Giáo án Hóa học Lớp 8 - Chủ đề 4: Công thức hóa học - Năm học 2020-2021 - Trường Trung học Cơ sở Ngô Mây

Giáo án Hóa học Lớp 8 - Chủ đề 4: Công thức hóa học - Năm học 2020-2021 - Trường Trung học Cơ sở Ngô Mây

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

 Kiến thức: Biết được:

- CTHH dùng để biểu diễn chất , gồm 1 kí hiệu hóa học (Đơn chất), hay 2, 3 KHHH (Hợp chất) với các chỉ số ghi ở chân mỗi kí hiệu.

- Ý nghĩa của CTHH

- Hóa trị của nguyên tố ( hoặc nhóm nguyên tử ) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử ( Hoặc nhóm nguyên tử ), được xác định theo hóa trị của H , được chọn làm đơn vị hóa trị của O bằng 2 đơn vị.

- Tìm hóa trị của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử khi biết CTHH hoặc ngược lại có hóa trị, lập được CTHH một chất bất kì.

 Kĩ năng:

- Biết cách ghi CTHH khi cho biết kí hiệu hay tên nguyên tố và số nguyên tử mỗi nguyên tố có trong 1 phân tử chất .

- Hiểu và vận dụng được qui tắc về hóa trị trong hợp chất của 2 nguyên tố (Hoặc có nhóm nguyên tử) . Biết cách tính hóa trị của 1 nguyên tố trong hợp chất khi biết CTHH của hợp chất và hóa trị của nguyên tố kia (hoặc nhóm nguyên tử )

- Tính toán liên quan đến phân số

Thái độ:

- Giáo dục HS tính cần cù siêng năng , cẩn thận trong học tập , có lòng tin yêu vào khoa học.

2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển: Để đảm bảo mục tiêu tiết học, HS phải được hình thành các năng lực như:

-. Năng lực sử dụng thuật ngữ Hóa học : Biết được CTHH dùng để biểu diễn chất , ý nghĩa của CTHH, hóa trị của nguyên tố

- Năng lực tính toán : biết các xác định công thức hóa học dựa theo hóa trị, một số bài tính toán liên quan.

- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học

II. CHUẨN BỊ:

1- Giáo viên:

- Bảng phụ ghi nội dung bài tập

- Phiếu học tập cho các nhóm

2- Học sinh: Xem lại kiến thức cũ (Kí hiệu hóa học, nguyên tử khối của các nguyên tố). Đọc và nghiên cứu bài mới trước

 

docx 7 trang thucuc 4300
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 8 - Chủ đề 4: Công thức hóa học - Năm học 2020-2021 - Trường Trung học Cơ sở Ngô Mây", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 4 CÔNG THỨC HÓA HỌC 
Giới thiệu chung chủ đề: Một chất bất kì trong Hóa học đều được biễu diễn bằng công thức hóa học (CTHH). Vậy làm thế nào để biễu diễn CTHH của một chất ( đơn chất, hợp chất), ý nghĩa của CTHH, hóa trị là gì, hóa trị có ý nghĩa gì trong việc lập CTHH, cách xác định hóa trị khi biết CTHH, đó chính là nội dung chúng ta cùng nghiên cứu.
Thời lượng thực hiện chủ đề: 5 tiết 
	 CÔNG THỨC HÓA HỌC 
I.MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: 
 Kiến thức: Biết được:
- CTHH dùng để biểu diễn chất , gồm 1 kí hiệu hóa học (Đơn chất), hay 2, 3 KHHH (Hợp chất) với các chỉ số ghi ở chân mỗi kí hiệu.
- Ý nghĩa của CTHH
- Hóa trị của nguyên tố ( hoặc nhóm nguyên tử ) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử ( Hoặc nhóm nguyên tử ), được xác định theo hóa trị của H , được chọn làm đơn vị hóa trị của O bằng 2 đơn vị.
- Tìm hóa trị của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử khi biết CTHH hoặc ngược lại có hóa trị, lập được CTHH một chất bất kì.
 Kĩ năng: 
- Biết cách ghi CTHH khi cho biết kí hiệu hay tên nguyên tố và số nguyên tử mỗi nguyên tố có trong 1 phân tử chất .
- Hiểu và vận dụng được qui tắc về hóa trị trong hợp chất của 2 nguyên tố (Hoặc có nhóm nguyên tử) . Biết cách tính hóa trị của 1 nguyên tố trong hợp chất khi biết CTHH của hợp chất và hóa trị của nguyên tố kia (hoặc nhóm nguyên tử ) 
- Tính toán liên quan đến phân số
Thái độ: 
- Giáo dục HS tính cần cù siêng năng , cẩn thận trong học tập , có lòng tin yêu vào khoa học.
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển: Để đảm bảo mục tiêu tiết học, HS phải được hình thành các năng lực như: 
-. Năng lực sử dụng thuật ngữ Hóa học : Biết được CTHH dùng để biểu diễn chất , ý nghĩa của CTHH, hóa trị của nguyên tố 
- Năng lực tính toán : biết các xác định công thức hóa học dựa theo hóa trị, một số bài tính toán liên quan.
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học
II. CHUẨN BỊ: 
Giáo viên:
Bảng phụ ghi nội dung bài tập
Phiếu học tập cho các nhóm
Học sinh: Xem lại kiến thức cũ (Kí hiệu hóa học, nguyên tử khối của các nguyên tố). Đọc và nghiên cứu bài mới trước
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát/ khởi động
 HS nhớ lại kiến thức về KHHH trong bài “Nguyên tố hóa học” và cách tính phân tử khối (PTK) trong bài “ Đơn chất và hợp chất – Phân tử” để định hướng suy nghĩ các kiến thức có liên quan trong chủ đề hôm nay.
 GV: đặt câu hỏi: Dựa vào đặc điểm về chất đã học, hãy dự đoán CTHH của chất gồm mấy loại
 HS được GV tổ chức hoạt động nhóm nhỏ ( 2- 3HS), yêu cầu học sinh báo cáo trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 CTHH của chất gồm CTHH của đơn chất và CTHH của hợp chất
 GV kết luận vấn đề đồng thời mở ra hướng nghiên cứu cho HS.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
HS nắm được cách biểu diễn CTHH của đơn chất và hợp chất, ý nghĩa của CTHH; quy tắc hóa trị và vận dụng quy tắc hóa trị trong việc tìm hóa trị (nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử chưa biết) hoặc lập CTHH khi biết hóa trị.
Nội dung 1: Công thức hóa học (CTHH)
CTHH của đơn chất
GV đặt câu hỏi: Đơn chất phân chia làm mấy loại?
GV yêu cầu : HS làm việc cá nhân tìm hiểu thông tin về CTHH của đơn chất kim loại và đơn chất phi kim
HS báo cáo trước tập thể. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
 2- CTHH của hợp chất
GV: Yêu cầu HS làm việc cá nhân, tìm hiểu thông tin về CTHH của hợp chất qua thông tin SGK và báo cáo trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.
3 – Ý nghĩa của CTHH
GV đưa ra yêu cầu: Nhìn vào chất có CTHH: MgCl2 sẽ cho các em biết được những gì? Từ đó nêu ý nghĩa của CTHH?
Yêu cầu HS hoạt động nhóm nhỏ ( 2- 3 HS) trao đổi, thống nhất, báo cáo trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV cho HS làm phiếu học tập 1 và 2
CTHH của đơn chất gồm KHHH của một nguyên tố
a. Kim loại và một số phi kim (Cacbon, lưu huỳnh, photpho, silic): CTHH chính là KHHH: A
Vd: Fe, Al, Na, Ca, C, P, 
b. Các phi kim còn lại: CTHH chính là KHHH kèm theo chỉ số thường là 2: A2
Vd: O2, H2, N2, Br2, Cl2, 
 CTHH của hợp chất gồm KHHH của các nguyên tố kèm theo chỉ số ở chân kí hiệu
AxBy, AxByCz ( trong đó: A, B, C: KHHH; x, y, z: chỉ số)
Vd: NaCl, H2O, MgCl2, KClO3, 
CTHH một chất cho biết:
- Nguyên tố nào cấu tạo ra chất. 
- Số nguyên tử của mỗi ng.tố có trong 1 phân tử chất .
- Phân tử khối của chất
Nội dung 2: Hóa trị
1. Cách xác định hóa trị của một nguyên tố (nhóm nguyên tử)
GV:Yêu cầu HS làm việc nhóm nhỏ (2 – 3HS) tìm hiểu thông tin về cách xác định hóa trị của một nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử, từ đó rút ra hóa trị là gì? Báo cáo trước lớp, HS nhóm khác khác nhận xét, bổ sung.
2. Quy tắc hóa trị
a. Quy tắc
GV: Yêu cầu HS làm việc cá nhân tìm hiểu thông tin về quy tắc hóa trị, báo cáo trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.
b. Vận dụng
-Treo bảng phụ ghi nội dung bài tập:
Bài tập 1: Tìm hóa trị của :
Na trong CTHH Na2O
Ba và Cl trong CTHH BaCl2
Bài tập 2: Lập CTHH của các chất sau:
a. Na (I ) và SO4 (II) 
b. P (III) và H
c. C (IV) và S (II)
d. Fe (III) và O
Yêu cầu HS hoạt động nhóm (6- 8 HS) hoàn thành và trình bày trước lớp, HS nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử của nguyên tố khác hoặc nhóm nguyên tử.
- Cách xác định:
+ Quy ước: H có hóa trị I, O có hóa trị II
+ Dựa vào khả năng liên kết của H và O với nguyên tử của nguyên tố khác hoặc nhóm nguyên tử để xác định hóa trị 
+ Quy tắc hóa trị: Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia. 
+ Công thức tổng quát : 
 a b
 Ax By 
Trong đó: 
A, B: KHHH 
a, b: Hóa trị của A và B
x, y : Chỉ số 
 a.x= b.y
Theo quy tắc hóa trị
 I II
+ Vd: H2O Có a = I, b= II, x = 2, y =1
Theo quy tắc hóa trị (QTHT): I.2 = II.1
Tìm hóa trị của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử ( tìm a hoặc b hoặc cả a và b)
Lập CTHH một chất khi biết hóa trị ( tìm x, y)
- Viết công thức dạng chung ( CTDC): AxBy ( A, B: KHHH đã biết)
- Áp dụng QTHT: a.x = b.y => (: phân số tối giản)
- Viết CTHH của chất
( Lưu ý: Khi hóa trị bằng nhau, chỉ số bằng 1: x = y = 1
Hóa trị của nguyên tố này chính là chỉ số của nguyên tố kia và ngược lại. a =y, b= x)
Nội dung 3: Luyện tập
( Nội dung luyện tập theo hoạt động 3 và IV)
Hoạt động 3: Luyện tập
 HS nắm cách viết CTHH của một chất ( đơn chất) hoặc hợp chất khi biết hóa trị hoặc tìm được hóa trị khi có CTHH. 
GV: treo bảng phụ (trình chiếu) nội dung bài tập.
Bài tập 3: Xác định hóa trị của :
MgO, SO2, P2O5, Fe2O3
CaH2, PH3, HBr, H3PO4
ZnCl2, Ba(OH)2, Fe3(PO4)2, 
Bài tập 4: Lập CTHH của hợp chất gồm 2 nguyên tố sau:
a. Mg (II) và Cl (I)	
b. S (IV) và O
c. Al (III) và S (II)	
d. Na (I) và F (I)
Xác định PTK của các chất trên
Bài tập 5: Lập CTHH của nguyên tố và nhóm nguyên tử sau:
a. Ba (II) và OH (I)	
b. Cu (II) và NO3 (I)
c. Ca (II) và SO3 (II)	
d. Al (III) và PO4 (III)
Bài tập 6: Hãy chỉ ra CTHH nào sau đây viết sai và sửa lại cho đúng:
CaCl, KCO3, Na2SO4, MgCl2, Zn(OH)3, PH4, AgF2
Bài tập 7: Biết CTHH của X với CO3 và Y với H là X2CO3, H2Y. Xác định CTHH của X và Y
IV. Câu hỏi, bài tập kiểm tra, đánh giá chủ đề theo định hướng phát triển năng lực
1. Mức độ nhận biết
1.1. Trắc nghiệm:
Câu 1: Hợp chất gồm Ca(II) và S (II) có CTHH là:
A. CaS2	B. CaS
C. Ca2S	D. CaS3
Câu 2: Cu trong CTHH Cu(OH)2 có hóa trị:
A. I	B. II	C. III	D. IV
Câu 3: Khí Nitơ có CTHH là:
	A. N	B. N2	C. N2O	D. NO
Câu 4: CTHH của hợp chất gồm 2 K, 1 C và 3 O là
	A. K2CO3	B. KCO3	C. KCO	D. K2SO3 
Câu 5: Phân tử Ca(NO3)2 có Ca = 40, N=14, O =16. Phân tử khối của chúng là:
 	a.164	b.68	c.102	d.106
Câu 6: . Cho CTHH của một số chất: Cl2, ZnCl2, Al2O3, Ca, NaNO3, KOH
A. 3 đơn chất và 3 hợp chất	 B. 5 đơn chất và 1 hợp chất
C. 2 đơn chất và 4 hợp chất	 D. 1 đơn chất và 5 hợp chất
1.2. Tự luận:
Câu 1: Viết CTHH và tính PTK của các chất sau:
a.1Ca, 1 O
b. 1N, 3 H
c.1Cu, 1S, 4O
d. 1Fe, 3O, 3H
Câu 2: Cho hợp chất sau : Natri sunfat, tạo bởi 2Na, 1S và 4O 
 Hãy viết công thức hóa học và nêu ý nghĩa của công thức hóa học trên.
Câu 3: Tính hóa trị của các nguyên tố Cl, C, K, P trong các CTHH sau: HCl, CH4, PH3, K2O
2. Mức độ thông hiểu
2.1. Trắc nghiệm
Câu 1: Hợp chất có cấu tạo từ sắt hóa trị III và oxi hóa trị II, có công thức hóa học là:
	a.FeO	b.Fe3O2	c.Fe2O3	d. Fe3O4
Câu 2: Chất có công thức P2O5 có cấu tạo từ:
	a. hai hợp chất	b.hai nguyên tố kim loại
	c. P là nguyên tố kim loại, O là nguyên tố phi kim	d. P và O đều là nguyên tố phi kim
Câu 3: Công thức hóa học nào sau đây là công thức của hợp chất: 
A. C	 B. NO2 	 C. Ca	 D. N2
Câu 4: Hoá trị của S, nhóm PO4 trong các công thức hóa học sau: H2S & H3PO4 lần lượt là:
A.III,II 	B.I,III	C.III,I	D.II,III
2.2. Tự luận:
Câu 1:Xác định hóa trị của :
MgO, SO2, P2O5, Fe2O3
CaH2, PH3, HBr, H3PO4
ZnCl2, Ba(OH)2, Fe3(PO4)2, 
Câu 2: Lập CTHH của hợp chất gồm 2 nguyên tố sau:
a. Mg (II) và Cl (I)	b. S (IV) và O
c. Al (III) và S (II)	d. Na (I) và F (I)
Xác định PTK của các chất trên
Câu 3: Lập CTHH của nguyên tố và nhóm nguyên tử sau:
a. Ba (II) và OH (I)	b. Cu (II) và NO3 (I)
c. Ca (II) và SO3 (II)	d. Al (III) và PO4 (III)
3. Mức độ vận dụng
3.1. Trắc nghiệm
Câu 1: Cho biết CTHH của X với H là H3X, của Y với O là YO.Chọn CTHH nào đúng cho hợp chất X và Y: 	 
a.XY3	b.X3Y 	c.X2Y3	`	d.X2Y2
Câu 2: Trong những câu sau đây, những câu nào sai:
a, Nước (H2O) gồm 2 nguyên tố là hiđro và oxi.
b, Muối ăn ( NaCl) do nguyên tố Natri và nguyên tố Clo tạo nên.
c, Khí cacbonic (CO2) gồm 2 đơn chất Cacbon và Oxi.
d, Axit Sunfuric (H2SO4) do 3 nguyên tố hiđro, lưu huỳnh và oxi tạo nên.
e. Axit Clohiđric gồm 2 chất là Hiđro và Clo.
A. a, b
B. a, d
C. b, d
D. c, e
Câu 3 : Dựa theo hóa trị của Fe trong hợp chất có CTHH là FeO CTHH phù hợp với hóa trị của Fe :
A.FeSO4 	B.Fe2SO4 	C.Fe2(SO4 )2 	D.Fe2(SO4)3
3.2. Tự luận
Bài tập 1: Một hợp chất có phân tử gồm 1 nguyên tử của nguyên tố X liên kết với 2 nguyên tử O 
và nặng hơn phân tử hiđro là 32 lần.
Tính phân tử khối của hợp chất. 
Tính nguyên tử khối của X, cho biết tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố đó. 
Bài tập 2: Biết CTHH của A với O và B với H lần lượt là A2O3 và BH2. Xác định CTHH của A và B
4. Mức độ vận dụng cao
Câu 1: Hợp chất A có phân tử gồm 1 nguyên tử của nguyên tố N liên kết với nguyên tử Oxi, có tỉ lệ khối lượng N:O = 7:16 . Xác định CTHH của A
Câu 2: Hợp chất Fe(NO3)x có phân tử khối là 180. Hãy tìm x
Câu 3: Biết kim loại X tạo với Oxi có CTHH XO, trong đó X chiếm 60% về khối lượng. Hỏi X là nguyên tố nào và có khối lượng là bao nhiêu
V. Phụ lục
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Bài tập 1: Hãy phân loại và nêu những gì biết được về mỗi chất:
khí Cl2
Khí CH4
Kẽm clorua ZnCl2
Axit sunphuric H2SO4
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Bài tập 2: Viết CTHH và tính PTK của các chất sau:
a.1Ca, 1 O
b. 1N, 3 H
c.1Cu, 1S, 4O
d. 1Fe, 3O, 3H

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_8_chu_de_4_cong_thuc_hoa_hoc_truong_trun.docx