Giáo án Hóa học Lớp 8 - Chủ đề 13: Nước - Đinh Thị Thanh Huyền

Giáo án Hóa học Lớp 8 - Chủ đề 13: Nước - Đinh Thị Thanh Huyền

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

 Kiến thức:

 - Thành phần định tính và định lượng của nước .

 - Tính chất của nước : nước hòa tan được nhiều chất , nước phản ứng với nhiều chất ở nhiệt độ thường như : kim loại ( Na, Ca), oxit bazơ ( CaO, Na2O) , oxit axit ( P2O5, SO2 ).

 - Biết được mục đích , các bước tiến hành , kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm

 Tác dụng của nước với natri , với oxit bazơ ( CaO ) , với oxit axit ( P2O5 ).

Kĩ năng:

 - Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh thí nghiệm phân tích và tổng hợp nước, rút ra được nhận xét về thành phần của nước.

 - Viết được PTHH của nước với một số kim loại ( Na, Ca) , oxit bazơ , oxit axit.

 - Biết sử dụng giấy quì tím để nhận biết được một số dung dịch axit, bazơ cụ thể

 - Sử dụng dụng cụ hóa chất để thực hiện được thành công , an toàn các thí nghiệm trên .

 - Quan sát hiện tượng , giải thích hiện tượng và viết được PTHH .

 Thái độ:

- Giáo dục lòng yêu thích môn học.

- Giáo dục ý thức cẩn thận và tiết kiệm hóa chất khi tiến hành thí nghiệm hóa học.

2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:

Năng lực chung

1. Năng lực tự học

2. Năng lực giải quyết vấn đề

3. Năng lực sáng tạo

4. Năng lực tự quản lý

5. Năng lực giao tiếp

6. Năng lực hợp tác

7. Năng lực sử dụng ngôn ngữ

Năng lực chuyên biệt

1. Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

2. Năng lực thực hành hóa học bao gồm: Tiến hành thí nghiệm, quan sát nhận xét hiện tượng và kết luận kiến thức.

3. Năng lực tính toán

4. Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học

5. Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống

 

doc 7 trang thucuc 4570
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 8 - Chủ đề 13: Nước - Đinh Thị Thanh Huyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/05/2020
Chủ đề : NƯỚC 
Giới thiệu chung chủ đề: Trong chủ đề chúng ta sẽ nghiên cứu các nội dung về thành phần hóa học của nước, sự phân hủy nước, sự tổng hợp nước, tính chất vật lí, tính chất hóa học của nước.
Thời lượng thực hiện chủ đề: 2 tiết 
I. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: 
 Kiến thức:
 - Thành phần định tính và định lượng của nước .
 - Tính chất của nước : nước hòa tan được nhiều chất , nước phản ứng với nhiều chất ở nhiệt độ thường như : kim loại ( Na, Ca), oxit bazơ ( CaO, Na2O) , oxit axit ( P2O5, SO2 ).
 - Biết được mục đích , các bước tiến hành , kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm 
 Tác dụng của nước với natri , với oxit bazơ ( CaO ) , với oxit axit ( P2O5 ).
Kĩ năng:
 - Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh thí nghiệm phân tích và tổng hợp nước, rút ra được nhận xét về thành phần của nước.
 - Viết được PTHH của nước với một số kim loại ( Na, Ca) , oxit bazơ , oxit axit.
 - Biết sử dụng giấy quì tím để nhận biết được một số dung dịch axit, bazơ cụ thể
 - Sử dụng dụng cụ hóa chất để thực hiện được thành công , an toàn các thí nghiệm trên .
 - Quan sát hiện tượng , giải thích hiện tượng và viết được PTHH .
 Thái độ:
Giáo dục lòng yêu thích môn học.
Giáo dục ý thức cẩn thận và tiết kiệm hóa chất khi tiến hành thí nghiệm hóa học.
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển: 
Năng lực chung
Năng lực tự học
Năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực sáng tạo
Năng lực tự quản lý
Năng lực giao tiếp
Năng lực hợp tác
Năng lực sử dụng ngôn ngữ
Năng lực chuyên biệt
Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
Năng lực thực hành hóa học bao gồm: Tiến hành thí nghiệm, quan sát nhận xét hiện tượng và kết luận kiến thức.
Năng lực tính toán
Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học
5. Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống
II. CHUẨN BỊ 
1.Giáo viên: 
- Bảng phụ ghi nội dung bài tập, phiếu học tập
- Bảng phụ ghi sẵn đề các bài tập vận dụng, củng cố
- Tranh H 5.10 → 5.11 SGK
 Phân hủy nước bằng dòng điện, Chậu thủy tinh, ống nghiệm, chén sứ, lọ thủy tinh, muỗng sắt đèn cồn, nút cao su, giấy lọc, dao con, kẹp sắt. 
Hóa chất : Na, CaO, P, quì tím ( hoặc phenolphtalein: đổi từ không màu ® hồng bởi dung dịch bazơ ).
2. Học sinh:
Ôn tập kiến thức về điều chế, thu khí hidro. Bảng nhóm.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát/ khởi động
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương thức tổ chức 
hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, 
đánh giá kết quả hoạt động
Giới thiệu về nước, tính chất của nước và vai trò của nước trong đời sống và sản xuất
 - GV : Các em hãy quan sát và cho biết những hình ảnh sau đây có liên quan đến chất nào?
 - GV: Những hình ảnh trên liên quan đến chất mà chúng ta đã biết, đó là nước. Nước chúng ta gặp nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Vậy Nước có thành phần như thế nào? tính chất ra sao? Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất như thế nào? trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
HS trả lời: nước
HS lắng nghe
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương thức tổ chức 
hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, 
đánh giá kết quả hoạt động
HS biết được thành phần hóa học của nước, sự phân hủy nước, sự tổng hợp nước
 Nội dung : Nước
I. Thành phần hóa học của nước.
1- Sự phân hủy nước:
GV đặt vấn đề :
Những nguyên tố nào có trong thành phần của nước ? Chúng hóa hợp với nhau theo tỉ lệ nào về thể tích và khối lượng . Chúng ta quan sát và tìm hiểu thí nghiệm sau :
GV treo H5.10 , lắp thiết bị điện phân nước theo sơ đồ .
GV gọi 1 HS tiến hành thí nghiệm :
- Cho dòng điện 1 chiều đi qua nước (đã có pha thêm 1 ít dung dịch H2SO4)
Yêu cầu HS quan sát hiện tượng , nhận xét .
GV giới thiệu cách thử:
- Đốt khí ở ống A: cháy và nổ nhỏ.
-Khí ở ống B làm que đóm than hồng cháy bùng.
? Hãy so sánh thể tích của H2 và O2 sinh ra ở 2 điện cực?
? Hãy nêu kết luận rút ra được từ thí nghiệm phân hủy nước bằng dòng điện ?
? Hãy cho biết tỉ lệ thể tích giữa khí H2 và O2 thu được trong thí nghiệm ?
? Viết phương trình biểu diễn sự phân hủy nước bằng dòng điện .
GV bổ sung thêm ( nếu cần)
2. Tìm hiểu sự tổng hợp nước. 
GV treo tranh H5.11SGK
Yêu cầu HS quan sát ,đọc nội dung SGK mục I -2.
GV mô tả thí nghiệm , nêu câu hỏi :
? Thể tích khí H2 và thể tích khí O2 nạp vào ống thủy tinh hình trụ lúc đầu là bao nhiêu 
? Khi đốt cháy hỗn hợp H2 và O2 bằng tia lửa điện , có những hiện tượng gì ?
? Mực nước trong ống có dâng lên đầy ống không ?
Vậy khí H2, O2 có phản ứng hết không?
? Đưa tàn đóm vào phần chất khí còn lại, có hiện tượng gì? Vậy khí còn dư là khí nào?
? Yêu cầu HS viết PTHH.
GV: cho HS hoạt động nhóm 
Câu hỏi thảo luận:
a- Tính tỉ lệ hóa hợp ( về khối lượng) giữa hiđro và oxi.
b- Thành phần % (về khối lượng) của oxi và hiđro trong nước. 
HS: hoạt động nhóm, trình bày bảng nhóm . 
a- Giả sử có 1mol O2 phản ứng thì: = 2 × 2 = 4 (g).
 = 1 × 32 =32 g
Vậy tỉ lệ hóa hợp về khối lượng giữa H2 và O2 là:
 = 
b- Thành phần % ( về khối lượng) %H = × 100% ≈11,1%
%O = × 100% ≈ 88,9%
3. Kết luận 
GV: Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi và treo bảng phụ ghi phần chốt ý của HS trả lời đúng .
? Nước là hợp chất được tạo thành bởi những nguyên tố nào ?
? Chúng hóa hợp với nhau theo tỉ lệ về khối lượng và tỉ lệ về thể tích như thế nào ? 
? Em hãy rút ra công thức hóa học của nước ?
I- Thành phần hóa học của nước:
1- Sự phân hủy nước :
Khi cho dòng điện 1 chiều đi qua nước , trên bề mặt 2 điện cực sẽ sinh ra khí H2 và khí O2
PTHH:
2H2O2H2h + O2h
2- Sự tổng hợp nước:
a/ Cách tiến hành: SGK
b/ kết luận: Khi đốt bằng tia lửa điện: 1 thể tích khí O2 đã hóa hợp với 2 thể tích H2 để tạo thành nước.
PTHH: 
2H2 + O2 2H2O
3- Kết luận :
- Nước là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố là hidro và oxi . Chúng đã hóa hợp với nhau:
- Theo tỉ lệ thể tích là 2 phần hidro và 1 phần oxi.
- Theo tỉ lệ khối lượng là 8 phần oxi và 1 phần hidro 
- Công thức hóa học của nước là H2O
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương thức tổ chức 
hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, 
đánh giá kết quả hoạt động
HS nắm lại nội dung bài
Rèn kĩ năng giải bài tập, kĩ năng viết và cân bằng phương trình.
Bt1: a/ Viết PTHH nếu có xảy ra khi hòa tan các oxit sau đây vào nước : SO3, P2O5, CaO, FeO, K2O, CuO.
b/ Dùng quỳ tím để chứng minh rằng đâu là oxit axit, đâu là oxit bazơ .
Bt2: Cho 4,6 g Na hòa tan vào một lượng nước dư.
a/ Viết PTHH
b/ Tính thể tích khí hidro thu được ở đktc
c/ Dung dịch sau phản ứng biến đổi quì tím như thế nào?
Bt 1:
a/ Các oxit FeO, CuO không tác dụng với nước
Những oxit tác dụng với nước
SO3 + H2O → H2SO4
P2O5 + H2O → H3PO4
CaO + H2O → Ca(OH)2
K2O + H2O → 2KOH
b/ Cho quỳ tím vào dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ là axit H2SO4, H3PO4 , suy ra oxit axit tương ứng là SO3 , P2O5
quỳ tím hóa xanh là KOH, Ca(OH)2 suy ra oxit bazo tương ứng là CaO, K2O
Bt2: 
a/ nNa = 0,2 mol
pt: 
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
0,2 0,1
b/ VH2 = 0,1. 22,4 = 2,24 l
c/ Dung dịch sau phản ứng là NaOH nên làm quì tím chuyển xanh
IV. Câu hỏi/ bài tập kiểm tra, đánh giá chủ đề theo định hướng phát triển năng lực:
1.Mức độ nhận biết:
Câu 1: Nước được cấu tạo như thế nào?
A. Từ 1 nguyên tử hidro & 1 nguyên tử oxi
B. Từ 2 nguyên tử hidro & 1 nguyên tử oxi
C. Từ 1 nguyên tử hidro & 2 nguyên tử oxi
D. Từ 2 nguyên tử hidro & 2 nguyên tử oxi
Câu 2: Phân tử nước chứa những nguyên tố nào?
A. Nitơ và Hidro
B. Hidro và Oxi
C. Lưu huỳnh và Oxi
D. Nitơ và Oxi
Câu 3: Chọn câu đúng:
A. Kim loại tác dụng với nước tạo ra bazo tương ứng
B. Nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị
C. Nước làm đổi màu quỳ tím
D. Na tác dụng với H2O không sinh ra H2
Câu 4: Cho quỳ tím vào nước vôi trong, hiện tượng xảy ra là
A. Quỳ tím chuyển màu đỏ
B. Quỳ tím không đổi màu
C. Quỳ tím chuyển màu xanh
D. Không có hiện tượng
Câu 5: Khi cho quỳ tím vào dung dịch axit, quỳ tím chuyển màu gì:
A. Đỏ
B. Xanh
C. Tím
D. Không màu
2.Mức độ thông hiểu: 
Câu 1: %m H trong 1 phân tử nước:
A. 11,1%
B. 88,97%
C. 90%
D. 10%
Câu 2: Oxit nào sau đây không tác dụng với nước
A. P2O5
B. CO
C. CO2
D. SO3
Câu 3: Oxi bazơ không tác dụng với nước là:
A. BaO
B. Na2O
C. CaO
D. MgO
Câu 4:Tất cả các kim loại trong dãy nào sau đây tác dụng được với H2O ở nhiệt độ thường?
A. Fe, Zn, Li, Sn B. Cu, Pb, Rb, Ag
C. K, Na, Ca, Ba D. Al, Hg, Cs, Sr
3.Mức độ vận dụng thấp:
Câu 1: Cho chất oxit A được nước hóa hợp tạo axit nitric. Xác định A, biết MA = 108(g/mol), trong A có 2 nguyên tử Nitơ
A. NO2 B. N2O3 C. N2O D. N2O5
Câu 2: Cho mẩu Na vào nước thấy có 4,48(l) khí bay lên. Tính khối lượng Na
A. 9,2g B. 4,6g C. 2g D. 9,6g
Câu 3 : Cho hỗn hợp kim loại gồm 4,6g Na và 3,9g K tác dụng với nước dư. Thể tích khí H2 (đktc) thoát ra là
A. 1,12 lít B. 2,24 lít C. 3,36 lít D. 4,48 lit
4.Mức độ vận dụng cao.
Cho 18,8g oxit của một kim loại hóa trị I tác dụng với nước tạo ra được 22,4g một chất bazơ tan.
 a/ Xác định CTHH của oxit.
 b/ Chứng tỏ rằng dung dịch có tính bazơ.
 Giải: 
 a/ Gọi oxit là R2O. 
 PTHH: R2O + H2O à 2ROH
 Theo ĐLBTKL, ta có: mH2O = 22,4 – 18,8 = 3,6g
 nH2O = 3,6 : 18 = 0,2 mol = nR2O =>MR2O = 18,8 : 0,2 = 94g/mol
 R = (94 -16) :2 = 39 Vậy R là kim loại kali (K)
 b/ Thử dung dịch tạo thành bằng giấy quì tím, quì tím chuyển sang màu xanh chứng tỏ dung dịch có tính bazơ. 
V. Phụ Lục:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_8_chu_de_13_nuoc_dinh_thi_thanh_huyen.doc