Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 5, Tiết 10: Trục đối xứng - Lý Ngọc Hà

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 5, Tiết 10: Trục đối xứng - Lý Ngọc Hà

I. MỤC TIÊU :

1/ Kiến thức : hiểu định nghĩa 2 điểm đối xứng với nhau qua một đường thẳng . Nhận biết được hai đoạn

thẳng đối xứng với nhau qua một đường thẳng . Nhận biết được hình thang cân là hình có trục đối xứng .

2/ Kỹ năng : biết vẽ điểm đối xứng với 1 điểm cho trước , đoạn thẳng đối xứng với một đoạn thẳng cho

trước qua một đường thẳng . Biết chứng minh hai điểm đối xứng vơi nhau qua một đường thẳng .

3/ Thái độ : biết nhận ra một số hình có trục đối xứng trong thực tế.

 - Biết áp dụng tính đối xứng trục vào vẽ hình , gấp hình .

II. PHƯƠNG PHÁP : đàm thoại gợi mở , nêu và giải quyết vấn đề .

III. CHUẨN BỊ :

1/ Đối với GV : bìa cứng có dạng tam giác cân , chữ A , tam giác đều , hình thang cân để dạy và vẽ hình.

2/ Đối với HS : chuẩn bị giấy kẻ ô vuông cho bài tập 35 SGK / 87 .

 Ôn tập tính chất đường trung trực của đoạn thẳng .

 

doc 2 trang Phương Dung 31/05/2022 3500
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 5, Tiết 10: Trục đối xứng - Lý Ngọc Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 §6 trục đối xứng
 Tuần : 5 tiết 10
Ngày soạn : 20 / 8 / 2008
Ngày dạy : 26 / 9 / 2008
I. MỤC TIÊU : 
1/ Kiến thức : hiểu định nghĩa 2 điểm đối xứng với nhau qua một đường thẳng . Nhận biết được hai đoạn 
thẳng đối xứng với nhau qua một đường thẳng . Nhận biết được hình thang cân là hình có trục đối xứng .
2/ Kỹ năng : biết vẽ điểm đối xứng với 1 điểm cho trước , đoạn thẳng đối xứng với một đoạn thẳng cho 
trước qua một đường thẳng . Biết chứng minh hai điểm đối xứng với nhau qua một đường thẳng .
3/ Thái độ : biết nhận ra một số hình có trục đối xứng trong thực tế.
 - Biết áp dụng tính đối xứng trục vào vẽ hình , gấp hình .
II. PHƯƠNG PHÁP : đàm thoại gợi mở , nêu và giải quyết vấn đề .
III. CHUẨN BỊ : 
1/ Đối với GV : bìa cứng có dạng tam giác cân , chữ A , tam giác đều , hình thang cân để dạy và vẽ hình.
2/ Đối với HS : chuẩn bị giấy kẻ ô vuông cho bài tập 35 SGK / 87 . 
 Ôn tập tính chất đường trung trực của đoạn thẳng .
IV. TIẾN TRÌNH : 
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ 
Hoạt động 1 : KIỂM TRA (4 phút)
1. Phát biểu định nghĩa đường trung trực của đoạn thẳng .
2. Vẽ đường trung trực của đoạn thẳng AB .
* Nêu yêu cầu kiểm tra .
- Gọi 1 HS lên bảng thực hiện , cả lớp chú ý theo dõi .
- Cho lớp nhận xét .
- Nhận xét , cho điểm .
- Phát biểu định nghĩa .
- Vẽ hình : 
- Nhận xét .
Hoạt động 2 : HAI ĐIỂM ĐỐI XỨNG QUA 1 ĐOẠN THẲNG (7 phút)
1. Hai điểm đối xứng qua 1 đường thẳng : 
 Định nghĩa : 
Hai điểm gọi là đối xứng với nhau qua đường thẳng d nếu d là đường trung trực của đoạn thẳng nối hai điểm đó.
 Qui ước : (SGK)
* Yêu cầu HS đọc và làm 
- Giới thiệu A và A’ là hai điểm đối xứng qua đường thẳng d .
- Vậy khi nào A và A’ được gọi là hai điểm đối xứng với nhau qua đường thẳng d ? 
* Gọi HS đọc định nghĩa SGK .
- Nếu A Ỵ d , hãy tìm A’ đối xứng với A qua d .
* Gọi HS đọc qui ước SGK .
- HS làm 
- Lắng nghe .
- Khi d là đường trung trực của đoạn thẳng AA’.
- Đọc định nghĩa .
- Điểm A’ chính là điểm A .
- Đọc qui ước .
Hoạt động 3 : HAI HÌNH ĐỐI XỨNG QUA 1 ĐƯỜNG THẲNG (17 phút)
2. Hai hình đối xứng qua 1 đường thẳng : 
 Định nghĩa : (SGK)
 * Chú ý : Nếu 2 đoạn thẳng (góc , tam giác) đối xứng với nhau qua 1 đường thẳng thì chúng bằng nhau .
* Yêu cầu HS làm 
- Gọi 1 HS lên bảng thực hiện .
- Cho lớp nhận xét .
- Giới thiệu đoạn thẳng AB đối xứng với A’B’ qua đường thẳng d . Điểm C Ỵ AB nên đối xứng với C’ qua d (C Ỵ A’B’) → định nghĩa .
* Gọi học sinh đọc định nghĩa SGK 
* Hình vẽ bảng phụ : ba điểm A , B , C không thẳng hàng và đường thẳng d . Hãy vẽ các điểm A’ , B’ , C’ đối xứng với A , B , C qua d .
- Tìm các hình đối xứng qua d .
* Chốt lại → chú ý .
- HS lên bảng thực hiện 
- Quan sát , lắng nghe .
- HS đứng tại chỗ đọc định nghiã .
- HS lên bảng vẽ , cả lớp cùng vẽ vào tập .
- Quan sát hình vẽ trả lời .
Hoạt động 4 : HÌNH CÓ TRỤC ĐỐI XỨNG (12 phút)
3. Hình có trục đối xứng : 
 Định nghĩa : (SGK)
 Định lí : (SGK)
* Treo bảng phụ hình vẽ , BT 
- Yêu cầu HS trả lời .
- Nhấn mạnh : AB đối xứng với AC qua AH , mà AB và AC đều thuộc DABC Þ DABC có trục đối xứng .
* Khi nào thì hình H có trục đối xứng ? 
* Yêu cầu HS làm 
* Giới thiệu định lí .
- Gọi HS chứng minh định lí .
- Quan sát hình vẽ trả lời .
- Lắng nghe .
- Trả lời như SGK .
- Quan sát hình 56 SGK , trả lời .
- Đứng tại chổ nêu chứng minh .
Hoạt động 5 : CỦNG CỐ (3 phút )
Cho hình vẽ , với AP = AQ , AH là đường trung trực của PQ . Có bao nhiêu cặp đoạn thẳng đối xứng với nhau qua AH .
 a. 1 b. 2 
 c. 3 d. Một kết quả khác
BT 37 SGK-P.87
* Treo bảng phụ hình vẽ .
* Cho HS quan sát hình 59 SGK .
- Gọi HS đứng tại chỗ trả lời .
- Quan sát hình vẽ , trả lời .
Hoạt động 6 : DẶN DÒ (2 phút )
Học và nắm vững kiến thức của bài .
Làm các BT 35 , 36 , 38 SGK-P.87 
Hướng dẫn BT 36 : 
 a) Ox là đường trung trực của AB Þ 0A = 0B ; Oy là đường trung trực của AC Þ 0A = 0C . Vậy OB = OC 
Xem trước các BT phần luyện tập . Tiết sau luyện tập .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tuan_5_tiet_10_truc_doi_xung_ly_ngoc.doc