Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 25: Mol
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Học sinh biết được:
- Mol là gì?
- Khối lượng mol là gì?
- Thể tích mol của chất khí là gì?
2. Kỹ năng:
- Tính được khối lượng mol nguyên tử, khối lượng mol phân tử của chất theo công thức.
- Rèn phương pháp tự nghiên cứu chiếm lĩnh kiến thức mới thông qua các hoạt động, đặc biệt là hoạt động tư duy để phát triển óc suy nghĩ độc lập, sáng tạo.
- Rèn kỹ năng hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
3. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
4. Định hướng phát triển phẩm chất
- Chăm học, trách nhiệm, trung thực.
5. Nội dung tích hợp
Tích hợp giáo dục đạo đức:
- Có trách nhiệm với nhiệm vụ giáo viên giao về nhà.
- HS có tinh thần hợp tác với bạn khi làm việc nhóm
II. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
- Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi
Ngày tháng năm 2020 Tiết 25: Mol I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Học sinh biết được: - Mol là gì? - Khối lượng mol là gì? - Thể tích mol của chất khí là gì? 2. Kỹ năng: - Tính được khối lượng mol nguyên tử, khối lượng mol phân tử của chất theo công thức. - Rèn phương pháp tự nghiên cứu chiếm lĩnh kiến thức mới thông qua các hoạt động, đặc biệt là hoạt động tư duy để phát triển óc suy nghĩ độc lập, sáng tạo. - Rèn kỹ năng hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống. 4. Định hướng phát triển phẩm chất - Chăm học, trách nhiệm, trung thực. 5. Nội dung tích hợp Tích hợp giáo dục đạo đức: - Có trách nhiệm với nhiệm vụ giáo viên giao về nhà. - HS có tinh thần hợp tác với bạn khi làm việc nhóm II. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học - Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề. - Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi III. Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên - Máy chiếu - Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, chuẩn kiến thức – kỹ năng ... BẢNG PHỤ K (Know) W (Want) L (Learned) 2. Chuẩn bị của học sinh - Nghiên cứu trước nội dung bài. - Nội dung bảng phụ IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp(1’) - Ổn định trật tự - Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ - Không kiểm tra 3. Các hoạt động học Hoạt động của GV và HS Nội dung * Hoạt động 1: Khởi động - Mục tiêu: Huy động các kiến thức đã được chuẩn bị của HS và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của HS - Thời gian: 5 phút - Cách tiến hành: GV chia lớp thành 2 đội chơi trò chơi “KWL” Yêu cầu: Các nhóm hãy lên điền thong tin vào bảng sau: Câu hỏi: Hãy điền những câu hỏi vào 2 cột K. W tương ứng với việc biết và muốn biết về Mol. K (Know) W (Want) L (Learned) Luật chơi: Các thành viên của mội đội lần lượt lên bảng, ghi các câu . Mỗi thành viên lên bảng chỉ được ghi 1 câu. Thời gian của mội đội là 3 phút - Dự kiến sản phẩm học sinh: Bảng nhóm ghi các nội dung khái niệm Mol - Dự kiến đánh giá năng lực học sinh: Đội ghi được nhiều câu nhất là đội chiến thắng * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 2.1 Hình thành kiến thức mol là gì? - Mục tiêu: HS nêu được khái niệm Mol; tính được số nguyên tử, số phân tử trong một số mol nhất định - Thời gian: 10 phút - Cách thức tiến hành: - GV: Một tá bút chì có bao nhiêu cái? - HS: Một tá bút chì gồm 12 cây bút chì - GV: Một gram giấy có bao nhiêu tờ? - HS: Gồm 500 tờ - GV: Một yến gạo có bao nhiêu cân? - HS:10 cân gạo - GV: Nghiên cứu thông tin sgk, cho biết một lượng gồm 6.1023 nguyên tử hay phân tử chất được gọi là gì? Kí hiệu như thế nào? - HS: + Một lượng gồm 6.1023 nguyên tử hay phân tử chất được gọi là Mol. + Con số 6.1023 gọi là số Avogađro, ký hiệu là N. - GV: Chốt kiến thức. ? Vậy 1 mol phân tử H2O chứa bao nhiêu phân tử? - HS: 1 mol phân tử nước chứa 6.1023 phân tử nước. ? Vậy 1 mol phân tử khí oxi chứa bao nhiêu phân tử oxi? - HS:1 mol phân tử khí oxi chứa 6.1023 phân tử oxi. ? Làm bài tập 1a, 1b sgk/t65. Hãy cho biết số nguyên tử hoặc phân tử có trong mỗi lượng chất sau: a. 1,5 mol nguyên tử nhôm b. 0,5 mol phân tử hiđro - HS: a. 1 mol nguyên tử nhôm có chứa 6.1023 nguyên tử nhôm. Vậy 1,5 mol nguyên tử nhôm có chứa x nguyên tử nhôm. à x = 1,5.6.1023 = 9.1023 b. 1 mol phân tử hiđro có chứa 6.1023 phân tử hiđro. Vậy 0,5 mol phân tử hiđro có chứa y phân tử hiđro. à y = 0,5.6.1023 = 3.1023 I. Mol là gì? - Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử chất đó. N = 6.1023 gọi là số Avogađro - Dự kiến sản phẩm của học sinh: + Làm được BT 1 ( SgK tr65) + Kết luận về KN mol và cách tính toán - Dự kiến đánh giá năng lực học sinh Mức 2: Làm được bài tập 1 (sgk tr56) Mức 1: Nêu được KN mol là gì? 2.2 Hình thành kiến thức khối lượng mol là gì ? - Mục tiêu: HS nêu được khái niệm khối lượng mol, tính được khối lượng mol của một chất. - Thời gian:14 phút - Cách thức tiến hành: - GV: + Một lượng N nguyên tử cacbon nặng 12g gọi là khối lượng mol nguyên tử C. + Một lượng gồm N phân tử SO2 nặng 64g gọi là khối lượng mol phân tử SO2. ? Vậy khối lượng mol là gì ? - HS: Trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung. - GV: Chốt kiến thức. - GV: Khối lượng mol nguyên tử hay khối lượng mol phân tử có cùng trị số với nguyên tử khối hay phân tử khối. ? Em hiểu như thế nào khi nói khối lượng nguyên tử oxi, khối lượng mol của nguyên tử oxi? ? Khối lượng của chúng là bao nhiêu? - HS: Khối lượng nguyên tử oxi: nguyên tử khối (16 đvC); Khối lượng mol của nguyên tử oxi: khối lượng mol nguyên tử (16 g/mol). - GV: Nhận xét. - GV: Yêu cầu hs làm bài tập. Hãy tính khối lượng mol của các chất sau: H2SO4, SO2, Al2O3 - HS: = 98 g =102 g = 64 g - GV: Nhận xét. II. Khối lượng mol là gì? - Khối lượng mol của một chất (M) là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử của chất đó. VD: = 1 g/mol = 2 g/mol - Dự kiến sản phẩm của học sinh: + Làm được BT + Kết luận về KN khối lượng mol và cách tính toán - Dự kiến đánh giá năng lực học sinh Mức 2: Làm được bài tập Mức 1: Nêu được KN khối lượng mol là gì? 2.3 Hình thành kiến thức thể tích mol là gì ? - Mục tiêu: HS nêu được khái niệm thể tích mol chất khí, tính được thể tích mol của chất khí. - Thời gian: 10 phút - Cách thức tiến hành: - GV: Nghiên cứu thông tin sgk cho biết: ? Thể tích mol của chất khí là gì? - HS: Trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung. - GV: Chốt kiến thức. - GV: Quan sát hình 3.1 sgk, nhận xét về khối lượng, về thể tích mol chất khí? - HS: Nhận xét: Các chất khí trên có khối lượng khác nhau nhưng có thể tích mol bằng nhau trong cùng điều kiện. - GV: Một mol bất kì chất khí nào ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất như nhau đều chiếm những thể tích bằng nhau. - GV: Giới thiệu: - GV: Chốt kiến thức. - GV: Yêu cầu hs làm bài tập 3 sgk/t65. Tính thể tích (ở đktc) của: 1 mol phân tử CO2. 2 mol phân tử H2. 0,25 mol phân tử O2. 1,25 mol phân tử N2. - HS: a. Thể tích (ở đktc) của 1 mol phân tử CO2 là 22,4 lít. b. Thể tích (ở đktc) của 2 mol phân tử H2 là 2 . 22,4 = 44,8 lít. c. Thể tích (ở đktc) của 0,25 mol phân tử O2 là 0,25 . 22,4 = 5,6 lít. d. Thể tích (ở đktc) của 1,25 mol phân tử N2 là 1,25 . 22,4 = 28 lít. III. Thể tích mol của chất khí là gì? - Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử của chất khí đó. - Điều kiện tiêu chuẩn ĐKTC (00, 1 atm), 1 mol bất kỳ chất khí nào đều có thể tích bằng 22,4 lít. - Ở điều kiện thừờng (200C, 1atm), 1mol bất kỳ chất khí nào đều có thể tích bằng 24 lít. - Dự kiến sản phẩm của học sinh: + Làm được BT + Kết luận về KN thể tích mol của chất khí và cách tính toán - Dự kiến đánh giá năng lực học sinh Mức 2: Làm được bài tập Mức 1: Nêu được KN thể tích mol của chất khí là gì? * Hoạt động 3: Luyện tập – Vận dụng - Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được. Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Thời gian: 4 phút - Cách tiến hành: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau: + mol là gì? + Khối lượng mol là gi? + Thể tích mol của chất khí là gì? * Hoạt động 4: Tìm tòi, mở rộng - Mục tiêu: Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Thời gian: 3 phút - Cách thức tiến hành: HS liên hệ kiến thức đã học để làm các bài tập trong sgk tr65 4. Hướng dẫn tự học ở nhà: 2p Đọc trước bài 19: chuyển đổi giữa khối lượng thể tích và lượng chất 5. Rút kinh nghiệm: 5.1. Kế hoạch và tài liệu dạy học: 5.2. Tổ chức hoạt động học cho học sinh: 5.3. Hoạt động của học sinh:
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_8_tiet_25_mol.doc