Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 12: Hóa trị

Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 12: Hóa trị

I. Mục tiêu:

1. Về kiến thức: Hs biết được:

- HS biết được hoá trị của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử ) là con số biểu thị khả năng liên kết của chúng.

- Quy ước: Hoá trị của H là I, của O là II, hóa trị của một số nguyên tố trong hợp chất cụ thể được xác định theo hóa trị của H và O.

2. Về kỹ năng

- Tính được hóa trị của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử theo CTHH cụ thể 3. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, tự chủ; năng lực giao tiếp - hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề -sáng tạo.

 - Năng lực đặc thù:

+ Nhận thức khoa học tự nhiên

+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học, giao tiếp

+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

4. Định hướng phát triển phẩm chất:

- Giáo dục cho học sinh những đức tính:

+ Chăm học, ham học, có tinh thần tự học

+ Tôn trọng lẽ phải

II. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:

- Sử dụng PPDH hợp tác nhóm, giải quyết vấn đề, đàm thoại gợi mở (tìm tòi), trực quan.

 

docx 5 trang thucuc 5190
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 12: Hóa trị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày giảng: Tiết 12
HÓA TRỊ
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức: Hs biết được:
- HS biết được hoá trị của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử ) là con số biểu thị khả năng liên kết của chúng. 
- Quy ước: Hoá trị của H là I, của O là II, hóa trị của một số nguyên tố trong hợp chất cụ thể được xác định theo hóa trị của H và O.
2. Về kỹ năng
- Tính được hóa trị của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử theo CTHH cụ thể 3. Định hướng phát triển năng lực: 
- Năng lực chung: Năng lực tự học, tự chủ; năng lực giao tiếp - hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề -sáng tạo.
 	- Năng lực đặc thù: 
+ Nhận thức khoa học tự nhiên
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học, giao tiếp
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
4. Định hướng phát triển phẩm chất:
- Giáo dục cho học sinh những đức tính: 
+ Chăm học, ham học, có tinh thần tự học
+ Tôn trọng lẽ phải
II. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
- Sử dụng PPDH hợp tác nhóm, giải quyết vấn đề, đàm thoại gợi mở (tìm tòi), trực quan.
III. Chuẩn bị GV – HS:
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Kế hoạch bài học
- Tranh vẽ bảng 1 trang 42 SGK
- Bảng ghi hoá trị một số nhóm nguyên tử trang 43 SGK
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- Tìm hiểu trước nội dung bài học 
IV. Tiến trình dạy học:
Ổn định lớp: (1p)
- KTSS
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Cho ví dụ về hợp chất 2 nguyên tố trong đó có nguyên tố H?
? Viết tên KHHH của các nguyên tố trong bảng?
HS: Gọi 2 HS lên bảng trả lời. 
 Các em khác nhận xét – bổ sung. 
GV: Nhận xét bài, đánh giá, cho điểm.
3. Các hoạt động học:
Hoạt động 1. Khởi động 
- Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- Thời gian: 2p
- Cách thức tiến hành: 
Nguyên tử có khả năng liên kết với nhau. Hóa trị là những con số biểu thị khả năng đó. Biết được hóa trị ta sẽ hiểu và viết đúng cũng như lập công thức hóa học của hợp chất. Để hiểu rõ tiết học này các em sẽ tìm hiểu.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
HĐ 2.1. : Hoá trị một nguyên tố được xác định như thế nào?
- Mục tiêu: HS biết được hoá trị một nguyên tố được xác định như thế nào?
- Thời gian: 25p
- Cách thức tiến hành: đàm thoại, trực quan, dạy học nêu và giải quyết vấn đề
* GV đặt vấn đề: Muốn so sánh khả năng liên kết phải chọn mốc so sánh.
- GV: Cho biết số p và n trong hạt nhân nguyên tử Hidro?
- HS: Có 1p và 1n nên khả năng liên kết của hiđro là nhỏ nhất nên chọn làm đơn vị và gán cho H hoá trị I.
- HS đọc thông tin Sgk.
- GV: Một nguyên tử của nguyên tố khác liên kết được với bao nhiêu nguyên tử hiđro thì nói nguyên tố đó có hoá trị bằng bấy nhiêu.
- HS cho ví dụ phân tích: HCl, H2O, NH3, CH4.Dựa vào đâu để tính hoá trị của:Cl,O, N, C.
?Với hợp chất không có hydro, thì xác định hoá trị như thế nào.
- HS đọc thông tin sgk.
- HS phân tích ví dụ: K2O, BaO, SO2.
?Xác định hoá trị nhóm nguyên tử như thế nào.
Ví dụ: HNO3, H2SO4, H3PO4, H2O (HOH).
- GV hướng dẫn HS tra bảng hoá trị.
- HS làm bài tâp. 2(sgk).
 (KH: K có hoá trị I.
 H2S:S ...............II.
 FeO: Fe ..........III.
 Ag2O: Ag ........ I
 SiO2: Si .. IV)
- HS đọc phần kết luận(SGK).
- Lưu ý: Nguyên tố có nhiều hoá trị.
* Cách xác định:
+ Quy ước: Gán cho H hoá trị I , chọn làm đơn vị.
+ Một nguyên tử của nguyên tố khác liên kết với bao nhiêu nguyên tử Hiđro thì nói nguyên tố đó có hoá trị bằng bấy nhiêu.
Ví du : HCl: Cl hoá trị I.
 H2O:O............II
 NH3:N ...........III
 CH4: C ............IV
+Dựa vào khả năng liên kết của các nguyên tố khác với O.(Hoá trị của oxi bằng 2 đơn vị , Oxi có hoá trị II).
Ví dụ: K2O: K có hoá trị I.
 BaO: Ba ..............II.
 SO2: S ..................IV.
-Hoá trị của nhóm nguyên tử:
Ví dụ: HNO3: NO3có hoá trị I.
 Vì :Liên kết với 1 nguyên tử H.
 H2SO4: SO4 có hoá trị II.
 HOH : OH .................I
 H3PO4: PO4................III.
* Kết luận: Coi nhóm nguyên tử như một nguyên tố bất kỳ.
* Kết luận: (Sgk).
- Dự kiến sản phẩm của học sinh: Các câu trả lời và giải thích
- Dự kiến đánh giá năng lực học sinh:
Mức 3: Trả lời được chính xác các câu hỏi và giải thích
Mức 2: Trả lời được các câu hỏi nhưng chưa giải thích được
Mức 1: Chỉ trả lời được 1 số câu 
*Năng lực hợp tác:
Họ tên
Tiêu chí
Mức 3
Mức 2
Mức 1
Đóng góp ý kiến
Có ý kiến và ý tưởng
Có ý tưởng trở thành ý tưởng nhóm 
Có ý kiến 
Lắng nghe 
Tiếp thu, trao đổi ý kiến 
Lắng nghe ý kiến của các thành viên khác, tiếp thu ý kiến và phản hồi một cách tích cực 
Có lắng nghe, phản hồi 
Chỉ lắng nghe
Hoạt động 2.2: Luyện tập, vận dụng, tìm tòi, mở rộng
- Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học về chất.
- Thời gian: 12P
- Cách tiến hành: HĐ cá nhân kết hợp HĐ nhóm.
Hoàn thành các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập 
HS thảo luận nhóm hoàn thành các bài tập sau:
Bài 1: Tính hóa trị của S có trong SO3 . 
Bài 2: Hãy xác định hóa trị của các nguyên tố có trong hợp chất sau:
a.H2SO3 c.MnO2
b.N2O5 d.PH3 
- Lưu ý HS: Trong hợp chất H2SO3 , chỉ số 3 là chỉ số của O còn chỉ số của nhóm =SO3 là 1.
Yêu cầu 1 HS lên sửa bài tập, chấm vở bài tập 1 số HS.
Nhóm bàn thực hiện => báo cáo, trao đổi bài, chấm chéo.
- Dự kiến sản phẩm của học sinh: Kết quả phiếu HT 
- Dự kiến đánh giá năng lực học sinh:
Mức 3: Hoàn thành nhanh, chính xác các câu hỏi/BT.
Mức 2: Hoàn thành đủ xong chưa nhanh, câu tự luận nêu sơ sài.
Mức 1: Chưa hoàn thành xong hoặc sai nhiều.
4. Củng cố: Đã thực hiện trong HĐ Luyện tập
5. Hướng dẫn HS học ở nhà và chuẩn bị bài sau:2p
- Ôn lại các khái niệm đã học, xem trước bài nội dung của phần II. bài hoá trị và trả lời các câu hỏi : Từ công thức => = ?
- Bài tập về nhà: 1, 3, 4 (SGK).
E. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_8_tiet_12_hoa_tri.docx