Hoạt động trải nghiệm sáng tạo - Bài 8: Ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng - Trường Trung học Cơ sở Nguyễn Bá Ngọc

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo - Bài 8: Ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng - Trường Trung học Cơ sở Nguyễn Bá Ngọc

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

 Ứng dụng được các trường hợp đồng dạng của tam giác, tam giác vuông vào cuộc sống. HS biết sử dụng các thiết bị dạy học như Giác kế, thức chữ T; thước đo độ dài, máy tính cầm tay, vào đo Chiều cao của một vật; đo khoảng cách giữa hai điểm trong đó có một điểm không thể tới được.

 2. Kỹ năng

 - Học sinh có kĩ năng ứng dụng toán học vào cuộc sống thực tế.

 - Có kĩ năng sử dụng thiết bị: Giác kế, thước chữ T, để đo đạc.

 - Tổ chức hoạt động theo nhóm.

 - Kĩ năng lập báo cáo; tạo lập hồ sơ minh chứng cho công việc làm của nhóm và tham gia phản biện.

 3. Thái độ

 - Yêu thích bộ môn hình học lớp 8. Thấy được toán học xuất phát từ thực tiễn cuộc sống và toán học trở lại phục vụ cho cuộc sống.

 - Đoàn kết tập thể; yêu thương, giúp đỡ bạn bè; hỗ trợ lẫn nhau trong học tập. Tích cực trong học tập và sáng tạo trong thực tiễn cuộc sống

 4. Định hướng phát triển năng lực

 - Năng lực tư duy và lập luận toán học

 - Năng lực mô hình hóa toán học

 - Năng lực giải quyết vấn đề toán học

 - Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học

 - Năng lực giao tiếp

 

doc 9 trang thucuc 13542
Bạn đang xem tài liệu "Hoạt động trải nghiệm sáng tạo - Bài 8: Ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng - Trường Trung học Cơ sở Nguyễn Bá Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG G D & ĐT - TX MƯỜNG LAY
TRƯỜNG THCS NGUYỄN BÁ NGỌC
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
Bài 8: Ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng
	I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức 
	Ứng dụng được các trường hợp đồng dạng của tam giác, tam giác vuông vào cuộc sống. HS biết sử dụng các thiết bị dạy học như Giác kế, thức chữ T; thước đo độ dài, máy tính cầm tay, vào đo Chiều cao của một vật; đo khoảng cách giữa hai điểm trong đó có một điểm không thể tới được.
	2. Kỹ năng
	- Học sinh có kĩ năng ứng dụng toán học vào cuộc sống thực tế.
	- Có kĩ năng sử dụng thiết bị: Giác kế, thước chữ T, để đo đạc.
 	- Tổ chức hoạt động theo nhóm.
	- Kĩ năng lập báo cáo; tạo lập hồ sơ minh chứng cho công việc làm của nhóm và tham gia phản biện.
	3. Thái độ
	- Yêu thích bộ môn hình học lớp 8. Thấy được toán học xuất phát từ thực tiễn cuộc sống và toán học trở lại phục vụ cho cuộc sống.
	- Đoàn kết tập thể; yêu thương, giúp đỡ bạn bè; hỗ trợ lẫn nhau trong học tập. Tích cực trong học tập và sáng tạo trong thực tiễn cuộc sống
	4. Định hướng phát triển năng lực
 	- Năng lực tư duy và lập luận toán học 
	- Năng lực mô hình hóa toán học
	- Năng lực giải quyết vấn đề toán học
 	- Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học
 	- Năng lực giao tiếp
	II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	1. Giáo viên
	 - Chọn chủ đề trải nghiệm sáng tạo.
 - Lập kế hoạch; xác định đối tượng đo đạc; phân chia nhóm và hướng dẫn học sinh chuẩn bị thực hiện đề tài đã định.
	- Báo cáo TCM và BGH nhà trường theo dõi thực hiện.
	- Tổ chức sắp xép thời gian để HS tiến hành đo đạc, báo cáo
	2. Học sinh:
	 - Tiếp nhận nhiệm vụ, thông tin từ GV hướng dẫn. 
 	- Họp nhóm và phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.
 	- Tiến hành tìm kiếm thông tin.
 	- Tiến hành thực tế quan sát đối tượng cần giải quyết và vẽ mô hình vật cần đo đạc.
	 - Lập kế hoạch đến thư viện tìm kiếm tài liệu, vào truy cập mạng tìm kiếm thông tin.
	 - Đến phòng thiết bị để lựa chọn và mượn thiết bị cần thiết.
 	- Tập hợp các thông tin và lập báo cáo; tự đánh giá theo mẫu Gv cung cấp. 
	III. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
	- Dạy học giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác
	- Quan sát, đàm thoại; quan sát; thực hành đo đạc; viết báo cáo và trình bày báo cáo;
	IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
Thời gian
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
 Tiết 1
(13/3/2021)
Hoạt động 1: 
- GV xây dựng và đưa ra thông tin cho HS quan sát.
- GV đặt vấn đề và yêu cầu cần giải quyết. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn của GV để HS tiến hành các hoạt động theo nhóm 
Hoạt động 3: 
Các nhóm trao đổi, thảo luận về nhiệm vụ được GV đưa ra và họp nhóm để vạch phương án thực hiện. 
Hoạt động 4:
Thực địa và vẽ hình ảnh hiện trạng vật cần đo chiều cao; đo khoảng cách 
- HS quan sát và tiếp nhận được nhiệm vụ cần thực hiện.
- Nghe GV hướng dẫn và định hình được phương án giải quyết.
- Họp nhóm để thảo luận về nhiệm vụ đặt ra cho nhóm
- Cử Trưởng nhóm, thư kí nhóm nghiêm cứu tư liệu 
- GV cung cấp và tiến hành phân công được nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Xác định thời gian tiến hành các nhiệm vụ của nhóm. 
- Cả nhóm đến thực địa tìm hiểu chiều cao cây phượng và chiều dài của sân trường vẽ hình ảnh cây phượng, sân trường cùng phác thảo cách đo đạc.
Làm việc theo nhóm ở nhà
(28/3/2018)
- Tìm kiếm thông tin; gặp gỡ CB thư viện, thiết bị để mượn tài liệu, thiết bị cần dùng theo sự phân công của nhóm và ghi chép lại các thông tin liên quan cần dùng để giải quyết vấn đề.
- Đến thư viện, lên mạng Internet, phòng thiết bị để mượn tài liệu; thiết bị, tìm kiếm thông tin liên quan trên mạng và ghi chép vào sổ.
Tiết 2
(16/3/2021)
 Hoạt động 1: 
Tiến hành đo đạc và tính toán theo phương án, mô hình đã vạch ra
 Hoạt động 2: 
Tiến hành viết báo cáo, họp nhóm để thảo luận, thống nhất về báo cáo và dự kiến tham gia phản biện bảo vệ báo cáo của nhóm tại lớp.
Hoạt động 3: Các nhóm lần lượt trình bày báo cáo kết quả thực hành đo đạc
Hoạt động 4: Phần tham gia phản biện và trả lời các câu hỏi của GV, bạn đưa ra
Hoạt động 5: Đánh giá của Gv về kết quả thực hiện 
- Tiến hành đo đạc, thống nhất kết quả đo đạc và tính toán, ghi chép trình bày vào sổ hoặc trên giấy A4 làm tư liệu viết báo cáo.
- Nhóm trưởng cùng thư kí nhóm tiến hành viết báo cáo 
- Các nhóm lần lượt trình bày báo cáo của nhóm.
- HS nghe các nhóm báo cáo trình diễn trên máy cùng các thông tin minh chứng.
- HS tham gia phản biện bảo vệ báo cáo của nhóm và chất vấn bằng câu hỏi với nhóm khác.
- Nghe GV hướng dẫn đánh giá kết quả HĐ chủ đề trên.
	TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
	1. Tìm kiếm thông tin.
	Thông tin từ sách giáo khoa: Mỗi thành viên của từng nhóm tìm kiếm thông tin liên quan đến việc Đo chiều cao của một vật; đo khoảng cách giữa hai địa điểm trên mặt đất mà trong đó có một điểm không thể đến trực tiếp được từ SGK hình học lớp 8 tập II; từ các tài liệu khác hoặc từ tìm kiếm thông tin trên mạng Internet, .
	GV yêu cầu học sinh đọc lại các bài trong chương III ( Tam giác đồng dạng); chú ý bài 7 và bài 9 ( Trường hợp đồng dang thứ ba ( g.g) và các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông) và điền thông tin vào phiếu thu thập thông tin.
	2. Xử lí thông tin 
	Học sinh: Thống nhất các thông tin tìm kiếm được về quy trình tiến hành đo chiều cao của một vật; đo khoảng cách giữa hai địa điểm trên mặt đất mà trong đó có một điểm không thể đến trực tiếp được.
	Giáo viên: Quan sát hướng dẫn các nhóm
	Dựng hình vẽ cách đo chiều cao của vật thông qua sử dụng kiến thức của tam giác đồng dạng và các thiết bị, dụng cụ cần có để đo đạc chiều các của vật, khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất theo yêu cầu GV đã đề ra.
	3) Thống nhất ý tưởng và chuẩn bị vật liệu.
	* HS: Vẽ phác họa trên giấy A4 hình dạng: cây phượng, khoảng cách chiều dài của sân trường
	- Ước lượng khoảng cách: chiều dài của sân trường; ước lượng chiều cao của cây bàng để ước tính đến việc sử dụng những thiết bị, dụng cụ cần dùng để đo đạc.
	- Chuẩn bị các thiết bị, vật liệu để đo đạc; các điều kiện để phục vụ việc tiến hành đo đạc.
	* GV: - Yêu cầu các nhóm HS khảo sát thực tế các vật cần đo chiều cao; khoảng cách giữa hai địa điểm cần đo; Vẽ phác họa trên giấy A4 các nội dung cần tiến hành đo đạc.
	- Giành thời gian để tất cả HS tham gia thảo luận cách huy động cơ sở vật chất; thiết bị đo đạc và cách tiến hành đo đạc; thảo luận cử nhóm trưởng; thư kí nhóm và phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. Thảo luận và làm rõ vì sao phải dùng các thiết bị đó và sử dụng như thế nào; cách tiến hành như thế nào, 
	- Theo dõi Hs phân công; giao nhiệm vụ cho từng thành viên và kịp thời nhắc nhở các em sao cho thành viên nào cũng có trách nhiệm tham gia và công việc phù hợp cho từng thành viên trong nhóm.
4) Tiến hành đo đạc:
	* HS: Theo từng nhóm, chọn vị trí thích hợp và theo bố trí sắp xếp của nhóm trưởng để tiến hành đo đạc chiều cao của cây phượng theo yêu cầu của GV.
	- HS thống nhất số liệu đo đạc và ghi các kích thước vào hình minh họa về đo chiều cao của cây phượng và đo khoảng cách giữa hai điểm đã xác định ( Chiều dài của sân trường)
	* GV: - yêu cầu HS chủ động theo nhóm và dưới sự điều khiển của nhóm trưởng, của thư kí nhóm tiến hành đo đạc lần lượt các nội dung theo yêu cầu đặt ra ban đầu theo thời điểm mà nhóm chọn thích hợp.
	- Yêu cầu học sinh đưa ra phương án thực hiện bao gồm cả thời gian, địa điểm chọn thực hành đo cho GV và tiến hành đo; thống nhất trong nhóm về cách đo đạc và các số liệu đo được và ghi vào sơ đồ ( Mô hình) đã vẽ phác họa cách đo của nhóm.
5) Báo cáo sản phẩm
	* HS: HS hoàn thành báo cáo, cáo về mô hình đo đạc và cách đo của nhóm; các kích thước đo được và cách tính toán trên giấy ( A0)
	*GV: Yêu cầu trong bản báo cáo phải có hình vẽ phác họa cây phượng; chiều dài sân trường, cùng các kích thước đo được.
- Báo cáo kết quả đo đạc được.
- Báo cáo các dụng cụ, các vật liệu dùng để phục vụ đo đác.
	- Báo cáo cách thức tiến hành đo đạc và kết hợp báo cáo trên mô hình tiến hành đo.
	- Báo cáo cách vận dụng kiến thức đã học, đã biết; sáng tạo trong quá trình đo đạc.
	- Báo cáo kích thức về chiều cao cột Ăng ten đo được và khoảng cách đo được.
	+ Giành thời gian cho các nhóm tự đánh giá tự đánh giá; tự bảo vệ quy trình và kết quả đo đạc của nhóm mình đồng thời tham gia phản biện, tranh luận với các nhóm khác. Chấp nhận sự sai khác giữa các nhóm miễn là học sinh làm thực, đo thực và biết áp dụng kiến thức và cách đo; giải thích tại sao nhóm mình lại đo được kết quả như vậy. (Nhắc HS các nhóm có thái độ phản biện tích cực).
.
6) Đánh giá sản phẩm và hoạt động:
a) Tiêu chí đánh giá.
	- Về sản phẩm: Có mô hình mô tả đối tượng cần đo đạc minh họa đẹp, rõ ràng; dễ quan sát.
	- Có bảng báo cáo cách thức tiến hành đo đạc; các dụng cụ, dùng để đo đạc; các kiến thức vận dụng sáng tạo vào đo đạc.
- Có báo cáo về quy trình đo đạc và tính toán đúng đắn.
- Có thuyết trình cách đo hợp lí.
 	b) Về hoạt động: 
 	- Có sự phân chia hợp lí nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm.
 	- Các thành viên trong nhóm đã tích cực chuẩn bị về tìm kiếm thông tin; tìm kiếm các dụng cụ, vật liệu cần huy động ra phục vụ cho công việc đo đạc.
 	- Tích cực thảo luận để thống nhất về thờ gian tiến hành; các bước tiến hành; phương án thích hợ để đo đạc.
	- Các thành viên tham gia khảo sát thực tế về vật cần đo; khoảng cách cần đo và tham gia vẽ phác thảo các đồ vật đó; thảo luận cách tiến hành đo đạc.
 	- Các thành viên tham gia tích cực các công việc được nhóm giao với trách nhiệm cao và kết quả cao; tham gia thống nhất kết quả và sẵn sàng tham gia phản biện ; bảo vệ kết quả của nhóm.
	* GV: GV tổ chức cho học sinh tự đánh giá trong nhóm, đánh giá giữa các nhóm, sau đó đưa ra đánh giá chung. GV nhận định và cho học sinh tham gia nhận định xem nhóm nào đạt, nhóm nào không đạt. Phân tích làm rõ nguyên nhân tại sao đạt và tại sao không đạt.
	- Trong quá trình tổ chức hoạt động đánh giá, GV chú ý các đánh giá về:
 + Đánh giá về kiến thức: Nên hỏi học sinh về các trường hợp đồng dạng của tam giác; tam giác vuông và kiến thức HS cần sử dụng vào đo đạc.
 + Đánh giá về khả năng ứng dụng các trường hợp đồng dạng của tam giác một cách phù hợp vào việc đo đạc gián tiếp vật và khoảng cách giữa hai địa điểm trong đó có một địa điểm không tới trực tiếp được.
 + Đánh giá về kĩ năng sử dụng thiết bị đo đạc; khả năng vận dụng tính toán chính xác.
 + Đánh giá về kĩ năng thực hành đo đạc và tính toán.
 + Kĩ lăng lập luận, đưa ra ý tưởng và cách thức tiến hành đo đạc
 + Kĩ năng trình bày, thuyết trình và phản biện khi báo cáo và bảo vệ kết quả của nhóm.
CÁC PHIẾU ĐÁNH GIÁ
PHIẾU 1: PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NHÓM HỌC SINH
Họ tên người đánh giá: .
Nhóm:........................................................................................... Lớp:.............
Tên HĐ trải nghiệm: Ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng
Mục đánh giá
Tiêu chí
Kết quả
Chi tiết
Điểm tối đa
1. Quá trình hoạt động của nhóm 
(Điểm tối đa 18)
1. Sự tham gia của các thành viên
3
2. Sự lắng nghe của các thành viên
3
3. Sự phản hồi của các thành viên
3
4. Sự hợp tác của các thành viên
3
5. Sự sắp xếp thời gian
3
6. Giải quyết xung đột trong nhóm
3
2. Quá trình thực hiện dự án nhóm 
(Điểm tối đa 18)
7. Chiến thuật thu thập thông tin
3
8. Tập trung vào nguồn thông tin chính
3
9. Lựa chọn, tổ chức thông tin
3
10. Liên kết thông tin
3
11. Cơ sở dữ liệu
3
12. Kết luận
3
3. Đánh giá bài tự giới thiệu về nhóm
 (Điểm tối đa 9)
13. Ý tưởng
3
14. Nội dung
3
15. Thể hiện
3
4. Đánh giá về sản phẩm (Điểm tối đa 48)
16. Nội dung
10
17. Hình thức
8
18. Thuyết trình
10
19. Kỹ thuật
10
20. Tính sáng tạo của sản phẩm
10
5. Sổ theo dõi dự án của nhóm 
(Điểm tối đa 7)
21. Nội dung
3
22. Hình thức
1
23. Tổ chức dữ liệu
3
TỔNG ĐIỂM
100
PHIẾU SỐ 2: PHIẾU ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN TRONG NHÓM
TÊN NHÓM:........................................................................................................
LỚP:.................................... TRƯỜNG:..........................................................................................
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: 
Điểm đánh giá:
3: Tốt hơn các thành viên trong nhóm
2: Trung bình
1: Không tốt bằng các thành viên trong nhóm
0: Không giúp gì cho nhóm
STT
Họ và tên HS
Nhiệt tình trách nhiệm
Tinh thần hợp tác, tôn trọng, lắng nghe
Tham gia tổ chức, quản lý nhóm
Đưa ra ý kiến co giá trị
Đóng góp trong việc hoàn thành sản phẩm
Hiệu quả công việc
Tổng điểm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÁO CÁO
(Các nhóm dùng phiếu này để đánh giá lẫn nhau khi thực hiện báo cáo)
Chủ đề: Ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng vào đo chiều cao của vật và đo khoảng cách giữa hai điểm trong đó có một điểm không thể tới được.
Thời gian thực hiện: 
Nhóm đánh giá: .
Căn cứ vào thực tế báo cáo của nhóm bạn, dựa vào bảng tiêu chí báo cáo, nhóm thống nhất và khoanh tròn vào điểm tương ứng với mức độ muốn đánh giá.
Nhóm trình bày
Cấu trúc bài báo cáo/ trình bày
Trình bày/báo cáo
Thảo luận/trả lời các câu hỏi
Tổng điểm
 3 2 1 0
 3 2 1 0
 3 2 1 0
 3 2 1 0
 3 2 1 0
 3 2 1 0
 3 2 1 0
 3 2 1 0
 3 2 1 0
 3 2 1 0
 3 2 1 0
 3 2 1 0
 3 2 1 0
 3 2 1 0
 3 2 1 0
 3 2 1 0
 3 2 1 0
 3 2 1 0
 3 2 1 0
 3 2 1 0
 3 2 1 0
 3 2 1 0
 3 2 1 0
 3 2 1 0
 3 2 1 0
 3 2 1 0
 3 2 1 0
 3 2 1 0
 3 2 1 0
 3 2 1 0

Tài liệu đính kèm:

  • dochoat_dong_trai_nghiem_sang_tao_bai_8_ung_dung_thuc_te_cua_ta.doc