Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 22, Tiết 48: Phương trình tích - Lý Ngọc Hà

Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 22, Tiết 48: Phương trình tích - Lý Ngọc Hà

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức : nắm vững khái niệm và phương pháp giải phương trình tích (có 2 hay 3 nhân tử bậc nhất).

 Ôn tập các pương pháp phân tích đa thức thành nhân tử .

2. Kỹ năng : vận dụng và rèn luyện giải phương trình tích .

 3. Thái độ : rèn tính cẩn thận , chính xác .

II. PHƯƠNG PHÁP : đàm thoại gợi mở , nêu và giải quyết vấn đề .

III. CHUẨN BỊ :

1. Đối với GV : bảng phụ .

2. Đối với HS : Ôn tập các pương pháp phân tích đa thức thành nhân tử . Xem trước bài mới .

 

doc 4 trang Phương Dung 31/05/2022 2430
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 22, Tiết 48: Phương trình tích - Lý Ngọc Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 §4 phương trình TÍCH 
Tuần : 22 tiết 48
Ngày soạn : 15 / 1 / 2008
Ngày dạy : 4 / 2 / 2009
I. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức : nắm vững khái niệm và phương pháp giải phương trình tích (có 2 hay 3 nhân tử bậc nhất).
 Ôn tập các pương pháp phân tích đa thức thành nhân tử .
2. Kỹ năng : vận dụng và rèn luyện giải phương trình tích .
 3. Thái độ : rèn tính cẩn thận , chính xác .
II. PHƯƠNG PHÁP : đàm thoại gợi mở , nêu và giải quyết vấn đề .
III. CHUẨN BỊ : 
1. Đối với GV : bảng phụ .
2. Đối với HS : Ôn tập các pương pháp phân tích đa thức thành nhân tử . Xem trước bài mới .
IV. TIẾN TRÌNH :
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
Hoạt động 1 : KIỂM TRA (5 phút)
 Phân tích các đa thức sau thành nhân tử :
 a) x2 + 5x 
 b) (x2 – 1) + (x +1)(x – 2)
1.1 Treo bảng phụ BT .
- Gọi một HS lên bảng giải , cả lớp cùng làm và chú ý theo dõi .
- Cho lớp nhận xét .
1.2 Nhận xét và cho điểm .
- HS giải bảng .
 a) x2 + 5x = x(x + 5)
 b) (x2 – 1) + (x +1)(x – 2)
 = (x + 1)(x – 1) + (x +1)(x – 2)
 = (x + 1)[(x – 1) + (x – 2)]
 = (x + 1)(2x – 3)
- Nhận xét .
Hoạt động 2 : PHƯƠNG TRÌNH TÍCH VÀ CÁCH GIẢI (15 phút)
1. Phương trình tích và cách giải :
 VD : giải PT 
 (2x – 3).(x + 1) = 0
 Û Û 
 Tập nghiệm của PT là : 
 S = 
2.1 Cho HS làm 
- Với a ; b là 2 số bất kỳ thì a.b = 0 khi nào ?
- Tương tự (2x – 3).(x + 1) = 0 khi nào ?
- PT đã cho có mấy nghiệm .
- Giới thiệu PT tích .
- Trả lời miệng .
a.b = 0 
 (2x – 3).(x + 1) = 0 
 Û Û 
- Có 2 nghiệm . Tập nghiệm của PT là : S = 
* Tổng quát :
 A(x).B(x) = 0 Û 
2.2 Qua VD trên hãy cho biết PT :
 A(x).B(x) = 0 khi nào ? 
- Vậy muốn giải PT: A(x).B(x) = 0
ta giải 2 PT A(x) = 0 và B(x) = 0 rồi lấy tất cả các nghiệm của chúng 
 A(x).B(x) = 0 Û 
Hoạt động 3 : ÁP DỤNG (12 phút)
2. Aùp dụng :
 VD : Giải PT 
 (x + 1)(x + 4) = (2 – x)(2 + x)
Û (x + 1)(x + 4) – (2 – x)(2 + x) = 0
Û x2 + 4x + x + 4 – 4 + x2 = 0
Û 2x2 + 5x = 0 
Û x(2x + 5) = 0
ÛÛ
 Vậy tập nghiệm của PT là : 
 S = 
 * Nhận xét : 
- Bước 1 : đưa PT đã cho về dạng PT tích .
- Bước 2 : giải PT tích rồi kết luận .
3.1 Làm thế nào để đưa PT trên về dạng PT tích ?
* Hướng dẫn : HS phân tích thành nhân tử rồi đưa về dạng PT tích .
- Gọi một HS lên bảng thực hiện , cả lớp làm vào tập .
- Cho lớp nhận xét .
* Chốt lại cáh thực hiện .
- Cho HS đọc nhận xét SGK .
3.2 Cho HS hoạt động nhóm làm 
- Hãy phát hiện HĐT trong PT rồi phân tích vế trái thành nhân tử .
- Cho lớp nhận xét .
3.3 Cho HS làm 
- Nếu VT của PT là tổng của nhiều hơn 2 nhân tử ta cũng giải tương tự 
- Gọi một HS lên bảng giải , cả lớp cùng làm vào tập .
- Trả lời miệng .
- Làm theo hướng dẫn của GV .
- HS lên bảng giải .
- Nhận xét .
- Đọc nhận xét .
- Thảo luận nhóm , treo bảng nhóm
 (x – 1)(x2 + 3x – 2) – (x3 – 1) = 0 
Û (x – 1)(x2 + 3x – 2) – (x – 1)(x2 + x + 1) = 0 
Û (x –1)( x2 + 3x –2– x2 – x –1) = 0
Û (x – 1)(2x – 3)
ÛÛ 
 Vậy tập nghiệm của PT là :
 S = {1 ; 1,5}
- Nhận xét chéo .
- HS giải :
 (x3 + x2) + (x2 + x) = 0 
Û x2(x + 1) + x(x + 1) = 0
Û (x + 1).(x2 + x) = 0
Û (x + 1)2.x = 0 
Û 
 Vậy S = {0 ; – 1}
Hoạt động 4 : CỦNG CỐ (12 phút)
1. Giải PT (3x – 9)(2x + 4) = 0 ta được tập nghiệm là : 
 A. S = {3 ; – 2}
 B. S = {– 3 ; 2}
 C. S = {3 ; 2}
 D. S = {– 3 ; – 2}
2. Tích các nghiệm của PT 
 (4x – 10)(24 + 5x) = 0 là :
 A. 6 B. – 12 
 C. 12 C. – 6 
BT 21a SGK-P.17
 (3x – 2)(4x + 5) = 0 
 Û Û 
 Vậy tập nghiệm của PT là : 
 S = 
BT 22a SGK-P.17
 2x(x – 3) + 5(x – 3) = 0
 Û (x – 3)(2x + 5) = 0 
 Û Û 
 Vậy tập nghiệm của PT là : 
 S = {3 ; – 2,5}
4.1 Treo bảng phụ BT trắc nghiệm .
- Cho HS suy nghĩ sau vài phút , yêu cầu HS nêu kết quả .
4.2 Gọi hai HS lên bảng giải , cả lớp cùng làm vào tập .
- Quan sát , hướng dẫn các HS yếu 
- Quan sát bảng phụ .
- Suy nghĩ , nêu kết quả .
- HS 1 : 21a 
 (3x – 2)(4x + 5) = 0 
 Û Û 
 Vậy tập nghiệm của PT là : 
 S = 
- HS 2 : 22a 
 2x(x – 3) + 5(x – 3) = 0
 Û (x – 3)(2x + 5) = 0 
 Û Û 
 Vậy tập nghiệm của PT là : 
 S = {3 ; – 2,5}
Hoạt động 5 : DẶN DÒ (1 phút)
Nắm vững cách giải và các bước biến đổi để đưa về dạng PT tích . 
Ôn lại HĐT và phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử .
Làm các BT 21 b,c,d ; 22 ; 23 SGK-P.17 
Xem trước các BT phần luyện tập . Tiết sau luyện tập .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_8_tuan_22_tiet_48_phuong_trinh_tich_ly_ng.doc