Giáo án Hóa học Khối 8 - Tiết 15, Bài 12: Sự biến đổi chất

Giáo án Hóa học Khối 8 - Tiết 15, Bài 12: Sự biến đổi chất

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Kiến thức: Giúp học sinh biết:

- Học sinh biết được hiện tượng vật lý là hiện tượng trong đó không có sự biến đổi chất này thành chất khác.

- Hiện tượng hóa học là hiện tượng trong đó có sự biến đổi chất này thành chất khác.

2. Năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực thực hành hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

- Quan sát được một số hiện tượng cụ thể, rút ra nhận xét về hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học, biết làm một số thí nghiệm đơn giản.

3. Phẩm chất:

* Tích hợp giáo dục đạo đức cho học sinh

- HS có trách nhiệm tuyên truyền cho mọi người biết: đôi khi trong tự nhiên dưới tác động của con người, một số chất bị biến đổi gây hại tới môi trường và con người.

- Hợp tác cùng cộng đồng tạo ra những biến đổi hóa học có lợi cho môi trường, tạo môi trường sống trong sạch.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Hoá chất: Muối, đường trắng, nước.

- Dụng cụ: Đèn cồn (5), ống nghiệm (5), giá ống nghiệm (5), đũa thuỷ tinh (5), cốc thuỷ tinh (5), kẹp gỗ (12), đĩa sứ (5), pipet (5)

- Máy tính, tivi, máy tính bảng, PHTM.

 

doc 16 trang thucuc 3771
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Khối 8 - Tiết 15, Bài 12: Sự biến đổi chất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương II: PHẢN ỨNG HÓA HỌC
A. MỤC TIÊU CHƯƠNG
1. Kiến thức 
- HS hiểu và vận dụng được: định nghĩa về phản ứng hóa học cùng bản chất, điều kiện xảy ra và dấu hiệu nhận biết phản ứng; nội dung định luật bảo toàn khối lượng.
- HS phân biệt được hiện tượng hóa học với hiện tượng vật lý, biết biểu diễn phản ứng hóa học bằng phương trình hóa học, biết cách lập và hiểu được ý nghĩa của phương trình hóa học.
2. Kỹ năng Rèn cho HS kỹ năng
- Phân biệt hiện tượng vật lý, hiện tượng hóa học.
- Nhận biết phản ứng hóa học dựa vào dấu hiệu: có chất mới tạo ra có tính chất khác so với chất ban đầu (màu sắc, trạng thái ...); có sự tỏa nhiệt, phát sáng ...
- Viết phương trình chữ của phản ứng hóa học.
- Vận dụng định luật bảo toàn khối lượng, tính được khối lượng của một chất khi biết khối lượng của các chất khác trong phản ứng.
- Lập phương trình hóa học khi biết chất tham gia và sản phẩm.
- Làm thí nghiệm đơn giản chúng minh cho mục đích, yêu cầu đặt ra.
- Tự nghiên cứu chiếm lĩnh kiến thức mới thông qua các hoạt động, đặc biệt là hoạt động tư duy để phát triển óc suy nghĩ độc lập, sáng tạo.
- Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
3. Định hướng phát triển năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: Sử dụng thuật ngữ, ký hiệu hóa học, đọc tên các nguyên tố 
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học: Phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề, lựa chọn sắp xếp thông tin theo mục tiêu mong muốn.
- Năng lực tự học: Thông qua việc ôn tập, tìm hiểu về chất phát triển năng lực xác định nhiệm vụ, lập kế hoạch và tiến hành kế hoạch thực hiện, rút ra kết luận.
- Năng lực vận dụng kiến thức: Dựa vào kiến thức đã học giải thích được các hiện tượng có liên quan trong thực tế đời sống và sản xuất; một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và cách hạn chế 
4. Định hướng phát triển phẩm chất
- Giáo dục cho học sinh những đức tính: 
+ Tự tin, trung thực, đoàn kết, có ý thức trách nhiệm...khi thực hiện nhiệm vụ học tập, đặc biệt là khi tham gia hoạt động nhóm.
+ Chăm học, ham học, tôn trọng lẽ phải.
+ Thật thà, ngay thẳng trong quan sát, mô tả các hiện tượng thực tế.
+ Vượt khó trong công việc.
5. Về giáo dục đạo đức
* Tích hợp giáo dục đạo đức
- Có trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ môi trường; trách nhiệm tuyên truyền; đoàn kết, hợp tác cùng với cá nhân, cộng đồng tuyên truyền cùng góp sức giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường.
* Tích hợp GDBVMT- BĐKH:bộ phận và liên hệ:
- Sự biến đổi chất: Hiện tượng hóa học.
- Phản ứng hóa học: Điều kiện và dấu hiệu nhận biết phản ứng hóa học.
-------------------------—–&—–------------------------
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Tiết 15- Bài 12. SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT
Môn: Hóa học 8
Ngày soạn: 23/10/2020
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Kiến thức: Giúp học sinh biết:
- Học sinh biết được hiện tượng vật lý là hiện tượng trong đó không có sự biến đổi chất này thành chất khác.
- Hiện tượng hóa học là hiện tượng trong đó có sự biến đổi chất này thành chất khác.
Năng lực: 
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực thực hành hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
- Quan sát được một số hiện tượng cụ thể, rút ra nhận xét về hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học, biết làm một số thí nghiệm đơn giản.
Phẩm chất: 
* Tích hợp giáo dục đạo đức cho học sinh
- HS có trách nhiệm tuyên truyền cho mọi người biết: đôi khi trong tự nhiên dưới tác động của con người, một số chất bị biến đổi gây hại tới môi trường và con người.
- Hợp tác cùng cộng đồng tạo ra những biến đổi hóa học có lợi cho môi trường, tạo môi trường sống trong sạch. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giáo viên
- Hoá chất: Muối, đường trắng, nước. 
- Dụng cụ: Đèn cồn (5), ống nghiệm (5), giá ống nghiệm (5), đũa thuỷ tinh (5), cốc thuỷ tinh (5), kẹp gỗ (12), đĩa sứ (5), pipet (5)
- Máy tính, tivi, máy tính bảng, PHTM.
- Phiếu học tập:
PHIẾU HỌC TẬP -Tiết 17. SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT
“EM LÀ NHÀ KHOA HỌC”
 Nhóm: 
Stt 
Thí nghiệm 
Cách tiến hành
Hiện tượng quan sát được
1 
Sự biến đổi của nước
- Để nước vào ngăn đá (3h) →bỏ ra ngoài (30p)→đun sôi.
2 
Ảo thuật cùng trứng
Thả 2 quả trứng (nguyên vỏ) vào 2 cốc: 
+ Cốc 1: Đựng nước
+ Cốc 2: Đựng giấm ăn→quan sát
3
Em làm diêm dân
- Hòa tan muối ăn vào trong nước, khuấy cho tan hết →lấy 4÷5 giọt cho vào ống nghiệm, cô cạn 
4
Cùng mẹ nấu ăn
- Cho 1 thìa nhỏ đường vào 2 ống nghiệm.
+ Ống 1: Dùng để đối chứng 
 + Ống 2: Đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn.
5
Nung hỗn hợp bột sắt (Fe) và bột lưu huỳnh (S) 
- Trộn bột Fe và bột S theo tỉ lệ 7:4 về khối lượng.
- Chia làm 2 ống nghiệm:
+ Ống 1: Đối chứng
+ Ống 2: →đưa vào gần 1 nam châm→Đun trên ngọn lửa đèn cồn→quan sát→để nguội, quan sát màu sắc, cho lại gần nam châm
Học sinh
- Chuẩn bị trước bài ở nhà với các nội dung công việc được giao
Nhóm 1. Xây dựng 1 tiểu phẩm đặt vấn đề về sự biến đổi của vật chất.
Nhóm 2. Sưu tầm hình ảnh thực tế về sự biến đổi chất (6÷8 hình ảnh) 
Nhóm 3+4. Làm thí nghiệm “Sự biến đổi trạng thái của nước” và “Ảo thuật cùng quả trứng” ghi lại hình ảnh (video)→báo cáo bằng PowerPoint.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu (5p)
Mục đích: 
	- Dẫn dắt học sinh tìm hiểu những biến đổi của chất trong đời sống, giới thiệu chương 2.
Nội dung
	- GV yêu cầu học sinh chuẩn bị tiểu phẩm ngắn (3’) có sự biến đổi của chất, đưa ra tình huống giải quyết.
	- Học sinh: Xây dựng tiểu phẩm và trình diễn tại lớp học
Sản phẩm: 
 - Sản phẩm: Tiểu phẩm của học sinh
	- Đánh giá kết quả hoạt động:
	+ Thông qua tiểu phẩm của HS, GV dựa vào tình huống cụ thể, đưa ra nội dung cần giải quyết.
Cách thức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ: Gv mời đại diện nhóm 1 báo cáo kết quả Xây dựng 1 tiểu phẩm đặt vấn đề về sự biến đổi của vật chất.
- Thực hiện nhiệm vụ: Nhóm 1. Tiểu phẩm đặt vấn đề về sự biến đổi của chất. 
àGv: Cảm ơn tình huống của nhóm 1.
Gv dẫn dắt trong tự nhiên còn có những sự biến đổi nào khác nữa. Những biến đổi đó có lợi hay có hại. →Cùng tìm hiểu trong nội dung chương 2 →mời HS về chỗ để cùng tham gia tiết học! (Hs về vị trí)
Chương 2. Phản ứng hóa học
- Chuyển giao nhiệm vụ: Gv giới thiệu nội dung cả chương bằng sơ đồ tư duy→ghi nội dung bài mới. (SL2)
- Gv dự kiến những khó khăn mà học sinh có thể gặp phải kèm theo biện pháp cần hỗ trợ; dự kiến các mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu: Khó khăn trong việc đưa ra tình huống cần giải quyết.
à Giáo viên theo dõi tác phẩm, hỗ trợ học sinh; ghi nhận những chỗ "sai lầm" để yêu cầu báo cáo, làm rõ.
- Báo cáo, thảo luận: giáo viên tổ chức, điều hành; học sinh báo cáo bằng hình thức sân khấu hóa.
- Kết luận, nhận định (giáo viên "chốt"): Làm rõ vấn đề cần giải quyết và đưa đến nhiệm vụ học tập phải thực hiện tiếp theo là tìm hiểu khái niệm Sự biến đổi chất.
2. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1. Khám phá khái niệm (8p)
a, Mục đích: 
- Hs nắm được sơ lược thế nào là hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học.
b, Nội dung:
- Gv chuyển giao nhiệm vụ Nhóm 2. Sưu tầm hình ảnh thực tế về sự biến đổi chất (6÷8 hình ảnh) 
- Học sinh báo cáo bằng PowerPoint 
c, Sản phẩm: 
- Báo cáo bằng PowerPoint của nhóm 2
d, Cách thức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ: Để tìm hiểu về sự biến đổi của chất trong tự nhiên, mời báo cáo của nhóm 2.
- Thực hiện nhiệm vụ: Nhóm 2: Báo cáo bằng PowerPoint
+ Hs: nhận xét phần trình bày và hình ảnh
(trình bày to, rõ ràng hay chưa? Hình ảnh có thiết thực, gần gũi)
→Gv: Lấy ví dụ từ phần báo cáo của học sinh, phân tích vào bảng nháp.
+ Ví dụ: Bổ củi, đốt củi
Bổ củi
Đốt củi
- Gv hướng dẫn Hs phân tích ví dụ.
? Mục đích của việc bổ củi và đốt củi là gì? 
→ Hs trả lời.
+ Bổ củi: Làm nhỏ.
+ Đốt củi: Tạo nhiệt, tạo than củi 
? Chất Xenlulozơ trong thanh củi có bị biến đổi không?
+ Bổ củi: Không (Xelulozơ→Xelulozơ)
+ Đốt củi: Có (Xelulozơ→chất khác)
Bổ củi
Đốt củi
Mục đích
Làm nhỏ.
Tạo nhiệt
Biến đổi chất
Xelulozơ →Xelulozơ
Xelulozơ →chất khác
Hiện tượng
Vật lí
Hóa học
→Gv: Đây chính là 2 hiện tượng biến đổi chất trong thực tế. Khi bổ củi, chất không bị thay đổi về bản chất→ chính là đang thực hiện biến đổi vật lí thanh củi (hiện tượng vật lí); đốt củi làm cho chất bị biến đổi chính là thực hiện biến đổi hóa học thanh củi (hiện tượng hóa học)
→Gv ghi bảng mục I,II
Gv: Để tìm hiểu rõ hơn thế nào là hiện tượng vật lí, thế nào là hiện tượng hóa học→cùng tìm hiểu phần 2: EM LÀM NHÀ KHOA HỌC
* Kết luận, nhận định: 
I. Hiện tượng vật lí
II. Hiện tượng hóa học
* Đánh giá kết quả hoạt động
- Hs nắm được có 2 loại biến đổi chất là biến đổi vật lí và biến đổi hóa học.
Hoạt động 2.2. Hoạt động nghiên cứu Em làm nhà khoa học (20p)
a, Mục đích: 
- Hs nắm biết khái niệm hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học; biết phân biệt hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học.
b, Nội dung:
- Giáo viên chiếu nội dung yêu cầu của 5 thí nghiệm, yêu cầu Hs báo cáo nhiệm vụ thực hiện ở nhà và chuyển giao nhiệm vụ trên lớp.
- Hs: Thực hiện nhiệm vụ
c, Sản phẩm: 
- Kết quả thí nghiệm ở nhà và trên lớp
- Phiếu học tập số 1.
d, Cách thức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu SL3: Nội dung 5 thí nghiệm và yêu cầu thí nghiệm
1. Sự biến đổi của nước 
2. Ảo thuật cùng trứng 
3. Em làm diêm dân 
4. Cùng mẹ nấu ăn: Cô đường làm kẹo đắng 
5. Nung hỗn hợp bột sắt (Fe) và bột lưu huỳnh (S)
→gọi Hs đọc tên các thí nghiệm và yêu cầu.
+ Hs: Đọc yêu cầu
Yêu cầu: Thí nghiệm 1,2 nhóm 3+4 đã tiến hành ở nhà. Mời đại diện nhóm 3/4 lên báo cáo kết quả thí nghiệm. Thí nghiệm 3, 4 Hs tiến hành theo nhóm tại lớp; thí nghiệm 5 theo dõi video. Lưu ý quan sát hiện tượng, ghi kết quả vào PHT.
- Thực hiện nhiệm vụ: Hs: Đại diện nhóm 3/4 báo cáo kết quả thí nghiệm bằng PowerPoint+video, các nhóm ghi nhanh kết quả thí nghiệm vào bảng nhóm.
→Gv chiếu cách tiến hành (SL4)
- Gv: Yêu cầu Hs nhắc lại thao tác đun nóng bằng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn→thực hiện thí nghiệm 3, 4.
+ HS: Hơ nóng đều toàn bộ ống nghiệm sau đó đun tập trung ở đáy ống nghiệm, tại vị trí 2/3 ngọn lửa đèn cồn. 
→Các nhóm tiến hành thí nghiệm, theo dõi video thí nghiệm 5
→Gv yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành PHT số 1 trong thời gian 2 phút (SL5), chụp lại PHT, các nhóm trao đổi chéo PHT, kiểm tra đáp án và chấm điểm chéo.
Gv sử dụng chức năng Giám sát điều khiển để quảng bá PHT của các nhóm. 
→Gv: Chiếu bảng chuẩn, Hs tự đánh giá và đánh giá, cho điểm nhóm khác→ Gv chốt kiến thức (SL6+7)
? Trong 5 thí nghiệm trên, ở thí nghiệm nào chất biến đổi nhưng không tạo ra chất mới?(1,3) Đó là hiện tượng gì? (HTVL)
ở thí nghiệm nào chất biến đổi tạo ra chất mới?(2,4,5) Đó là hiện tượng gì? (HTHH)
? Qua những thí nghiệm trên em hãy nghiên cứu thêm thông tin sách giáo khoa rút ra kết luận về sự biến đổi chất. 
+ Hs: Có những biến đổi chỉ làm thay đổi trạng thái, hình dạng mà không có sự tạo thành chất mới; Có những biến đổi làm sinh chất mới.
→Sự biến đổi chất gồm 2 hiện tượng: HTVL-HTHH
? Thế nào là HTVL-HTHH?
→Hs đưa khái niệm.
Gv: Yêu cầu Hs nhớ từ khóa trong khái niệm.
? Với những hình ảnh của nhóm 2 đã báo cáo; đâu là hiện tượng vật lí, đâu là hiện tượng hóa học? Giải thích
→Gv ghi ví dụ vào bảng, Hs tự ghi thêm ví dụ.
? Thông qua nội dung vừa nghiên cứu, hãy cho biết dấu hiệu chính để phân biệt hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học? (SL9)
+ Hs: Có sự tạo thành chất mới
? Sự biến đổi đó có ảnh hưởng như thế nào đến con người và các sinh vật?
+ HS: Có những biến đổi có lợi, có những biến đổi gây hại.
→gv chiếu 1 số hình ảnh về sự biến đổi chất trong tự nhiên. Cho biết những biến đổi đó là có lợi hay có hại? (SL10)
+ Hs: Quan sát, trả lời
-Gv: Quay trở lại với câu hỏi mà nhóm 1 đã đặt ra, giải quyết vấn đề đặt ra của nhóm 1?
*) Tích hợp giáo dục đạo đức và ứng phó với BĐKH
? Cần phải làm gì để tạo ra sự biến đổi có lợi?
+ Hs: Tiết kiệm năng lượng, trồng và chăm sóc cây xanh, giữ gìn vệ sinh trường lớp, nơi cư trú.
→Gv chiếu 1 số hình ảnh liên quan (SL12,13,14)
? Qua bài học, em có mong muốn gì để tạo môi trường sống lành mạnh hơn?
+ Học tốt, hợp tác cùng các bạn sau này tạo ra những biến đổi hóa học có lợi cho môi trường, con người ..
* Kết luận, nhận định: 
Hiện tượng vật lí
Hiện tượng hóa học
Khái niệm
Là hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu
Là hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác
Ví dụ
 ..
Dấu hiệu phân biệt
Không tạo ra chất mới
Tạo ra chất mới
* Đánh giá kết quả hoạt động
- Thông qua thí nghiệm và quan sát thí nghiệm, học sinh nắm được Hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học, dấu hiệu chính để phân biệt 2 hiện tượng trên.
3. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập (7 phút)
a, Mục đích: 
- HS nắm được nội dung toàn bài
b, Nội dung:
- Giáo viên đưa bài tập, câu hỏi, học sinh hoàn thiện, trả lời.
c, Sản phẩm: 
- Đáp án bài tập, câu trả lời của học sinh.
d, Cách thức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ: Gv: Cho câu hỏi kiểm tra bằng máy tính bảng dạng câu hỏi nhiều lựa chọn HTVL-HTHH, kiểm tra 4 HS bằng máy tính bảng. (SL15)
Chọn phương án đúng:
Sử dụng dữ kiện sau cho câu 1 và 2. Cho các hiện tượng sau:
Hòa tan axit axetic vào nước được dung dịch axetic loãng dùng làm giấm ăn.
Xăng cháy tạo ra khí cacbonic và hơi nước.
Dây tóc bóng đèn nóng và sáng lên khi có dòng điện đi qua.
Hòa tan đường vào nước ta được dung dịch nước đường
Cửa sắt bị han gỉ.
Câu 1. Dãy gồm toàn hiện tượng vật lí là:
A. 1,3	B. 1,4	C. 1,3,4	D. 2,5
Câu 2. Dãy gồm toàn hiện tượng hóa học là:
A. 2,5	B. 2,3,5	C. 2,4,5	D. 1,3,4
Câu 3. Dấu hiệu chính để phân biệt hiện tượng hóa học với hiện tượng vật lí là:
A. có sự biến dạng của chất	B. có sự tạo thành chất mới
C. có sự thay đổi màu sắc	D. không phân biệt được
Câu 4. “Trong khoang miệng, nhờ hoạt động phối hợp của răng, lưỡi, các cơ môi và má làm thức ăn trở thành viên mềm, nhuyễn, thấm đẫm nước bọt và dễ nuốt. Một phần tinh bột được enzim amilaza biến đổi thành đường mantôzơ”. Hiện tượng xảy ra trong quá trình tiêu hóa ở khoang miệng là:
A. Hiện tượng vật lí.	B. Hiện tượng hóa học.	
C. Hiện tượng vật lí và hóa học.	D. không nhận biết được.
Câu 5. Sự biến đổi của chất :
A. chỉ gồm hiện tượng vật lí 	B. chỉ gồm hiện tượng hóa học	
C. không xảy ra trong tự nhiên	D. gồm hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học
- Học sinh: Thực hiện nhiệm vụ.
→Chiếu đáp án. (SL16)
=> HS đọc kết luận cuối bài.
→Chốt lại nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.(SL17)
* Đánh giá kết quả hoạt động
- Học sinh nắm được kiến thức trong bài, những lỗi sai thường gặp..
4. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng, hướng dẫn về nhà (5 phút)
a, Mục đích: HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng được thiết kế cho HS về nhà làm, nhằm mục đích giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức của HS.
b, Nội dung: 
- Gv đưa câu hỏi vận dụng và hướng dẫn về nhà để chuẩn bị cho bài sau.
c, Sản phẩm: Bài trình bày của HS vào giờ học sau.
d, Cách thức thực hiện:
 - Cho học sinh nghiên cứu thêm phần đọc thêm để trả lời câu hỏi.
- Gv: Yêu cầu Hs đọc nội dung chuẩn bị bài về nhà, ghi chép lại vào vở
- Học bài cũ và làm các bài tập: 2,3 SGK tr 47. 
- Tìm hiểu thêm một số hiện tượng có trong tự nhiên và cuộc sống hàng ngày xem chúng thuộc loại hiện tượng gì? (Mỗi nhóm lấy 5 ví dụ)
- Chuẩn bị trước phần I,II,III bài 13: “ Phản ứng hóa học” 
+ Nhóm 1+2: Làm thí nghiệm đốt nến→quan sát →úp ngược cốc thủy tinh vào cây nến→quan sát và ghi lại hiện tượng bằng video.
+ Nhóm 3+4: Làm thí nghiệm nung 1-2 viên đá xanh (đặt trên bếp tổ ong 24h)→để nguội, thả vào nước→đổ vào chai, đóng lắp đợi lắng→dùng ống hút nhựa thổi hơi vào miệng chai→quan sát và ghi lại hiện tượng bằng video.
* Đánh giá kết quả hoạt động
GV có thể cho HS báo cáo kết quả HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng vào đầu giờ của buổi học kế tiếp, GV cần kịp thời động viên, khích lệ HS.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
-------------------------—–&—–-----------------------
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Tiết 16- Bài 13. PHẢN ỨNG HÓA HỌC
Môn: Hóa học 8
Ngày soạn: 24/10/2020
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kiến thức: Học sinh biết:
- Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác: Chất phản ứng (Chất tham gia) là chất ban đầu bị biến đổi trong phản ứng và sản phẩm là chất được tạo ra.
- Bản chất của phản ứng là quá trình thay đổi liên kết giữa các nguyên tử làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
 - HS biết được phản ứng xảy ra khi các chất tác dụng tiếp xúc với nhau: Có trường hợp cần đun nóng, có mặt chất xúc tác (Là chất kích thích cho phản ứng xảy ra nhanh hơn và giữ nguyên không biến đổi).
2. Năng lực 
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; Xác định hoá trị của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử theo CTHH cụ thể.
- Quan sát hình vẽ hoặc hình ảnh cụ thể rút ra được nhận xét về phản ứng hóa học.
- Viết được phương trình hóa học bằng chữ để biểu diễn phản ứng hóa học.
3. Phẩm chất: 
* Tích hợp giáo dục đạo đức cho học sinh
- HS có trách nhiệm tuyên truyền cho cộng đồng và người thân biết: Trong công nghiệp, khi sử dụng các phản ứng hóa học để sản xuất các chất cần thiết cho cuộc sống đôi khi tạo ra các sản phẩm không mong muốn gây hại cho môi trường như CO2, SO2, tạo ra mưa axit, hiệu ứng nhà kính.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giáo viên
- Máy tính, tivi.
- Hóa chất: Zn, ddHCl
- Dụng cụ: Kẹp gỗ, pipet, ống nghiệm, gía ống nghiệm, khay nhựa, muôi sắt, đèn cồn.
Học sinh
- Đọc trước bài ở nhà
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu (5 phút)- Kiểm tra bài cũ
a, Mục đích: 
	Huy động các kiến thức đã được học của HS và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của HS.
b, Nội dung
Củng cố lại các kiến thức về sự biến đổi chất.
c, Sản phẩm: 
Hs hoàn thành yêu cầu Gv giao
d, Cách thức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ: Gv đặt câu hỏi:
HS1: Sự khác nhau về bản chất giữa 2 hiện tượng vật lý và hoá học? Cho ví dụ phân tích?
Đáp án: Sự khác nhau về bản chất giữa 2 hiện tượng vật lý và hoá học là:
- Hiện tượng hóa học: Có chất mới sinh ra
- Hiện tượng vật lý: Không có chất mới sinh ra (chất chỉ thay đổi trạng thái hoặc kích thước..)
VD: Nến(rắn) Nến(lỏng) Nến(hơi) Hiện tượng vật lý: trong các giai đoạn này nến chỉ biến đổi về trạng thái.
Nến(hơi) cháy trong không khí khí cacbon đioxit và hơi nước Chất mới Hiện tượng hóa học.
HS2: Bài 12.3/SBT/15
Đáp án: Đá vôi: đập thành cục nhỏ tương đối đều nhau Hiện tượng vật lý (đá vôi chỉ thay đổi về kích thước).
Đá vôi nung nóngvôi sống + khí cacbon đioxit chất mới hiện tượng hóa học
Đánh giá kết quả hoạt động:
	+ Thông qua câu trả lời của HS và ý kiến bổ sung của HS khác, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các HĐ tiếp theo.
2. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu thế nào là phản ứng hóa học (8p)
a, Mục đích: 
- Hs biết thế nào là phản ứng hóa học 
b, Nội dung:
- Giáo viên đặt vấn đề, nêu ví dụ phân tích; Học sinh tìm ra kiến thức mới.
c, Sản phẩm: 
- Học sinh nắm được định nghĩa về phản ứng hóa học.
d, Cách thức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ:
- Từ 2 thí nghiệm đã xét ở bài trước HS nhớ lại và trả lời.
? Fe và S có tác dụng với nhau không. Sinh ra chất nào?
+ Hs: Quá trình biến đổi trên đã xảy ra PƯHH.
- GV hướng dẫn HS cách viết và cách đọc, xác định được chất phản ứng và sản phẩm.
? Khi nung đường cháy thành than và nước, chất nào là chất tham gia, chất nào là chất tạo thành (hay sản phẩm).
- GV đưa bài tập 3(T50) lên bảng. Yêu cầu HS lên bảng làm.
- Thực hiện nhiệm vụ: Hs hoàn thành phương trình chữ
? Trong PƯ trên chất phản ứng và chất sinh ra là những chất nào.
* GV thông báo: Trong quá trình phản ứng, lượng chất phản ứng giảm dần, lượng chất sản phẩm tăng dần
* Kết luận, nhận định: 
I. ĐỊNH NGHĨA
- Quá trình biến đổi chất này thành chất khác gọi là PƯHH.
* Tên chất phản ứng ®Tên các sản phẩm
 (Chất tham gia) (Chất tạo thành) 
VD: Phương trình chữ:
 Lưu huỳnh + sắt Sắt (II)sunfua. 
 Đường Than + Nước.
* Bài tập 3 (SgK-t50)
 Parafin + Oxi Nước+Cacbon đioxit.
 (Chất tham gia) (Chất sinh ra)
* Đánh giá kết quả hoạt động
- Hs nắm được Định nghĩa Phản ứng hóa học.
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu diễn biến của phản ứng hoá học (10p)
a, Mục đích: 
- Hs biết được diễn biến của phản ứng hóa học
b, Nội dung:
- Giáo viên cho Hs quan sát sơ đồ tượng trưng cho phản ứng hóa học giữa khí hiđro và khí oxi tạo ra nước.
- Học sinh quan sát, trả lời các câu hỏi do giáo viên đặt ra, rút ra kết luận.
c, Sản phẩm: 
- Học sinh nắm được diễn biến xảy ra trong phản ứng hóa học.
d, Cách thức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt vấn đề như phần đầu II.
- GV cho HS quan sát hình 2.5 (trên máy chiếu). Hãy cho biết:
? Trước phản ứng (hình a) có những phân tử nào. Các nguyên tử nào liên kết với nhau.
? Trong phản ứng (hình b) các nguyên tử nào liên kết với nhau. So sánh số nguyên tử H và O trong p/ư (b) và trước p/ư (a ).
? Sau p/ư (c) có các phân tử nào. Các nguyên tử nào liên kết với nhau.
? Em hãy so sánh chất tham gia và sản phẩm về: + Số nguyên tử mỗi loại.
 + Liên kết trong phân tử.
- Thực hiện nhiệm vụ: Hs thảo luận, trả lời
- GV thông báo: Vậy các nguyên tử được bảo toàn.
? Từ các nhận xét trên, em hãy rút ra kết luận về bản chất của PƯHH.
+ Hs: Rút kết luận.
* Kết luận, nhận định: 
II. DIỄN BIẾN CỦA PHẢN ỨNG HÓA HỌC
- Kết luận: “Trong PƯHH chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm phân tử này biến đổi thành phân tử khác”.
Hoạt động 2.3. Tìm hiểu khi nào thì phản ứng hoá học xảy ra? (12p)
a, Mục đích: 
- Hs nắm được điều kiện để xảy ra PƯHH, trong đó điều kiện cần thiết nhất là các chất tham gia phải tiếp xúc với nhau.
b, Nội dung:
- Giáo viên làm thí nghiệm
- Học sinh: Quan sát thí nghiệm
c, Sản phẩm: 
- Báo cáo thí nghiệm của học sinh.
- Hs nắm được điều kiện phản ứng hóa học xảy ra.
d, Cách thức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV làm thí nghiệm hình 2.6 Sgk.
+ TN: Cho 1ml dung dịch HCl vào ống nghiệm có chứa sẵn một vài mãnh kẽm.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và nêu hiện tượng.
+ HS: Có bọt khí xuất hiện, mảnh Zn tan dần.
? Ở TN0 trên muốn PƯHH xảy ra cần phải có điều kiện gì?
- Lưu ý: Nếu diện tích tiếp xúc lớn thì phản ứng xảy ra càng nhanh.
? Vì sao trong TN01(Bài 13): Ta phải trộn Sắt, lưu huỳnh ở dạng bột?
? Sau khi trộn PƯ đã xảy ra chưa?
? Pư xảy ra khi nào => ĐK Pư là gì?
Gv lưu ý: Việc đun nóng có thể chỉ cần lúc đầu để khơi mào Pư, nhưng cũng có khi phải thực hiện suốt quá trình Pư.
- GV: Có một số phản ứng không cần đến nhiệt độ. VD: Phản ứng giữa Zn và HCl.
* GV đặt vấn đề: Nhân dân ta thường hay nấu rượu, thì quá trình chuyển hoá từ tinh bột sang rượu cần có điều kiện gì? 
+ HS: Có men rượu làm chất xúc tác.
- Gv cung cấp thêm: xúc tác cho quá trình quang hợp ở cây xanh là ASMT.
? Chất xúc tác có tác dụng gì?
+ HS: Kích thích cho phản ứng xảy ra nhanh hơn....
- GV dẫn VD ở Sgk.
? Vậy khi nào thì PƯHH xảy ra?
*) Tích hợp giáo dục đạo đức và ứng phó với BĐKH:
- Khi làm xong một số thí nghiệm, vệ sinh dụng cụ cần chú ý gì để bảo vệ MT?
+ Vệ sinh sạch sẽ, không đổ hóa chất bừa bãi, không đổ hóa chất lẫn nhau tránh xảy ra phản ứng, tạo ra chất mới có hại cho môi trường xung quanh
+ Trong sản xuất công nghiệp có xảy ra PƯHH không? Quá trình đó có ảnh hưởng đến môi trường sống như thế nào? Em đã làm gì để bảo vệ môi trường sống?
Bản thân có trách nhiệm tuyên truyền cho cộng đồng và người thân biết: Trong công nghiệp, khi sử dụng các phản ứng hóa học để sản xuất các chất cần thiết cho cuộc sống đôi khi tạo ra các sản phẩm không mong muốn gây hại cho môi trường như CO2, SO2 . Tạo ra mưa axit, hiệu ứng nhà kính 
* Kết luận, nhận định: 
III. KHI NÀO PHẢN ỨNG HÓA HỌC XẢY RA?
* Điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra:
- Các chất phản ứng tiếp xúc với nhau.
- Cần đun nóng đến một nhiệt độ nào đó (tuỳ mỗi pư cụ thể).
- Một số phản ứng cần có mặt chất xúc tác.
*Kết luận: Phản ứng hoá học xảy ra khi các chất tiếp xúc với nhau, cung cấp nhiệt độ và chất xúc tác
* Đánh giá kết quả hoạt động
- Thông qua bài làm về xác định hoá trị của các nguyên tố còn lại trong các hợp chất đã biết CTHH, lập công thức hoá học dựa vào hoá trị và phát biểu ý kiến của học sinh.
3. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập (5 phút)
a, Mục đích: 
- Học sinh được luyện tập để nắm chắc, hiểu sâu về Phản ứng hóa học; phát triển các kĩ năng cần thiết.
b, Nội dung: Hệ thống câu hỏi/bài tập giao cho học sinh thực hiện.
c, Sản phẩm: Đáp án, lời giải của các câu hỏi/bài tập
d, Cách thức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ: Gv nêu câu hỏi 
- Thực hiện nhiệm vụ: HS trả lời: 
1. Phản ứng hoá học là gi? Cho VD minh hoạ.
2. Hãy cho biết trong các quá trình biến đổi sau, hiện tuợng nào là hiện tượng vật lý, hiện tượng hoá học. Viết PT chữ của các PTPƯ?
a, Đốt cồn (rượu etylic) trong không khí tạo ra khí cacbonic và nước.
b, Biến gỗ thành giấy, bàn ghế....
c, Đốt bột nhôm trong không khí, tạo ra nhôm oxit.
d, Điện phân nước ta thu được khí H2 và khí O2.
- Kết luận, nhận định (giáo viên "chốt"): Đáp án BT mà học sinh phải hoàn thành 
4. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng, hướng dẫn về nhà (5 phút)
a, Mục đích: 
- Học sinh được vận dụng các kiến thức, kĩ năng để giải bài tập.
- HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng được thiết kế cho HS về nhà làm, nhằm mục đích giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức của HS.
b, Nội dung: 
- Gv hướng dẫn học sinh 1 số nội dung cần tìm hiểu thêm và giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh.
c, Sản phẩm: Kết quả các BT vận dụng
d, Cách thức thực hiện: 
- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu thêm ở phần đọc thêm và các thông tin trên mạng, tài liệu tham khảo để trả lời câu hỏi 
- Gv Giao cho học sinh nhiệm vụ về nhà: Học bài; Làm BT 2,4,6 (Sgk-T50,51); Chuẩn bị phần còn lại của bài- Mục IV: Phản ứng hóa học
* Kiểm tra, đánh giá kết quả HĐ: GV có thể cho HS báo cáo kết quả HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng vào đầu giờ của buổi học kế tiếp, GV cần kịp thời động viên, khích lệ HS.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
-------------------------—–&—–------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_khoi_8_tiet_15_bai_12_su_bien_doi_chat.doc