Giáo án Đại số Lớp 8 - Chương 3: Phương trình bậc nhất một ẩn - Tiết 41: Mở đầu về phương trình - Năm học 2015-2016
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết được phương trình, hiểu được nghiệm của phương trình.
- Hiểu được khái niệm về hai phương trình tương đương.
2. Kĩ năng:
- HS TB, yếu: Lấy được ví dụ về 2 phương trình trương đương. Chỉ ra được 2 phương trình cho trước là tương đương trong trường hợp đơn giản.
- HS khá, giỏi: Có kĩ năng tìm nghiệm của phương trình.
3. Thái độ
- Tích cực học tập.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bảng phụ ghi nội dung các ? SGK trang 5 ; 6.
2. Học sinh: Ôn tập cách tính giá trị của biểu thức tại giá trị của biến.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Chương 3: Phương trình bậc nhất một ẩn - Tiết 41: Mở đầu về phương trình - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 3/1/2016 Ngày giảng: 4/1/2016 - 8A,8B Chương III: PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN Tiết 41: MỞ ĐẦU VỀ PHƯƠNG TRÌNH I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nhận biết được phương trình, hiểu được nghiệm của phương trình. - Hiểu được khái niệm về hai phương trình tương đương. 2. Kĩ năng: - HS TB, yếu: Lấy được ví dụ về 2 phương trình trương đương. Chỉ ra được 2 phương trình cho trước là tương đương trong trường hợp đơn giản. - HS khá, giỏi: Có kĩ năng tìm nghiệm của phương trình. 3. Thái độ - Tích cực học tập. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Bảng phụ ghi nội dung các ? SGK trang 5 ; 6. 2. Học sinh: Ôn tập cách tính giá trị của biểu thức tại giá trị của biến. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Không. 3. Bài mới HĐ của GV HĐ của HS Nội dung HĐ1: Phương trình một ẩn - GV giải thích về phương trình ? Vậy phương trình với ẩn x có dạng như thế nào? A(x) gọi là vế gì? B(x) gọi là vế gì của phương trình? - Cho HS nghiên cứu ví dụ 1 SGK. - Y/c HS làm ?1 - Treo bảng phụ ?2 ? Để tính được giá trị mỗi vế của phương trình thì ta làm như thế nào? ? Khi x = 6 thì VT như thế nào với VP? - Vậy x = 6 thỏa mãn p/ trình nên x = 6 gọi là gì của phương trình đã cho? - Treo bảng phụ ?3 ? Để biết x = -2 có thỏa mãn phương trình không thì ta làm như thế nào? ? Nếu kết quả của hai vế không bằng nhau thì x = -2 có thỏa mãn phương trình không? => GV đưa ra nội dung chú ý SGK trang 5, 6 ? Phương trình x – 1 = 0 có mấy nghiệm? Đó là nghiệm nào? ? Phương trình x2 = 1 có mấy nghiệm? Đó là nghiệm nào? ? P/trình x2 = -1 có nghiệm nào không? Vì sao? - Lắng nghe. - Một phương trình với ẩn x có dạng A(x) = B(x). A(x) gọi là vế trái của phương trình, B(x) gọi là vế phải của phương trình. - HS nghiên cứu VD - HS làm ?1 - Đọc yêu cầu bài toán ?2 - Ta thay x = 6 vào từng vế của phương trình rồi thực hiện phép tính. - Khi x = 6 thì VT = VP. - Vậy x = 6 thỏa mãn p/ trình nên x = 6 gọi là một nghiệm của p/trình đã cho. - Đọc yêu cầu ?3 - HS trả lời - Nếu kết quả của hai vế không bằng nhau thì x = -2 không thỏa mãn phương trình. - HS đọc chú ý SGK/5, 6 - Phương trình x – 1 = 0 có một nghiệm là x = 1 - Phương trình x2 = 1 có hai nghiệm là x = 1; x = -1 - Phương trình x2 = -1 không có nghiệm nào, vì không có giá trị nào của x làm cho VT bằng VP. 1. Phương trình một ẩn Một phương trình với ẩn x có dạng A(x) = B(x) A(x) - vế trái B(x) - vế phải Ví dụ 1: SGK trang 5 ?1 a) 5y + 18 = 15y + 1 b) -105u + 45 = 7 - u ?2 2x + 5 = 3(x -1 ) + 2 Khi x = 6 VT = 2.6 + 5 = 17 VP =3(6 - 1) + 2 = 17 Vậy x = 6 là nghiệm của phương trình. ?3 2(x+2) -7 = 3 - x a) x = -2 không thỏa mãn nghiệm của phương trình. b) x = 2 là một nghiệm của phương trình. * Chú ý: SGK trang 5, 6 Ví dụ 2: SGK trang 6 HĐ2: Giải phương trình - GV giải thích về tập nghiệm của phương trình và kí hiệu - Treo bảng phụ ?4 ? Hãy thảo luận nhóm để giải hoàn chỉnh bài toán. GV: Sửa bài từng nhóm. - HS lắng nghe - Đọc yêu cầu bài toán ?4 - Thảo luận và trình bày trên bảng - Lắng nghe, ghi bài. 2. Giải phương trình ?4a) Phương trình x = 2 có S = {2} b) Phương trình vô nghiệm có S = HĐ3: Phương trình tương đương - GV g/thích về hai p/trình tương đương. - Hai phương trình x + 1 = 0 và x = -1 có tương đương nhau không? Vì sao? - HS lắng nghe - Hai phương trình x + 1 = 0 và x = -1 tương đương nhau vì hai p/trình này có cùng một tập nghiệm. 3. Phương trình tương đương Để chỉ hai phương trình tương đương với nhau ta dùng kí hiệu “” Ví dụ: x + 1 = 0 x = -1 4. Củng cố - Làm bài tập 1a trang 6 SGK. 5. Dặn dò - Học bài theo nội dung ghi vở, xem lại các ví dụ trong bài học. - Vận dụng vào giải các bài tập 2, 4 trang 6, 7 SGK. - Xem trước bài 2: “Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải”
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dai_so_lop_8_chuong_3_phuong_trinh_bac_nhat_mot_an_t.doc