Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 20, Tiết 43: Mở đầu về phương trình - Lý Ngọc Hà

Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 20, Tiết 43: Mở đầu về phương trình - Lý Ngọc Hà

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức : HS hiểu khái niệm PT và các thuật ngữ như : VT , VP , tập nghiệm của PT .

2. Kỹ năng : biết cách sử dụng các thuật ngữ cần thiết để diễn đạt bài giải PT .

 - Hiểu khái niệm giải PT , bước đầu làm quen và biết cách sử dụng qui tắc chuyển vế và qui tắc nhân

 - Biết cách kiểm tra 1 giá trị của ẩn có phải là nghiệm của PT hay không .

 3. Thái độ : rèn tính cẩn thận , chính xác .

II. PHƯƠNG PHÁP : đàm thoại gợi mở , nêu và giải quyết vấn đề .

 

doc 3 trang Phương Dung 31/05/2022 2760
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 20, Tiết 43: Mở đầu về phương trình - Lý Ngọc Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 20 tiết 43
Ngày soạn : 10 / 12 / 2008
Ngày dạy : 6 / 1 / 2009
 Chương III : Phương Trình Bậc Nhất 
 §1 mở đầu về phương trình 
; 
I. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức : HS hiểu khái niệm PT và các thuật ngữ như : VT , VP , tập nghiệm của PT .
2. Kỹ năng : biết cách sử dụng các thuật ngữ cần thiết để diễn đạt bài giải PT .
 - Hiểu khái niệm giải PT , bước đầu làm quen và biết cách sử dụng qui tắc chuyển vế và qui tắc nhân 
 - Biết cách kiểm tra 1 giá trị của ẩn có phải là nghiệm của PT hay không .
 3. Thái độ : rèn tính cẩn thận , chính xác .
II. PHƯƠNG PHÁP : đàm thoại gợi mở , nêu và giải quyết vấn đề .
III. CHUẨN BỊ : 
1. Đối với GV : bảng phụ .
2. Đối với HS : xem trước bài mới .
IV. TIẾN TRÌNH : 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
Hoạt động 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ (3 phút)
- Yêu cầu HS đọc đề bài toán SGK-P.4 .
- Giới thiệu nội dung chương .
- Đọc đề bài toán .
- Nghe GV trình bày .
Hoạt động 2 : PHƯƠNG TRÌNH 1 ẨN (15 phút)
1. Phương trình 1 ẩn :
 Tìm x biết : 2x + 5 = 3(x – 1) + 2
Ta gọi hệ thức 2x + 5 = 3(x – 1) + 2 là một PT với ẩn số x (ẩn x ) .
Một phương trình ẩn x có dạng A(x) = B(x) , trong đó VT A(x) và VP B(x) là 2 biểu thức của cùng 1 biến x .
 VD1 : 
 a) 2x + 1 = x là PT với ẩn x 
 b) 2y – 5 = 3(y – 1) = 10 là PT với ẩn y 
2.1 Giới thiệu cho HS hệ thức trên là 1 PT với ẩn số x .
- Một PT gồm 2 vế : VT và VP .
- Hãy cho biết VT của PT đã cho là gì ?
- Tương tự VP = ?
- Nếu thay VT = A(x) ; VP = B(x) ta có được PT 1 ẩn có dạng như thế nào ?
2.2 Cho HS làm . Chỉ ra VT và VP của mỗi PT .
- Nghe GV trình bày .
VT = 2x + 5 
VP = 3(x – 1) + 2
- PT 1 ẩn có dạng : A(x) = B(x) 
- Nêu VD .
* Chú ý : (SGK)
2.3 Cho HS làm .
- Gọi 2 HS lên bảng , mỗi em tính giá trị 1 vế .
- Hãy nêu nhận xét về giá trị 2 vế của PT .
- Ta thấy x = 6 hai vế của PT nhận cùng 1 giá trị . Ta nói x = 6 là nghệm của PT .
2.4 Cho HS hoạt động nhóm
 (1 bàn) làm 
- Cho lớp nhận xét .
- Gọi HS đọc chú ý SGK .
- HS lên bảng tính :
 VT = 2x + 5 = 2.6 + 5 = 17
 VP = 3(6 – 1) + 2 = 17
- Nhận xét .
- Làm việc theo nhóm và trả lời :
x = – 2 không thỏa mãn PT 
x = 2 thỏa mãn PT
- Nhận xét .
Hoạt động 3 : GIẢI PHƯƠNG TRÌNH (10 phút)
2. Giải phương trình :
Tập hợp tất cả các nghiệm của 1 PT được gọi là tập nghiệm của PT đó . Kí hiệu : S
VD : 
a) PT x = 2 có tập nghiệm là S=
b) PT vô nghiệm có tập nghiệm là 
 S = Ỉ
- Giải PT là tìm tất cả các nghiệm cuả PT đó .
3.1 Ở và ta đã làm công việc giải PT . Vậy giải PT là gì ?
- Giới thiệu cho HS tập nghiệm của PT .
3.2 Cho HS làm 
3.3 Treo bảng phụ : cách viết sau đây đúng hay sai ? Giải thích .
a) PT x2 = 1 có tập nghiệm là 
 S = {1} 
b) PT x + 2 = 2 + x có tập nghiệm là S = 
- Giải PT là tìm nghiệm của PT .
- Trả lời :
a) PT x = 2 có tập nghiệm là S=
b) PT vô nghiệm có tập nghiệm là 
 S = Ỉ
a) Sai ; S = 
b) Đúng . Vì PT thỏa mãn với mọi
 x Ỵ 
Hoạt động 4 : PHƯƠNG TRÌNH TƯƠNG ĐƯƠNG (5 phút)
3. Phương trình tương đương :
Hai PT có cùng một tập nghiệm được gọi là hai PT tương đương .
 Kí hiệu : Û
4.1 Tìm tập nghiệm của mỗi PT sau và nêu nhận xét .
PT x = – 1 có S = ?
PT x + 1 = 0 có S = ? 
- Hai PT trên được gọi là 2 PT tương đương .
- PT x – 2 = 0 và x = 2 có tương đương không ? Vì sao ? 
- PT x2 = 1 và x = 1 có tương đương không ? Vì sao ?
- Trả lời và nêu nhận xét .
- Trả lời miệng .
- Trả lời miệng .
Hoạt động 5 : CỦNG CỐ (11 phút)
1. Số nghiệm của PT 
 3x + 5 = 3x + 5 là :
 A. Một nghiệm B. Hai nghiệm 
 C. Vô nghiệm D. Vô số nghiệm
2. Trong các PT sau , PT nào tương đương với PT 2x – 4 ?
 A. x2 – 4 B. x2 – 2x 
 C. 2(x – 2) D. 6x + 4 
BT 1 SGK-P.6
 Với mỗi PT sau , hãy xét xem 
 x = –1 có là nghiệm của nó không 
 a) 4x – 1 = 3x – 2 
 b) x + 1 = 2(x – 3)
 c) 2(x + 1) + 3 = 2 – x 
5.1 Treo bảng phụ BT trắc nghiệm .
- Cho HS suy nghĩ vài phút , yêu cầu HS nêu kết quả .
5.2 Bảng phụ BT, yêu cầu HS hoạt động nhóm .
- Cho nhận xét chéo .
- Chốt lại cách tìm nghiệm của một PT .
- Suy nghĩ , nêu kết quả .
- Làm việc theo nhóm , treo bảng nhóm .
x = – 1 là nghiệm .
x = – 1 không là nghiệm .
x = – 1 là nghiệm .
- Nhận xét chéo .
Hoạt động 6 : DẶN DÒ (1 phút)
Học và nắm vững khái niệm PT một ẩn , tập nghiệm của PT , PT tương đương .
Làm các BT 2 , 3 , 4 , 5 SGK-P.7
Ôn lại qui tắc chuyển vế , dạng BT tìm x .
Xem trước bài “ PT bậc nhất 1 ẩn và cách giải “

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_8_tuan_120_tiet_43_mo_dau_ve_phuong_trinh.doc