Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 27, Bài 5: Nguyên tố hóa học

Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 27, Bài 5: Nguyên tố hóa học

I . MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh biết:

- Nguyên tử khối là khối lượng của 1 nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon ( đ.v.C)

- Mỗi đvC bằng khối lượng của 1/12 nguyên tử C.

- Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt.

2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh:

- Kĩ năng xác định tên và kí hiệu của nguyên tố khi biết nguyên tử khối.

- Kĩ năng tính toán.

3. Định hướng phát triển năng lực:

- Hình thành cho HS năng lực: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm, năng lực tính toán, năng lực sử dụng công nghệ thông tin.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống. Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

4. Định hướng phát triển phẩm chất:

- Có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên, yêu quê hương đất nước, chăm học, ham học.

II. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:

- Phương pháp dạy học: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm, trò chơi; kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút, động não.

- Hình thức tổ chức dạy học: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

III. Chuẩn bị:

1. Chuẩn bị của giáo viên: Kế hoạch dạy học, máy chiếu.

2. Chuẩn bị của học sinh: Tìm hiểu trước nội dung bài.

IV. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định lớp:

* Kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ:

* HS1.

- Nguyên tố hóa học là gì? Nêu kí hiệu hóa học?

* HS 2.

- Làm bài tập dc chiếu trên máy chiếu

 

doc 18 trang thucuc 5740
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 27, Bài 5: Nguyên tố hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 7: Bài 5 NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC (t2)
I . MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Học sinh biết:
- Nguyên tử khối là khối lượng của 1 nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon ( đ.v.C)
- Mỗi đvC bằng khối lượng của 1/12 nguyên tử C.
- Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt. 
2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh:
- Kĩ năng xác định tên và kí hiệu của nguyên tố khi biết nguyên tử khối.
- Kĩ năng tính toán.
3. Định hướng phát triển năng lực:
- Hình thành cho HS năng lực: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm, năng lực tính toán, năng lực sử dụng công nghệ thông tin.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống. Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
4. Định hướng phát triển phẩm chất:
- Có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên, yêu quê hương đất nước, chăm học, ham học.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
- Phương pháp dạy học: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm, trò chơi; kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút, động não.
- Hình thức tổ chức dạy học: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Kế hoạch dạy học, máy chiếu.
2. Chuẩn bị của học sinh: Tìm hiểu trước nội dung bài.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp: 
* Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 
* HS1.
- Nguyên tố hóa học là gì? Nêu kí hiệu hóa học?
* HS 2.
- Làm bài tập dc chiếu trên máy chiếu
3. Các hoạt động học:
Hoạt động 1: Khởi động:
- Mục tiêu: Giúp HS nhớ lại tên, KHHH của các nguyên tố hóa học trong bảng (SGK – 42)
- Thời gian: 3 phút
- Cách thức tiến hành: Tổ chức cho HS khởi động qua trò chơi: Ai nhanh hơn?
Luật chơi: 
+ GV cho 4 HS tham gia
+ GV sẽ phát cho HS những tấm thẻ có tên các nguyên tố HH và KHHH của các nguyên tố, có cả các đáp án sai.
+ Trong thời gian 1 phút HS nào ghép được nhiều, chính xác các nguyên tố tương ứng với các kí hiệu HH nhất thì HS đó sec giành chiến thắng.
GV tổ chức HS thi, nhận xét kết quả thi của HS
- Dự kiến sản phẩm của học sinh: HS ghép được đúng tên các nguyên tố HH với các KHHH tương ứng.
- Dự kiến đánh giá năng lực học sinh: HS ghép được nhiều nguyên tố với các KHHH tương ứng nhất là người dành chiến thắng.
- ĐVĐ: Nguyên tử cấu tạo nên chất, chất cấu tạo nên vật thể chúng có khối lượng vậy nguyên tử có khối lượng không?
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức: Tìm hiểu về nguyên tử khối
- Mục tiêu: Biết nguyên tử khối là gì? Xác định được nguyên tử khối của một nguyên tố và ngược lại biết xác định nguyên tố thì biết nguyên tử khối của nó.
- Thời gian: 12 phút
- Cách thức tiến hành: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Yêu cầu HS nghiên cứu SGK hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi:
- Hãy nêu vài đơn vị đo khối lương mà em biết? 
HS: Kể tên các đơn vị đo khối lượng
=> Gam, Kg, tấn,..
GV: Chúng ta đã biết nguyên tử vô cùng nhỏ bé do đó khối lượng của chúng cũng rất nhỏ. Nếu sử dụng các đơn vị đo bằng gam, kg thì rất khó trong tính toán
Ví dụ: khối lượng 1 nguyên tử cacbon:
mC = 1,9926.10-23 g
Vì vậy quy ước lấy 1/12 khối lượng nguyên tử Cacbon làm đơn vị đo khối lượng nguyên tử
Tên gọi: Đơn vị Cacbon.
Kí hiệu: đvC.
- Vậy đơn vị các bon là gì ? 
KT trình bày 1 phút
HS trả lời, HS khác nhận xét.
- Khối lượng của một đvC ?
HS: 1 đvC có khối lượng bằng 1/12 khối lượng của nguyên tử cacbon.
GV chiếu bảng 1 hướng dẫn HS quan sát xác định khối lượng của nguyên tố.
Yêu cầu HS Quan sát bảng 1, hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi:
- Khối lượng của một nguyên tử cacbon ?
HS: 12 đvC
- Hãy cho biết nguyên tố nào có khối lượng nhỏ nhất? 
HS: Nguyên tố hiđro (H) : 1 đvC
- Nguyên tử Oxi nặng gấp mấy lần nguyên tử cacbon?
HS Nguyên tử Oxi nặng gấp 16/12 lần nguyên tử cacbon 
GV khối lượng NT tính bằng đvC gọi là NTK
KT trình bày 1 phút
- Nguyên tử khối là gì?
GV nhận xét tổng kết.
Mỗi nguyên tố có một nguyên tử khối riêng biệt -> dựa vào NTK có thể xác định NTHH
GV hướng dẫn HS sử dụng bảng SGK - 42 xác định NTK các nguyên tử
- Xác định NTK của : Oxi, Nhôm, Sắt, Đồng...
GV nhận xét
II. Nguyên tử khối
Đơn vị cacbon (đvC) là đơn vị đo khối lượng của nguyên tử
1đvC= 1/12 khối lượng nguyên tử C
Nguyên tử khối là khối lượng nguyên tử tính bằng đơn vị Cacbon
Mỗi nguyên tố có một nguyên tử khối riêng biệt.
VD: O = 16
Al = 27
Fe = 56
Cu = 64
- Dự kiến sản phẩm của học sinh: 
+ HS nắm được khái niệm nguyên tử khối, đơn vị cacbon.
- Dự kiến đánh giá năng lực học sinh:
Mức 1: HS nắm được tương đối đầy đủ khái niệm NTK và đvC.
Mức 2: Từ NTK học sinh tìm được tên nguyên tố HH và ngược lại.
Mức 3: HS nắm được đầy đủ khái niệm NTK và đvC, NTK học sinh tìm được tên nguyên tố HH và ngược lại.
Hoạt động 3: Luyện tập-Vận dụng
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được. Giúp HS vận dụng được các KT - KN để tìm được nguyên tố hóa học từ NKT và ngược lại; so sánh xem nguyên tử này nặng hơn nguyên tử kia bao nhiêu lần
- Thời gian: 10 phút
- Cách tiến hành:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV chiếu BT, yêu cầu HS hoạt động nhóm hoàn thành bảng.
BT1:
Kí hiệu
Tên ng.tố
NTK
So sánh với cacbon
Cu
Canxi
55
Nặng hơn 4,7 lần
S
Magie
- HS thảo luận nhóm 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Gv nhận xét và chốt kiến thức
Yêu cầu hs n/c SGK hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi:
BT2: Nguyên tử X có khối lượng gấp 2 lần nguyên tử oxi. Tìm nguyên tố X ?
HS thảo luận cặp đôi -> 1 HS lên chữa, lớp bổ sung
BT3; Nguyên tố A có khối lượng bằng 5% khối lượng nguyên tử Brom ( Br) .Tìm nguyên tố A ?
HS thảo luận cặp đôi -> 1 HS lên chữa, lớp bổ sung
GV nhận xét, chốt đáp án
II. Luyện tập
BT1:
Kí hiệu
Tên ng.tố
NTK
So sánh với cacbon
Cu
Đồng
64
Nặng hơn 5.3 lần
Ca
Canxi
40
Nặng hơn 3.3
lần
Mn
Magan
55
Nặng hơn 4.6
lần
Fe
Sắt
56
 Nặng hơn 4.7 lần
S
Lưu huỳnh
32
Nặn hơn 2.7 lần
Mg
Magie
24
Nặng hơn 2 lần
BT2 : 
O = 16
-> NTK của X = 16 . 2 = 32
-> X là nguyên tố Lưu huỳnh ( S )
BT3: Br = 80
-> NTK của A = 5 . 80 = 4
 100
A là nguyên tố Heli ( He )
- Dự kiến sản phẩm của học sinh: 
+ Bảng nhóm đã điền đầy đủ các yêu cầu của GV và kết quả các bài tập.
- Dự kiến đánh giá năng lực học sinh
Mức 1: Học sinh các nhóm điền chưa đầy đủ các yêu cầu của bảng, một số chỗ còn sai.
Mức 2: Học sinh các nhóm điền đầy đủ các yêu cầu của bảng, 1 số nhóm làm sai BT3.
Mức 3: Học sinh các nhóm làm đầy đủ, chính xác cả 3 bài tập.
Hoạt động 4: Tìm tòi, mở rộng
- Mục tiêu: Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Thời gian: 3 phút
- Cách tiến hành: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: “ Điều kì diệu của những kí hiệu” Trò chơi có tên là Điều kì diệu của những kí hiệu. Chúng ta sẽ chia lớp thành 2 nhóm, mở các ô số từ 1 đến 6 để trả lời các câu hỏi để tìm ra 1 kí hiệu nào đó. Sau 6 câu hỏi chúng ta sẽ thấy điều kì diệu. 2 tổ lần lượt trả lời một lần duy nhất, trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai thì không có điểm và nhóm còn lại trả lời, đúng được 10 điểm, sai không trừ điểm. Trong 6 ô số có 1 ô may mắn, không cần trả lời nhưng vẫn được 10 điểm.
NỘI DUNG TRÒ CHƠI
Ô số 1: Nguyên tử của nguyên tố này nặng gấp 12 lần Hidro?
Đáp án: Cacbon (C)
Ô số 2: Nguyên tố này có nguyên tử khối là 4?
Đáp án: Heli ( He)
Ô số 3: Ô may mắn với chữ cái (M)
Ô số 4: Nguyên tố này có nguyên tử khối là 127?
Đáp án: Iot (I)
Ô số 5: Kí hiệu hóa học của nguyên tố Cacbon?
Đáp án (C)
Ô số 6: Nguyên tố này có nguyên tử khối là 27?
Đáp án: Nhôm (Al)
Điều kì diệu sau 6 ô số là dòng chữ trong dấu ngoặc đơn là: CHEMICAl. Chemical trong tiếng anh nghĩa là thuộc về hóa học, đây là một tính từ.
Như vậy có thể thấy những kí hiệu hóa học có thể làm điều kì diệu. Vì thế về nhà các em có thể tìm hiểu thêm về các nguyên tố hóa học trên mạng internet để biết được nhiều điều thú vị và kì thú về chúng
- Dự kiến sản phẩm của học sinh: Giải được ô chữ bí mật.
4. Hướng dẫn tự học ở nhà (2’)
- Học bài, làm bài tập 4 - 7 (SGK – 20)
- Tự đọc phần III. Có bao nhiêu nguyên tố hóa học?
- Tìm hiểu trước bài 6: Đơn chất, hợp chất, phân tử.
5. Rút kinh nghiệm
5.1. Kế hoạch và tài liệu dạy học:
5.2. Tổ chức hoạt động học cho học sinh:
5.3. Hoạt động của học sinh:
Tiết 8
 Bài 6: ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT- PHÂN TỬ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
 - Biết được khái niệm, phân loại, đặc điểm cấu tạo của đơn chất và hợp chất. 
 - Phân biệt được đơn chất kim loại và đơn chất phi kim.
2. Kỹ năng: 
 - Có những kỹ năng cần thiết như: Làm việc hợp tác nhóm, thuyết trình thông tin, phản biện 
- Phân biệt một chất là đơn chất hay hợp chất theo thành phần nguyên tố tạo nên chất đó.
- Quan sát, giải thích mô hình, khai thác kênh hình.
- Giải các dạng bài toán hóa học và vận dụng kiến thức hóa học trong học tập và đời sống.
3. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực suy luận... 
4. Định hướng phát triển phẩm chất:
- Giáo dục cho HS tính trung thực, chăm học, trách nhiệm, đoàn kết, khoan dung, hợp tác, tính tự do phát biểu ý kiến, phát huy khả năng của bản thân... Giáo dục cho HS tính giản dị, tôn trọng, yêu thương, hạnh phúc.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
III. Chuẩn bị:
 1. Chuẩn bị của giáo viên:
- MC, Phiếu học tập, các BT, hình vẽ: Mô hình mẫu các chất (Kim loại đồng, khí oxi, khí hiđro, nước và muối ăn).
 2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước bài, PHT.
IV. Tiến trình dạy học:
 1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số :
Lớp (sĩ số)
8A2 (37)
8A4 (36)
8A6 (36)
8A7 (36)
Số hs vắng
2. Kiểm tra bài cũ: -Kết hợp trong hoạt động khởi động.
3. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động1: Khởi động
- Mục tiêu: Giúp HS kết nối những kiến thức đã học với nội dung của bài học mới.
- Thời gian: 5p
- Cách thức tiến hành: Tổ chức cho HS tham gia một trò chơi ‘Ai nhanh hơn’
Chia lớp thành hai đội lên viết KHHH hoặc tên nguyên tố mỗi bạn chỉ được viết 1 KHHH hoặc tên nguyên tố. trong thời gian 3/ đội nào viết được nhiều hơn sẽ chiến thắng, và được thưởng một tràng pháo tay động viên.
GV: Làm sao mà học hết được hàng chục triệu chất khác nhau? Chúng ta không phải băn khoăn về điều đó các nhà hóa học đã tìm cách phân chia các chất thành từng loại rất thuận tiện cho việc nghiên cứu. Bài học hôm nay sẽ tìm hiểu cách phân loại chất.
- Dự kiến sản phẩm của học sinh: Số KHHH hoặc tên nguyên tố mỗi đội viết được trong thời gian 3p
- Dự kiến đánh giá năng lực học sinh: Năng lực hợp tác, tự học, ...
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
- Mục tiêu: 
 + Biết được khái niệm, phân loại, đặc điểm cấu tạo của đơn chất và hợp chất. 
 +Phân biệt được đơn chất kim loại và phi kim.
- Thời gian: 25p
- Cách thức tiến hành:
PHT 1: Hoàn thành bảng sau:
Tên chất
Thành phần nguyên tố
Phân loại
Một nguyên tố
Nhiều nguyên tố
Hiđro
Nước
Oxi
Muối ăn
Đồng
BT1: Trong số các chất dưới đây hãy chỉ ra và giải thích chất nào là đơn chất, là hợp chất.
a. Khí Amoniac được tạo nên từ N và H
b. Phot pho được tạo lên từ P
c. Canxicacbonat tạo lên từ Ca, C và O
d. Glucozơ được tạo lên từ C, H và O
e. Kim loại magie được tạo lên từ Mg
PHT 2:
Dãy chất nào sau đây có tính chất: ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt.
Dãy chất
Ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt
a. Đồng, lưu huỳnh, khí oxi
b. Lưu huỳnh, khí oxi, khí hiđro
c. Đồng, sắt, nhôm
d. Khí hiđro, khí oxi, khí clo
PHT3:
Quan sát hình vẽ: Mô hình mẫu các chất (Kim loại đồng, khí oxi, khí hiđro, nước và muối ăn). Trả lời các câu hỏi sau: (3/)
?Em có nhận xét gì về sự sắp xếp của các nguyên tử trong đơn chất kim loại đồng? trong đơn chất khí hiđro và khí oxi?
? Mẫu hợp chất nước được tạo nên từ mấy loại nguyên tử? Mẫu hợp chất muối ăn được tạo từ mấy loại nguyên tử? 
? Em hãy tính tỉ lệ số nguyên tử H/Số nt O trong nước? Trật tự sắp xếp các nguyên tử thế nào? 
1. Khái niệm đơn chất và hợp chất
Hoạt động của GV – HS
Nội dung
- GV yêu cầu quan sát hình vẽ: Mô hình mẫu các chất (Kim loại đồng, khí oxi, khí hiđro, nước và muối ăn).
thảo luận nhóm bàn hoàn thành nội dung PHT1 (3 phút). 
- HS thảo luận nhóm theo nội dung PHT1 và đại diện nhóm trả lời.
- HS nhóm khác nhận xét. 
- GV chuẩn kiến thức và giới thiệu những chất được cấu tạo về thành phần nguyên tố như hiđro, oxi, đồng thuộc loại đơn chất, còn những chất được cấu tạo về thành phần nguyên tố như nước, muối ăn thuộc loại hợp chất. 
? Thế nào là đơn chất, hợp chất? cho VD?
- HS trả lời
- GV chốt KT định nghĩa về đơn chất, hợp chất 
GV đưa ra BT1:
GV yêu cầu HS làm việc theo cá nhân hoàn thành BT1 (3 phút)
GV gọi một HS báo cáo kết quả, GV thu một số bài làm của học sinh chấm điểm.
I. Đơn chất – hợp chất
1. Định nghĩa
- Đơn chất là những chất tạo nên từ 1 nguyên tố hoá học.
VD: Khí oxi, đông, nhôm 
- Hợp chất là những chất tạo nên từ 2 nguyên tố hoá học trở lên.
VD: Đường, nước 
2. Cách phân loại
Hoạt động của GV – HS
Nội dung
- GV phát PHT 2 và yêu cầu HS thảo luận nhóm 
(2 phút)
- HS thảo luận nhóm theo nội dung PHT2 và đại diện nhóm trả lời.
- HS nhóm khác nhận xét. 
- GV đưa đáp án chuẩn.
? Ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt thuộc loại tính chất vật lý hay tính hóa học
? Dựa vào tính chất vật lý có thể phân đơn chất thành mấy loại?
- GV giới thiệu những đơn chất có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt được gọi là đơn chất kim loại. Những đơn chất không có tính chất này được gọi là đơn chất phi kim
? Vậy đơn chất kim loại và đơn chất phi kim khác nhau ở điểm nào
(GV chú ý: than chì là đơn chất phi kim nhưng lại dẫn điện)
- GV đưa bảng 1 trang 42 SGK giới thiệu cho HS 1 số kim loại và 1 số phi kim thường gặp (chú ý màu trong bảng để phân biệt kim loại và phi kim).
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục II.1/23 SGK cho biết sự phân loại của hợp chất.
(Hợp chất chia hai loại: hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ)
- GV: Trong chương trình hoá 8, các em sẽ dần dần được nghiên cứu một hợp chất rất quan trọng là nước. Lên lớp 9, sự phân loại các hợp chất sẽ được dần dần mở ra trước mắt các em rõ ràng và cụ thể : Các hợp chất vô cơ như oxit, axit, bazơ, muối, các hợp chất hữu cơ như hiđrocacbon, dẫn xuất của hiđrocacbon.
2. Phân loại:
a. Đơn chất: 
- Đơn chất chia 2 loại 
 + Đơn chất kim loại: 
VD: Sắt, đồng, nhôm 
 + Đơn chất phi kim: 
VD: Khí oxi, khí hiđro, than, lưu huỳnh 
b. Hợp chất
- Hợp chất chia 2 loại 
+ Hợp chất vô cơ: 
VD: Nước, muối ăn, axit sunfuric 
+ Hợp chất hữu cơ: 
VD: Metan, đường, 
rượu etylic 
3. Đặc điểm cấu tạo
Hoạt động của GV – HS
Nội dung
- GV yêu cầu quan sát hình vẽ: Mô hình mẫu các chất (Kim loại đồng, khí oxi, khí hiđro, nước và muối ăn). Thảo luận nhóm theo nội dung PHT3 (3/)
?Em có nhận xét gì về sự sắp xếp của các nguyên tử trong đơn chất kim loại đồng? trong đơn chất khí hiđro và khí oxi?
? Mẫu hợp chất nước được tạo nên từ mấy loại nguyên tử? Mẫu hợp chất muối ăn được tạo từ mấy loại nguyên tử? 
? Em hãy tính tỉ lệ số nguyên tử H/Số nt O trong nước? Trật tự sắp xếp các nguyên tử thế nào? 
-Trong Nước: H – O – H ( dạng gấp khúc)
 Muối ăn: Na - Cl 
- HS thảo luận nhóm theo nội dung PHT3 và đại diện nhóm trả lời.
- HS nhóm khác nhận xét. 
- GV chuẩn kiến thức và chốt kiến thức về đặc điểm cấu tạo của đơn chất và hợp chất.
3. Đặc điểm cấu tạo: 
a. Đơn chất: 
- Đơn chất kim loại và một số PK(r): Các nguyên tử sắp xếp khít nhau, theo 1 trật tự xác định 
- Đơn chất phi kim: Các nguyên tử thường liên kết với nhau theo một số nhất định và thường là 2.
b.Hợp chất
-Trong hợp chất, nguyên tử của các nguyên tố liên kết với nhau theo một tỉ lệ và một thứ tự nhất định. 
- Dự kiến sản phẩm của học sinh: PHT1, 2, 3. BT 1
 +HS có thể hoàn thành nhanh, chính xác đầy đủ các yêu cầu của GV.
 +HS có thể chỉ hoàn thành các yêu cầu của GV khi có gợi ý.
 +HS có thể chỉ hoàn thành một phần nào đó trong nội dung yêu cầu của GV.
- Dự kiến đánh giá năng lực học sinh:
 +Khả năng quan sát kênh hình phát hiện kiến thức.
 +Phát triển tư duy logic, năng lực diễn đạt.
 +Ghi chép kết quả làm việc nhóm 1 cách chính xác có hệ thống...
* Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng, tìm tòi, mở rộng
- Mục tiêu: +Vận dụng khái niệm, phân loại, đặc điểm cấu tạo của đơn chất và hợp chất giải các bài tập áp dụng. 
 +Vận dụng những KT, KN đã học vào cuộc sống.
 +Tìm hiểu thêm để mở rộng KT.
- Thời gian: 10/
- Cách thức tiến hành:
- GV: yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành BT2 (2/)
BT2: Hãy chỉ ra đâu là đơn chất, hợp chất và giải thích
Đơn chất
Hợp chất
Giải thích
a. Khí cacbonic tạo lên từ C và O
b. Axit clohiđric tạo lên từ H và Cl
c. Canxi oxit tạo lên từ Ca và O
d. Kim loại natri tạo lên từ Na
e. Than chì tạo lên từ C
- HS thảo luận nhóm theo hoàn thành BT2.
- GV cho các nhóm đổi chéo để chấm điểm theo đáp án chuẩn của GV đưa ra.
GV: ? Có bao nhieu nhóm đạt điểm 10, ?
? Dựa vào KT nào để giải BT2?
BT3: Điền cụm từ thích hợp vào các ô số trong sơ đồ sau: 
 Chất
1
2
 Đơn chất 
(tạo nên từ 1 nguyên tố) (tạo nên từ 2 nguyên tố trở lên)
- GV: yêu cầu HS làm việc cá nhân hoàn thành BT3 (2/)
- GV gọi 1 HS trả lời.
- HS khác nhận xét.
- GV chuẩn KT.
? Dựa vào KT nào để làm BT3?
 BT4: Không khí là một hỗn hợp gồm một số chất. Trong số đó có bốn chất chiếm tỉ lệ nhiều nhất là các chất khí nitơ, oxi, cacbon đioxit và hơi nước, các chất này được xếp thành sáu cặp chất dưới đây: 
- Khí nitơ và khí oxi. 
- Khí nitơ và khí cacbon đioxit.
 - Khí oxi và khí cacbon đioxit. 
 - Khí oxi và hơi nước.
 - Khí nitơ và hơi nước.
 - Khí cacbon đioxit và hơi nước.
 Số cặp chất gồm một đơn chất và một hợp chất là
Hai B. Ba C. Bốn D. Năm
- GV: yêu cầu HS làm việc cá nhân hoàn thành BT4 (2/)
- GV gọi 1 HS trả lời.
- HS khác nhận xét.
- GV chuẩn KT.
- Dự kiến sản phẩm của học sinh: BT 2,3,4
 +HS có thể hoàn thành nhanh, chính xác đầy đủ các yêu cầu của GV.
 +HS có thể chỉ hoàn thành các yêu cầu của GV khi có gợi ý.
 +HS có thể chỉ hoàn thành một phần nào đó trong nội dung yêu cầu của GV.
- Dự kiến đánh giá năng lực học sinh:
 +Khả năng vận dụng kiến thức.
 +Phát triển tư duy logic, năng lực diễn đạt.
 +Ghi chép kết quả làm việc nhóm 1 cách chính xác có hệ thống.
4. Củng cố: (2p)
? Qua bài học hôm nay chúng ta nắm được những đơn vị KT nào?
5. Hướng dẫn tự học ở nhà (3p)
- Đọc mục Em có biết /27 SGK.
- Học bài và làm bài tập số 1, 2, 3 SGK trang 25, 26, bài tập 6.1, 6.3, 6.5 T8 trong SBT.
- Ôn lại khái niệm nguyên tử khối và học bảng 1 trang 42 SGK.
- Nghiên cứu bài mới
V. Rút kinh nghiệm:
1. Kế hoạch và tài liệu dạy học:
 ....
2. Tổ chức hoạt động học cho học sinh:
3. Hoạt động của học sinh:
 ...
 ________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_8_tiet_27_bai_5_nguyen_to_hoa_hoc.doc