Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 2+3+4, Bài 12: Tự nhiên châu Á - Năm học 2021-2022

Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 2+3+4, Bài 12: Tự nhiên châu Á - Năm học 2021-2022

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

-Biết được vị trí địa lí, giới hạn của Châu Á trên bản đồ.

-Trình bày được đặc điểm về kích thước lãnh thổ, địa hình và khoáng sản của Châu Á.

-Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm về khí hậu, sự khác giữa các kiểu khí hậu gió mùa và lục địa ở châu Á.

-Trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi châu Á. Nêu và giải thích được sự khác nhau về chế độ nước, giá trị kinh tế của các hệ thống sông lớn.

-Trình bày được các cảnh quan tự nhiên ở châu Á và giải thích được sự phân bố của 1 số cảnh quan.

2. Năng lực

-Đọc được bản đồ, lược đồ để trình bày các đặc điểm tự nhiên của Châu Á.

3. Phẩm chất

- Yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- GV: Máy chiếu

- HS: SHD, vở ghi, chuẩn bị bài theo câu hỏi tài liệu.

 

doc 8 trang Phương Dung 5540
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 2+3+4, Bài 12: Tự nhiên châu Á - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 10/9/2021
ĐỊA LÍ CHÂU Á
TIẾT 2,3,4. BÀI 12. TỰ NHIÊN CHÂU Á (3 tiết)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
-Biết được vị trí địa lí, giới hạn của Châu Á trên bản đồ.
-Trình bày được đặc điểm về kích thước lãnh thổ, địa hình và khoáng sản của Châu Á.
-Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm về khí hậu, sự khác giữa các kiểu khí hậu gió mùa và lục địa ở châu Á.
-Trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi châu Á. Nêu và giải thích được sự khác nhau về chế độ nước, giá trị kinh tế của các hệ thống sông lớn.
-Trình bày được các cảnh quan tự nhiên ở châu Á và giải thích được sự phân bố của 1 số cảnh quan.
2. Năng lực
-Đọc được bản đồ, lược đồ để trình bày các đặc điểm tự nhiên của Châu Á.
3. Phẩm chất
- Yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. 
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- GV: Máy chiếu
- HS: SHD, vở ghi, chuẩn bị bài theo câu hỏi tài liệu.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề
* Mục tiêu: 
- HS nêu được những hiểu biết về lãnh thổ nước ta.
- Tạo hứng thú cho HS trước khi vào tiết học.
* Tổ chức thực hiện 
- GV chiếu 1 số hình ảnh (núi, sơn nguyên, đồng bằng, rừng) của châu Á lên bảng, yêu cầu HS quan sát kết hợp với hiểu biết của bản thân, hãy nêu hiểu biết của em về tự nhiên châu Á.
- GV gọi HS báo cáo kết quả và ghi vào góc bảng.
- HS khác nhận xét, bổ sung và GV dẫn dắt vào bài ... 
Tiết 2
Ngày giảng: 13/9 8D; 14/9 8E; 16/9 8C, 8G; 18/9 8B
2. Hoạt động 2. Hoạt độnghình thành kiến thức
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*HĐ 1.Tìm hiểu vị trí địa lí, giới hạn và kích thước lãnh thổ.
*Mục tiêu: - Nêu được vị trí địa lí, giới hạn của châu Á.
- Trình bày và giải thích được đặc điểm về vị trí địa lí, giới hạn của châu Á.
* Tổ chức thực hiện 
- GV chiếu lược đồ vị trí địa lí châu Á lên bảng, yêu cầu HS quan sát kết hợp với H.2 SGK trang 93 và thảo luận nhóm cặp đôi các câu hỏi mục 1 SHD trang 93 (5’).
- Đại diện các nhóm lên báo cáo trên bản đồ, các nhóm khác nhận xét, bổ sung và đánh giá.
- GV chốt lại kiến thức.
- GV chiếu bảng diện tích các châu lục đã học, yêu cầu HS nhận xét và so sánh diện tích của châu Á với các châu lục khác đã học.
Châu lục
Diện tích (triệu km2)
Ch
u Âu
10,0
Châu Ph

30,

Châu Mĩ
42,0
Châu Đại Dương
14,0
Châu Á
44,4
*CH: Với vị trí địa lý và kích thước rộng lớn như vậy đã ảnh hưởng đến khí hậu châu Á như thế nào?
*HĐ 2: Tìm hiểu về đặc điểm địa hình và khoáng sản châu Á.
* Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm địa hình và khoáng sản châu Á.
* Tổ chức thực hiện 
- GV chiếu lược đồ tự nhiên châu Á lên bảng, yêu cầu HS quan sát kết hợp với H.3, thông tin SHD trang 94 và thảo luận nhóm cặp đôi các câu hỏi mục 2 SHD trang 94 (5’).
- HS thực hiện, GV quan sát, theo dõi và kiểm soát HS.
- Đại diện các nhóm lên báo cáo trên bản đồ, các nhóm khác nhận xét, bổ sung và đánh giá.
- GV chốt lại kiến thức trên bản đồ.
CH: Địa hình châu Á đã ảnh hưởng đến khí hậu ở châu lục này như thế nào?
(Núi cao ngăn cản ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền )
CH: Địa hình châu Á có thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất avf đời sống của người dân?
CH: Dựa vào H3 và bản đồ trên bảng, em hãy: - Cho biết châu Á có những khoáng sản nào?
- Mỏ dầu và khí đốt tập trung nhiều nhất ở khu vực nào?
- Nhận xét chung về đặc điểm khoáng sản ở châu Á.
- Việt Nam có những loại khoáng sản nào?
1.Vị trí địa lí, giới hạn và kích thước lãnh thổ 
* Vị trí địa lí, giới hạn
-Nằm ở nửa cầu Bắc, là một bộ phận của lục địa Á-Âu.
- Lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo.
- Giáp 2 châu lục và 3 đại dương lớn (H.2-Tr. 93).
* Kích thước: Là châu lục rộng nhất thế giới với diện tích là 44,4 triệu km2 (kể cả đảo).
2. Đặc điểm địa hình và khoáng sản
a. Đặc điểm địa hình
- Có nhiều dãy núi cao và đồ sộ nhất thế giới, tập trung chủ yếu ở trung tâm châu lục, chạy theo hai hướng chính Đông – Tây và Bắc – Nam.
- Nhiều đồng bằng rộng lớn phân bố ở rìa lục địa.
- Nhiều dãy núi cao, đồng bằng nằm xen kẽ, vì vậy địa hình bị chia cắt phức tạp.
b. Khoáng sản
Phong phú và có trữ lượng lớn, đặc biệt là: Dầu mỏ, khí đốt, than, sắt và kim loại màu... phân bố chủ yếu ở vùng núi thấp và đồng bằng.
Tiết 3
Ngày giảng: 
Hoạt động của GV và HS 
*HĐ 1: Tìm hiểu về khí hậu của châu Á (35’)
* Mục tiêu: Trình bày và giải thích được đặc điểm khí hậu của châu Á.
* Tổ chức thực hiện 
- GV chiếu lược đồ H4-Tr.95: Khí hậu Châu Á.
- Yêu cầu HS dựa vào lược đồ trên bảng kết hợp với thông tin SGK mục 3 tr.96, thảo luận theo nhóm cặp đôi câu hỏi trong sách tr.95 (5’).
+GV gợi ý: Đọc tên các đới khí hậu dọc kinh tuyến 800Đ từ Bắc xuống Nam và tên các kiểu ngang vĩ tuyến 400B từ Đông sang Tây.
+Giải thích cần dựa vào vị trí địa lí, giới hạn và địa hình của châu Á.
- HS thực hiện lệnh, GV theo dõi quan sát, giúp đỡ, kiểm soát HS.
- Đại diện các nhóm báo cáo trên bản đồ, các nhóm khác nhận xét, bổ sung chia sẻ, phản biện.
- GV chốt lại kiến thức.
CH: Xác định và đọc tên các đới khí hậu từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo dọc theo kinh tuyến 80oĐ.
*CH: Giải thích tại sao Châu Á lại chia thành nhiều đới khí hậu như vậy?
- Yêu cầu học sinh quan sát tiếp H4 và bản đồ khí hậu châu Á lên báo cáo tiếp trên bản đồ:
CH: Xác định và đọc tên trên bản đồ đới khí hậu được phân hoá thành nhiều kiểu khí hậu?
- GV yêu cầu HS dựa vào H4 và thông tin SGK tr.96, thảo luận nhóm 4 HS với nội dung sau (3’):
1. Kể tên các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa. Nêu phân bố và đặc điểm chung của các kiểu khí hậu đó.
2. Liên hệ Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào? Kiểu khí hậu gì?
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV chuẩn xác kiến thức trên biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của các kiểu khí hậu gió mùa và lục địa.
 Nội dung chính
3. Khí hậu 
* Phân hóa thành nhiều đới khác nhau: Có 5 đới khí hậu: cực và cận cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới và xích đạo.
- Nguyên nhân: Do lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo nên lượng nhiệt nhận được khác nhau.
*Trong các đới thường phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau, như:
+Ôn đới: 3 kiểu: ôn đới lục địa, ôn đới gió mùa, ôn đới hải dương.
+Cận nhiệt: 4 kiểu: cận nhiệt địa trung hải, cận nhiệt gió mùa, cận nhiệt lục địa, kiểu khí hậu núi cao.
+Nhiệt đới: 2 kiểu: nhiệt đới gió mùa và nhiệt đới khô. (Học H4 SGK-95).
*Các kiểu khí hậu phổ biến là: gió mùa và lục địa
Kiểu
 khí hậu
Các kiểu khí hậu
Phân bố
Đặc điểm chung
Khí hậu gió mùa
1.Ôn đới gió mùa.
2. Cận nhiệt đới gió mùa.
3. Nhiệt đới gió mùa.
-Đông Á.
-Đông Á.
 -ĐNÁ (VN), Nam Á
- Mùa đông lạnh khô ít mưa.
- Mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều.
Khí hậu lục địa
1. Ôn đới lục địa.
2. Cận nhiệt đới lục địa.
3. Nhiệt đới khô.
-Nội địa
-Nội địa
-Tây Nam Á.
- Mùa đông lạnh khô.
- Mùa hạ nóng khô.
*CH: Giải thích tại sao mỗi đới khí hậu thường phân hoá thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau?
*GV lưu ý HS cách đọc:
- Các đới khí hậu theo chiều từ Bắc xuống Nam; 
- Các kiểu khí hậu từ Đông sang Tây.
- Nguyên nhân: Do kích thước lãnh thổ rộng lớn, địa hình chia cắt phức tạp, có nhiều dãy núi và sơn nguyên cao đã ngăn cản ảnh hưởng của biển xâm nhập sâu vào nội địa.
Tiết 4
Ngày giảng: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* HĐ 1: T×m hiÓu ®Æc ®iÓm s«ng ngßi ch©u ¸ 
*Môc tiªu: Tr×nh bµy ®­îc đặc điểm chung cña s«ng ngßi ch©u ¸. Nªu vµ gi¶i thÝch ®­îc sù kh¸c nhau vÒ chÕ ®é nước; Biết được giá trị kinh tế của c¸c hÖ thèng s«ng lín.
* Tổ chức thực hiện 
- GV chiếu bản đồ Tự nhiên châu Á, yêu cầu HS quan sát kết hợp H3 sách tr.94, trả lời câu hỏi:
CH: Em có nhận xét gì về mạng lưới sông ngòi châu Á? Kể tên các hệ thống sông lớn và sự phân bố sông ngòi?
*HĐ nhóm cặp đôi (5’)
- GV yªu cÇu HS dùa vµo H3 vµ th«ng tin trong sách 96, th¶o luËn theo nhóm cặp đôi hoàn thành theo nội dung bảng SHD - 96. 
- Đại diện nhãm b¸o c¸o, chia sẻ kết hợp chỉ trªn bản đồ. Các nhóm nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- GV chuẩn lại kiến thức trên bản đồ. 
4. Đặc ®iÓm s«ng ngßi ch©u ¸ 
- Sông ngòi châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn như: 
I-ê-nít-xây, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công ..., do lãnh thổ rộng lớn và mưa nhiều.
- Sông ngòi phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.
Các khu vực
Các sông lớn
Đặc điểm chung
Bắc Á
S.Ô-bi, s.I-ê-nit-xây, s. Lê-na
Mạng lưới sông dày, mùa đông nước đóng băng, mùa xuân có lũ do băng tan.
Đông Á, ĐNA, NA
s. Mê Công, Hoàng Hà, Trường Giang...
- Mạng lưới sông dày và có nhiều sông lớn.
-Vì là những khu vực mưa nhiều, lượng nước lớn vào mùa hạ và cạn vào mùa đông.
TNA và Trung Á
s.Ơ-phrat, s.Ti-grơ
- Ít sông.
- Vì thuộc khu vực khí hậu lục địa khô hạn, nguồn cung cấp nước chủ yếu do băng, tuyết tan. 
GV hỏi thêm:
CH: Các sông lớn của Bắc Á và Đông Á bắt nguồn từ đâu và đổ nước vào biển, đại dương nào?
CH: Dựa vào H3, em hãy cho biết sông Ô-bi chảy theo hướng nào và qua các đới khí hậu nào? Tại sao về mùa xuân vùng trung và hạ lưu sông Ô-bi lại có lũ băng lớn? 
CH: Sông Mê Công khi chảy vào nước ta có tên là gì? Tại sao lại đổi tên?
- Áp dụng kĩ thuật Động não
CH: S«ng ngßi ë ch©u ¸ cã nh÷ng gi¸ trÞ kinh tÕ g×? Trong đó giá trị nào mang lại hiệu quả cao nhất?
- GV nhấn mạnh về giá trị thuỷ điện của sông ngòi ở châu Á: việc phát triển thuỷ điện và hiệu quả.
* HĐ 2: Tìm hiểu về các đới cảnh quan tự nhiên ở châu 
* Mục tiêu: Trình bày được các cảnh quan tự nhiên ở châu Á và giải thích được sự phân bố của một số cảnh quan.
* Cách tiến hành
- GV chiếu H5 lên bảng, HS quan sát kết hợp SHD, thống nhất theo nhóm cặp đôi các câu hỏi trong Sách HDH (3’):
CH: Đọc tên các đới cảnh quan của châu Á theo thứ tự từ Bắc xuống Nam dọc theo kinh tuyến 800 Đ.
CH: Đọc tên các cảnh quan phân bố ở khu vực khí hậu gió mùa và cảnh quan ở khu vực khí hậu lục địa khô hạn?
CH: Nhận xét sự phân hoá cảnh quan tự nhiên châu Á? Nguyên nhân của sự phân hoá đó?
- Đại diện nhóm lên báo cáo trên bản đồ, chia sẻ.
- GV chuẩn lại trên bản đồ, nhấn mạnh kĩ năng chỉ bản đồ.
- Áp dụng kĩ thuật Động não
CH: Em hãy nêu hiểu biết của bản thân về diện tích rừng lá kim, rừng cận nhiệt và rừng nhiệt đới ở châu Á. Hậu quả diện tích rừng thu hẹp. Hướng giải quyết.
*Giá trị kinh tế của sông: Cung cấp nước, thủy điện, giao thông, du lịch ...
5. C¶nh quan tù nhiªn ch©u ¸
- Cảnh quan phân hoá đa dạng:
+ Từ Bắc xuống Nam: Dọc kinh tuyến 800 Đ có: Đài nguyên, rừng lá kim, thảo nguyên, hoang mạc, núi cao, xa van và cây bụi, rừng nhiệt đới.
+ Từ ven biển vào nội địa:
*Khu vực khi hậu gió mùa: Rừng hỗn hợp và lá rộng, rừng cận nhiệt, rừng nhiệt đới ẩm và xa van, cây bụi.
*Khu vực khí hậu lục địa: Rừng lá kim, thảo nguyên, hoang mạc và bán hoang mạc.
 - Nguyên nhân: Do sự phân hoá đa dạng về các đới và các kiểu khí hậu; ảnh hưởng của biển giảm dần khi vào sâu trong lục địa.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức về vị trí, địa hình; khí hậu, sông ngòi Châu Á.
* Tổ chức thực hiện
Dựa vào bản đồ: 
1. Em hãy xác định vị trí địa lí và giới hạn châu Á. Vị trí địa lý của châu Á có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế?
2. Hãy xác định các đới và các kiểu khí hậu châu Á trên bản đồ? Giải thích vì sao châu Á lại có nhiều đới và nhiều kiểu khí hậu như vậy?
3. Tại sao sông ngòi ở Bắc Á lại đóng băng về mùa đông? Tại sao ở Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á lại có nhiều sông lớn và chế độ nước thất thường?
4. Hoạt động 4: Vận dụng 
- Mục tiêu: Mở rộng thêm kiến thức về thuận lợi và khó khăn của tự nhiên Châu Á với sản xuất và đời sống.
* Tổ chức thực hiện
GV hướng dẫn HS dựa vào nhứng kiến thức đã học nêu những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên Châu Á với sản xuất và đời sống.
5. Hướng dẫn HS học bài ở nhà
Tiết 2
- Học bài theo vở ghi và kết hợp hình 2,3 SGK trang 93.
- Dựa vào H4- tr.95 hãy: kể tên các đới khí hậu và các kiểu khí hậu châu Á. Việt Nam có kiểu khí hậu nảo?
Tiết 3
- Học bài trả lời câu hỏi SGK, Kẻ bảng mục 4 vào vở (dòng ngang để 4 dòng).
- Đọc hình 5: Kể tên các đới cảnh quan dọc kinh tuyến 800 Đông. Giải thích tại sao châu Á có nhiều đới cảnh quan?
Tiết 4
- Học bài so sánh đặc điểm chế độ nước sông ở các khu vực châu Á. Xác định vị trí của các đới khí hậu dọc kinh tuyến 800Đ và vĩ tuyến 400B.
- Ôn lại đặc điểm các kiểu khí hậu châu Á để nhận biết kiểu khí hậu trong hình 7 trang 98 -> Giờ sau luyện tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_8_tiet_234_bai_12_tu_nhien_chau_a_nam_hoc.doc