Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 1 - Vũ Trọng Triều

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 1 - Vũ Trọng Triều

Chương I : TỨ GIÁC

Bài 1: Tứ giác

I. Mục tiêu:

+ Kiến thức: Học sinh biết được định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi, tính chất tổng các góc của tứ giác lồi. Biết vẽ, gọi tên các yếu tố, tính số đo các góc của tứ giác lồi. Biết vận dụng các kiến thức đã học trong bài vào các tình huống thực tiễn đơn giản.

+ Kĩ năng: Rèn kỹ năng vẽ hình cho HS

+ Thái độ: Cẩn thận, chính xác.

II. Chuẩn bị:

GV: Thước, bảng phụ hình 1,2,5/SGK.

HS: Dụng cụ HT.

 

doc 6 trang Phương Dung 30/05/2022 4760
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 1 - Vũ Trọng Triều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 
Tiết 1
Chương I : TỨ GIÁC
Bài 1: Tứ giác
I. Mục tiêu:
+ Kiến thức: Học sinh biết được định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi, tính chất tổng các góc của tứ giác lồi. Biết vẽ, gọi tên các yếu tố, tính số đo các góc của tứ giác lồi. Biết vận dụng các kiến thức đã học trong bài vào các tình huống thực tiễn đơn giản.
+ Kĩ năng: Rèn kỹ năng vẽ hình cho HS
+ Thái độ: Cẩn thận, chính xác.
II. Chuẩn bị:
GV: Thước, bảng phụ hình 1,2,5/SGK.
HS: Dụng cụ HT.
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV treo bảng phụ có hình vẽ 1abc và hình 2
+ Có nhận xét gì về hình 1a,b,c? Gồm những đoạn thẳng nào? Vị trí các đoạn thẳng đó? Các đoạn thẳng ở hình 1 và hình 2 có gì giống? Khác nhau?
 Các hình 1a,b,c là tứ giác hình 2 không là tứ giác. 
+ Hãy nêu định nghĩa tứ giác?
+ GV lưu ý dấu hiệu bản chất sau đây: Tứ giác gồm 4 đoạn thẳng khép kín, bất kỳ hai đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng.
GV giới thiệu đỉnh, cạnh tứ giác
+ Hãy lấy thước áp vào từng cạnh của tứ giác để kiểm tra Þ rút ra kết luận?
Tứ giác ABCD ở hình 1a gọi là tứ giác đơn lồi.
+ Nêu khái niệm tứ giác lồi?
GV giới thiệu chú ý và các yếu tố trong tứ giác.
HS quan sát hình vẽ trên bảng phụ
HS trả lời
Học sinh làm?1
+Hình a.
Chú ý.
Thực hành dùng thước đặt.
TL: Tứ giác lồi là tứ giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kì cạnh nào của tứ giác.
HS làm ?2
1. Định nghĩa:
 a. Định nghĩa tứ giác: 
Tứ giác ABCD là hình gồm bốn đoạn thẳng AB, ,BC,CD,AD, trong đó bất kì hai đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng.
* Tứ giác ABCD
- Đỉnh: A, B, C, D
- Cạnh : AB, BC, CD, DA
b. Định nghĩa tứ giác lồi: 
Tứ giác lồi là tứ giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kì cạnh nào của tứ giác
c. Chú ý:
* Đỉnh kề: A và B, ..
* Đỉnh đối : A và C, .
* Đường chéo: (đoạn thẳng nối 2 đỉnh đối) AC, ..
* Cạnh kề: AB và AC, ..
* Cạnh đối: AB và CD, ..
* Góc A, (còn gọi là góc trong)
* Góc đối : góc A và góc C
* Điểm nằm bên trong tứ giác: M
* Điểm nằm ngoài tứ giác: N
GV nêu các câu hỏi gợi ý để HS thảo luận nhóm câu ?3
+ Nhắc lại định lý về tổng 3 góc của một tam giác .
 + Để tính tổng các góc trong của tứ giác ABCD ta làm như thế nào ?
 + Hãy nêu phương án để chia tứ giác thành hai tam giác?
 + Nêu kết luận về tổng các góc của một tứ giác?
Làm bài.
 ?3 
a/ Tổng 3 góc của 1 tam giác bằng 1800
 b/ Kẻ đường chéo,tính góc 2 tam giác. 
Do đó 
2. Tổng các góc của một tứ giác.
Định lí: 
 Tổng các góc của một tứ giác bằng 3600
Bảng phụ.
+ Vận dụng kiến thức nào để làm bài tập trên?
Gọi HS.
Kiểm tra, nhận xét.
Bảng phụ hình 7
+ Hãy thực hiện tính số đo các góc ngoài?
+ Tính tổng các góc?
+ Rút ra nhận xét?
Quan sát.
TL:
Sử dụng định lí tổng các góc của một tứ giác tính.
Lên bảng.
HS khác nhận xét.
Quan sát hình, tìm hiểu.
Biết thế nào là góc ngoài của tứ giác.
Thực hiện tính.
Lên bảng.
HS khác nhận xét.
Bài 1/66 SGK
Hình a/
 .
Hình b/ 
.
Hình d/
Bài 2 / 66SGK
* Góc kề với góc trong của tứ giác gọi là góc ngoài của tứ giác.
* Tổng các góc ngoài của tứ giác cũng bằng 360o (bằng tổng các góc trong).
Hướng dẫn học ở nhà
Nắm chắc các kiến thức trên . Làm các BT 3 ,4, 5 /SGK tr 67.
Ghi nhớ.
HD BT 3b/67 sgk
Tính:; 
c/m 
Rút kinh nghiệm:
Tuần 1 
Tiết 2
Bài 2: Hình thang
I. Mục tiêu:
+ Kiến thức: Giúp học sinh biết định nghĩa hình thang, hình thang vuông, các yếu tố của hình thang. HS biết cách chứng minh một tứ giác là hình thang, hình thang vuông.
+ Kĩ năng: Rèn kỹ năng vẽ hình thang, hình thang vuông. Kỹ năng tính số đo góc của các loại hình thang.Có kỹ năng sử dụng dụng cụ để kiểm tra một tứ giác có là hình thang, hình thang vuông hay không. Linh hoạt nhận dạng hình thang ở các vị trí khác nhau và ở các dạng đặc biệt.
+ Thái độ: Cẩn thận, chính xác.
II. Chuẩn bị:
GV: Thước,SGK.
HS: Dụng cụ HT.
III. Tiến trình lên lớp:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Kiểm tra
+Vẽ tứ giác ABCD. Nêu tính chất về góc của tứ giác. áp dụng tính góc B và góc D trong tứ giác ABCD ở hình vẽ sau :
+ Các góc của tứ giác không thể đều nhọn hoặc đều tù đúng hay sai? Vì sao?
Lên bảng.
TL: Các góc của tứ giác không thể đều nhọn vì tổng các góc nhỏ hơn 3600 hoặc đều tù vì tổng các góc lớn hơn 3600.
+Hãy vẽ tứ giác ABCD có 2 cạnh đối AB//CD?
+Nêu cách vẽ?
+Tứ giác ABCD được gọi là hình thang
Þ Thế nào là hình thang?
+ Nêu khái niệm hình thang? Cách vẽ?
Cho HS làm ?1
Theo dõi.
Yêu cầu HS trả lời.
Nhận xét.
+ Hãy hoàn thành ?2
Theo dõi, giúp đỡ các HS còn gặp khó khăn.
Gọi HS.
 Nhận xét.
Hướng dẫn:
+Cách chứng minh hai đường thẳng song song?
+ Cần chứng minh hai tam giác nào bằng nhau?
 + Có nhận xét gì về hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau?
Rút kết.
1HS nêu cách vẽ
Cả lớp vẽ vào vở
TL: Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song.
HS quan sát hình vẽ
Quan sát hình vẽ, thực hiện tính số đo góc suy ra tính chất các cạnh, xác định hình thang.
TL:
?1
Hình a, b là hình thang.
Làm vào vở.
Lên bảng.
HS khác nhận xét, bổ sung.
?2
+ 
AD=BC; AB=CD
+AD//BC; AD=BC
I/ Định nghĩa
a. Định nghĩa
Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song.
Tứ giác ABCD có AB//CD 
Û ABCD là hình thang
* Đáy: AB, CD
* Cạnh bên: AD, BC
* AH ^ CD Þ AH là đường cao.
 b. Nhận xét: SGK/70
+ Cho hình thang ABCD có AB//CD. Biết góc A bằng 900.Tính số đo góc D?
Giới thiệu hình thang vuông.
TL: 900
Nhận xét.
 Ghi nhớ.
2/. Hình thang vuông:
Định nghĩa:
 Hình thang vuông là hình thang có một góc vuông.
Yêu cầu HS làm bài 7;8/70 SGK
Kiểm tra nhận xét.
Giúp đỡ và hướng dẫn các HS còn gặp khó khăn.
Chốt lại định nghĩa.
Làm vào vở.
Lên bảng trình bày.
HS khác nhận xét, bổ sung.
Ghi nhớ.
Bài 7/ 71SGK
a) x = 100o ; y = 140o 
b) x = 70o ; y = 50o 
c) x = 90o ; y = 115o 
Bài 8/71 SGK
Hướng dẫn học ở nhà
Học bài, xem lại các bài tập.
BTVN 6;9;10/70;71 SGK
Ghi nhớ.
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tuan_1_vu_trong_trieu.doc