết bị điện, điển tử dân dụng như tủ lạnh, máy giặt, các thiết bị nghe nhìn mới hoạt động.
 Nhờ có điện năng mới có thể nâng cao năng suất lao động cải thiện đời sống góp phần thức đẩy cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển.
 Vậy điện năng có phải là nguồn năng lượng thiết yếu đối với đời sống và sản xuất không? Muốn trả lời được câu hỏi này chúng ta vào bài hôm nay.
 2. Nội dung bài học 
Hoạt động 1: Hình thành khái niệm (25 phút) 
Mục tiêu: - Hiểu được khái niệm điện năng.
Nhiệm vụ: - Hoàn thành sơ đồ tóm tắt quy trình sản xuất điện năng dựa vào hình vẽ 32.1; 32.2 (SGK/113) . 
Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân, nhóm.
Sản phẩm: - Nêu được khái niệm điện năng, hoàn thành sơ đồ tóm tắt quy trình sản xuất điện năng .
Kiểm tra đánh giá: GV đánh giá hs, HS tự đánh kết quả hoạt động của HS.
Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
I. ĐIỆN NĂNG 
GV
?
HS
Giới thiệu điện năng:
Từ thế kỉ XVIII Nnguồn điện từ pin, ắc quy, máy phát điện và năng lượng của dòng điện được gọi là điện năng.
Vậy diện năng là gì? (hs Y)
Trả lời
 1. Điện năng là gì ?
Khái niệm: (SGK/112)
2. Sản xuất điện năng
GV
Đưa ra các dạng năng lượng nhiệt năng, thuỷ năng, năng lượng nguyên tử.
?
HS
Con người sử dụng các dạng năng lượng cho các hoạt động của mình như thế nào? Em hãy cho ví dụ? (hs Tb)
Trả lời
Tất cả các dạng năng lượng như nhiệt năng, thuỷ năng, năng lượng nguyên tử, năng lượng gió, ánh sáng mặt trời con người đó khai thác và biến nó thành điện năng.
GV
Điện năng góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác trong nền kinh tế.
?
HS
Quan sát hình 32.1 tóm tắt quy trình sản xuất điện năng ở nhà máy nhiệt điện và thuỷ điện ? (hs hđ nhóm 3’)
Thảo luận
Đại diện nhóm trả lời
Nhiệt năng của than (khí đốt) ® Đun nóng (hơi nước) ® làm quay tua bin ® điện năng.
GV
Ngoài các dạng trên còn có nhiều loại năng lượng có trong tự nhiên có thể biến đổi thành điện năng.
?
HS
Năng lượng đầu vào và đầu ra của trạm phát điện năng lượng mặt trời là gì? Trạm phát điện năng lượng gió là gì?(hs K)
Trả lời
- Đầu vào là ánh sáng mặt trời, gió đầu ra là điện.
GV
Đưa hình vẽ các loại đường dây truyền tải điện năng và giải thích về cấu tạo cơ bản của đường dây.
3. Truyền tải điện năng
GV
Giới thiệu một số địa điểm nhà máy điện và khu công nghiệp.
?
HS
Các nhà máy điện thường được xây dựng ở đâu?(hs Tb) 
Trả lời
?
HS
Điện năng được truyền tải từ nhà máy điện đến nơi sử dụng điện như thế nào? cấu tạo của đường dây truyền tải gồm các phần tử gì?(hs K)
Trả lời
Từ nhà máy điện đến các khu công nghiệp người ta dùng đường dây truyền tải điện cao áp.
Để đưa điện đến các khu dân cư, lớp học người ta dùng các đường dây truyền tải điện áp thấp.
Hoạt động 2: Vai trò của điện năng (15 phút) 
Mục tiêu: - Hiểu được vai trò của điện năng.
Nhiệm vụ: - Nêu được các lĩnh vực về vai trò của điện năng. 
Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân, nhóm.
Sản phẩm: - Trả lời được các ví dụ về sử dụng điện năng và vai trò của điện năng.
Kiểm tra đánh giá: - GV đánh giá hs, HS tự đánh kết quả hoạt động của HS.
Tiến trình hoạt động:
II. VAI TRÒ CỦA ĐIỆN NĂNG (15 phút)
?
HS
GV
Hãy nêu các ví dụ về sử dụng điện năng trong các lĩnh vực CN, NN, GTVT,Y tế, ? (hs hđ nhóm 3’)
Thảo luận
Đại diện nhóm trả lời
Gợi ý và yêu cầu học sinh cho các ví dụ về sử dụng điện năng trong các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, trong đời sống xã hội và gia đình.
- Cơ năng: Động cơ điện, quạt.
- Nhiệt năng: Bàn là, ấm điện, bóng điện, lò sưởi 
- Quang năng: Thiết bị chiếu sáng.
?
HS
Vậy điện năng có vai trò gì trong xản xuất và đời sống? (hs Tb)
Trả lời
- Điện năng là nguồn động lực, nguồn năng lượng cho các máy thiết bị trong sản xuất và trong đời sống xã hộị.
- Nhờ có điện năng quá trình sản xuất được tự động hoá và cuộc sống vốn người có đầy đủ tiện nghi, văn minh hiện đại hơn.
GV
Biện pháp GDBVMT 
 Điện năng được SX từ những nguồn năng lượng khác như nhiệt năng; thủy năng; năng lượng nguyên tử; năng lượng mặt trời... Những nguồn năng lượng trên không phải là vô tận, vì vậy cần sử dụng tiết kiệm điện là góp phần tiết kiệm tài nguyên TN , góp phần cân bằng sinh thái bảo vệ MT trong sạch.
 3. Hướng dẫn học sinh tự học (2 phút)
 - Ôn lại các kiến thức đã học.
 - Tìm hiểu thêm về các thiết bị an toàn điện.
 - Học bài theo sách giáo khoa kết hợp vở ghi.
 - Đọc trước bài an toàn điện.
Ngày soạn: 16.05.2020 
Ngày dạy: 19.05.2020
Lớp 8A
 21.05.2020
Lớp 8B
 .05.2020
Lớp 8C
 CHƯƠNG VI: AN TOÀN ĐIỆN
 Tiết 32: AN TOÀN ĐIỆN
	I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức 
	 Hiểu được nguyên nhân gây ra tai nạn điện, sự nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể con người.
2. Kĩ năng 
 Biết được một số biện pháp an toàn điện trong sản xuất và đời sống.
3. Thái độ 
 Có ý thức thực hiện an toàn điện trong sản xuất và đời sống.
 4. Năng lực cần đạt
	Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.
 II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1. Chuẩn bị của giáo viên 
Giáo án, SGK, SGV đồ dùng giảng dạy.
 2. Chuẩn bị của học sinh 
SGK, vở ghi. 
 III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
 	1. Các hoạt động đầu giờ (5 Phút)
a. Kiểm tra bài cũ (4phút)
*) Câu hỏi 
Nêu vai trò của điện năng?
 *) Đáp án, biểu điểm 
Nguồn động lực cho các máy (ví dụ động cơ điện ở nhà máy cơ khí, trạm bơm nông nghiệp, tàu hoà. Trong các đồ dùng điện quạt điện, máy bơm nước, máy giặt ) nguồn năng lượng cho các máy thiết bị.(10đ) 
Tạo điểu kiện phát triển tự động hoá và nâng cao đời sống con người.
 	*Khởi động (1phút)
 Từ xa xưa khi chưa có điện, con người đó bị chết do dòng điện sét. Ngày nay khi con người sản suất ra điện, dòng điện cũng có thể gây nguy hiểm cho con người. Vậy những nguyên nhân nào gây nên tai nạn điện và chúng ta phải làm gì để phòng tránh những tai nạn đó? Đó là nội dung của bài học hôm nay.
2. Dạy nội dung bài mới (38')
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: VÌ SAO XẢY RA TAI NẠN ĐIỆN (18phút)
Mục tiêu: - Hiểu được vì sao thường xảy ra tai nạn điện năng.
Nhiệm vụ: - Nêu được các ví dụ tai nạn điện năng. 
Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân, nhóm.
Sản phẩm: - Trả lời được các câu hỏi về tai nạn điện năng.
Kiểm tra đánh giá: - GV đánh giá hs, HS tự đánh kết quả hoạt động của HS.
Tiến trình hoạt động
I. VÌ SAO XẢY RA TAI NẠN ĐIỆN 
?
HS
Tại sao điện sảy ra do nhiều nguyên nhân?(hs K)
Trả lời
GV
Treo giới thiệu các tranh ảnh.
?
HS
Trong cuộc sống hàng ngày các em đó gặp những trường hợp tai nạn điện nào?(hs Y)
Trả lời.
?
HS
Qua nghiên cứu bài hãy cho biết nguyên nhân gay ra tai nạn điện?(hs G)
Trả lời
GV
Rút ra kết luận chung.
 - Do nhiều nguyên nhân gây ra tai nạn điện song có một số nguyên nhân chính.
Chạm vào vật mang điện.
 - Vi phạm khoảng cách lưới điện cao áp và trạm biến áp.
Đến gần dây điện đứt rơi xuống đất.
GV
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác nữa như không tuân thủ các nguyên tắc an toàn trong khi sửa chữa điện.
?
HS
Từ các nguyên nhân đó để đảm bảo an toàn điện ta phải tuân thủ theo các nguyên tắc nào?(hs Tb)
Trả lời
Hoạt động 1: MỘT SỐ BIỆN PHÁP AN TOÀN ĐIỆN (20 phút)
Mục tiêu: - Hiểu được các biện pháp điện năng.
Nhiệm vụ: - Nêu được các ví dụ về các biện pháp an toàn khi sử dụng điện năng. 
Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân, nhóm.
Sản phẩm: - Trả lời được các câu hỏi về tai nạn điện năng.
Kiểm tra đánh giá: - GV đánh giá hs, HS tự đánh kết quả hoạt động của HS.
 Tiến trình hoạt động
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP AN TOÀN ĐIỆN (18 phút)
GV
Cho học sinh thảo luận theo nhóm nhằm đưa ra các biện pháp an toàn khi sử dung điện.
HS
Thảo luận 3’ – báo cáo kq
- Thực hiện các nguyên tắc an toàn điện khi sử dụng điện.
GV
Rút ra kết luận.
- Thực hiện các nguyên tắc an toàn điện khi sửa chữa điện.
- Giữ khoảng cách an toàn với đường dây điện cao áp và trạm biến áp.
GV
Áp dụng kiến thức vừa học làm bài tập sau.
Biện pháp GDBVMT:
 Khi sử dụng điện cần phải an toàn và biết tiết kiệm điện năng để góp phần tiết kiệm tài nguyên TN , góp phần cân bằng sinh thái bảo vệ MT trong sạch. 
 3. Hướng dẫn học ở nhà (2phút)
 - Học bài theo sách giáo khoa và vở ghi.
 - Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
 - Với câu hỏi 1.
Cần quan sát và nghiên cứu kĩ các hình ảnh và phân tích hình ảnh đó.
Chuẩn bị đồ dùng tiết sau thực hành.
Ngày soạn: 23.05.2020 
Ngày dạy: 26.05.2020
Lớp 8A
 28.05.2020
Lớp 8B
 .05.2020
Lớp 8C
Tiết 33: ÔN TẬP CHƯƠNG V + VI
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức 
 	Hệ thống lại kiến thức đó học phần biến đổi chuyển động và an toàn điện.
2. Kĩ năng 
 	Học sinh ôn tập và trả lời câu hỏi thành thạo.
3. Thái độ 
 	Tích cực, chủ động và trung thực.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên 
Tài liệu và dung cụ giảng dạy.
2. Chuẩn bị của học sinh
Tài liệu và dung cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 
 1. Kiểm tra bài cũ ( không)	
 *Đặt vấn đề (1 Phút)
 Chúng ta đó học xong chương V và VI ở các bài trước, tiết học hôm nay ta cùng đi hệ thống lại kiến thức đó học phần biến đổi chuyển động và an toàn điện. Ta cùng vào bài hôm nay.
2. Dạy nội dung bài mới 
Hoạt động của GV và HS
 Nội dung ghi bảng
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
Chương V + VI đã học những phần kiến thức nào?(hs Y)
1 em thống kê lại
Tại sao cần truyền chuyển động?(hs K)
- Các bộ phận của máy đặt xa nhau, khi làm việc chúng thường được dẫn động từ một chuyển động ban đầu.
- Các bộ phận của máy thường có tốc độ quay không giống nhau.
Nêu các bộ truyền chuyển động? (hs Tb)
+Truyền động ma sát - truyền động đai
+Truyền động ăn khớp
Tại sao cần biến đổi chuyển động?(hs Tb)
Trong máy cần có cơ cấu biến đổi chuyển động để biến đổi một chuyển động ban đầu thành các dạng chuyển động khác cho các bộ phận công tác của máy nhằm thực hiện những nhiệm vụ nhất định.
Nêu một số cơ cấu biến đổi chuyển động?(hs Tb)
+ Cơ cấu tay quay - con trượt
+ Cơ cấu tay quay - thanh lắc
Điện năng là gì?(hs G) 
Nguồn điện từ pin, ắc quy, máy phát điện và năng lượng của dòng điện được gọi là điện năng.
Sản xuất điện năng như thế nào?(hs K)
Sản xuất ở các nhà máy: Nhiệt điện, thủy điện, nguyên tử...
Truyền tải điện năng như thế nào?(hs Tb)
Bằng dây tải điện
Vai trò của điện năng là gì?(hs Tb) 
Cơ năng: Động cơ điện, quạt.
Nhiệt năng: Bàn là, ấm điện, bóng điện, lò sưởi 
- Quang năng: Thiết bị chiếu sáng
Vì sao xảy ra tai nạn điện?(hs G)
Do nhiều nguyên nhân gây ra tai nạn điện song có một số nguyên nhân chính.
Chạm vào vật mang điện.
Vi phạm khoảng cách lưới điện cao áp và trạm biến áp.
 - Đến gần dây điện đứt rơi xuống đất.
Nêu một số biện pháp an toàn điện?(hs Tb)
- Thực hiện các nguyên tắc an toàn điện khi sử dụng điện.
- Thực hiện các nguyên tắc an toàn điện khi sửa chữa điện.
- Giữ khoảng cách an toàn với đường dây điện cao áp và trạm biến áp.
A. KIẾN THỨC ( 8 Phút)
+ Truyền động ma sát
+ Truyền động ăn khớp
+ Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến.
+ Biến chuyển động quay thành chuyển động con lắc.
+ Vai trò của điện năng trong sản xuất. 
+ An toàn điện.
B. TRẢ LỜI CÂU HỎI (30Phút)
1. Truyền chuyển động 
2. Biến đổi chuyển động 
3. Điện năng 
3. Củng cố, luyện tập (5 phút)
 	- Tổng kết đánh giá bài ôn tập.
 	- Nhận xét giờ ôn tập: Sự chuẩn bị, cách thực hiện, thái độ làm việc. 
4. Hướng dẫn về nhà (1 phút)
- Ôn tập lại kiến thức đã học trong học kì 2
	- Học bài và chuẩn bị kiểm tra 1 tiết .
Ngày soạn: 30.05.2020 
Ngày dạy: 02.06.2020
Lớp 8A
 04.06.2020
Lớp 8B
 03.06.2020
Lớp 8C
Tiết 34: KIỂM TRA 1 TIẾT
I.MỤC TIÊU 
 	1. Kiến thức 
	Kiểm tra kiến thức mà học sinh thu nhận được sau khi học xong chương V+VI.
 	2.Kĩ năng 
	HS làm được các dạng bài tập trong chương V+VI.
 	3.Thái độ 
Nghiêm túc, cẩn thận,chính xác và trung thực.
II. NỘI DUNG KIỂM TRA 
 1.Ma trận đề
 Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TN
TL
TL
TN
Thấp 
Cao 
 Điện năng
Nhận biết các tình huống xử lý đúng về điện.
Hiểu vai trò, lấy ví dụ điện năng trong thực tiễn.
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ% 
2
2
1
3
3
5
50%
Biến đổi chuyển động
Nhận biết được các yếu tố của cơ cấu BĐCĐ
Biết được nguyên lý làm việc BĐCĐ
Vận dụng giải bài tập
Vận dụng giải thíchcơ cấu BĐCĐ
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
4
1
1
2 
0,5
1
0,5
1
6
5
50%
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ % 
7
5 
50%
1
3 
30%
1
2 
20%
9
10
100%
 2. Nội dung đề 
Đề 1
Phần I: TRẮC NGHIỆM 	(3đ)
1. Chọn đáp án đúng trong các câu sau: 
 	Câu 1. Cấu tạo bộ truyền động đai gồm:
A. Bánh dẫn ; B. Bánh bị dẫn ; C. Dây đai ; D. Tất cả các ý trên.
Câu 2. Tỉ số truyền động đai là:
 A. ; B. ; C. ; D. .
Câu 3. Cấu tạo bộ truyền động xích gồm:
A. Đĩa dẫn ; B .Đĩa bị dẫn ; C. Xích ; D. Tất cả các ý trên.
Câu 4. Tí số truyền động ăn khớp là:
 A. ; B. ; C. ; D. .
	2. Chọn đúng (Đ), sai (S) vào các phương án sau:
Câu 5.Cơ cấu biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến là:
a) Cơ cấu bốn khâu bản lề; 
b) Cơ cấu tay quay - thanh lắc; 
c) Cơ cấu tay quay – thanh trượt; 
d) Tất cả các cơ cấu trên.
Câu 6. Bài tập tình huống : Một người bị dây điện trần của lưới điện 220V bị đứt đè lên người. Em phải xử lý như thế nào? Chọn cách xử lý nhanh nhất, an toàn nhất:
a) Lót tay bằng vải khô kéo nạn nhân ra khỏi dây điện ;
b) Đứng trên ván gỗ khô, dùng sào tre (gỗ) khô hất đây điện ra khỏi nạn nhân ;
c) Nắm tay nạn nhân kéo ra khỏi dây điện ;
d) Nắm tóc nạn nhân kéo ra khỏi dây điện.
Phần II: TỰ LUẬN (7đ) 
 Bài 1(2 điểm). Nêu nguyên lý làm việc của cơ cấu biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến (cơ cấu tay quay – con trượt) ?
 Bài 2(3 điểm). Trình bày vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống ? Lấy ví dụ ở gia đình và địa phương em ?
Bài 3(2 điểm). Đĩa xích của xe đạp có 50 răng ,đĩa líp có 20 răng .Tính tỉ số truyền i và cho biết chi tiết nào quay nhanh hơn ? 
Đề 2
Phần I: TRẮC NGHIỆM (3đ) 	
1. Chọn đáp án đúng trong các câu sau: 
Câu 1. Điện năng được sản xuất tại:
A. Nhà máy ; B. Nhà máy điện ; 
C. Nhà máy cơ khí điện ; D. Nhà máy thủy cơ điện.
Câu 2. Điện năng được truyền tải bằng:
A.Xe tải điện; B.Xe buýt điện ; 
C. Đường dây dẫn điện ; D. Công tơ điện.
Câu 3.Tai nạn điện do các nguyên nhân:
A. Chạm trực tiếp vào vật mang điện; 
B. Vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp;
C. Đến gần đường dây có điện bị đứt rơi xuống đất;
D. Tất cả các nguyên nhân trên.
Câu 4. Để đề phòng tai nạn điện ta phải:
A. Thực hiện các nguyên tắc an toàn điện khi sứ dụng điện;
B. Thực hiện các nguyên tắc an toàn điện khi sữa chữa điện;
C. Giữ khoảng cách an toàn với đường dây điện cao áp và trạm biến áp;
2. Chọn đúng (Đ), sai (S) vào các phương án sau:
Câu 5. Hãy điền những hành động đúng (Đ) hay sai (S) vào ô trống dưới đây:
a) Chơi đùa và trèo lên cột điện cao áp; 
b) Thả diều gần đường dây điện;
c) Không buộc trâu, bò,...vào cột điện cao áp;
d) Không xây nhà gần sát đường dây điện cao áp.
 Câu 6. Điền hành động đúng (Đ) ; sai (S) Vào ô vuông sau đây:
a) Cành cây tươi gần đường dây điện; 	
b) Trèo lên trụ điện;
c) Không tắm mưa dưới đường dây cao áp;
d) Tất cả ý trên là sai.	
 Phần II: TỰ LUẬN (7đ) 
 Bài 1(2 điểm). Nêu nguyên lý làm việc của chuyển động quay thành chuyển động lắc ?
 Bài 2(3 điểm). Truyền tải điện năng như thế nào? Liên hệ với địa phương mình ?
Bài 3(2 điểm). Tại sao trong máy và thiết bị cần phải truyền và biến đổi chuyển động?
Đề 3
Phần I: TRẮC NGHIỆM (3đ) 	
1. Chọn đáp án đúng trong các câu sau: 
Câu 1. Điện năng được sản xuất tại:
A. Nhà máy ; B. Nhà máy điện ; 
C. Nhà máy cơ khí điện ; D. Nhà máy thủy cơ điện.
Câu 2. Điện năng được truyền tải bằng:
A.Xe tải điện; B.Xe buýt điện ; 
C. Đường dây dẫn điện ; D. Công tơ điện.
Câu 3.Tai nạn điện do các nguyên nhân:
A. Chạm trực 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_8_hoc_ki_ii_nam_hoc_2019_2020.doc