Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 34, Bài 5: Diện tích hình thoi - Y Bế Kuan

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 34, Bài 5: Diện tích hình thoi - Y Bế Kuan

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: + Hiểu cách xây dựng công thức tính diện tích của một tứ giác có hai đường chéo vuông góc và diện tích hình thoi.

 + Học sinh nắm được công thức tính diện tích hình thoi.

 + Học sinh biết được hai cách tính diện tích hình thoi, biết cách tính diện tích của một tứ giác có hai đường chéo vuông góc.

2. Kỹ năng: + Học sinh vẽ được hình thoi một cách chính xác.

 + Học sinh phát hiện và chứng minh được định lí về diện tích hình thoi.

 + Vận dụng được các công thức tính diện tích đã học vào các bài tập cụ thể.

3. Thái độ: Học sinh tự rèn luyện đức tính cẩn thận chính xác qua việc vẽ hình thoi và những bài tập về vẽ hình.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV, bảng nhóm, phiếu học tập, máy chiếu.

2. Học sinh: SGK, thước thẳng, xem lại công thức tính đường trung bình của tam giác, của hình thang và diện tích các hình đã học

 

doc 5 trang thucuc 5420
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 34, Bài 5: Diện tích hình thoi - Y Bế Kuan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 34 - §5 DIỆN TÍCH HÌNH THOI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: + Hiểu cách xây dựng công thức tính diện tích của một tứ giác có hai đường chéo vuông góc và diện tích hình thoi.
 + Học sinh nắm được công thức tính diện tích hình thoi. 
 + Học sinh biết được hai cách tính diện tích hình thoi, biết cách tính diện tích của một tứ giác có hai đường chéo vuông góc.
2. Kỹ năng: + Học sinh vẽ được hình thoi một cách chính xác.
 + Học sinh phát hiện và chứng minh được định lí về diện tích hình thoi. 
 + Vận dụng được các công thức tính diện tích đã học vào các bài tập cụ thể. 
3. Thái độ: Học sinh tự rèn luyện đức tính cẩn thận chính xác qua việc vẽ hình thoi và những bài tập về vẽ hình.
II. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV, bảng nhóm, phiếu học tập, máy chiếu.
2. Học sinh: SGK, thước thẳng, xem lại công thức tính đường trung bình của tam giác, của hình thang và diện tích các hình đã học.
III. Tiến trình bài dạy:
Ổn định tổ chức ( 1 phút)
Kiểm tra bài cũ, nhắc lại kiến thức đã học: (5 phút)
GV: Viết công thức tính diện tích hình bình hành ABCD theo cạnh a và chiều cao h như hình vẽ?
HS: S = a.h
GV: Nếu hình bình hành ABCD có hai cạnh bên AB và AD bằng nhau thì tứ giác ABCD là hình gì? Vì sao?
HS: Hình thoi. Vì theo dấu hiệu nhận của hình thoi thì hình bình hành có hai cạnh bên bằng nhau là hình thoi
GV: Hãy tính diện tích hình thoi ABCD?
HS: S = a.h
GV đặt vấn đề: “Chúng ta thấy vì hình thoi là hình hình bình hành nên ta có thể tính diện tích hình thoi dựa vào công thức tính diện tích của hình bình hành. Vậy ngoài cánh tính này thì diện tích hình thoi còn có cách tính nào khác không? Nội dung bài học hôm nay thầy, trò chúng ta sẽ tìm hiểu về vấn đề này”
Bài mới:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
8
Phút
Hoạt động 1: Cách tính diện tích của một tứ giác có hai đường chéo vuông góc.
-GV:Cho học sinh hoạt động nhóm làm ?1
-GV: Chiếu câu hỏi và hướng dẫn cách làm cho các nhóm học sinh trả lời.
 SABCD = ?
 SABC = ? 
 SADC = ?
-GV: Sửa bài làm, nhận xét bổ sung bài làm của một nhóm HS
-GV: Gọi học sinh nêu cách tính diện tích của một tứ giác có hai đường chéo vuông góc
GV 
-GV:Cho học sinh làm các bài tập củng cố 
-GV: Cách tính diện tích tứ giác MNPQ như hình vẽ đúng hay sai? Vì sao?
-HS: Hoạt động nhóm trên phiếu học tập
SABCD= SABC + SADC
-HS theo dõi và trả lời các câu hỏi của giáo viên.
-HS: Diện tích của một tứ giác có hai đường chéo vuông góc bằng nửa tích hai đường chéo.
-HS: Hoạt động cá nhân làm bài tập củng cố.
HS: Sai. Vì hai đường chéo của tứ giác không vuông góc.
12
phút
Hoạt động 2: Công thức tính diện tích hình thoi
GV “Các em đã biết một cách tính diện tích hình thoi ở phần kiểm tra bài cũ, đó cũng chính là nội dung của ?2 trong sách giáo khoa”
-HS: Diện tích hình thoi bằng tích độ dài một cạnh nhân với đường cao tương ứng.
-GV: Các em đã biết điểm đặc biệt của hình thoi mà hình bình hành không có đó là hai đường chéo vuông góc với nhau. Vậy em nào phát biểu được cách tính diện tích hình thoi theo hai đường chéo?
 -GV: Giả sử hình thoi có độ dài các cạnh như hình vẽ. Bây giờ hãy viết các công thức tính diện tích hình thoi.
-GV: Từ bài toán trên yêu cầu Hs tìm công thức tính diện tích của hình thoi?
-GV: cho học sinh hoạt động cá nhân làm các bài tập củng cố.
BT1(BT 32a trang 128sgk)
BT2(trắc nghiệm)
Hãy chọn Công thức tính diện tích hình vuông như trong hình vẽ?
GV: Hình vuông có hai đường chéo vuông góc và bằng nhau nên ta dễ dàng chọn được phương án đúng là A và C. Vậy là ta có thêm một cách tính diện tích hình
-HS:Diện tích hình thoi bằng nửa tích độ dài hai đường chéo.
-HS: làm bài tập củng cố trên phiếu học tập rồi chấm chéo bài của nhau.
HS: S = a.h
-HS: quan sát màn hình máy chiếu để làm 2 bài tập
BT1: 
BT2: Đáp án đúng A và C
vuông nữa ngoài cách mà ta đã học ở bài hình chữ nhật.
GV: Như các em đã biết diện tích của các hình được ứng dụng nhiều trên thực tế vậy để biết diện tích hình thoi được ứng dụng như thế nào các em cùng thầy qua mục 3
10
Phút
Hoạt động 3: Ví dụ
-GV: Cho ABCD là hình thang cân, có 
AB = 50m, CD = 30m. E, F, N, M là trung điểm của các cạnh của hình thang cân
a/ Tứ giác EFGM là hình gì? Vì sao?
b/ Tính diện tích hình EFGM
-GV: Hướng dẫn học sinh giải ví dụ.
HS lắng nghe và trả lời câu hỏi của GV
a) Ta có ME // BD và 
GN // BD và 
Suy ra ME // GN và 
Vậy MENG là hình bình hành
-Tương tự ta có
EN // MG và 
Mặt khác ta có BD = AC (hai đường chéo của hình thang cân), suy ra
Vậy MENG là hình thoi
b) MN là đường trung bình của hình thang, nên
EG là đường trung bình của hình thang, nên MN.EG = 800
Vậy diện tích hình thoi là
6
Phút
Hoạt động 4: Củng cố
-GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 35 trang 129 SGK 
-HS: Theo dõi hướng dẫn và và làm bài tập 35 trang 129 SGK 
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
2
Phút
GV tóm lại nội dung chính của bài học
GV yêu cầu học sinh làm các bài tập 33, 34, 36 SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tiet_34_bai_5_dien_tich_hinh_thoi_y_b.doc