Giáo án Địa lí Khối 8 - Chương trình cả năm (Bản mới)

Giáo án Địa lí Khối 8 - Chương trình cả năm (Bản mới)

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:

 a) Về kiến thức:

 - Trình bày và giải thích được được đặc điểm khí hậu của châu Á.

 - Nêu và giải thích được sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa ở châu Á.

 b) Về kĩ năng:

 - Đọc lược đồ các đới khí hậu châu Á.

 - Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm ở châu Á để hiểu và trình bày đặc điểm của một số kiểu khí hậu tiêu biểu ở châu Á.

* Kĩ năng sống:

 - Tư duy: Thu thập và xử lí thông tin về sự phân hóa khí khí hậu và các đới khí hậu châu Á qua lược đồ và bài viết, phân tích mối quan hệ giữa vị trí địa lí, lãnh thổ với khí hậu châu Á.

 - Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ/ý tưởng, lắng nghe/phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.

 - Làm chủ bản thân: Làm chủ trách nhiệm, quản lí thời gian trong làm việc nhóm.

 - Tự nhận thức: Thể hiện sự tự tin khi làm việc cá nhân, trình bày thông tin.

 - Giải quyết vấn đề: Ra quyết định khi thực hiện hoạt động 3 theo yêu cầu của giáo viên.

 c) Về thái độ:

 - HS nhận thức thiên nhiên hình thành do mối tương quan của nhiều yếu tố địa lí.

 * Trọng tâm: - Trình bày và giải thích được được đặc điểm khí hậu của châu Á.

 2. Định hướng phát triển năng lực:

 - Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, giao tiếp, tự nhận thức tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.

 - Năng lực chuyên biệt: Quan sát tranh ảnh, so sánh Sử dụng bản đồ, lược đồ, học tập tại thực địa.

3. Phương pháp, kỹ thuật dạy học:

 a) Phương pháp: - Phân tích, so sánh, thuyết trình, thảo luận và nhận xét.

 b) Kỹ thuật dạy học: Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ

II. Chuẩn bị của Gv và HS:

 1. Chuẩn bị của Gv:

 - Đồ dùng dạy học của thầy: Lược đồ các đới khí hậu châu Á ,biểu đồ khí hậu và địa hình Yangun & Êriat .

 2. Chuẩn bị của HS:

 - Tìm hiểu bài trước khi đến lớp

III. Chuỗi các hoạt động dạy học:

 1. Hoạt động khởi động: (1 phút)

 Châu Á nằm trải dài từ vùng cực đến vùng xích đạo, có kích thước rộng lớn và cấu tạo địa hình phức tạp. Đó là điều kiện tạo ra sự phân hoá khí hậu đa dạng và mang tính lục địa cao.

 

doc 333 trang thucuc 4150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí Khối 8 - Chương trình cả năm (Bản mới)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần một: THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC (tt)
CHƯƠNG XI: CHÂU Á
Tiết 1 - Bài 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ - ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN
Ngày soạn: /8/2019
Ngày dạy
Tiết
Lớp
Ghi chú
 /8/2019
8
HS Vắng:
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
 a) Về kiến thức: 
 - Biết được vị trí địa lí, giới hạn của châu Á trên bản đồ.
 - Trình bày được đặc điểm về kích thước lãnh thổ của châu Á.
 - Trình bày được đặc điểm về địa hình và khoáng sản của châu Á.
 b) Về kỹ năng: 
 - Phát triển các kỹ năng xác định và đọc lược đồ, phân tích các đối tượng trên lược đồ.
 c) Về thái độ: 
 - Phát triển tư duy địa lí, giải thích được mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố tự nhiên.
 * Trọng tâm: Trình bày được đặc điểm về địa hình và khoáng sản của châu Á.
 2. Định hướng phát triển năng lực:
 - Năng lực chung: 
 + Giải quyết vấn đề, giao tiếp, tự nhận thức tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
 - Năng lực chuyên biệt: 
 + Quan sát tranh ảnh, so sánh Sử dụng bản đồ, lược đồ, học tập tại thực địa....
3. Phương pháp, kỹ thuật dạy học:
 a) Phương pháp: - Vấn đáp, thảo luận nhóm. Phân tích, thuyết trình, xác định trực quan
 b) Kỹ thuật dạy học: Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
II. Chuẩn bị của Gv và HS:
 1. Chuẩn bị của Gv: 
 - Lược đồ vị trí địa lý châu Á trên Địa cầu, bản đồ địa hình, khoáng sản và sông hồ châu Á
 2. Chuẩn bị của HS: 
Tư liệu học tập: Sách giáo khoa và phiếu học tập:
III. Chuỗi các hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động khởi động: (1 phút) 
 Chúng ta đã học thiên nhiên, kinh tế xã hội châu Phi, châu Mĩ, châu Nam Cực, châu Đại Dương và châu Âu qua chương trình địa lí lớp7. Sang phần địa lí lớp 8 ta sẽ tìm hiểu thiên nhiên, con người ở châu Á châu lục rộng lớn nhất. Có lịch sử phát triển lâu đời nhất mà cũng là quê hương của chúng ta. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu “vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản châu Á”.
 2. Hoạt động hình thành kiến thức: 
Hoạt động của Gv và HS
Nội dung chính
* Hoạt động 1: (15 phút)
 - GV yêu cầu : HS quan sát hình 1.1 cho biết.
? Xác định vị trí Châu Á, Là một bộ phận của lục địa nào?
? Diện tích phần đất liền tính cả đảo rộng bao nhiêu km2? 
? Điểm cực Bắc và cực Nam phần đất liền của châu Á nằm trên những vĩ độ điạ lý nào?
 + Điểm cực Bắc: Xã lũng cũ, huyện Đồng Văn, tinh Hà Giang, Vĩ độ: 23023’B, Kinh Độ: 105020’Đ.
 + Điểm cực Nam: xã xóm Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, Vĩ độ: 8034’B, Kinh độ: 104040’Đ.
? Từ những đặc điểm đã nêu, em có nhận xét gì về vị trí địa lý và kích thước giới hạn của châu Á?
? Châu Á tiếp giáp với các đại dương và các châu lục nào?
 ? Chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam, chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông là bao nhiêu km?
- GVYCHS dựa vào kết quả đã nêu và nhận xét 
? Với vị trí và kích thước của châu Á mà các em vừa nhận biết, hãy cho biết ảnh hưởng của vị trí và kích thước lãnh thổ đến khí hậu của châu lục?
GV: Hướng dẫn học sinh hiểu được vị trí và kích thước làm khí hậu đa dạng:
+ Có nhiều đới khí hậu 
+ Trong mỗi đới có khí hậu lục địa đại dương.
 Kết luận: vị trí, kích thước lãnh thổ làm tự nhiên châu Á phát triển đa dạng.
* Chuyển ý:
* Hoạt động 2: (23 phút)
Tổ chức thảo luận nhóm. 
HS quan sát hình 1.2 
Yêu cầu học sinh bổ sung kiến thức vào phiếu học tập, thời gian 10 phút.
HS báo cáo kết qủa làm việc qua trả lời các vấn đề sau.
 - Tìm và đọc tên các dãy núi chính: Hymalaya, Côn luân, Thiên sơn, Antai?
 ? Xác định các hướng núi chính?
 ? Tìm và đọc tên các sơn nguyên chính: Trung Xibia, Tây tạng, Arap, Iran, Đê can?
 ? Núi và sơn nguyên tập trung chủ yếu ở đâu?
 - Tìm và đọc tên các đồng bằng rộng lớn: Tu ran, Lưỡng hà, Ấn hằng, Tây Xibia, Hoa bắc, Hoa trung.
 - Theo em, địa hình châu Á có những đặc điểm gì nổi bật so với các châu lục khác mà các em đã học (diện tích, độ cao của từng dạng địa hình)
? Em có nhận xét gì về khoáng sản ở châu Á?
? Châu Á có những khoáng sản chủ yếu nào?
? Khu vực nào tập trung nhiều dầu mỏ & khí đốt nhất ?
- GV tổng kết, chuẩn xác kiến thức 
- HS đọc kết luận chung SGK
1. Vị trí và kích thước của châu lục.
- Vị trí: Châu Á nằm ở nửa cầu Bắc, là một bộ phận của lục địa Á - Âu.
- Diện tích: Châu Á là châu lục rộng lớn nhất thế giới: 44,4 triệu km2(cả đảo)
- Giới hạn trải rộng từ vùng Xích đạo đến vùng cực Bắc.
- Tiếp giáp 3 đại dương: Bắc Băng Dương (Phía Bắc), Ấn Độ Dương (Phía Nam), Thái bình Dương (Phía Đông)
- Phía Tây giáp: Châu Âu, Châu Phi, Địa Trung Hải
- Chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam: 8.500km
- Chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông: 9.200km
- Phần đất liền trải dài từ vĩ độ 77044 phút bắc đến 1016 phút bắc (từ vùng cực bắc đến vùng xích đạo). 
 + Châu Á có vị trí kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo nên lượng bức xạ Mặt Trời phân bố không đều, hình thành các đới khí hậu từ Bắc đến Nam. 
 + Kích thước lãnh thổ rộng lớn, làm cho khí hậu phân hóa thành các kiểu khí hậu khác nhau: Khí hậu ẩm ở gần biển, khí hậu lục địa khô hạn ở vùng nội địa.
2. Đặc điểm địa hình và khoáng sản:
a) Địa hình:
- Có 3 dạng địa hình: núi, đồng bằng, sơn nguyên 
+ Núi: nhiều dãy núi cao và đồ sộ: dãy Hymalaya, Côn Luân, Thiên Sơn hướng núi chính là hướng Bắc - Nam, Đông -Tây " tập trung ở trung tâm.
+ Sơn nguyên: rộng lớn, cao đồ sộ (Tây Tạng, Trung Xibia )
+ Đồng bằng: nhiều đồng bằng rộng lớn xen kẽ với núi và cao nguyên (Lưỡng hà, Ấn hằng, Tây Xibia, Hoa bắc, Hoa trung).
" Nhìn chung địa hình bị chia cắt phức tạp
b) Khoáng sản:
- Khoáng sản phong phú, đa dạng, nhiều loại có trữ lượng lớn: than, dầu mỏ, khí đốt 
- KS quan trọng nhất là dầu mỏ, khí đốt (khu vực b.đảo A Rập, ĐNA)
* Kết luận chung: SGK
 3. Hoạt động luyện tập - vận dụng: (5 phút)
 - Đánh dấu X vào ô vuông (0) mà em chọn đúng nhất.
 1- Châu Á có vị trí:
 a. 0 Nằm ở phía tây bán cầu Bắc. 
 b. 0 Nằm ở phía tây bán cầu Nam . 
 c. 0 Nằm ở phía đông bán cầu Bắc 
 d. 0 Nằm ở phía đông bán cầu Nam.
 2- Kích thước châu Á rộng lớn làm cho khí hậu:
 a. 0 Phân hoá thành nhiều đới khí hậu . 
 b. 0 Phân hoá thành khí hậu lục địa, đại dương. 
 c. 0 Câu a và b đều đúng.
 d. 0 Câu a và b đều sai.
 3- So với các châu lục, điạ hình châu Á có nét nổi bật:
 a. 0 Nhiều núi và sơn nguyên . 
 b. 0 Diện tích đồng bằng nhiều hơn miền núi: 
 c. 0 Nhiều núi cao 
 d. 0 Nhiều núi và sơn nguyên cao.
 4. Hoạt động tìm tòi mở rộng: (1 phút)
 - Học bài theo câu hỏi trong sgk
 - Đọc trước tiết tiếp theo
IV. Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
 Kí duyệt tổ chuyên môn
 Ngày...... tháng 8 năm 2019
 Nông Thị Oanh
Tiết 2: Bài 2: KHÍ HẬU CHÂU Á
Ngày soạn: /8/2019
Ngày dạy
Tiết
Lớp
Ghi chú
/8/2019
1
8
HS Vắng:
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
 a) Về kiến thức:
 - Trình bày và giải thích được được đặc điểm khí hậu của châu Á.
 - Nêu và giải thích được sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa ở châu Á.
 b) Về kĩ năng: 
 - Đọc lược đồ các đới khí hậu châu Á.
 - Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm ở châu Á để hiểu và trình bày đặc điểm của một số kiểu khí hậu tiêu biểu ở châu Á.
* Kĩ năng sống: 
 - Tư duy: Thu thập và xử lí thông tin về sự phân hóa khí khí hậu và các đới khí hậu châu Á qua lược đồ và bài viết, phân tích mối quan hệ giữa vị trí địa lí, lãnh thổ với khí hậu châu Á.
 - Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ/ý tưởng, lắng nghe/phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
 - Làm chủ bản thân: Làm chủ trách nhiệm, quản lí thời gian trong làm việc nhóm.
 - Tự nhận thức: Thể hiện sự tự tin khi làm việc cá nhân, trình bày thông tin.
 - Giải quyết vấn đề: Ra quyết định khi thực hiện hoạt động 3 theo yêu cầu của giáo viên.
 c) Về thái độ: 
 - HS nhận thức thiên nhiên hình thành do mối tương quan của nhiều yếu tố địa lí.
 * Trọng tâm: - Trình bày và giải thích được được đặc điểm khí hậu của châu Á.
 2. Định hướng phát triển năng lực:
 - Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, giao tiếp, tự nhận thức tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
 - Năng lực chuyên biệt: Quan sát tranh ảnh, so sánh Sử dụng bản đồ, lược đồ, học tập tại thực địa...
3. Phương pháp, kỹ thuật dạy học:
 a) Phương pháp: - Phân tích, so sánh, thuyết trình, thảo luận và nhận xét.
 b) Kỹ thuật dạy học: Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
II. Chuẩn bị của Gv và HS:
 1. Chuẩn bị của Gv: 
 - Đồ dùng dạy học của thầy: Lược đồ các đới khí hậu châu Á ,biểu đồ khí hậu và địa hình Yangun & Êriat .
 2. Chuẩn bị của HS: 
 - Tìm hiểu bài trước khi đến lớp
III. Chuỗi các hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động khởi động: (1 phút)
 Châu Á nằm trải dài từ vùng cực đến vùng xích đạo, có kích thước rộng lớn và cấu tạo địa hình phức tạp. Đó là điều kiện tạo ra sự phân hoá khí hậu đa dạng và mang tính lục địa cao. 
 2. Hoạt động hình thành kiến thức: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
* Hoạt động 1: (18 phút)
* Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
 ? Nêu các đặc điểm về vị trí địa lý, kích thước của lãnh thổ châu Á? Với đặc điểm này có ảnh hưởng như thế nào đối với khí hậu? Tại sao?
? Bằng những kiến thức đã học em hãy cho biết dựa vào đâu người ta có thể phân chia ra các đới khí hậu trên trái đất?
- Dựa vào các vành đai nhiệt mà người ta phân chia thành các đới khí hậu khác nhau trên trái đất tương ứng với các vành đai nhiệt đó.
- GV treo lược đồ các đới khí hậu Châu á lên bảng HS quan sát cho biết.
? Đi dọc theo kinh tuyến 800Đ từ vùng cực đến xích đạo có các đới khí hậu nào? Mỗi đới nằm ở khoảng vĩ độ bao nhiêu?
- GV giảng: Vòng cực là vòng vĩ tuyến song song với xích đạo ở vĩ độ 66033’, nơi giới hạn của vùng cực có ngày hoặc đêm dài 24 giờ liền vào hạ chí và đông chí.
? Tại sao khí hậu Châu Á lại phân thành nhiều đới như vậy? (Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực đến xích đạo nên châu Á có nhiều đới khí hậu,...)
- Em hãy quan sát H2.1 và bản đồ tự nhiên cho biết:
? Trong đới khí hậu ôn đới, ôn đới cận nhiệt, nhiệt đới có những kiểu khí hậu nào? 
 Học sinh chỉ trên bản đồ.
- Xác định các kiểu khí hậu thay đổi từ vùng duyên hải vào nội địa
? Tại sao khí hậu Châu Á có sự phân hóa thành nhiều kiểu? (Do kích thước lãnh thổ rất rộng, đặc điểm địa hình, ảnh hưởng của biển...)
? Em hãy cho biết đới khí hậu nào không phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu? Giải thích tại sao?
* Hoạt động 2: (16 phút)
GV có thể cho học sinh thảo luận nhóm, chia cả lớp thành 4 nhóm nhỏ, mỗi nhóm thảo luận một câu hỏi trong 5'.
Sau khi học sinh thảo luận, đại diện các nhóm lên trình bày kết quả. GV tổng kết bổ sung và chuẩn kiến thức.
? Dựa vào biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của 3 trạm khí tượng ở bài tập 1 - trang 9, kết hợp với kiến thức đã học cho biết:
N1: Xác định những địa điểm trên nằm trong các kiểu khí hậu nào?
N2: Nêu những đặc điểm về nhiệt độ, lượng mưa?
N3: Giải thích tại sao?
Sau khi học sinh thảo luận, GV sẽ kết luận
Y-a-gun: khí hậu nhiệt đới gió mùa
E-ri-at: khí hậu nhiệt đới khô
U-lan Ba-to: khí hậu ôn đới lục địa
- GV YC HS Quan sát H2.1 cho biết:
? Chỉ những khu vực thuộc các kiểu khí hậu lục địa?
? Cho biết các kiểu khí hậu lục địa có những đặc điểm chung gì đáng chú ý? 
(- Biên độ dao động nhiệt ngày và năm rất lớn nên cảnh quan hoang mạc phát triển.)
? So sánh sự khác nhau giữa khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa?
- HS đọc kết luận chung SGK
1. Khí hậu châu Á phân hoá rất đa dạng 
a) Khí hậu Châu Á phân thành nhiều đới khác nhau
- Đới khí hậu cực và cận cực nằm từ khoảng vòng cực Bắc đến cực.
- Đới khí hậu ôn đới nằm từ khoảng 400B - vòng cực Bắc.
- Đới khí hậu cận nhiệt đới: Nằm từ chí tuyến Bắc - 400B
- Đới khí hậu nhiệt đới: Từ chí tuyến Bắc đến 50N.
- Đới khí hậu xích đạo
* Giải thích: Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực đến xích đạo nên châu Á có nhiều đới khí hậu, các đới khí hậu châu Á thường phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau.
b) Các đới khí hậu Châu Á lại phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau.
- Do kích thước lãnh thổ rất rộng, có nhiều dãy núi và sơn nguyên cao ngăn ảnh hưởng của biển xâm nhập sâu vào nội địa.
- Đới khí hậu xích đạo có khối khí xích đạo nóng ẩm thống trị quanh năm.
- Đới khí hậu cực có khối khí cực khô, lạnh thống trị cả năm.	
2. Khí hậu châu á phổ biến là kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa.
a) Các kiểu khí hậu gió mùa
* Gồm 2 loại:
- Khí hậu gió mùa nhiệt đới: Phân bố ở Nam Á và Đông Nam Á.
- Khí hậu gió mùa cận nhiệt và ôn đới phân bố ở Đông Á.
* Đặc điểm
Một năm có hai mùa : 
- Mùa đông có gió từ nội địa thổi ra, không khí lạnh, khô và mưa không đáng kể.
- Mùa hạ có gió từ đại dương thổi vào lục địa, không khí nóng ẩm và mưa nhiều.
b) Các kiểu khí hậu lục địa
* Phân bố
- Chiếm diện tích lớn ở các vùng nội địa và Tây Nam Á
- Đặc điểm: có hai mùa, khí hậu khắc nghiệt 
+ Mùa đông: lạnh, khô
+ Mùa hạ: nóng và khô
+ Lượng mưa: Trung bình năm thay đổi từ 200mm - 500mm do độ bốc hơi lớn nên độ ẩm không khí thấp, các vùng này có cảnh quan phát triển là bán hoang mạc và hoạng mạc.
* Kết luận chung: SGK
 3. Hoạt động luyện tập - vận dụng: (5 phút)
 HS dựa vào bảng thống kê số liệu: bảng 2.1
 - Xác định kiểu khí hậu Thượng Hải ?
 - Giáo viên hướng dẫn HS vẽ biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa Thượng Hải.
 4. Hoạt động tìm tòi mở rộng: (1 phút)
 - Học bài theo câu hỏi sgk và hoàn thành bài tập.
IV. Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
 Kí duyệt tổ chuyên môn
 Ngày...... tháng 8 năm 2019
 Trương Hồng Linh
Tiết 3 - Bài 3: SÔNG NGÒI VÀ CẢNH QUAN CHÂU Á .
Ngày soạn: /8/2018
Ngày dạy: /8/2018: Lớp 8: Sĩ số HS: 20: Vắng:
1. Mục tiêu bài học: 
 a) Về Kiến thức: Sau bài học cần giúp học sinh nắm được:
 - Đặc điểm chung của sông ngòi châu Á. Nêu và giải thích được sự khác nhau về chế độ nước, giá trị kinh tế của các hệ thống sông lớn.
 - Trình bày được các cảnh quan tự nhiên ở châu á và giải thích được sự phân bố của một số cảnh quan.
 b) Về Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng đọc bản đồ, quan sát tranh ảnh và nhận xét về các cảnh quan tự nhiên.
 * Kĩ năng sống: Trình bày suy nghĩ/ý tưởng, giao tiếp, tự tin, lắng nghe tích cực ,đảm nhận trách nhiệm, giải quyết vấn đề, Tư duy, giao tiếp, tìm kiếm thông tin, xử lí thông tin.
* Năng lực hình thành:
 - Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, giao tiếp, tự nhận thức tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
 - Năng lực chuyên biệt: Quan sát bản đồ, lược đồ, so sánh, học tập tại thực địa...
 c) Về thái độ:
 - Yêu mến môn học và phát triển tư duy về môn địa lý, tìm ra những kiến thức có liên quan đến môn học.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
 a) Chuẩn bị của giáo viên:
 - Bản đồ tự nhiên Châu á 
 - Bản đồ cảnh quan tự nhiên Châu á 
 - Tranh ảnh về các cảnh quan tự nhiên của Châu á.
 b) Chuẩn bị của học sinh: chuẩn bị kiến thức.
3. Phương pháp / kĩ thuật dạy học.
 + Phương pháp: Trực quan, nêu vấn đề, diễn giảng, vấn đáp, so sánh, phân tích.
 + Phương pháp dạy học theo nhĩm.
 - Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi, Kĩ thuật động não. Kĩ thuật giao nhiệm vụ.
4.Tiến trình dạy học:
 a) Ổn định tổ chức lớp: 
 b) Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
 ? Em hãy xác định ba biểu đồ nhiệt ở trang 9 thuộc những kiểu khí hậu nào? Nêu đặc điểm của các kiểu khí hậu đó?
* Đặt vấn đề:
 Chúng ta đã biết được địa hình, khí hậu Châu á rất đa dạng. Những đặc điểm đó lại có mối quan hệ mật thiết với hệ thống sông ngòi và cảnh quan ở Châu á. Để thấy rõ đặc điểm là sông ngòi rất đa dạng và phát triển dày đặc, cảnh quan thiên nhiên phân hóa đa dạng và có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những đặc điểm đó qua bài học hôm nay.
 c) Dạy nội dung bài mới:
 Hoạt động của Gv và HS
 Nội dung chính
* Hoạt động 1: (14 phút)
GV treo bản đồ sông ngòi Châu Á lên bảng yêu cầu học sinh quan sát.
GV cho học sinh thảo luận nhóm, chia cả lớp thành 5 nhóm nhỏ, mỗi nhóm cử nhóm trưởng và th ký ghi kết quả thảo luận của nhóm. Yêu cầu mỗi nhóm quan sát bản đồ sông ngòi của Châu á và trả lời các câu hỏi:
? Nêu nhận xét chung về mạng lưới sông ngòi ở Châu Á?
? Cho biết tên các con sông lớn ở khu vực Bắc á, Đông á và Tây Nam á? Chúng bắt nguồn từ khu vực nào, đổ vào biển và đại dương nào? Đặc điểm của mạng lưới sông ngòi ở 3 khu vực này?
? Sông Mê Kông chảy qua nước ta bắt nguồn từ sơn nguyên nào?
? Sự phân bố mạng lưới và chế độ nước của sông ngòi 3 khu vực nói trên?
Giải thích nguyên nhân tại sao?
Học sinh thảo luận trong 5 phút. Sau khi HS thảo luận xong, giáo viên gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả. 
Các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
GV tổng kết
CH: Nêu giá trị kinh tế của sông ngòi và hồ ở Châu á?
CH: Em hãy liên hệ đến giá trị sông ngòi và hồ lớn ở Việt Nam? 
- Giá trị thủy điện lớn
- Cung cấp nước cho sinh hoạt và đời sống.
* Hoạt động 2: (10 phút)
- GV treo lược đồ các đới cảnh quan Châu á lên bảng và yêu cầu học sinh quan sát.
- GV cho học sinh thảo luận nhóm, chia cả lớp thành 3 nhóm nhỏ, mỗi nhóm cử nhóm trưởng và thư ký ghi kết quả thảo luận của nhóm. Yêu cầu mỗi nhóm quan sát bản đồ các cảnh quan ở Châu á và trả lời các câu hỏi.
? Tại sao cảnh quan lại phân hóa từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây?
? Tên các đới cảnh quan ở Châu á theo thứ tự từ Bắc xuống Nam dọc theo kinh tuyến 800Đ.
? Tên các cảnh quan phân bố ở khu vực khí hậu gió mùa và các cảnh quan ở khu vực khí hậu lục địa khô?
? Tên các cảnh quan thuộc khu vực khí hậu ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới?
? Nguyên nhân phân hoá đa dạng của các cảnh quan là gì?
Học sinh thảo luận trong 5 phút. sau khi HS thảo luận xong, giáo viên gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả. 
Các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
GV tổng kết.
* Hoạt động 3: (10 phút)
- GV YC HS Dựa vào vốn hiểu biết và bản đồ tự nhiên Châu Á cho biết
? Những thuận lợi của thiên nhiên đối với sản xuất đời sống?
? Những khó khăn do thiên nhiên mang lại thể hiện cụ thể như thế nào?
? Em hãy liên hệ tới tình hình thiên tai bão lụt ở Việt Nam? Có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân ta?
- HS đọc kết luận chung SGK.
1. Đặc điểm sông ngòi
- Sông ngòi ở Châu Á khá phát triển, có nhiều hệ thống sông lớn nhưng phân bố không đều. Chế độ nước của sông thay đổi phức tạp phụ thuộc vào khí hậu, địa hình 
- Có 3 hệ thống sông lớn:
* Hệ thống sông ngòi Bắc Á
+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc
+ Chảy theo hướng từ Nam –lên Bắc
+ Mùa đông nước sông đóng băng, mùa hè tuyết tan, nước dâng cao và thường có lũ lớn.
* Hệ thống sông ngòi ở Đ.Á, ĐNÁ và nam Á.
+ Sông ngòi dày đặc và có nhiều sông lớn, lượng nước nhiều.
+ Chế độ nước lên xuống theo mùa,
* Hệ thống sông ngòi ở Tây Nam á và Trung á.
+ Rất ít sông
+ Nguồn cung cấp nước cho sông chủ yếu là băng tuyết tan.
* Giá trị kinh tế các sông: Phát triển thủy điện, du lịch, giao thông đường thủy, nuôi trồng thủ sản, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp...
2. Các đới cảnh quan tự nhiên
- Do vị trí địa hình và khí hậu phân hóa đa dạng nên các cảnh quan Châu á cũng rất đa dạng
 + Cảnh quan tự nhiên khu vực gió mùa và vùng lục địa khô chiếm diện tích lớn.
 + Rừng lá kim phân bố chủ yếu ở Xi-bia nơi có khí hậu ôn đới. 
 + Rừng cận nhiệt, nhiệt đới ẩm phân bố chủ yếu ở Đông Trung Quốc, Đông Nam Á, và Nam Á.
 + Thảo nguyên, hoang mạc, cảnh quan núi cao.
3. Những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên Châu Á.
a) Thuận lợi:
- Nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, trữ lượng lớn: dầu khí, than, sắt...
b) Khó khăn
- Địa hình núi cao hiểm trở
- Khí hậu khắc nghiệt
- Thiên tai xảy ra bất thường. (Động đất, núi lửa, lũ lụt,...)
* Kết luận chung: SGK
 d) Củng cố, luyện tập. (5 phút)
 - GV củng cố lại toàn bộ bài học
 - HS đọc nội dung ghi nhớ sgk
 e) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1 phút)
 - Học sinh học bài cũ và tìm hiểu vị trí, địa hình Châu Á ảnh hưởng đến khí hậu của vùng như thế nào?
 - Đọc trước bài mới.
5. Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................................................................................................................
 Nhận xét tổ chuyên môn 
 Trương Hồng Linh
Tiết 4 - Bài 4: THỰC HÀNH 
 PHÂN TÍCH HOÀN LƯU GIÓ MÙA Ở CHÂU Á
Ngày soạn: 07/9/2018
Ngày dạy: 15/9/2018: Lớp 8: Sĩ số HS: 20: Vắng:
1. Mục tiêu: 
 a) Về kiến thức: Sau bài học cần giúp học sinh nắm đợc:
 - Nguồn gốc hình thành và sự thay đổi hớng gió của khu vực gió mùa ở Châu á.
 - Tổng kết các kiến thức đã thực hành
 b) Về kĩ năng:
* Kĩ năng bài học : 
 - Đọc và phân tích lược đồ khí hậu, lược đồ phân bố khí áp và các loại gió trên trái đất.
* Kĩ năng sống: 
 Trình bày suy nghĩ/ý tưởng, giao tiếp, tự tin, lắng nghe tích cực, đảm nhận trách nhiệm, giải quyết vấn đề, Tư duy, giao tiếp, tìm kiếm thông tin, xử lí thông tin.
* Năng lực hình thành:
 - Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, giao tiếp, tự nhận thức tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
 - Năng lực chuyên biệt: Quan sát bản đồ, lược đồ, so sánh, học tập tại thực địa...
 c) Về thái độ:
 - Học sinh yêu mến môn học, tích cực tìm hiểu và giải thích các hiện tượng tự nhiên.
2. Chuẩn bị của gv và hs: 
 a) Chuẩn bị của giáo viên:
 - Lược đồ khí hậu Châu á
 - Lược đồ phân bố khí áp và các hướng gió chính về mùa Đông và mùa Hạ
 b) Chuẩn bị của học sinh: chuẩn bị kiến thức.
3. Phương pháp giảng dạy:
 - Trực quan, nêu vấn đề, diễn giảng, vấn đáp, so sánh, phân tích.
 - Phương pháp dạy học theo nhóm.
4. Tiến trình bài dạy:
 a) Ổn định tổ chức. 
 b) Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
 ? Dựa vào các kiến thức đã học em hãy cho biết: Khí hậu Châu Á có đặc điểm gì nổi bật?
 Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh và cho điểm
 * Đặt vẫn đề:
 Gió là một hiện tựợng xảy ra thường xuyên và liên tục trên trái đất.Vậy gió là gì? Nguyên nhân nào sinh ra gió
 Vậy các hoàn luư gió mùa hoạt động ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu. 
 c) Dạy nội dung bài mới:
 Hoạt động của gv và hs
 Nội dung chính
* HĐ 1: (18 phút)
? Em hãy cho biết, gió sinh ra do những nguyên nhân nào?
Do sự chênh lệch khí áp, các đai khí áp di chuyển từ nơi áp cao xuống nơi áp thấp tạo ra vòng tuần hoàn liên tục trong không khí.
? Vậy hoàn lu khí quyển có tác dụng gì? 
- Điều hòa, phân phối lại nhiệt, ẩm, làm giảm bớt sự chênh lệch về nhiệt độ và độ ẩm giữa các vùng khác nhau... Các hoàn lu này hoạt động đã dẫn đến các hiện tợng gió mùa khác nhau.
- Giáo viên treo lược đồ H.41 lên bảng, yêu cầu học sinh quan sát và giải thích.
- Các trung tâm khí áp được xác định bằng các đường đẳng áp, nối các điểm có trị số khí áp bằng nhau.
Hớng gió được biểu thị bằng các mũi tên.
- Có trung tâm áp cao: C
- Trung tâm áp thấp: T
GV cho học sinh thảo luận nhóm. Cả lớp 4 nhóm, thảo luận trong 7 phút.
N1, 2: Xác định các trung tâm áp thấp và trung tâm áp cao.
N3, 4: Xác định các hướng gió chính theo từng khu vực về mùa đông và ghi vào vở học theo mẫu.
GV kẻ mẫu lên bảng, học sinh thảo luận và GV tổng kết.
1. Phân tích hướng gió về mùa đông
- Đường đẳng áp là đường nối các điểm có cùng trị số khí áp.
- Các trung tâm khí áp được xác định bằng các đường đẳng áp
- Đường đẳng nhiệt là đường nối các điểm có cùng trị số khí áp. 
 - Ở khu vực áp cao càng vào trung tâm thì trị số các đường đẳng áp càng tăng. 
- Về mùa đông: Gió thổi từ vùng áp cao ra vùng áp thấp, gây nên thời tiết lạnh khô, mưa ít.
- Các trung tâm áp cao:
+ Nam ấn Độ Dương
+ Nam Đại Tây Dương
+ Ôxtraylia
+ Ha oai.
 Hướng gió 
 theo mùa
 Khu vực
Hướng gió mùa đông (T1)
Hướng gió mùa hạ 
(T7)
Đông á
Tây Bắc
Đông Nam
Đông Nam á
Bắc, Đông Bắc
Nam
Nam á
Đông Bắc
Tây Nam
* HĐ 2: (8 phút)
 - GV tiếp tục treo lược đồ phân bố khí áp và hướng gió chính về mùa hạ ở khu vực khí hậu gió mùa châu á.
- Sau đó tiếp tục cho học sinh thảo luận nhóm trong 5 phút. 2 nhóm thảo luận 1 câu hỏi do GV đa ra.
N1, 2: Xác định các trung tâm áp thấp và áp cao
N3, 4: Xác định các hướng gió chính theo c khu vực về mùa hạ và ghi vào vở học theo mẫu ở bảng trên.
GV yêu cầu thảo luận, quan sát, hướng dẫn học sinh tìm các đai áp trên lược đồ và các hướng di chuyển tạo ra các hớng gió về mùa hạ.
Sau khi học sinh thảo luận, GV thu kết quả, tổng hợp.
* HĐ 3: (8 phút)
GV vẽ bảng tổng kết lên bảng cho học sinh vẽ vào vở.
Qua những kiến thức đã học, các em hãy điền vào trong bảng tổng kết.
Học sinh làm vào vở, 2 em lên bảng hoàn thành
2. Phân tích hướng gió về mùa hạ:
- Ở khu vực áp thấp: Càng vào trung tâm thì trị số các đường đẳng áp càng giảm.
Các trung tâm áp thấp
+ Iran
+ Alêut, xích đạo oxtrâylia
+ Xích đạo, Ai - xơ – len
- Các hướng gió chính theo từng khu vực mùa hạ đó là: 
Đông Bắc, Nam, Tây Bắc.
3. Tổng kết:
Mùa
Khu vực
Hướng gió chính
Từ áp cao..... đến áp thấp
Mùa đông
Đông á
Tây Bắc
Xi-bia → A-lê-út.
Đông Nam á
Bắc, Đông Bắc
Xi-bia → xích đạo.
Nam á
Đông Bắc
Xibia → Xích đạo.
Mùa hạ
Đông á
Đông Nam
Ha-Oai → Vào lục địa.
Đông Nam á
Nam
Các cao áp: Ô-Xtrây-lia, Nam Ấn Độ Dương → lục địa.
Nam á
Tây Nam
Ấn Độ Dương → I - ran
 d) Củng cố, luyện tập: (5 phút)
 - GV củng cố lại toàn bài.
 - Yêu cầu học sinh nhắc lại hớng gió chính và kể tên một số loại gió phổ biến ở Việt Nam.
 e) Hướng dẫn hs tự học ở nhà: (1 phút) Về nhà hoàn thành xong bảng tổng kết.
5. Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................................................................................................................
 Nhận xét tổ chuyên môn
 Trương Hồng Linh
Tiết 5 - Bài 5 : ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI CHÂU Á .
Ngày soạn: 14/9/2018
Ngày dạy: 21/9/2018: Lớp 8: Sĩ số HS: 20: Vắng:
 1. Mục tiêu:
 a) Kiến thức : 
Sau bài học cần giúp học sinh nắm được:
 - So sánh số liệu trong bảng dân số các châu lục qua một số năm.
 - Châu á là một châu lục đông dân nhất thế giới, mức độ tăng dân số ở mức trung bình của thế giới. Thành phần chủng tộc đa dạng.
 b) Kĩ năng:
* Kĩ năng bài học :
 - Rèn luyện kĩ năng quan sát ảnh và lược đồ, nhận xét sự đa dạng của các chủng tộc.
 - Kĩ năng so sánh các số liệu về vấn đề dân số giữa các châu lục, các nước và với toàn thế giới.
 * Kĩ năng sống: Trình bày suy nghĩ/ý tưởng, giao tiếp, tự tin, lắng nghe tích cực, đảm nhận trách nhiệm, giải quyết vấn đề, Tư duy, giao tiếp, tìm kiếm thông tin, xử lí thông tin.
 * Năng lực hình thành:
 - Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, giao tiếp, tự nhận thức.
 - Năng lực chuyên biệt: Quan sát bản đồ hoặc lược đồ, học tập tại thực địa....
 c) Tư tưởng: Hiểu được nguồn gốc ra đời của tôn giáo mình đang theo, có ý thức tôn trọng và giữ gìn các tôn giáo.
2. Chuẩn bị của gv và hs:
 a) Giáo viên:
 - Bản đồ các nước trên thế giới.
 - Lược đồ các chủng tộc châu á. Tranh ảnh về cư dân châu á.
 - Các câu chuyện về sự ra đời của các tôn giáo.
 b) Học sinh: chuẩn bị kiến thức
3. Phương pháp giảng dạy:
 Trực quan, nêu vấn đề, diễn giảng, vấn đáp, so sánh, phân tích.
 Phương pháp dạy học theo nhóm.
4. Tiến trình bài dạy: 
 a) Ổn định tổ chức. 
 b) Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
 ? Em hãy phân tích hướng gió chính về mùa đông và mùa hạ ở khu vực Đông á, Đông Nam á và Nam á?
 Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét, bổ sung ghi điểm
 * Đặt vấn đề: 
 Châu Á là một châu lục có nền văn minh lâu đời nhất của thế giới, là một trong những nơi có người cổ đại sinh sống sớm nhất thế giới và theo đó là những đặc điểm kinh tế - xã hội, dân cư cũng có những đặc điểm nổi bật. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu.
 c) Dạy nội dung bài mới:
 Hoạt động của gv và hs
 Nội dung chính
* Hoạt động 1: (16 phút)
CH: Dựa vào sự hiểu biết của mình em hãy cho biết số dân của một số châu lục khác trên thế giới?
CH: Giáo viên cho cả lớp quan sát bảng 5.1 dân số châu Á qua một số năm.
 Sau đó cho cả lớp thảo luận nhóm. Cả lớp 4 nhóm, mỗi nhóm sẽ tính mức gia tăng tương đối của dân số các châu lục, thế giới và Việt Nam từ năm 1950 đến năm 2000.
GV hướng dẫn: Dân số năm 1950 là 100%, tính đến 2000 tăng bao nhiêu %?
Sau khi thảo luận 5', GV thu kết quả tổng kết và nhận xét.
Châu Á: 262,7%	
Châu Phi: 354,7%
Châu Âu: 133,2%	
Thế giới: 240%
Châu ĐD: 233,8%	
Việt Nam : 22,90%
Châu Mỹ: 244,5%
CH: Nguyên nhân nào đã ảnh hưởng đến số dân châu Á?
CH: Qua phần đã học em hãy cho biết mức độ gia tăng dân số của châu á so với các châu lục khác?
- Châu á cũng là châu lục có nhiều nước có số dân rất đông.
Trung Quốc: 	1.280,7 triệu người
Ấn Độ: 	1.049,5 triệu người
Inđô: 	217 triệu người
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát vào cột tỉ lệ gia tăng tự nhiên năm 2002 (%) 
CH: Em hãy nhận xét tỷ lệ gia tăng tự nhiên của dân số châu Á so với các châu lục khác và so với toàn thế giới?
CH: Để giảm bớt mức độ gia tăng dân số các nước đã có những chính sách gì?
- Không sinh con thứ 3
- Mỗi gia đình chỉ có từ 1 - 2 con, mỗi con cách nhau 3-5 năm.
- Quan niệm con trai cũng như con gái, xóa bỏ tư tưởng lạc hậu, phong kiến về dân số.
* Hoạt động 2: (8 phút)
GV treo lược đồ H.51, lược đồ phân bố các chủng tộc ở châu Á lên bảng và yêu cầu học sinh quan sát.
Treo một số tranh ảnh về dân cư của các chủng tộc khác nhau cho học sinh quan sát và phân biệt đặc điểm của dân cư từng chủng tộc.
CH: Em hãy cho biết dân cư châu á thuộc những chủng tộc nào? Mỗi chủng tộc sống chủ yếu ở những khu vực nào?
CH: Nêu nhận xét chung về thành phần chủng tộc ở châu á?
CH: Em hãy so sánh thành phần chủng tộc của châu Âu và châu á?
CH: Tại sao châu Á lại có thành phần chủng tộc đa dạng như vậy?
CH: Sự đa dạng của các chủng tộc có ảnh hưởng gì đến đời sống chung của các quốc gia hay không?
* Hoạt động 3: (10 phút)
GV cho học sinh đọc mục 3 SGK
Cho học sinh trả lời câu hỏi.
CH: Do những nguyên nhân tôn giáo ra

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_khoi_8_chuong_trinh_ca_nam_ban_moi.doc