Giáo án Địa lí Lớp 8 - Chương trình cả năm - Trường THCS Nguyễn Thiện Thuật

Giáo án Địa lí Lớp 8 - Chương trình cả năm - Trường THCS Nguyễn Thiện Thuật

) Học kì 1: 18 tuần (có thể bố trí học Lịch sử: 02 tiết/ tuần; Địa lý: 01 tiết/tuần)

- Phần bài học liên môn 04 tiết: Bài 1. Biển đảo Việt Nam, được thực hiện trong đầu năm học, trước khi thực hiện các bài theo phân môn Lịch sử và Địa lý.

- Phân môn Lịch sử: Thực hiện từ bài : Thực hiện từ Bài 2. Các cuộc cách mạng tư sản Âu Mĩ thế kỉ XVII –XVIII đến Bài 11. Sự phát triển của khoa học –kĩ thuật và văn hóa thế giới thế kỉ XVIII –nửa đầu thế kỉ XX.

- Phân môn Địa lý: Thực hiện từ bài Tự nhiên châu Á đến bài Tây Nam Á và Nam Á.

- Ôn tập, kiểm tra đánh giá và trải nghiệm sáng tạo.

c) Học kì II: 17 tuần (Lịch sử: 01 tiết/ tuần; Địa lý 02 tiết/tuần)

- Phân môn Lịch sử: Thực hiện các bài còn lại;

- Phân môn Địa lý: Thực hiện các bài còn lại;

- Phần bài học Liên môn 03 tiết: Tìm hiểu văn hóa, giáo dục địa phương;

- Ôn tập, kiểm tra đánh giá và trải nghiệm sáng tạo.

Lưu ý: Tiến trình dạy học môn KHXH thực hiện như hướng dẫn ở phần Gợi ý khung phân phối chương trình, các nhà trường chủ động sắp xếp kế hoạch dạy học đảm bảo nội dung của từng phân môn Lịch sử và Địa lý trong mỗi học kì được thực hiện song song.

 

doc 244 trang thuongle 4950
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 8 - Chương trình cả năm - Trường THCS Nguyễn Thiện Thuật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH 
Môn Khoa học xã hội, Lớp 8, Mô hình trường học mới
I. Khung phân phối chương trình
1. Hướng dẫn chung
- Khung Phân phối chương trình (PPCT) này áp dụng cho lớp 8 theo mô hình trường học mới, từ năm học 2017-2018.
- Khung PPCT quy định thời lượng dạy học cho từng phần của chương trình.
- Thời lượng quy định tại khung PPCT áp dụng trong trường hợp học 1 buổi/ngày. Tiến độ thực hiện chương trình khi kết thúc năm học được quy định thống nhất cho tất cả các trường thực hiện mô hình trường học mới lớp 8.
Căn cứ khung PPCT, các trường thực hiện mô hình trường học mới cụ thể hoá thành PPCT chi tiết sao cho phù hợp với nhà trường. 
Các trường thực hiện mô hình trường học mới có điều kiện bố trí dạy học 2 buổi/ngày, có thể điều chỉnh PPCT tăng thời lượng dạy học cho phù hợp.
Khung phân phối chương trình
Số tuần/tiết thực hiện
Tổng số tiết
Số tiết thực hiện bài học
Số tiết ôn tập, kiểm tra, dự phòng
Cả năm
35/105
95
12
Học kì 1
18/54
48
6
Học kì 2
17/51
45
6
a) Cả năm: 35 tuần; 105 tiết. Mỗi tuần 3 tiết (1,5 tiết phân môn Lịch sử, 1,5 tiết phân môn Địa lý).
b) Học kì 1: 18 tuần (có thể bố trí học Lịch sử: 02 tiết/ tuần; Địa lý: 01 tiết/tuần)
- Phần bài học liên môn 04 tiết: Bài 1. Biển đảo Việt Nam, được thực hiện trong đầu năm học, trước khi thực hiện các bài theo phân môn Lịch sử và Địa lý. 
- Phân môn Lịch sử: Thực hiện từ bài : Thực hiện từ Bài 2. Các cuộc cách mạng tư sản Âu Mĩ thế kỉ XVII –XVIII đến Bài 11. Sự phát triển của khoa học –kĩ thuật và văn hóa thế giới thế kỉ XVIII –nửa đầu thế kỉ XX.
- Phân môn Địa lý: Thực hiện từ bài Tự nhiên châu Á đến bài Tây Nam Á và Nam Á.
- Ôn tập, kiểm tra đánh giá và trải nghiệm sáng tạo.
c) Học kì II: 17 tuần (Lịch sử: 01 tiết/ tuần; Địa lý 02 tiết/tuần)
- Phân môn Lịch sử: Thực hiện các bài còn lại; 
- Phân môn Địa lý: Thực hiện các bài còn lại; 
- Phần bài học Liên môn 03 tiết: Tìm hiểu văn hóa, giáo dục địa phương;
- Ôn tập, kiểm tra đánh giá và trải nghiệm sáng tạo.
Lưu ý: Tiến trình dạy học môn KHXH thực hiện như hướng dẫn ở phần Gợi ý khung phân phối chương trình, các nhà trường chủ động sắp xếp kế hoạch dạy học đảm bảo nội dung của từng phân môn Lịch sử và Địa lý trong mỗi học kì được thực hiện song song.
2. Gợi ý phân phối chương trình và số tiết/bài học
Bài
Số tiết
Ghi chú
Học kì I
Bài 1. Biển đảo Việt Nam
4
Bài học liên môn 
Bài 2. Các cuộc cách mạng tư sản Âu - Mĩ thế kỉ XVII –XVIII
3
Bài 3. Cách mạng công nghiệp
2
Bài 4. Các nước tư bản chủ yếu thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
4
Bài 5. Châu Á trước nguy cơ xâm lược của các nước phương Tây
4
Bài 6. Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 -1918
2
Bài 7. Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918-1939
4
Bài 8. Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918-1939
3
Bài 9. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và Liên Xô từ năm 1917 đến năm 1941
3
Bài 10. Chiến tranh thế giới thứ hai 1939-1945
3
Bài 11. Sự phát triển của khoa học –kĩ thuật và văn hóa thế giới thế kỉ XVIII –nửa đầu thế kỉ XX
3
Bài 12. Tự nhiên châu Á
4 
Bài 13. Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á
2 
Bài 14. Kinh tế châu Á 
3
Bài 15. Tây Nam Á và Nam Á
4 
Học kì II
Bài 16. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến 1884
4
Bài 17. Phong trào yêu nước chống Pháp từ năm 1884 đến năm 1896
4
Bài 18. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội (từ năm 1987- đến năm 1914)
2
Bài 19. Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918
3
Bài 20. Khu vực Đông Á
3
Bài 21. Khu vực Đông Nam Á
3
Bài 22. Hiệp Hội các nước Đông Nam Á
2
Bài 23. Vị trí địa lí, giới hạn và lịch sử hình thành lãnh thổ Việt Nam
3
Bài 24. Địa hình, khoáng sản Việt Nam
3
Bài 25. Khí hậu Việt Nam
3
Bài 26. Sông ngòi Việt Nam
3
Bài 27. Đất và sinh vật Việt Nam
3
Bài 28. Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam
2
Bài 29. Các miền địa lí tự nhiên
4
Bài 30. Tìm hiểu văn hóa, giáo dục địa phương
3
Bài học liên môn
II. Một số vấn đề cần lưu ý 
- Khung phân phối chương trình môn KHXH thực hiện như hướng dẫn ở phần I, kế hoạch dạy học cụ thể, chi tiết cho từng tuần, từng học kì do nhà trường chủ động xây dựng, sao cho đảm bảo nội dung của từng phân môn Lịch sử và Địa lý trong mỗi học kì được thực hiện song song.
- Số tiết của mỗi bài trong PPCT chi tiết nêu ở trên chỉ là gợi ý, không bắt buộc các trường phải thực hiện đúng như trên, tổ (nhóm) chuyên môn có thể điều chỉnh sao cho phù hợp và trình hiệu trưởng phê duyệt./
	 Gợi ý phân phối chương trình chi tiết phân môn Địa lí 8
HỌC KÌ 1
Tuần
Bài
Số tiết
Thứ tự các tiết 
Tiết 1
Tiết 2
Tiết 3
Tiết 4
1-
2
Bài 1. Biển đảo Việt Nam
4
1-2
AB1
B2B3
3-
Bài12. Tự nhiên châu Á
4
3-6
AB1
B2B3
B4B5
CDE
7-8
Bài 13. Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á 
2
7-8
9
Kiểm tra giữa học kì 1
1
9
AB1
B2CDE
10-12
Bài 14. Kinh tế châu Á. 
3
10-12
AB1B2
B3B4
CDE
13-16
Bài 15. Tây Nam Á và Nam Á
4
13-16
AB1
B2
B3
CDE
17
Kiểm tra học kì 1
1
17
Các tiết còn lại: ôn tập, kiểm tra, dự phòng
1
20
21
Bài 20. Khu vực Đông Á 
3
18-20
AB1
B2
CDE
21
22
Bài 21. Khu vực Đông Nam Á
3
21-23
AB1B2
B3B4
CDE
23
Bài 22. Hiệp Hội các nước Đông Nam Á
2
24-
25.
AB1
B2CDE
24
25
Bài 23. Vị trí địa lí, giới hạn và lịch sử hình thành lãnh thổ Việt Nam
3
26-28
AB1 
B2
CDE
25
26
Bài 24. Địa hình, khoáng sản Việt Nam
3
29-31
AB1
B2B3
CDE
27
Kiểm tra giữa học kì 2
1
32
27
28
Bài 25. Khí hậu Việt Nam
 3
33-35
AB1B2
B3B4
CDE
29
30
Bài 26. Sông ngòi Việt Nam
3
36-38
AB1
B2
CDE
30
31
Bài 27. Đất và sinh vật Việt Nam
3
39-41
AB1B2
B3B4
CDE
32
Bài 28. Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam
2
42-43
AB1B2B3
B4CDE
33
34
Bài 29. Các miền địa lí tự nhiên
4
44- 47
ABI
BII
BIII
CDE
35
Bài 30. Tìm hiểu văn hóa, giáo dục địa phương 
3
48-50
35
Kiểm tra học kì 2
1
51
Các tiết còn lại: ôn tập, kiểm tra, dự phòng
1
PHÒNG GD&ĐT KHOÁI CHÂU
TRƯỜNG THCS NGUYỄN THIỆN THUẬT
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MÔN KHXH 8- MÔN ĐỊA LÍ 
Lớp 8 mô hình trường học mới
	I. Khung phân phối chương trình	
Khung phân phối chương trình
Số tuần/tiết thực hiện
Tổng số tiết
Số tiết thực hiện bài học
Số tiết ôn tập, kiểm tra, dự phòng
Cả năm
35/105
95
12
Học kì 1
18/54
48
6
Học kì 2
17/51
45
6
a) Cả năm: 35 tuần; 105 tiết. Mỗi tuần 3 tiết (1,5 tiết phân môn Lịch sử, 1,5 tiết phân môn Địa lý).
b) Học kì 1: 18 tuần (có thể bố trí học Lịch sử: 02 tiết/ tuần; Địa lý: 01 tiết/tuần)
- Phần bài học liên môn 04 tiết: Bài 1. Biển đảo Việt Nam, được thực hiện trong đầu năm học, trước khi thực hiện các bài theo phân môn Lịch sử và Địa lý. 
- Phân môn Lịch sử: Thực hiện từ bài : Thực hiện từ Bài 2. Các cuộc cách mạng tư sản Âu Mĩ thế kỉ XVII –XVIII đến Bài 11. Sự phát triển của khoa học –kĩ thuật và văn hóa thế giới thế kỉ XVIII –nửa đầu thế kỉ XX.
- Phân môn Địa lý: Thực hiện từ bài Tự nhiên châu Á đến bài Tây Nam Á và Nam Á.
- Ôn tập, kiểm tra đánh giá và trải nghiệm sáng tạo.
c) Học kì II: 17 tuần (Lịch sử: 01 tiết/ tuần; Địa lý 02 tiết/tuần)
- Phân môn Lịch sử: Thực hiện các bài còn lại; 
- Phân môn Địa lý: Thực hiện các bài còn lại; 
- Phần bài học Liên môn 03 tiết: Tìm hiểu văn hóa, giáo dục địa phương;
- Ôn tập, kiểm tra đánh giá và trải nghiệm sáng tạo.
II. Phân phối chi tiết của từng chủ đề 
	A.PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
Cả năm 53 tiết (35 tuần; học kì 1 mỗi tuần 2 tiết, học kì 2 mỗi tuần 1 tiết)
TT
Bài
Số tiết
Từ tiết
 -> tiết
Ghi chú
HỌC KÌ I
1
Bài 1. Biển đảo Việt Nam
2
1->2
Bài học liên môn
2
Bài12. Tự nhiên châu Á
4
3->6
3
Bài 13. Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á 
2
7->8
4
Kiểm tra giữa học kì I
1
9
5
Bài 14. Kinh tế châu Á. 
3
10->12
6
Bài 15. Tây Nam Á và Nam Á
4
13->16
7
Ôn tập học kì I
1
17
Giao nhiệm vụ cho HS ôn tập trên lớp hoặc về nhà
8
Kiểm tra học kì I
1
18
HỌC KÌ II
9
Bài 20. Khu vực Đông Á 
3
19->21
10
Bài 21. Khu vực Đông Nam Á
3
22->24
11
Bài 22. Hiệp Hội các nước Đông Nam Á
2
25->26
12
Bài 23. Vị trí địa lí, giới hạn và lịch sử hình thành lãnh thổ Việt Nam
3
27->29
13
Bài 24. Địa hình, khoáng sản Việt Nam
3
30->32
14
Kiểm tra giữa học kì II
1
33
15
Bài 25. Khí hậu Việt Nam
 3
34->36
16
Bài 26. Sông ngòi Việt Nam
3
37->39
17
Bài 27. Đất và sinh vật Việt Nam
3
40->42
18
Bài 28. Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam
2
43->44
19
Bài 29. Các miền địa lí tự nhiên
4
45->48
20
Bài 30. Tìm hiểu văn hóa, giáo dục địa phương 
3
49->51
Bài học liên môn
21
Ôn tập học kì II
1
52
Giao nhiệm vụ cho HS ôn tập trên lớp hoặc về nhà
22
Kiểm tra học kì II
1
53
B. PHÂN MÔN LỊCH SỬ
Cả năm 52 tiết (35 tuần; học kì 1 mỗi tuần 2 tiết, học kì 2 mỗi tuần 1 tiết)
TT
	Chủ đề (bài, nội dung)
Số tiết 
Thứ tự tiết
	Ghi chú 
HỌC KÌ I
1
Bài 1. Biển đảo Việt Nam
2
1->2
Bài liên môn
2
Bài 2. Các cuộc cách mạng tư sản Âu - Mĩ thế kỉ XVII –XVIII
3
3-> 5
3
Bài 3. Cách mạng công nghiệp.
2
6->7
4
Bài 4. Các nước tư bản chủ yếu thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
4
 8->11
5
Bài 5. Châu Á trước nguy cơ xâm lược của các nước phương Tây.
4
12->15
Phiếu bài tập 15phút
6
Bài 6. Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 -1918.
2
16->17
7
Kiểm tra giữa học kì I.
1
18
8
Bài 7. Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918-1939.
4
19->22
9
Bài 8. Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918-1939.
3
23->25
10
Bài 9. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và Liên Xô từ năm 1917 đến năm 1941.
3
26->28
Phiếu bài tập 15phút
11
Bài 10. Chiến tranh thế giới thứ hai 1939-1945.
3
29->31
12
Bài 11. Sự phát triển của khoa học –kĩ thuật và văn hóa thế giới thế kỉ XVIII –nửa đầu thế kỉ XX
3
32->34
13
Ôn tập học kì I
1
35
14
 Kiểm tra học kì I
1
36
HỌC KÌ II
15
Bài 16. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến 1884.
4
37->40
16
Bài 17. Phong trào yêu nước chống Pháp từ năm 1884 đến năm 1896
4
41->44
Phiếu bài tập 15phút
17
Kiểm tra giữa học kì II
1
45
18
Bài 18. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội (từ năm 1987- đến năm 1914).
 2
46-> 47
19
Bài 19. Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918.
3
48->50 
Phiếu bài tập 15phút
20
Ôn tập học kì II
1
 51
21
Kiểm tra học kì II.
1
52
	 Khoái Châu, ngày 
 HIỆU TRƯỞNG TỔ TRƯỞNG TỔ KHXH
 Hoàng Phượng Ly Phạm Xuân Hiểu
Tuần 1,2 
Tiết 1-2 Bài 1: BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp dạy:
I) Mục tiêu:
1) Kiến thức:
- Biết diện tích, trình bày được một số đặc điểm của Biển Đông và vùng biển của nước ta: Là một biển lớn tương đối kín, nằm trải rộng từ xích đạo tới chí tuyến Bắc, diện tích là 3.447.000km2.Biển nóng quanh năm, chế độ gió, nhiệt của biển và hướng chảy của các dòng biển thay đổi theo mùa, chế độ thủy triều phức tạp.
2) Kỹ năng:
- Sử dụng bản đồ khu vực Đông Nam Á và bản đồ tự nhiên VN để xác định vị trí, giới hạn, phạm vi và nêu một số đặc điểm của biển VN.
3)Thái độ:
Yêu thiên nhiên quê hương đất nước
4) Định hướng phát triển năng lực: phân tích, tổng hợp, liên hệ thực tế
 II) Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1)Giáo viên:
 Bản đồ tự nhiên VN và bản đồ khu vực Đông Nam Á.
2) Học sinh: Tìm hiểu bài ở nhà, sưu tầm chứng cứ về 2 quần dảo HS và TS của VN
III) Hoạt động trên lớp:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu: tạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới
-HS nêu được những hiểu biết của em về lãnh thổ nước ta
-HS nêu được những hiểu biết về chứng cứ và quá trình thực thi, đấu tranh, bảo vệ chủ quyền biển đảo VN
2. Phương thức hoạt động: 
- GV gọi một vài học sinh phát biểu, tự bày tỏ chứng kiến của mình theo các câu hỏi gợi ý trong tài liệu HDH hoặc theo cách khác mà GV đưa ra.
3. Dự kiến sản phẩm:
HS nêu ý kiến , GV gợi mở và dẫn dắt vào bài.
Biển VN có vai trò quan trọng như thế nào đối với việc hình thành cảnh quan tự nhiên VN và ảnh hưởng gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước . 
VN cũng như thế giới đã có nhiều bằng chứng chứng minh 2QĐ HS, TS là của Việt Nam
- Thời phong kiến: Suốt trong 3 thế kỉ, từ Tk 17 đến cuối TK 19, các thời chúa Nguyễn, Tây Sơn và triều Nguyễn tiến hành chiếm hữu và thực thi, bảo vệ chủ quyền VN đối với QĐ HS, TS.
-Thời pháp thuộc( 1884-1945) cũng như khi trở lại xâm lược nước ta( 1945-1954), Pháp đã thực thi chủ quyền đối với 2 QĐ HS, TS một cách tích cực
-Thời kì 1954-1975 chính quyền Sài Gòn( chính quyền của VN cộng hòa tiếp tục quản lí hành chính, khảo sát, khai thác, bảo vệ 2 QĐ HS,TS
- Mùa xuân năm 1975, Hải quân nhân dân VN đã giải phóng các đảo ở TS do quân đội Sài Gòn đóng giữ. Chính phủ lâm thời cộng hòa miền Nam VN đã khẳng định chủ quyền của VN đối với 2 QĐ HS, TS
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
 1) Tìm hiểu đặc điểm chung của vùng biển VN 
a) Diện tích giới hạn của BĐ và biển VN:
 HS quan sát H2 + Thông tin sgk + Kiến thức đã học hãy xác định chỉ trên bản đồ.
1) Mục tiêu: HS trình bày được diện tích và đặc điểm của Biển Đông. Kể tên các nước ven Biển Đông
-Xác định được các eo biển thông với TBD,AĐD. Các vịnh biển lớn
-HS trình bày diện tích phần biển thuộc lãnh thổ VN và các bộ phận, khí hậu của biển VN. 
2. Phương thức hoạt động
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ như tài liệu HDH theo cá nhân
- Đại diện báo cáo kết quả, nhận xét, chỉnh sửa, đánh giá.
3. Dự kiến sản phẩm
a- Biển VN có diện tích 1 triệu km2
- Là 1 bộ phận của Biển Đông:
*Biển Đông:
- là biển lớn, diện tích khoảng 3447000km2, tương đối kín nằm trải rộng từ xích đạo tới chí tuyến Bắc. Vùng biển Việt nam là một phần của Biển Đông rộng khoảng 1 triệu km2 
+ Biển Đông là biển nửa kín ở TBD và được bao bọc bởi 9 nước: VN, CPC, Tlan, Malaixia, singapo, Inđônêxia, Bru-nây, Phi-lippin,TQ
+ Biển VN nằm trong biển Đông có ranh giới chưa được thống nhất, chưa được xem xét riêng biệt như phần đất liền mà xét chung trong Biển Đông. 
b.Đặc điểm khí hậu và hải văn của biển nước ta
Dựa thông tin sgk + H4; H5 Hãy điền vào bảng
Khí hậu và hải văn của biển
Đặc điểm
Chế độ gió
Chế độ gió mùa. Gió ĐB từ tháng 10- tháng 4. các tháng còn lại ưu thế là gió TN.
Gió trên biển mạnh hơn đất liền. Dông trên biển thường xuất hiện về đêm và sáng
Chế độ nhiệt
Ở biển, mùa hạ mát hơn, mùa đông ấm hơn trong đất liền. Biên độ nhiệt trong năm nhỏ, nhiệt độ trung bình của nước biển tầng mặt là 22°C
Chế độ mưa
Mưa trên biển thường ít hơn trong đất liền,( vì đất liền có nhiều núi cao nguyên chắn gió, lượng nước dề tích tụ), mưa đạt từ 1100-1300mm/năm. Sương mù trên biển thường xuất hiện vào cuối mùa đông và đầu mùa hạ.( ban ngày ấm nước bốc hơi, ban đêm lạnhngưng tụ tạo thành các hạt sương nhỏ bay lơ lửng) 
Dòng biển
Có 2 dòng biển mùa hạ và mùa đông chảy ngược chiều nhau
Chế độ thủy triều
Phức tạp, vịnh BB có chế độ nhật triều
Độ muối
30-33%°
2) Khám phá tài nguyên và bảo vệ môi trường biển VN
a. Mục tiêu: HS kể tên được các tài nguyên của biển VN.Những tài nguyên này là cơ sở để ptr nhiều ngành kinh tế 
b. Phương thức tiến hành
 - GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ như tài liệu HDH theo nhóm
- Đại diện báo cáo kết quả, nhận xét, chỉnh sửa, đánh giá.
c. Dự kiến sản phẩm
- Vùng biển VN nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, là một kho tài nguyên lớn nhưng không phải vô tận, cung cấp cho con người:
+ TN thủy sản: Giàu tôm, cá và các hải sản quý khác-> đánh bắt nuôi trồng, chế biến hải sản
+ TN khoáng sản: Dầu khí, khí đốt, muối, cát,...-> khai thác, chế biến khoáng sản biển
+ TN du lịch: nhiều phong cảnh đẹp( Vịnh Hạ Long), bãi biển đẹp-> pt du lịch biển
+ Bờ biển dài, vùng biển rộng có nhiều điều kiện xây dựng các hải cảng-> pt GTVT biển
-Điều hòa khí hậu, giúp cho mùa đông ấm, mùa hạ mát hơn trong đất liền
- Hãy cho biết những thiên tai thường gặp ở vùng biển nước ta?Vì sao phải bảo vệ môi trường biển?
* Bão,cát lấn, xâm nhập mặn, .
* Nhìn chung môi trường biển VN còn khá trong lành.
-1 số vùng ven bờ bị ô nhiễm nguồn nước biển, suy giảm nguồn hải sản
- Khai thác hợp lí đi đôi với bảo vệ tài nguyên, môi trường biển.
3.Tìm hiểu quá trình xác lập chủ quyền biển đảo Việt Nam
 a. Mục tiêu
- HS xác định trên lược đồ các đảo, quần đảo, 2 QĐ HS, TS của VN
-Trình bày những chứng cứ về quá trình xá lập chủ quyền biển, đảo của nước ta nói chung và 2 QD HS, TS nói riêng qua các thời kì lịch sử
b) Phương thức hoạt động: nhóm
- GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện như trong tài liệu HDH.
- HS trao đổi, bổ sung cho nhau; Báo cáo kết quả trước lớp. 
c) Dự kiến sản phẩm:
- Có nhiều dấu tích của người cổ sinh sống ở ven biển và các đảo nước ta.
- Biển, đảo gắn liền với nhiều chiến công hiển hách trong công cuộc bảo vệ Tổ Quốc VN. VD chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938
- Từ TK 16-17, cư dân Đàng Trong đã xác lập chủ quyền biển đảo nơi đây, trong đó gồm HS, TS
4. Tìm hiểu quá trình thực thi và đấu tranh bảo vệ chủ quyền của VN đối với 2 QĐ Hoàng Sa và Tsa
a.Mục tiêu 
HS trình bày và nhận xét được quá trình thực thi và đấu tranh bảo vệ chủ quyền của VN đối với 2 QĐ Hoàng Sa và TS qua các thời kì.
b) Phương thức hoạt động: 
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ như tài liệu HDH theo nhóm
- HS báo cáo kết quả, nhận xét, đánh giá; GV có thể chốt lại một số ý chính, những nội dung mà nhiều HS chưa hiểu.
c) Dự kiến sản phẩm:
*Thời phong kiến: Suốt trong 3 thế kỉ, từ Tk 17 đến cuối TK 19, các thời chúa Nguyễn, Tây Sơn và triều Nguyễn tiến hành chiếm hữu và thực thi, bảo vệ chủ quyền VN đối với QĐ HS, TS.
-Thời pháp thuộc( 1884-1945) cũng như khi trở lại xâm lược nước ta( 1945-1954), Pháp đã thực thi chủ quyền đối với 2 QĐ HS, TS một cách tích cực
-Thời kì 1954-1975 chính quyền Sài Gòn( chính quyền của VN cộng hòa tiếp tục quản lí hành chính, khảo sát, khai thác, bảo vệ 2 QĐ HS,TS
- Mùa xuân năm 1975, Hải quân nhân dân VN đã giải phóng các đảo ở TS do quân đội Sài Gòn đóng giữ. Chính phủ lâm thời cộng hòa miền Nam VN đã khẳng định chủ quyền của VN đối với 2 QĐ HS, TS
* Trải qua nhiều thời kì lịch sử, nhân dân ta đã rất tích cực thực thi và đấu tranh bảo vệ chủ quyền của VN đối với 2 QĐ Hoàng Sa và TSa
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.
a. Mục tiêu: củng cố những kiến thức đã học về biển đảo VN
b) Phương thức hoạt động: 
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ như tài liệu HDH theo nhóm
- HS báo cáo kết quả, nhận xét, đánh giá; GV có thể chốt lại một số ý chính, những nội dung mà nhiều HS chưa hiểu.
c) Dự kiến sản phẩm:
Lập bảng thống kê những chứng cứ quá trình thực thi và đấu tranh bảo vệ chủ quyền của VN đối với 2 QĐ Hoàng Sa và TS qua các thời kì.
Thời gian
Chứng cứ quá trình thực thi và đấu tranh bảo vệ chủ quyền của VN đối với 2 QĐ Hoàng Sa và TS
Tk 17 đến cuối TK 19
Các thời chúa Nguyễn, Tây Sơn và triều Nguyễn tiến hành chiếm hữu và thực thi, bảo vệ chủ quyền VN đối với QĐ HS, TS.
Thời pháp thuộc( 1884-1945)
Pháp đã thực thi chủ quyền đối với 2 QĐ HS, TS một cách tích cực. Pháp đã kí với triều đình Mãn Thanh công ước hoach định biên giới trên bộ và trên biển giữa VN và TQ, trong đó 2 quần đảo HS, TS là của VN. 1933 thống đống Nam Kì sáp nhập Ts vào tỉnh Bà Rịa. 1938, toàn quyền Đông Dương sáp nhập HS thuộc tỉnh Thừa Thiên và Pháp cho dựng bia chủ quyền trên đảo HS
Thời kì 1954-1975
chính quyền Sài Gòn( chính quyền của VN cộng hòa tiếp tục quản lí hành chính, khảo sát, khai thác, bảo vệ 2 QĐ HS,TS
Mùa xuân năm 1975
Hải quân nhân dân VN đã giải phóng các đảo ở TS do quân đội Sài Gòn đóng giữ. Chính phủ lâm thời cộng hòa miền Nam VN đã khẳng định chủ quyền của VN đối với 2 QĐ HS, TS
2.(Hoạt động cặp đôi)
a. Mục tiêu:HS tìm được một số chứng cứ về việc xác lập và thực thi chủ quyền biển đảo VN tâm đắc nhất
b) Phương thức hoạt động: 
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ như tài liệu HDH theo nhóm
- HS báo cáo kết quả, nhận xét, đánh giá; GV có thể chốt lại một số ý chính, những nội dung mà nhiều HS chưa hiểu.
c) Dự kiến sản phẩm:
Pháp đã thực thi chủ quyền đối với 2 QĐ HS, TS một cách tích cực. Pháp đã kí với triều đình Mãn Thanh công ước hoach định biên giới trên bộ và trên biển giữa VN và TQ, trong đó 2 quần đảo HS, TS là của VN. 1933 thống đống Nam Kì sáp nhập TS vào tỉnh Bà Rịa. 1938, toàn quyền Đông Dương sáp nhập HS thuộc tỉnh Thừa Thiên và Pháp cho dựng bia chủ quyền trên đảo H3. 
3.Biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với việc phát triển kinh tế và đời sống nhân dân ta
a. Mục tiêu: HS nêu được những thuận lợi và khó khăn của biển đối với việc phát triển kinh tế và đời sống nhân dân ta
b) Phương thức hoạt động: 
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ như tài liệu HDH theo nhóm
- HS báo cáo kết quả, nhận xét, đánh giá; GV có thể chốt lại một số ý chính, những nội dung mà nhiều HS chưa hiểu.
c) Dự kiến sản phẩm:
*Vùng biển VN nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, là một kho tài nguyên lớn 
+ TN thủy sản: Giàu tôm, cá và các hải sản quý khác-> đánh bắt nuôi trồng, chế biến hải sản
+ TN khoáng sản: Dầu khí, khí đốt, muối, cát,...-> khai thác, chế biến khoáng sản biển
+ TN du lịch: nhiều phong cảnh đẹp( Vịnh Hạ Long), bãi biển đẹp-> pt du lịch biển
+ Bờ biển dài, vùng biển rộng có nhiều điều kiện xây dựng các hải cảng-> pt GTVT biển
-Điều hòa khí hậu, giúp cho mùa đông ấm, mùa hạ mát hơn trong đất liền
* Bão,cát lấn, xâm nhập mặn, .
-1 số vùng ven bờ bị ô nhiễm nguồn nước biển, suy giảm nguồn hải sản
- Khai thác hợp lí đi đôi với bảo vệ tài nguyên, môi trường biển.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
1.(Hoạt động cặp đôi)
a. Mục tiêu: HS nêu được những chứng cứ về việc xác lập và thực thi chủ quyền biển đảo VN, biết sử dụng trong việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay
b) Phương thức hoạt động: 
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ như tài liệu HDH theo nhóm
- HS báo cáo kết quả, nhận xét, đánh giá; GV có thể chốt lại một số ý chính, những nội dung mà nhiều HS chưa hiểu.
c) Dự kiến sản phẩm:
-Chúng ta cần đấu tranh bằng chính trị thông qua nhiều bằng chứng có giá trị để bảo vệ chủ quyền biển đảo VN
2.(Hoạt động cặp đôi)
-Bằng hiểu biết của bản thân, hãy lựa chọ một địa phương biển để xây dựng dự án học tập về việc tuyên truyền bảo vệ môi trường biển của địa phương hoặc dự án học tập tuyên truyền về chủ quyền của VN đối với 2 QĐ HS, TS?
- Chọn tuyên truyền về chứng cứ một số chứng cứ về việc xác lập và thực thi chủ quyền biển đảo VN tại Đồ Sơn- Hải Phòng
 E.HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
- Mục tiêu: giúp HS có hứng thú tìm tòi thêm những nội dung liên quan đến bài học.
- Phương thức hoạt động: Khuyến khích HS thực hiện nhiệm vụ; GV cũng có thể gợi ý những nội dung khác để HS thấy hứng thú và tự tìm tòi thêm.
*Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 3-6
ĐỊA LÍ CHÂU Á
Tiết 3-6. Bài 12: TỰ NHIÊN CHÂU Á
Ngày soạn:
Ngày dạy:
 Lớp dạy:
I) Mục tiêu: Sau bài học HS cần nắm	 
1)Kiến thức - Biết được vị trí địa lí, giới hạn, đặc điểm tự nhiên của Châu Á trên bản đồ
- Trình bày được đặc điểm hình dạng, kích thước lãnh thổ Châu Á: Là châu lục có kích thước rộng lớn, hình dạng mập mạp, địa hình, khí hậu, sông ngòi, cảnh quan châu Á
 - Trình bày đặc điểm địa hình, khoáng sản của Châu Á: Địa hình đa dạng phức tạp 
 nhất, có nhiều khoáng sản.
2) Kỹ năng:
- Đọc và phân tích kiến thức từ bản dồ tự nhiên Châu Á.
- Phân tích các mối quan hệ địa lí để giải thích đặc điểm tự nhiên.
3)Thái độ: 
 Yêu thiên nhiên, có niềm tin vào khoa học
4)Định hướng phát triển năng lực: Phân tích kênh hình, tư duy tổng hợp, vận dụng kiến thức vào cuộc sống 
II) Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1)Giáo viên:
- Bản đồ tự nhiên Châu Á + Tự nhiên thế giới
- Các tranh ảnh núi non, đồng bằng của Châu Á.
2) Học sinh: Chuẩn bị đồ dùng học tập 
III) Hoạt động trên lớp:
1Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ và sự chuẩn bị của học sinh
3.Bài mới
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG(HĐ nhóm)
1. Mục tiêu: tạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
2. Phương thức hoạt động: 
Quan sát hình 1 và dựa vào kiến thức đã học, hãy nêu những hiểu biết của em về tự nhiên châu Á 
- GV gọi một vài học sinh phát biểu, tự bày tỏ chứng kiến của mình theo các câu hỏi gợi ý trong tài liệu HDH hoặc theo cách khác mà GV đưa ra.
3. Dự kiến sản phẩm:
HS nêu ý kiến , GV gợi mở và dẫn dắt vào bài.
Châu Á là châu lục rộng lớn nhất,có điều kiện tự nhiên phức tạp và đa dạng nhất. Tính phức tạp ,đa dạng đó được thể hiện trước hết qua cấu tạo địa hình và sự phân bố khoáng sản 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
 1) Vị trí địa lí, giới hạn và kích thước của châu luc:
 a) Mục tiêu: Trình bày được VTĐL, kích thước châu Á
- Xác định điểm Cực Bắc và Cực Nam phần đất liền của Châu Á trên những vĩ độ địa lí nào?
- Châu Á tiếp giáp những châu lục, đại dương nào?
-Nêu diện tích phần đất liền, phần đất liền và các đảo
3) Chiều dài từ điểm Cực Bắc đến điểm Cực Nam, chiều rộng từ Tây sang Đông của Châu Á là bao nhiêu km?
4) Qua đó em có nhận xét gì về đặc điểm vị trí, giới hạn, diện tích lãnh thổ Châu Á?
b) Phương thức hoạt động: 
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ như tài liệu HDH theo nhóm
 - Đại diện báo cáo kết quả, nhận xét, chỉnh sửa, đánh giá.
c) Gợi ý sản phẩm
a.Vị trí
- Ở nửa cầu Bắc
- Là 1 bộ phận của lục địa Á - Âu
- Diện tích khoảng: 41,5 triệu km2 (kể cả đảo tới 44,4 triệu km2) => Rộng nhất thế giới.
- Lãnh thổ trải rộng từ vùng vùng Xích đạo đến cực Bắc .
-Giáp TBD,BBD
b.Kích thước:
-Từ Đ-T:9200km
-Từ B-N:8500km
 => Rộng lớn.
2. Đặc điểm địa hình - khoáng sản 
a) Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm ĐH-KS
b) Phương thức hoạt động: 
- Xác định vị trí, đọc tên và nêu sự phân bố các dãy núi và sơn nguyên chính đồng bằng lớn của châu Á?
-Trình bày đặc điểm chung của địa hình châu Á?
- Hãy nhận xét về nguồn tài nguyên khoáng sản chủ yếu của Châu Á? Kể tên những khoáng sản chủ yếu của châu Á(Chỉ trên bản đồ)
- Dầu mỏ, khí đốt tập trung nhiều ở đâu? ( Tây Nam Á: Iran, Irăc, Cô-et )
- GV giao việc như trong tài liệu HDH theo nhóm cặp
- HS thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát, hỗ trợ (nếu cần)
- Báo cáo kết quả, nhận xét, chỉnh sửa, bổ sung; đánh giá.
+ Dãy Hi-ma-lay-a được coi là nóc nhà của thế giới với đỉnh Evơ-ret (Chô-mô-lung-ma) cao nhất thế giới: 8848m.
+ Phần rìa phía đông, đông nam nằm trong vành đai lửa TBD => thường xuyên xảy ra động đất núi lửa, sóng thần.
+ VN cũng chịu ảnh hưởng, thỉnh thoảng vẫn còn xảy ra động đất nhưng cường độ ko lớn
Qua đó có nhận xét gì về đặc điểm chung của địa hình châu á?
Qua đó có nhận xét gì về tài nguyên khoáng sản của châu á?
- GV : Bổ xung: Vì nguồn lợi dầu mỏ nên các nước lớn (Hoa Kì) muốn thâu tóm => Chúng gây chia rẽ giữa các dân tộc, chiến tranh xảy ra liên miên, làm mất an ninh trật tự xã hội. Cuộc chiến tranh Irắc do Mĩ can thiệp 
c) Dự kiến sản phẩm:
a) Địa hình: 
- Châu á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới.Thiên Sơn,An Tai,Hymalaya .
+ Các dãy núi chạy theo 2 hướng chính: đông - tây và bắc -nam làm cho địa hình bị chia cắt phức tạp.
+Các dãy núi tập trung ở trung tâm
=> Địa hình đa dạng, chia cắt phức tạp 
b) Khoáng sản:
 Phong phú, đa dạng và có trữ lượng lớn: Dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm và 1 số kim loại màu: đồng thiếc 
 3) Tìm hiểu về khí hậu: Nhóm. (15/)
a) Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm khí hậu châu Á
b) Phương thức hoạt động: 
Dựa thông tin tài liêu HDH và H4 và sự hiểu biết.
- Đọc tên các đới khí hậu ở Châu Á từ vùng cực Bắc -> Xích đạo dọc theo KT 800Đ.Giải thích tại sao khí hậu Châu Á lại chia thành nhiều đới khí hậu như vậy? Xác định các kiểu khí hậu ở dọc vĩ tuyến400B ?Giải thích tại sao trong mỗi đới khí hậu lại chia thành nhiều kiểu khí hậu như vậy?
- Xác định các kiểu khí hậu phổ biến ở châu Á? Nơi phân bố và đặc điểm của các kểu khí hậu đó?
- GV giao việc như trong tài liệu HDH theo nhóm cặp
- HS thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát, hỗ trợ (nếu cần)
- Báo cáo kết quả, nhận xét, chỉnh sửa, bổ sung; đánh giá.
+ Do vị trí đia lí kéo dài từ vùng cực Bắc -> Xích đạo lượng bức xạ ánh sáng phân bố không đều nên hình thành các đới khí hậu khác nhau.
- Do lãnh thổ rộng lớn, ảnh hưởng củađịa hình núi cao chắn gió, ảnh hưởng của biển ít vào sâu trong nội đia nên mỗi đới khí hậu lại phân thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau.
* Sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa là do châu Á có kích thước rộng lớn, địa hình lại chia cắt phức tạp, núi và cao nguyên đồ sộ ngăn cản ảnh hưởng của biển 
c) Dự kiến sản phẩm:
a) Châu Á có đủ các đới khí hậu trên Trái Đất:
- Khí hậu Châu Á rất đa dạng, phân hóa thành nhiều đới và kiểu khí hậu khác nhau:
+ Từ khí hậu cực và cận cực -> khí hậu ôn đới -> khí hậu cận nhiệt -> khí hậu nhiệt đới -> khí hậu xích đạo.
- Nguyên nhân:- Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo, địa hình đa dạng, p

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_8_chuong_trinh_ca_nam_truong_thcs_nguyen.doc