Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 18, Bài 22: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 18, Bài 22: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

TIẾT 18. BÀI 22. HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN)

(2 tiết –Tiết 1)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

-Trình bày được 1 số đặc điểm nổi bật về hiệp hội các nước ĐNA (ASEAN).

*Yêu cầu đối với HS khá giỏi: Phân tích được các bảng thống kê để biết đặc điểm kinh tế của ASEAN.

2. Năng lực

-Năng lực chung

+ Tự chủ và tự học: Tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ thông qua các câu hỏi, bài tập.

+ Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày thông tin, thảo luận nhóm.

+ Giải quyết vấn đề sáng tạo: Phân tích được ý nghĩa và sự lí thú của việc học tập môn Địa lí.

-Biết đọc các bảng thống kê để biết đặc điểm kinh tế của ASEAN.

-Đọc được bản đồ để biết quá trình hình thành và phát triển của ASEAN.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập trong thời kì dịch bệnh Covid 19.

- Nhân ái: Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau.

- Trung thực : Tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập.

 

doc 3 trang Phương Dung 4450
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 18, Bài 22: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: /12/2021
TIẾT 18. BÀI 22. HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN)
(2 tiết –Tiết 1)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
-Trình bày được 1 số đặc điểm nổi bật về hiệp hội các nước ĐNA (ASEAN).
*Yêu cầu đối với HS khá giỏi: Phân tích được các bảng thống kê để biết đặc điểm kinh tế của ASEAN.
2. Năng lực	
-Năng lực chung
+ Tự chủ và tự học: Tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ thông qua các câu hỏi, bài tập.
+ Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày thông tin, thảo luận nhóm.
+ Giải quyết vấn đề sáng tạo: Phân tích được ý nghĩa và sự lí thú của việc học tập môn Địa lí. 
-Biết đọc các bảng thống kê để biết đặc điểm kinh tế của ASEAN.
-Đọc được bản đồ để biết quá trình hình thành và phát triển của ASEAN.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập trong thời kì dịch bệnh Covid 19.
- Nhân ái: Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau.
- Trung thực	: Tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm).
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- GV: Máy chiếu
- HS: Chuẩn bị trước nội dung bài học
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động khởi động 
a. Mục tiêu: Kết nối vào bài học
b. Cách thức tổ chức
2. Khởi động: - GV chiếu cờ của ASEAN: Yêu cầu HS dựa vào sự hiểu biết của bản thân, cho biết cờ của ASEAN gợi cho em những thông tin gì?
- GV ghi những ý kiến của HS lên góc bảng: Biểu tượng hiệp hội ĐNA "Bã lóa với 10 rẽ lóa, gồm có 10 nước thành viên, và dẫn dắt HS vào bài học ...
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
 2.1. Tìm hiểu Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
*MT: Trình bày được sự ra đời, mục tiêu thành lập, các nước thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á. 
* Cách thức tổ chức 
*HĐ nhóm cặp đôi (3’)
 - GV chiếu H2 trang 46 yêu cầu HS quan sát kết hợp thông tin mục 1, thảo luận nhóm cặp đôi các câu hỏi trang 46.
CH: + Kể tên các nước thuộc ASEAN và năm gia nhập.
+ Cho biết mục tiêu của ASEAN đã thay đổi như thế nào qua thời gian.
+ Nêu những nguyên tắc hợp tác của ASEAN.
- Đại diện nhóm lên báo cáo trên lược đồ, chia sẻ.
- GV chuẩn lại kiến thức.
2.2. Những vấn đề hợp tác để phát triển kinh tế -xã hội ở ASEAN
*MT: Trình bày những vấn đề hợp tác để phát triển kinh tế - xã hội ở ASEAN
* Cách thức tổ chức 
*HĐ nhóm cặp đôi (5’)
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin Tr 47 thảo luận nhóm với nội dung sau:
CH 1: Các nước ĐNÁ có những thuận lợi và khó khăn gì về tự nhiên, kinh tế, xã hội để hợp tác phát triển kinh tế?
CH2: Nêu một số hình thức hợp tác trong ASEAN.
- Đại diện 1 nhóm chia sẻ, các nhóm bổ sung.
- Giáo viên chuẩn xác kiến thức.
1. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
- Thành lập ngày 8/8/1967.
- Việt Nam ra nhập ngày 28/7/1995.
* Mục tiêu:
+ 25 năm đầu liên kết về quân sự là chính.
+ Từ đầu thập niên 90 của thế kỉ XX: Giữ vững hòa bình, an ninh, ổn định khu vực và XD một cộng đồng hòa hợp cùng phát triển kinh tế.
+ Đến năm1999 Hiệp hội có 10 nước thành viên hợp tác để cùng phát triển (H2Tr. 46)
*Nguyên tắc: Tự nguyện, tôn trọng chủ quyền và hợp tác toàn diện.
2. Những vấn đề hợp tác để phát triển kinh tế -xã hội ở ASEAN
- Các nước ASEAN có nhiều điều kiện thuận lợi: tự nhiên, văn hóa, xã hội để hợp tác phát triển kinh tế.
- Các hình thức hợp tác như: 6 hình thức sau:
+XD tam giác tăng trưởng kinh tế.
+Nước phát triển hơn giúp đỡ nước chậm phát triển.
+Tăng cường trao đổi hàng hóa.
+Phát triển giao thông.
+Hợp tác để khai thác và bảo vệ sông Mê Công.
+Cộng đồng ASEAN có 3 trụ cột chính (SGK).
3. Hoạt đông luyện tập 
- Câu 1. Nêu mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của ASEAN.
- Câu 2. Nêu các hình thức trong hợp tác ASEAN.
4. Vận dụng
GV hướng dẫn HS về nhà tìm hiểu những nội dung hợp tác của cộng đồng kinh tế AEC – một trong ba trụ cột của cộng đồng Asean.
5. Hướng dẫn về nhà
- Học bài theo nội dung của mục 1.
- Dựa vào thông tin trang 49, em hãy liệt kê những cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN vào 2 mũi tên trang 48.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_8_tiet_18_bai_22_hiep_hoi_cac_nuoc_dong_n.doc