Giáo án Hóa học Lớp 8 - Chủ đề 11: Không khí, sự cháy (Tiếp theo) - Đinh Thị Thanh Huyền

Giáo án Hóa học Lớp 8 - Chủ đề 11: Không khí, sự cháy (Tiếp theo) - Đinh Thị Thanh Huyền

I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

Kiến thức: Học sinh biết

- Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí. Thành phần theo thể tích của không khí là 78% khí nitơ, 21% khí oxi, 1% các khí khác (khí cacbonic, hơi nước, khí hiếm ).

- Sự ô nhiễm không khí và cách bảo vệ không khí khỏi ô nhiễm.

- Sự ôxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sang.

- Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng.

- Các điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy; cách phòng cháy và dập tắt đám cháy trong tình huống cụ thể; biết cách làm cho sự cháy có lợi xảy ra một cách hiệu quả.

Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, tìm hiểu các hiện tượng thí nghiệm hoặc giải thích.

- Phân biệt được sự oxi hóa chậm và sự cháy trong một số hiện tượng của đời sống và sản xuất.

- Biết việc cần làm khi xảy ra sự cháy

Thái độ:

- Học sinh có hứng thú say mê môn học.

- Có ý thức vận dụng kiến thức về chất vào thực tế cuộc sống.

- Giáo dục ý thức học tập bộ môn, có tinh thần học tập cao.

- Hiểu và có ý thức giữ cho bầu không khí không bị ô nhiễm.

- HS hiểu và có ý thức phòng chống cháy

2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: Khái niệm sự cháy, sự oxi hóa.

-Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học: Biết nguyên nhân của sự cháy từ đó biết cách dập tắt đám cháy thông thường.

 

doc 8 trang thucuc 3950
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 8 - Chủ đề 11: Không khí, sự cháy (Tiếp theo) - Đinh Thị Thanh Huyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 11: KHÔNG KHÍ – SỰ CHÁY
 Giới thiệu chung về chủ đề: Nghiên cứu về thành phân của không khí, sự ô nhiễm không khí và cách bảo vệ bản thân. Nghiên cứu về sự cháy và sự oxi hóa chậm và áp dụng vào thực tiễn.
 Thời lượng dự kiến thực hiện chủ đề: 2 tiết
I/ MỤC TIÊU:
Kiến thức, kĩ năng, thái độ
Kiến thức: Học sinh biết
- Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí. Thành phần theo thể tích của không khí là 78% khí nitơ, 21% khí oxi, 1% các khí khác (khí cacbonic, hơi nước, khí hiếm ).
- Sự ô nhiễm không khí và cách bảo vệ không khí khỏi ô nhiễm.
- Sự ôxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sang.
- Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng.
- Các điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy; cách phòng cháy và dập tắt đám cháy trong tình huống cụ thể; biết cách làm cho sự cháy có lợi xảy ra một cách hiệu quả. 
Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, tìm hiểu các hiện tượng thí nghiệm hoặc giải thích.
- Phân biệt được sự oxi hóa chậm và sự cháy trong một số hiện tượng của đời sống và sản xuất.
- Biết việc cần làm khi xảy ra sự cháy
Thái độ:
- Học sinh có hứng thú say mê môn học.
- Có ý thức vận dụng kiến thức về chất vào thực tế cuộc sống.
- Giáo dục ý thức học tập bộ môn, có tinh thần học tập cao.
- Hiểu và có ý thức giữ cho bầu không khí không bị ô nhiễm. 
- HS hiểu và có ý thức phòng chống cháy 
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: Khái niệm sự cháy, sự oxi hóa.
-Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học: Biết nguyên nhân của sự cháy từ đó biết cách dập tắt đám cháy thông thường.
II. Chuẩn bị của Giáo viên và học sinh
Giáo viên
Hóa chất: phôtpho đỏ, H2O
Dụng cụ: Chậu thủy tinh, ống thủy tinh có ống nút, muôi sắt, đèn cồn, que đóm.
Bảng phụ ghi đề bài tập luyện tập.
Học sinh
- Xem SGK, làm vở bài tập, nghiên cứu bài trước ở nhà.
- Sưu tầm một số tranh ảnh và tư liệu về tình hình ô nhiễm của không khí.
II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát/ khởi động
Khơi gợi sự tò mò về chủ đề bài học, đồng thời giới thiệu cho các em cách nghiên cứu một chất trong chương trình hóa học
- GV: Theo các em không khí xung quanh chúng ta chứa chất gì?
- GV: Vậy ngoài ra còn có chất gì khác?
- GV: Chúng ta không thể nhìn thấy không khí vì thế để biết được không khí có những chất nào chúng ta phải tiến hành nghiên cứu chúng.
Dự kiến sản phẩm
- HS trả lời: khí Oxi
- HS trả lời: có bụi, khí cacbonic, hơi nước.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Qua thí nghiệm giúp HS xác định không khí là một hỗn hợp và xác định tỉ lệ oxi có trong không khí
Nội dung 1: THÀNH PHẦN KHÔNG KHÍ
Tìm hiểu thành phần chính của không khí
- GV làm TN0 đốt cháy P đỏ (dư) ngoài không khí rồi đưa nhanh vào ống hình trụ và đậy kín miệng ống bằng nút cao su.
- GV đặt câu hỏi: 
+ Khi P cháy, mực nước trong ống thủy tinh thay đổi như thế nào? 
+ Chất nào ở trong ống đã tác dụng với P để tạo ra P2O5 bị tan dần trong nước?
+ Mực nước trong ống thủy tinh dâng lên 1/5 thể tích có giúp ta suy ra tỉ lệ khí oxi trong không khí được không?
+ Chất khí còn lại trong ống nghiệm chiếm 4/5 thể tích của ống là khí nitơ, vậy khí nitơ chiếm tỉ lệ thể tích nào trong không khí?
à không khí có thành phần thế nào qua TN0 vừa nghiên cứu?
GV thông báo % oxi và nitơ trong không khí.
- GV nhận xét cho HS ghi nội dung
1. Thành phần không khí:
- Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí.
- Thành phần theo thể tích.
+ 78% nitơ (4/5)
+ 21% oxi (1/5)
Dự kiến sản phẩm
- HS quan sát TN0 và ghi lại hiện tượng.
- HS thảo luận, trả lời: 
+ Mực nước trong ống thủy tinh dâng đến vạch thứ hai.
+ P đã tác dụng với oxi trong không khí.
+ Ta có thể suy ra khí chiếm 1/5 thể tích không khí.
+ Nitơ chiếm 4/5 thể tích không khí.
- HS thảo luận đưa ra kết luận.
Dự kiến đánh giá
- HS đánh giá HS
- GV đánh giá HS
Xác định những chất khác có trong không khí
Tìm hiểu những chất khác trong không khí.
- GV: Ngoài khí oxi và nitơ, không khí còn chứa những chất gì khác? Các em hãy trả lời các câu hỏi sau:
+ Hãy tìm dẫn chứng nêu rõ trong không khí có chứa một ít hơi nước? 
+ Khi quan sát lớp nước trên mặt hồ vôi tôi ta thấy có màng trắng mỏng do khí CO2 tác dụng với nước vôi. Khí CO2 này ở đâu ra.
+ Các khí khác ngoài nitơ và oxi chiếm tỉ lệ thể tích là bao nhiêu trong không khí? 
à Hãy đưa ra kết luận, GV nhận xét, chốt lại.
*Một số chất khác trong không khí:
1% các khí khác: (CO2, hơi nước, khí hiếm như: Ne, Ar, )
Dự kiến sản phẩm
- HS thảo luận nhóm khoảng 2’
à đại diện nhóm trả lời nhóm khác nhận xét, bổ sung
+ Những hạt nước đọng ngoài thành cốc nước lạnh
+ CO2 trong không khí.
+ Khoảng 1%
- HS nêu kết luận
Dự kiến đánh giá
- HS đánh giá HS
- GV đánh giá HS
Thảo luận đẻ HS đưa ra ý kiến của mình về vấn đề môi trường hiện nay 
Cách bảo vệ môi trường tránh ô nhiễm.
- GV yêu cầu nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi sau:
+ Không khí bị ô nhiễm gây ra những tác hại như thế nào? 
+ Chúng ta nên làm gì để bảo vệ bầu không khí trong lành, tránh ô nhiễm.
- GV gọi các nhóm trình bày ý kiến của mình.
- GV có thể cho HS liên hệ đến tình hình thực tế ở địa phương.
Dự kiến sản phẩm
- HS thảo luận nhóm theo nội dung GV yêu cầu.
+ Không khí bị ô nhiễm gây nhiều tác hại đến sức khỏe con người và đời sống của động vật, thực vật.
Không khí bị ô nhiễm còn phá hoại dần những công trình xây dựng như cầu, cống, nhà, cửa, di tích lịch sử, 
+ Biện pháp bảo vệ: 
Xử lí chất thải của các nhà máy, các phương tiện giao thông, bảo vệ rừng, trồng rừng.
Dự kiến đánh giá
- HS đánh giá HS
- GV đánh giá HS
Biết định nghĩa sự cháy
Nội dung 2: SỰ CHÁY
Tìm hiểu sự cháy
- GV lấy ví dụ và đặt câu hỏi:
? Khi đốt cháy đơn chất (S, P) hoặc hợp chất (cồn, ga, ) trong không khí ta thấy có hiện tượng gì?
à Người ta gọi đó là sự cháy. Vậy sự cháy là gì?
? Sự cháy của một chất trong không khí và trong oxi có gì giống và khác nhau?
? Tại sao các chất cháy trong không khí lại tạo nhiệt độ thấp hơn khi cháy trong oxi?
- GV gọi HS trả lời à sửa chữa, bổ sung và nêu rõ kết luận đúng.
- GV nhận xét cho HS ghi bài
1. Sự cháy:
Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng.
Dự kiến sản phẩm
- HS thảo luận nhóm, trả lời:
Ta thấy sự phát sáng và tỏa nhiệt.
- HS trả lời định nghĩa sự cháy.
- Giống: đều là sự oxi hóa
- Khác: Sự cháy trong không khí xảy ra chậm hơn, tạo nhiệt độ thấp hơn khi cháy trong oxi.
- Vì trong không khí =
à Diện tích tiếp xúc của oxi với chất cháy ít hơn.
- HS ghi bài
Dự kiến đánh giá
- HS đánh giá HS
- GV đánh giá HS
Biết định nghĩa sự oxi hóa chậm 
Tìm hiểu sự oxi hóa chậm
- GV: Các đồ vật bằng gang thép để lâu trong không khí bị gỉ, chúng ta hô hấp bằng không khí để oxi hóa chậm chất hữu cơ, giải phóng năng lượng cho cơ thể, các hiện tượng đó là sự oxi hóa chậm. Vậy sự oxi hóa chậm là gì?
? Sự cháy và sự oxi hóa chậm có gì giống và khác nhau?
? GV thuyết trình: Trong điều kiện nhất định, sự oxi hóa chậm có thể chuyển thành sự cháy. Đó là sự tự bốc cháy. Vì vậy, trong nhà máy người ta cấm nhét giẻ lau máy có dính dầu mỡ thành đống để phòng sự tự bốc cháy.
-GV cho HS ghi bài
2. Sự oxi hóa chậm
Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng.
Dự kiến sản phẩm
- HS tự đọc thông SGK, theo dõi ví dụ của GV và trả lời:
- Đại diện 1 HS trả lời
+ Giống: đều là sự oxi hóa
+ Khác: Sự cháy có phát sáng, oxi hóa chậm không phát sáng.
- HS ghi bài
Dự kiến đánh giá
- HS đánh giá HS
- GV đánh giá HS
HS biết được tầm quan trọng của oxi qua các ứng dụng của oxi trong đời sống.
Tìm hiểu điều kiện phát sinh và các biện pháp để dập tắt sự cháy.
- GV ta để cồn, gỗ trong không khí, chúng không tự bốc cháy à muốn cháy được phải có điều kiện gì?
? Đối với bếp than đang cháy, nếu ta vùi tro vào có hiện tượng gì xảy ra? Vì sao?
à Vậy các điều kiện phát sinh sự cháy là gì? 
? Vậy muốn dập tắc sự cháy ta cần thực hiện những biện pháp nào?
? Hãy kể về nguyên nhân xảy ra một vụ cháy mà em biết được và biện pháp đã áp dụng để dập tắt đám cháy đó. Phân tích cơ sở của những biện pháp đó.
- GV nhận xét, bổ sung cho HS các biện pháp ở các trường hợp khác nhau.
- GV chốt kiến thức cho HS ghi bài
- Các điều kiện phát sinh sự cháy là:
+ Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy.
+ Phải có đủ oxi cho sự cháy
- Muốn dập tắc sự cháy cần thực hiện một hay đồng thời cả hai biện pháp.
+ Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.
+ Cách li chất cháy với khí oxi.
Dự kiển sản phầm
- HS thảo luận và trả lời: Muốn gỗ, than, cồn cháy được phải đốt cháy các vật đó.
- Than sẽ bị tắt vì thiếu oxi
- HS trả lời có hai điều kiện
- Dựa vào điều kiện phát sinh sự cháy để đề ra biên pháp dập tắt sự cháy.
- HS vận dụng hiểu biết thực tế để phân tích các biện pháp.
- HS ghi bài
Hoạt động 3 : Luyện tập
Giúp HS nắm lại kiến thức của bài
Yêu cầu HS làm bài tập
1. Câu nào đúng, câu nào sai trong các câu sau đây:
Để dập tắt một đám cháy do xăng dầu, người ta làm như sau:
A. Phun nước vào đám cháy
B. Trùm kín lên đám cháy
C. Phủ cát lên đám cháy
D. Thổi không khí thật mạnh vào đám cháy
E. Phun khí CO2 vào đám cháy.
2. Thành phần của không khí là:
A. 21% khí nitơ, 78% khí oxi, 1% các khí khác. 
B. 78% khí nitơ, 21% khí oxi, 1% các khí khác.
C. 21% khí nitơ, 1% khí oxi, 78% các khí khác.
D. 1% khí nitơ, 21% khí oxi, 78% các khí khác.
3. Biết oxi chiếm 1/5 thể tích không khí, Thể tích không khí ở đktc cần để đốt cháy hết 16,8 gam Fe là bao nhiêu?
A. 33,6 lít B. 44,8 lít 
C. 4,48 lí D. 22,4 lít
HS làm bài tập theo sự hướng dẫn của GV
Đại diện nhóm trình bày nhóm khác nhận xét, bổ sung:
Đúng: B, C, E
Sai : A, D
Đáp án B
Đáp án D
Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi mở rộng
- Giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức của HS
Để tránh kim loại bị gỉ sét ta nên làm những biện pháp nào? Cơ sở của những biện pháp đó là gì?
Dự kiến sản phẩm:
Ta có thể sơn, mạ các kim loại không gỉ lên trên bề mặt vật liệu đó. Làm như vấy để ngăn ngừa sự tiếp xúc với O2 của kim loại, ngăn quá trình oxi hóa chậm xảy ra.
IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
1.Nhận biết
Câu 1. Thành phần của không khí là:
A. 21% khí nitơ, 78% khí oxi, 1% các khí khác. 
B. 78% khí nitơ, 21% khí oxi, 1% các khí khác.
C. 21% khí nitơ, 1% khí oxi, 78% các khí khác.
D. 1% khí nitơ, 21% khí oxi, 78% các khí khác.
Câu 2. Sự cháy là
A. sự oxi hóa trong môi trường không khí
B. sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng
C. sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng
D. sự oxi hóa không có tỏa nhiệt nhưng có phát sáng
2. Thông hiểu
Câu 1. Nhiệt sinh ra khi một chất cháy trong khí oxi so với chất đó cháy trong không khí:
A. Lớn hơn. 	B. Nhỏ hơn 
C. Bằng nhau. 	D. Tất cả đều sai.
Câu 2. Muốn dập tắt sự cháy ta cần 
A. bắt buộc phải ngừng cung cấp oxi cho quá trình cháy
B. thực hiện đồng thời giảm nhiệt độ và ngừng cung cấp oxi
C. chỉ cần giảm nhiệt độ hoặc ngừng cung cấp oxi
D. tăng nhiệt độ và giảm lượng oxi.
3. Vận dụng
Câu 1. Biết oxi chiếm 1/5 thể tích không khí. Thể tích không khí ở đktc cần để đốt cháy hoàn toàn 3,2 gam S là:
	A. 11,2 lít	B. 22,4 lít C. 8,96 lít	 D. 13,44 lít
Câu 2. Biết oxi chiếm 1/5 thể tích không khí, Thể tích không khí ở đktc cần để đốt cháy hết 16,8 gam Fe là bao nhiêu?
	A. 33,6 lít B. 44,8 lít C. 4,48 lí D. 22,4 lít
4.Vận dụng cao
Đốt cháy 1 kg than trong không khí (chứa 21% là O2), biết trong than có 5% tạp chất không cháy. Tìm thể tích không khí đã dùng để đốt cháy hết lượng than trên biết rằng để than cháy hoàn toàn người ta phải lấy dư 25% lượng không khí so với lượng cần dùng?
V. Phụ lục
Đề kiểm tra 15 phút
I. TRẮC NGHIỆM (5điểm)
Khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng
Câu 1. Điphotpho trioxit có công thức hóa học là:
A. P2O	B. P2O3	C. P2O5	D. P2O7
Câu 2. Dãy chỉ gồm các oxit là:
A. CaO, KOH, SO2, CaCO3	B. Mg(OH)2, K, CaSO4, FeO
C. Fe3O4, CuO, ZnO, P2O5	D. Ca, S, Cu, Fe
Câu 3. Nguyên tố X có hóa trị VI, công thức hóa học của oxit của X là:
A. X2O6	B. X2O4	C. XO2	D. XO3
Câu 4: Phản ứng có sự oxi hóa :
A. 4NH3 + 5O2 4NO + 6H2O	 	B. Na2O + H2O 2NaOH	
C. CaCO3 CaO + CO2 	D. Na2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2NaCl
Câu 5. Tên gọi của hợp chất Al2O3 là?
A. Đinhôm trioxit	B. Nhôm trioxit	C. Nhôm oxit	D. Nhôm(III) oxit
II. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 6. (5 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 25,2 gam Fe trong bình đựng khí O2.
a. Viết phương trình phản ứng?
b. Tính thể tích khí oxi (đktc) đã dùng?
c. Muốn điều chế lượng khí O2 cần dùng cho phản ứng trên thì phải nhiệt phân bao nhiêu gam KClO3?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. Trắc nghiệm (5 điểm)
1
2
3
4
5
B
B
D
A
C
(Đúng 1 câu được 1 điểm)
II. Tự luận: (5 điểm)
Câu 6: (5 điểm)
a. Phương trình phản ứng: 3Fe + 2O2 à Fe3O4	(0,5đ)
b. 	(0,5đ)
Theo phương trình: 	(0,5đ)
	(0,5đ)
c. 2KClO3 2KCl + 3O2 
	(0,5đ)
	(0,5 đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_8_chu_de_11_khong_khi_su_chay_tiep_theo.doc