Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 28, Bài 20: Tỉ khối của chất khí

Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 28, Bài 20: Tỉ khối của chất khí

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức: HS biết được

 - Biểu thức tính tỉ khối của khí A đối với khí B và đối với không khí

2. Kỹ năng:

- Tính được tỉ khối của khí A đối với khí B, tỉ khối của khí A đối với không khí

3. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, Năng lực tự quản lý, Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.

- Năng lực riêng:

+ Nhận thức khoa học tự nhiên

+ Tìm hiểu tự nhiên: Thông qua các hoạt động thảo luận, quan sát các hiện tượng thực tiễn, để tìm hiểu về tỉ khối của chất khí.

+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được các hiện tượng thực tế, các Úng dung trong cuộc sống. như bóng bay, khinh khí cầu.

4. Định hướng phát triển phẩm chất:

- Chăm học, ham học, có tinh thần tự học

- Thông qua bài học giáo dục cho học sinh Tính trung thực, đoàn kết, hợp tác, có ý thức trách nhiệm, tính tự do phát biểu ý kiến, phát huy khả năng của bản thân.

5. Nội dung tích hợp:

- Nội dung tích hợp GDBĐKH: Từ so sánh khối lượng của 2 khí với nhau hoặc khí này với không khí ta có thể cung cấp cho HS biết vì sao CO2 luôn tích tụ trong dáy giếng khơi hoặc nền hang sâu và cũng là khí gây hiệu ứng nhà kính.

II. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.

- Sử dụng PPDH hợp tác nhóm, Nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại gợi mở (tìm tòi), trực quan.

III. Chuẩn bị.

1.Chuẩn bị của giáo viên:

- 1 quả bóng bay bơm khí H2 (cột sợi dây dài), 1 quả bóng chưa thổi.

- Máy chiếu

- Phiếu học tập

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Nghiên cứu trước bài 20

 

doc 8 trang thucuc 7280
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 28, Bài 20: Tỉ khối của chất khí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn Tiết thứ: 28
Ngày giảng
BÀI 20: TỈ KHỐI CỦA CHẤT KHÍ
I. Mục tiêu. 
1. Kiến thức: HS biết được
 - Biểu thức tính tỉ khối của khí A đối với khí B và đối với không khí
2. Kỹ năng: 
- Tính được tỉ khối của khí A đối với khí B, tỉ khối của khí A đối với không khí
3. Định hướng phát triển năng lực: 
- Năng lực chung: Năng lực tự học, Năng lực tự quản lý, Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.
- Năng lực riêng: 
+ Nhận thức khoa học tự nhiên
+ Tìm hiểu tự nhiên: Thông qua các hoạt động thảo luận, quan sát các hiện tượng thực tiễn, để tìm hiểu về tỉ khối của chất khí. 
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được các hiện tượng thực tế, các Úng dung trong cuộc sống... như bóng bay, khinh khí cầu...
4. Định hướng phát triển phẩm chất:
- Chăm học, ham học, có tinh thần tự học
- Thông qua bài học giáo dục cho học sinh Tính trung thực, đoàn kết, hợp tác, có ý thức trách nhiệm, tính tự do phát biểu ý kiến, phát huy khả năng của bản thân... 
5. Nội dung tích hợp: 
- Nội dung tích hợp GDBĐKH: Từ so sánh khối lượng của 2 khí với nhau hoặc khí này với không khí ta có thể cung cấp cho HS biết vì sao CO2 luôn tích tụ trong dáy giếng khơi hoặc nền hang sâu và cũng là khí gây hiệu ứng nhà kính...
II. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.
- Sử dụng PPDH hợp tác nhóm, Nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại gợi mở (tìm tòi), trực quan.
III. Chuẩn bị.
1.Chuẩn bị của giáo viên: 
- 1 quả bóng bay bơm khí H2 (cột sợi dây dài), 1 quả bóng chưa thổi. 
- Máy chiếu
- Phiếu học tập
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- Nghiên cứu trước bài 20
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp( 1 phút): Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Các hoạt động học:
HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được tạo tâm thế cho HS đi vào bài học
- Thời gian: 4 phút
- Cách thức tiến hành:
 GV cho 1 HS thổi quả bong bóng (lớn tương đương với quả bóng bơm bằng khí H2 GV đã chuẩn bị). Sau đó thả đồng thời 2 quả bóng. 
 ? Nhận xét hiện tượng?
 HS: Quả bóng bơm bằng khí H2 bay cao hơn, quả bóng thổi bằng hơi thở (chủ yếu khí CO2) rơi xuống đất. 
? Theo em thì vì sao lại vậy? 
G- Ghi ý kiến của HS vào góc bảng:
 G- Tại sao quả bóng bơm khí hiđro bay lên được mà quả bóng ta thổi hơi thở của ta vào lại không bay lên được? -> bài này sẽ giải thích điều đó.
 GV ĐVĐ: Như vậy những chất khí khác nhau, thì độ nặng nhẹ khác nhau. Vậy bằng cách nào có thể biết được chất khí này nặng hay nhẹ hơn khí kia bao nhiêu lần? hoặc nặng hay nhẹ hơn không khí là bao nhiêu? 
- Dự kiến sản phẩm của học sinh: Câu trả lời của HS. HS nắm được nội dung của bài học là so sánh độ nặng nhẹ của các chất khí 
- Dự kiến đánh giá năng lực học sinh: 
 Mức 3: Giải thích chính xác.
 Mức 2: Giải thích chỉ đứng 1 phần 
 Mức 1: Chưa giải thích được 
HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 2.1-Tìm hiểu bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí B
- Mục tiêu: Biết được biểu thức tính tỉ khối của khí A đối với khí B
- Thời gian: 15 phút
- Cách thức tiến hành: PP hợp tác nhóm, đàm thoại, trực quan
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung
G- Yêu cầu HS hoạt động nhóm bàn (3phút) hoàn thành 
Phiếu học tập
1- Cho biết MO2 = ?
 MH2 = ?
2- Khí nào nặng hơn ? Nặng hơn bao nhiêu lần?
3- Để biết khí oxi nặng hay nhẹ hơn khí hiđrô ta làm thế nào?
- HS hoàn thành phiếu theo nhóm bàn
- Đại diện HS trình bày, nhận xét bổ sung
- G chốt kiến thức
1- MO2 = 32(g)
 MH2 = 2(g)
 2- Khí oxi nặng hơn và nặng hơn lần 
3- Muốn biết khí oxi nặng hay nhẹ hơn khí hiđrô ta so sánh khối lượng mol của 2 khí và lấy khối lượng mol của khí này chia cho khối lượng mol của khí kia
G- Giới thiệu đó là tính tỉ khối của khí oxi so với khí hidro dO2/H2
? Cách tính tỉ khối của khí oxi so với khí hidro
 dO2/H2 =
? Làm thế nào có thể biết khí A nặng hay nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần?
? Công thức tính tỉ khối của khí A so với khí B?
=> Giải thích các đại lượng
HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN:
-Hoàn thành bài bập 1
- HS hoàn thành và báo cáo, nhận xét
? Để làm bài tập 1 cần ghi nhớ điều gì?
- Cách tính khối lượng mol của các chất khí
- Tính tỉ khối của khí A so xới khí B
G-Lưu ý: Nếu : 
+ dA/B = a >1: khí A nặng hơn khí B bằng a lần.
 + dA/B = 1: khí A nặng bằng khí B 
 + dA/B = b < 1: khí A nhẹ hơn khí B bằng b lần
? Từ công thức trên hãy rút ra công thức tính khối lượng mol của khí A nếu biết tỉ khối giữa khí A và B và khối lượng mol của khí B?
G- Bảng phụ:
 G- Yêu cầu HS tóm tắt
? Đề bài cho biết đại lượng nào? Yêu cầu tính đại lượng nào?
? Áp dụng công thức nào để tính?
.
I. Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí B. 
- Để biết khí A nặng hay nhẹ hơn khí B bằng bao nhiêu lần ta so sánh MA và MB bằng cách tính tỉ khối của khí A so với khí B
- Công thức tính tỉ khối: dA/B = 
Trong đó:
 dA/B : Tỉ khối của khí A đối với khí B MA : Khối lượng mol của khí A
 MB : Khối lượng mol của khí B
áp dụng:
Bài tập 1: Hãy cho biết
a, Khí cacbonic (CO2) nặng hay nhẹ hơn khí hiđro (H2) bằng bao nhiêu lần? 
b, Khí hiđro (H2) nặng hay nhẹ hơn khí oxi (O2) bằng bao nhiêu lần? (C=12. O = 16. H=1)
Bài làm :
+ d CO2/H2 = = 22
=> Khí CO2 nặng hơn khí H2 22 lần
 + d H2/O2 = = 0,06
=> Khí H2 nhẹ hơn khí H2 bằng 0.0625 lần
MA = dA/B . MB
Bài tập 2: Một chất khí A có tỉ khối với khí oxi là 1,375. Hãy xác định khối lượng mol của khí A?
Tóm tắt:
dA/ O= 1,375 MA = ?
MO = 32
Bài làm :
Ta có MA = dA/ O. MO
 = 1,375 .32 = 44g
- Dự kiến sản phẩm của học sinh: Phiếu học tập và các câu trả lời
- Dự kiến đánh giá năng lực học sinh:
*Năng lực nhận thức KHTN:
 Mức 3: Trả lời được chính xác các câu hỏi trong phiếu học tập và hoàn thành đúng bài tập
 Mức 2: Trả lời được các câu hỏi, bài tập nhưng chưa giải thích được.
 Mức 1: Chỉ trả lời được 1 số câu. 
*Năng lực hợp tác:
Họ tên
Tiêu chí
Mức 3
Mức 2
Mức 1
Đóng góp ý kiến
Có ý kiến và ý tưởng
Có ý tưởng trở thành ý tưởng nhóm 
Có ý kiến 
Lắng nghe 
Tiếp thu, trao đổi ý kiến 
Lắng nghe ý kiến của các thành viên khác, tiếp thu ý kiến và phản hồi một cách tích cực 
Có lắng nghe, phản hồi 
Chỉ lắng nghe
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu bằng cách nào có thể biết khí A nặng hay nhẹ hơn không khí
 - Mục tiêu: Biết được biểu thức tính tỉ khối của khí A đối với không khí
- Thời gian: 11p.
- Cách tiến hành: PP hoạt động nhóm, đàm thoại.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung
? Từ công thức trên muốn biết khí A nặng hay nhẹ hơn không khí ta làm thế nào?
? Công thức tính tỉ khối của khí A so với không khí?
? Không khí là chất tinh khiết hay hỗn hợp?
- Hỗn hợp
? Cho biết thành phần của không khí?
- N2 = 79%, O2 = 20%, Các khí khác = 1%
G- Thành phần chính của không khí là
N2 = 80% = 0,8, O2 = 20%= 0,2
Nên khối lượng “mol không khí” là khối lượng của 0,8 mol khí N2 + khối lượng của 0,2 mol khí O2 và được tính như sau:
 MKK = (0,8 x 28) + ( 0,2 x 32) » 29 (g)
? Thay MKK = 29 vào công thức trên?
? Hãy cho biết công thức tính MA khí biết dA/KK ?
G Yêu cầu HS hoạt động nhóm bàn(3phút) hoàn thành bài tập 
 Phiếu học tập 2
1- Khí H2 và Khí CO2 nặng hay nhẹ hơn không khí bằng bao nhiêu lần? 2- Một chất khí A có tỉ khối đối với không khí là 2,207. Hãy xác định khối lượng mol của khí A
- HS hoàn thành trên phiếu
G- Yêu cầu các nhóm trao đổi kết quả cho nhóm khác
G- Gọi đại diện nhóm đại diện trình bày, nhận xét
G- Chốt kết quả đúng, đưa ra biểu điểm chấm 
-> yêu cầu các nhóm chấm bài của nhóm bạn và báo cáo kết quả
? Giải thích tại sao nếu bơm khí hiđrô vào quả bóng nó sẽ bay lên còn bơm khí oxi và thổi khí CO2 vào quả bóng sẽ không bay?
- Vì quả bóng bơm khí H2 nhẹ hơn không khí nên bay lên được. Còn quả bóng ta thổi hơi thở của ta vào (CO2) thì nặng hơn không khí nên không bay lên được.
? Em có nhận xét gì về độ nặng nhẹ của khí H2 so với các khí khác?
- Khí H2 nhẹ nhất
? Người ta có thể dùng khí H2 để làm gì?
- Dựa vào khí H2 nhẹ hơn không khí người ta bơm khí H2 và khinh khí cầu và bóng bay trong dịp lễ hội
G- Giáo dục HS không nên thả bóng bay có thể gây cháy nổ chập dây điện..
II. Bằng cách nào có thể biết khí A nặng hay nhẹ hơn không khí:
- Ta so sánh khối lượng mol của khí A với khối lượng mol của không khí ,bằng cách tính tỉ khối của khí A so với không khí.
 dA/KK = 
 dA/KK = 
dA/KK: Tỉ khối của khí A so với không khí
Ta có: MA = d A/KK . 29
Bài tập 4:
1- Khí H2 và Khí CO2 nặng hay nhẹ hơn không khí bằng bao nhiêu lần? 
Bài làm:
MH = 2 g; MCO = 44 g
+ dH/KK = 0,069
Khí H2 nhẹ bằng 0,069 lần không khí .
 + dCO/ KK = 1,517
Khí CO2 nặng hơn không khí 1,517 lần
2- Một chất khí A có tỉ khối đối với không khí là 2,207. Hãy xác định khối lượng mol của khí A
Bài làm :
Khối lượng mol của khí A là
+ MA = d A/KK . 29
 = 2,207 .29 = 64g
- Dự kiến sản phẩm của học sinh: Các câu trả lời và kết quả bài tập của HS
- Dự kiến đánh giá năng lực học sinh:
 Mức 3: Trả lời được chính xác các câu hỏi, bài tập tích cực tham gia HĐ nhóm (chia sẻ, phản hồi, giúp đỡ thành viên trong nhóm)
 Mức 2: Trả lời được các câu hỏi, bài tập nhưng chưa giải thích được, có tham gia chia sẻ ý kiến trong nhóm nhưng chưa tích cực.
 Mức 1: Chỉ trả lời được 1 số câu hoặc chỉ lắng nghe khi làm việc nhóm.
HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học về tỉ khối của chất khí
- Thời gian: 5 phút
- Cách tiến hành: HĐ cá nhân hoàn thành các câu hỏi/bài tập
Bài tập 1- Trò chơi hái hoa dân chủ chọn các câu trả lời đúng
Khí N2 nhẹ hơn khí nào sau đây?
H2 B. O2 C. C2H2 D. NH3
 2. Chất khí nào sau đây nặng hơn không khí?
 SO2 B. H2 C. CH4 D. N2
 3.Tỉ khối của khí B so với không khí là 2,448. Khí B là khí nào?
O3 B. SO2 C. NO2 D. Cl2
 4.Tỉ khối của khí A đối với H2 là 22. A là khí nào trong các khí sau?
NO2 B. N2 C. CO2 D. Cl2
Bài tập 2- Khí Z là hợp chất của nito và oxi, có tỉ khối so với H2 bằng 22 
a, Tính khối lượng mol phân tử của khí Z
b, Lập công thức phân tử của khí Z
c, Tính tỉ khối của khí Z so với không khí (Mkk= 29 gam/mol)
- Dự kiến sản phẩm của học sinh: Kết quả câu trả lời và bài tập của HS 
- Dự kiến đánh giá năng lực học sinh:
Mức 3: Hoàn thành nhanh, chính xác các câu hỏi/BT.
Mức 2: Hoàn thành đủ xong chưa nhanh, 
Mức 1: Chưa hoàn thành xong hoặc sai nhiều.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn và vận dụng vào cách thu các khí.
- Thời gian: 4 phút
- Cách thức tiến hành: Phương pháp trực quan, nghiên cứu
Câu 1.
a. Khi điều chế không khí trong phòng thí nghiệm, một bạn học sinh đã thu khí băng cách như trong hình 6.3. Bạn học sinh đó làm đúng hay sai ? Em hãy giải thích.
Bài làm:
 Bạn học sinh đó làm đúng. Vì: khí Cacbonic nặng hơn không khí ( 44 > 29 )nên khi thu khí bằng phương pháp bình ngửa sẽ đẩy không khí ra ngoài vì thế trong bình chỉ còn khí Cacbonic
b. Dựa vào tỉ khối của chất khí với không khí có mấy cách thu khí bằng phương pháp đẩy không khí?
Bài làm: Khi thu khí bằng phương pháp đẩy không khí:
 -Nếu MKhí > 29: Thu bằng cách đặt đứng bình.
 -Nếu MKhí < 29: Thu bằng cách đặt ngược bình.
Câu 2: Yêu cầu HS đọc em có biết
G- Giáo dục HS không nên xuống đáy giếng hoặc hang sâu khi chưa thông khí và khí CO2 còn là khí gây hiệu ứng nhà kính -> hạn chế lượng khí CO2 ra môi trường và trồng nhiều cây xanh
- Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời, bài báo cáo của HS.
- Dự kiến đánh giá năng lực HS:
Mức 3: HS trả lời đúng giải thích được cơ sở khoa học
Mức 2: HS trả lời đúng nhưng không giải thích được.
Mức 1: HS trả lời sai.
HOẠT ĐÔNG 5. TÌM TÒI MỞ RỘNG
- Mục tiêu: Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm kiến thức tỉ khối của chất khí úng dụng trong thực tế, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Thời gian: 2 phút
- Cách thức tiến hành: GV hướng dẫn HS về nhà làm và hướng dẫn HS tìm nguồn tài liệu tham khảo (internet, thư viện, góc học tập của lớp...) để trả lời 1 số câu hỏi mở rộng và nâng cao, mở rộng: 
 Hãy tìm hiểu về khí cầu và chia sẻ với các bạn trong lớp:
a, Những loại khí có đặc điểm nào thì có thể được bơm vào trong khí cầu?
b, Nêu những ưu điểm, hạn chế của khí cầu so với các phương tiện vận chuyển khác.
- Dự kiến sản phẩm của học sinh: Câu trả lời, bài báo cáo của HS
a, Những loại khí có khối lượng riêng nhỏ hơn không khí xung quanh, khó cháy thì được bơm vào trong khí cầu
b, Ưu điểm:
Rất thích hợp cho việc du lịch ngắm cảnh từ trên cao
Hạn chế ô nhiễm môi trường 
Nhược điểm:
Tốc độ di chuyển chậm 
Chở được số lượng người, vật ít 
Điều khiển khó
Chế tạo đắt
- Dự kiến đánh giá năng lực HS:
Mức 3: HS tham gia nhiệt tình, hoàn thành đủ, có chất lượng.
Mức 2: HS có tham gia xong sơ sài hoặc chưa đủ nội dung.
Mức 1: HS không tham gia
4. Củng cố( 2 Phút): 
? Qua bài hôm nay em cần nắm được kiến thức gì?
 - GV chốt nội dung bài bằng sơ đồ tư duy.
5. Hướng dẫn tự học ở nhà(1 phút)
*Đối với tiết học này:
- Học lý thuyết, trả lời các câu hỏi:
 + Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí B? Nặng hay nhẹ hơn không khí?
- Làm bài tập: 1, 2, 3 (SGK). 20.1 (SBT)
 *Đối với tiết học sau:
 Đọc trước bài Ôn tập kiến thức đã học về CTHH, khối lượng mol, công thức chuyển đổi giữa các đại lượng
IV. Rút kinh nghiệm:
1. Kế hoạch và tài liệu dạy học:
2. Tổ chức hoạt động học cho học sinh:
3. Hoạt động của học sinh:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_8_tiet_28_bai_20_ti_khoi_cua_chat_khi.doc