Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 9, Tiết 18: Đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước - Lý Ngọc Hà

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 9, Tiết 18: Đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước - Lý Ngọc Hà

I. MỤC TIÊU :

1/ Kiến thức : nắm được khái niệm khoảng cách giữa 2 đường thẳng song song , định lí về các đường thẳng song song cách đều , t/c của các điểm cách 1 đường thẳng cho trước 1 khoảng cho trước .

2/ Kỹ năng : vận dụng định lí để chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau , biết chứng tỏ 1 điểm nằm trên 1 đường thẳng song song với 1 đường thẳng cho trước .

 3/ Thái độ : vẽ hình cẩn thận , chính xác .

II. PHƯƠNG PHÁP : đàm thoại gợi mở , nêu và giải quyết vấn đề .

III. CHUẨN BỊ :

1/ Đối với GV : thước thẳng , êke , compa , hình vẽ bảng phụ.

2/ Đối với HS : ôn tập 3 tập hợp điểm , thước thẳng , xem trước bài mới .

 

doc 3 trang Phương Dung 31/05/2022 3370
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 9, Tiết 18: Đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước - Lý Ngọc Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 §10 ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG 
VỚI MỘT ĐƯỜNG THẲNG CHO TRƯỚC
 Tuần : 9 tiết 18
Ngày soạn : 20 / 9 / 2008
Ngày dạy : 23 /10 / 2008
I. MỤC TIÊU : 
1/ Kiến thức : nắm được khái niệm khoảng cách giữa 2 đường thẳng song song , định lí về các đường thẳng song song cách đều , t/c của các điểm cách 1 đường thẳng cho trước 1 khoảng cho trước .
2/ Kỹ năng : vận dụng định lí để chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau , biết chứng tỏ 1 điểm nằm trên 1 đường thẳng song song với 1 đường thẳng cho trước .
 3/ Thái độ : vẽ hình cẩn thận , chính xác .
II. PHƯƠNG PHÁP : đàm thoại gợi mở , nêu và giải quyết vấn đề .
III. CHUẨN BỊ : 
1/ Đối với GV : thước thẳng , êke , compa , hình vẽ bảng phụ.
2/ Đối với HS : ôn tập 3 tập hợp điểm , thước thẳng , xem trước bài mới .
IV. TIẾN TRÌNH : 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
Hoạt động 1 : KHOẢNG CÁCH GIỮA 2 ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG (10 phút)
1. Khoảng cách giữa 2 đường thẳng song song :
 * Định nghĩa : 
 Khoảng cách giữa hai đường thẳng song song là khoảng cách từ một điểm tùy ý trên đường thẳng này đến đường thẳng kia .
1.1 Cho HS thực hiện 
- Tứ giác ABKH là hình gì ?
- Vậy độ dài BK bằng bao nhiêu ?
1.2 Phân tích :
- AH ^ b và AH = h Þ A cách đường thẳng b một khoảng là h .
- BK ^ b và BK = h Þ B cách đường thẳng b một khoảng là h .
- Vậy mỗi điểm thuộc đường thẳng a có chung tính chất gì ? 
- Nếu a // b ; AH ^ b thì AH ^ a . Ta nói h là khoảng cách giữa 2 đường thẳng song song a và b .
1.3 Vậy thế nào là khoảng cách giữa 2 đường thẳng song song ?
- HS vẽ hình vào tập .
- Tứ giác ABKH có :
 AB // HK (gt) ; AH // BK (cùng ^b)
Þ ABKH là hình bình hành 
có = 900 Þ ABKH là HCN .
 Vậy BK = AH = h 
- Nghe GV phân tích .
- Mọi điểm thuộc đường thẳng a đều cách đường thẳng b 1 khoảng là h .
- Nghe GV phân tích .
- Phát biểu như định nghĩa SGK .
Hoạt động 2 : TÍNH CHẤT (14 phút)
2. Tính chất của các điểm cách đều 1 đường thẳng :
2.1 Cho HS đọc yêu cầu của 
- Treo bảng phụ hình vẽ 94 SGK .
- Đọc và phân tích yêu cầu của 
- Vẽ hình vào tập .
 * Tính chất : các điểm cách đường thẳng b một khoảng bằng h nằm trên hai đường thẳng song song với b và cách b một khoảng bằng h .
 * Nhận xét : Tập hợp các điểm cách một đường thẳng cố định một khoảng bằng h không đổi là hai đường thẳng song song với đường thẳng đó và cách đường thẳng đó một khoảng bằng h .
- Dùng phấn màu nối AM và hỏi tứ giác AMKH là hình gì ? Giải thích .
- Tại sao M Ỵ a ?
- Tương tự M’ Ỵ a’
2.2 Qua BT ta rút ra được tính chất gì ? 
2.3 Treo bảng phụ hình vẽ , cho HS thực hiện 
- Các đỉnh A , A’, A’’ có tính chất gì ?
- Vậy các đỉnh A , A’, A’’ nằm trên đường nào ?
2.4 Qua BT , có nhận xét gì về tập hợp các điểm cách một đường thẳng cố định một khoảng không đổi cho trước .
- Tứ giác AMKH có :
 AH // KM (cùng ^ b) ; nên :
 AH = KM = h
 Þ AMKH là hình bình hành 
 có = 900 Þ AMKH là HCN .
- Vì AMKH là HCN Þ AM // b 
 Þ M Ỵ a (theo tiên đề Ơlit)
- Phát biểu tính chất .
- Quan sát hình vẽ , trả lời .
- Các đỉnh A , A’, A’’ cách đều đường thẳng b cố định một khoảng cách không đổi bằng 2 cm .
- Các đỉnh A , A’, A’’ nằm trên hai đường thẳng // BC và cách BC một khoảng bằng 2 cm .
- Đọc nhận xét , ghi bài .
Hoạt động 3 : ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG CÁCH ĐỀU (10 phút)
3. Đường thẳng song song cách đều 
 * Định lí : 
- Nếu các đường thẳng song song cách đều cắt một đường thẳng thì chúng chắn trên đường thẳng đó các đoạn thẳng liên tiếp bằng nhau 
- Nếu các đường thẳng song song cắt một đường thẳng và chúng chắn trên đường thẳng đó các đoạn thẳng liên tiếp bằng nhau thì chúng song song cách đều .
3.1 Treo bảng phụ hình vẽ 96 a SGK .
- Giới thiệu định nghĩa các đường thẳng song song cách đều .
- Lưu ý 2 điều kiện :
 · a // b // c // d
 · AB = BC = CD 
3.2 Treo bảng phụ hình 96 b SGK và yêu cầu HS làm 
a. Hướng dẫn HS sử dụng định lí 3 trong bài đường trung bình của h. thang 
b. Sử dụng đường trung bình của hình thang .
3.3 Từ hãy phát biểu thành định lí .
- Vẽ hình vào tập .
- Lắng nghe , ghi nhớ .
- Quan sát hình vẽ bảng phụ . 
a. Hình thang AEGC có : AB = BC 
AE // BF // CG nên EF = FG 
 Tương tự : FG = GH 
b. Chứng minh đảo .
- Nêu định lí .
Hoạt động 4 : CỦNG CỐ (10 phút)
BT 68 SGK-P.102
1. Cho hai điểm A và B cùng nằm trong nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng d . Đường thẳng đi qua A và B song song với đường thẳng d khi : 
 A. Khoảng cách từ A đến d lớn hơn khoảng cách từ B đến d .
 B. Khoảng cách từ A đến d nhỏ hơn khoảng cách từ B đến d .
 C. Khoảng cách từ A đến d bằng khoảng cách từ B đến d .
 D. Không có phát biểu nào đúng .
2. Cho hai điểm M và M’đối xứng với nhau qua đường thẳng d . Chọn câu đúng nhất :
 A. Hai đường thẳng đi qua M và M’trùng với đường thẳng d .
 B. Hai đường thẳng đi qua M và M’ song song với đường thẳng d .
 C. Hai đường thẳng đi qua M và M’cắt đường thẳng d .
 D. Hai đường thẳng đi qua M và M’cùng song song và cách đều với đường thẳng d .
4.1 Yêu cầu HS đọc đề BT 68
- Treo bảng phụ hình vẽ .
- Trên hình vẽ đường thẳng nào cố định , điểm nào cố định , điểm nào di động .
- Mặc dù di động nhưng điểm C luôn cách đường thẳng d một khoảng bằng bao nhiêu ? 
- Hãy chứng minh điều đó .
- Vẽ B’, C’ , hạ C’K’ để HS thấy rõ sự di động của điểm B và C .
- Vậy điểm C di chuyển trên đường nào? 
4.2 Chốt lại cách thực hiện .
4.3 Treo bảng phụ BT trắc nghiệm .
- Cho HS suy nghĩ vài phút , yêu cầu HS nêu kết quả .
- Quan sát hình vẽ , trả lời .
- Đường thẳng d và điểm A cố định , điểm B và C di động .
- Điểm C luôn cách đường thẳng d một khoảng bằng 2 cm .
- Vì D AHB = D CKB (cạnh huyền , góc nhọn )
Þ CK = AH = 2 cm 
- Điểm C di chuyển trên 1 đường thẳng // d và cách d 1 khoảng = 2cm
- Quan sát bảng phụ .
- Suy nghĩ , nêu kết quả .
Hoạt động 5 : DẶN DÒ (1 phút)
Học kĩ và nắm vững 4 tập hợp điểm , định lí .
Làm các BT 67 , 69 SGK-P.102 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tuan_9_tiet_18_duong_thang_song_song.doc