Giáo án Hóa học Lớp 8 - Chủ đề 15: Nồng độ dung dịch - Đinh Thị Thanh Huyền
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
Kiến thức
- HS biết các khái niệm về nồng dộ dung dịch, nồng độ phần trăm ( C%), nồng độ mol (CM)
- Công thức tính C%, C M của dung dịch .
Kĩ năng
- Xác định được chất tan, dung môi, dung dịch trong trường hợp cụ thể.
- Vận dụng được công thức để tính C%, CM của một số dung dịch hoặc các đại lượng có liên quan
Thái độ
- Say mê, hứng thú học tập, trung thực, yêu khoa học.
- Rèn tính cẩn thận, ý thức tập thể trong việc thu thập thông tin của nhóm.
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
- Năng lực tự học; năng lực hợp tác;
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học;
- Năng lực thực hành hoá học;
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học;
- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên (GV): Bảng phụ, phiếu học tập
2. Học sinh
- Xem trước nội dung bài mới
Ngày soạn: 28/05/2020 Chủ đề : Nồng độ dung dịch Giới thiệu chung chủ đề: Chủ đề nồng độ dung dịch gồm các nội dung chủ yếu sau: Khái niệm về nồng độ dung dịch, nồng độ phần trăm( C%) và nồng độ mol (CM), công thức tính C% , CM của dung dịch. Thời lượng dự kiến thực hiện chủ đề: 03 tiết I. Mục tiêu : 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ Kiến thức - HS biết các khái niệm về nồng dộ dung dịch, nồng độ phần trăm ( C%), nồng độ mol (CM) - Công thức tính C%, C M của dung dịch . Kĩ năng - Xác định được chất tan, dung môi, dung dịch trong trường hợp cụ thể. - Vận dụng được công thức để tính C%, CM của một số dung dịch hoặc các đại lượng có liên quan Thái độ - Say mê, hứng thú học tập, trung thực, yêu khoa học. - Rèn tính cẩn thận, ý thức tập thể trong việc thu thập thông tin của nhóm. 2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển - Năng lực tự học; năng lực hợp tác; - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học; - Năng lực thực hành hoá học; - Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; - Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Giáo viên (GV): Bảng phụ, phiếu học tập 2. Học sinh - Xem trước nội dung bài mới III. Tiến trình dạy học: Hoạt động 1: Tình huống xuất phát Mục tiêu hoạt động Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động Kích thích sự tò mò của học sinh về các khái niệm mới GV đưa ra phương trình Na2O + H2O → NaOH GV yêu cầu HS xác định chất tan, dung môi và dung dịch trong phương trình trên? Vậy để xác định nồng độ dung dịch sau phản ứng ta làm sao? Để biết được chúng ta sẽ tìm hiểu trong chủ đề nồng độ dung dịch. HS: chất tan là Na2O, dung môi là H2O và dung dịch thu được là NaOH. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu hoạt động Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động Nắm được công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch và công thức tính nồng độ mol/lit. Nội dung : Nồng độ dung dịch I.Nồng độ phần trăm của dung dịch GV thông báo cho HS biết về nồng độ phần trăm (C%) . Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm GV: - Trên nhãn các lọ hóa chất có ghi dung dịch H2SO4 60%, dung dịch muối ăn 5% ? Dựa vào khái niệm về C% , hãy nêu ý nghĩa các con số này thảo luận nhóm , nêu được : HS: Dung dịch H2SO4 60% cho biết : Trong 100g dung dịch H2SO4 có 60g H2SO4 . - Dung dịch muối ăn 5% : Trong 100g dung dịch muối có hòa tan 5g muối. GV dẫn ra công thức tính nồng độ phần trăm . HS theo dõi , ghi nhớ công thức tính . Nồng độ phần trăm (kí hiệu C% ) cho biết số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch . * Công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch mct : Khối lượng chất tan mdd: Khối lượng dung dịch mdd = mdung môi + mct Þ Þ GV ghi đề lên bảng phụ Ví dụ 1: Dạng bài tập: Xác định C% của dung dịch . Hòa tan 10g đường vào 40g nước . Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được Ví dụ 2: Dạng bài tập xác định khối lượng chất tan . Tính khối lượng NaOH có trong 200g dung dịch NaOH 15%. Ví dụ 3: Dạng bài tập xác định khối lượng dung dịch , khối lượng dung môi khi biết mct và C% . Hòa tan 20g muối ăn vào nước được dung dịch có nồng độ 10%. a/ Tính khối lượng dung dịch nước muối thu được ? b/ Tính khối lượng nước cần dùng ? HS: ghi tóm tắt đề : ¶ mct = g ¶ mdd = 10 + 40 = 50g ¶ C% = ? HS: áp dụng: mdd = mct + mdmôi . HS khác bổ sung công thức tính C% dung dịch . Giải: - Khối lượng dung dịch : mdd = mct + mdmôi = 10 + 40 = 50(g) - Áp dụng : = HS: tóm tắt đề . ¶ mdd = 200g ¶ C% = 15% ¶ mct = ? Giải: Ta có biểu thức: ® = HS giải ví dụ 3 vào vở. Tóm tắt đề : ¶ mct = 20g ¶ C% = 10% ¶ mdd = ? Giải: a/ Khối lượng dung dịch nước muối thu được : = b/ Khối lượng nước cần dùng : 200 – 20 = 180g II.Nồng độ mol/ lít GV: yêu cầu HS đọc SGK phần định nghĩa nồng độ mol GV cho ví dụ : Trên nhãn các lọ hóa chất có ghi dd HCl 2M ; dd NaOH 0,5 M . ? Dựa vào định nghĩa CM , hãy nêu ý nghĩa con số này ? HS: thảo luận nhóm trả lời được: - Dung dịch HCl 2M cho biết 1 lít dung dịch HCl có hòa tan 2 mol HCl - Dung dịch NaOH 0,5 M cho biết 1 lít dung dịch NaOH có hòa tan 0,5 mol NaOH . HS: rút ra biểu thức tính nồng độ mol. GV treo bảng phụ ghi đề bài luyện tập. Ví dụ 1: Tính CM ( biết n hay mct và Vdd ) GV hướng dẫn: - Đổi thể tích dung dịch ra lít ? - Tính số mol chất tan ? - Áp dụng biểu thức để tính CM. Ví dụ 2: Tính số mol ( hoặc mct ) khi biết CM và Vdd. GV yêu cầu HS nêu các bước giải . GV giảng giải HS cách giải bài toán theo hướng phân tích đi lên từ yêu cầu đề hỏi: Theo đề yêu cầu: - Tính m = n . M - Tính n = CM . V Ví dụ 3: - Tìm CM của hỗn hợp 2 dung dịch . GV gọi HS nêu các bước giải và ghi lên góc bảng . HS phân tích: n = n1 + n2 . Tìm n1, n2. V = V1 + V2 1/ Khái niệm: Nồng độ mol ( kí hiệu là CM ) của dung dịch cho biết số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch . * Công thức tính nồng độ mol của dung dịch: n : Số mol chất tan V: Thể tích dung dịch (biểu thị bằng lít) Þ n = CM × V Þ 2/ Vận dụng Ví dụ 1: Trong 200 ml dung dịch có hòa tan 16g NaOH . Tính nồng độ mol của dung dịch . Giải: - Đổi 200 ml = 0,2 lít . - = - Áp dụng : = Vậy nồng độ mol của dung dịch là 0,2 mol / lít hay ( CM= 0,2 M) Ví dụ 2: Tính khối lượng H2SO4 có trong 50ml dung dịch H2SO4 2M Giải: - Số mol H2SO4 có trong 50 ml dung dịch: n = CM × V = 2 × 0,05 = 0,1 (mol) - Khối lượng H2SO4 : = n × M = 0,1 × 98 = 9,8(g) Ví dụ 3 : Trộn 2 lít dung dịch đường 0,5 M với 3 lít dung dịch đường 1 M . Tính nồng độ dung dịch đường sau khi trộn . Giải: - Số mol đường trong dd1: n1 = CM1 × V1 = 0,5 × 2 = 1 (mol) - Số mol đường trong dd2: n2 = CM2 × V2 = 1 × 3 = 3 (mol) - V của dung dịch sau khi trộn : V = 2 + 3 = 5 (lít) - Số mol có trong dung dịch sau khi trộn: n = 1 + 3 = 4 (mol) - Nồng độ mol của dung dịch sau khi trộn : = Hoạt động 3: Luyện tập Mục tiêu hoạt động Rèn kĩ năng giải bài tập cho HS, giúp HS nắm vững các công thức về C% và CM Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh Bài 1: Hòa tan hoàn toàn 6,5 gam Zn trong dung dịch HCl 10,95%. a. Tính khối lượng dung dịch HCl 10,95 % cần dùng. b. Tính nồng độ C% dung dịch sau phản ứng. Bài 2: Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam Fe trong 250 gam dd HCl 7,3%.Tính nồng độ dung dịch thu được sau phản ứng Bài 3: Cho 3,5g bột nhôm vào 180g ddH2SO4 12,25%. Tính thể tích H2 (đktc) sau khi phản ứng kết thúc. Tính C% dd Bài 4: Cho 10,8 gam hỗn hợp Na và Na2O tác dụng với 100 gam nước (dư )thu được 2,24 khí H2 đktc. a) Viết PTHH của các phản ứng xảy ra và tính khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp? b) Tính nồng độ C% của dung dịch sau phản ứng? Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động IV. Câu hỏi/ bài tập kiểm tra đánh giá chủ đề theo định hướng phát triển năng lực. a.Mức độ nhận biết Câu 1: Nồng độ mol của dung dịch cho biết số mol chất tan có trong 100g dung dịch số gam chất tan có trong 100g dung dịch số mol chất tan có trong 1ml dung dịch số mol chất tan có trong 1000 ml dung dịch Câu 2: Nồng độ phần trăm cho biết số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch bão hòa số gam chất tan có trong 100 gam nước số gam chất tan có trong 1 lít dung dịch b.Mức độ thông hiểu Câu 1: Trong 200g dung dịch H2SO4 9,8% có bao nhiêu gam chất tan ? A. 10 g B. 15 g C. 20 g D. 40 g Câu 2: Trong 200ml dung dịch NaCl 3M có mol chất tan là bao nhiêu? A. 0,15mol B. 0,9 mol C. 0,3 mol D. 0,6 mol c. Mức độ vận dụng Câu 1: Hòa tan 8 gam NaOH vào nước để có được 50ml dung dịch. Nồng độ mol của dung dịch thu được là: A. 4M B. 0,4M C. 1,6M D. 6,2M Câu 2: Hòa tan 40 g đường vào 360 gam nước . Nồng độ % của dung dịch thu được là A. 20% B. 15% C. 10% D. 30% d. Mức độ vận dung cao Câu 1: Cho 7,65 gam BaO vào 100 gam dung dịch H2SO4 3,92%. Lọc bỏ kết tủa BaSO4 còn lại thu được dung dịch A. Tính nồng độ % của chất tan trong A. Câu 2 : Cho 97,5 gam kali vào 100g dung dịch HCl 7,3%. Tính thể tích khí hidro thoát ra (đktc) và C% của dung dịch thu được sau phản ứng? Câu 3 : Cho 2,7g Al tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 20%, sau phản ứng thu được muối nhôm sunfat và giải phóng khí hidro. Tính thể tích khí thoát ra ở đktc Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được sau phản ứng Tính thể tích dung dịch H2SO4 20% đã dùng biết D = 1,14g/ml
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_8_chu_de_15_nong_do_dung_dich_dinh_thi_t.docx